Biến bản thân thành một con người mới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Biến bản thân trở thành con người mới mẻ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Để tiến bước trong quá trình trở thành con người mới mà bạn mong muốn, bạn cần phải xác định rõ ý nghĩa của điều này đối với bạn.[1] Chắc hẳn bạn đã có sẵn một vài khái niệm trong tâm trí, chẳng hạn như thay đổi cách bạn đối xử với bạn bè và giao tiếp tốt hơn với mọi người. Hoặc là bạn muốn thay đổi nghề nghiệp của mình, hay sự tự nhận thức về bản thân. Bạn cũng cần phải thiết lập kế hoạch để tiến bước và hoàn thành mục tiêu. Cuối cùng, bạn phải theo sát những bước cần thiết để trở thành người mà bạn mong muốn.

Các bước[sửa]

Xác định Sự thay đổi mà Bạn Muốn Thực hiện[sửa]

  1. Hình dung về tương lai của bạn. Tự hỏi bản thân xem liệu bạn sẽ muốn cuộc sống của bạn trở nên như thế nào sau 5, 10 và 20 năm. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về tương lai của bạn. Tình huống mà bạn đang tưởng tượng cần phải cung cấp cho bạn gợi ý về người mà bạn muốn trở thành.[2]
    • Ban đầu, sẽ khá khó để thực hiện điều này. Khi bạn cố gắng hình dung về tương lai, tâm trí của bạn sẽ trở nên trống rỗng. Nhưng thông thường, khi một người nào đó suy nghĩ về câu hỏi này, một hình ảnh sẽ xuất hiện trong đầu họ ngay tức khắc.
    • Cố gắng nắm giữ hình ảnh đó, bất kể nó có biến mất một cách nhanh chóng như thế nào. Có phải bạn đã trông thấy hình ảnh mơ hồ rằng bạn đang ngồi cùng vợ/chồng bạn trong phòng khách của ngôi nhà mà bạn sở hữu? Có lẽ hình ảnh của bạn là lái xe dọc theo bờ biển vào buổi chiều tà. Hoặc là bạn trông thấy bản thân đang ngồi tại công ty mà bạn làm chủ và trò chuyện cùng khách hàng.
  2. Cân nhắc về tương lai mà bạn hình dung. Một khi bạn đã có được bức tranh rõ ràng về tương lai mà bạn muốn sống, bạn nên suy nghĩ về phẩm chất hay đặc điểm được hiển thị trong giấc mơ của bạn.
    • Đặc biệt, nếu bạn suy nghĩ về con người của bạn trong hình ảnh đó. Đây chính là con người mà bạn nên cố gắng trở thành.[2]
    • Có lẽ là bạn là người khá quyết đoán tại công ty của bạn. Có thể là bạn trông như một người khá thành đạt và vô tư lái xe dọc bờ biển. Hoặc có lẽ bạn nhận thấy rằng bạn là người thích cho đi, thoải mái, và chấp nhận khi ngồi cùng vợ/chồng mình trong phòng khách. Đây chính là những phẩm chất mà bạn cần phải theo đuổi trong quá trình làm mới bản thân.
  3. Hình dung về bản ngã thứ hai của bạn (alter ego). Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tưởng tượng về con người của bạn trong tương lai, bạn có thể hình dung về bản ngã thứ hai của bạn tại thời điểm hiện tại. Nếu bạn có hai cuộc sống và được phép trở thành bất kỳ người nào mà bạn muốn, bạn muốn trở thành ai? Hãy dành thời gian để suy nghĩ về câu hỏi này một cách chi tiết.
    • Người này có những hành động, lời nói, và cách ăn mặc ra sao để có thể trở thành bản ngã thứ hai của bạn? Bản ngã của bạn tương tác như thế nào với người khác? Anh ấy/cô ấy làm nghề gì?
    • Ví dụ, hãy tưởng tượng về một người cán bộ cấp cao sở hữu sự nghiệp thành công nhất trong công ty. Cô ấy có bằng đại học, đi thực tập, và bắt đầu sự nghiệp của mình theo cách rất bình thường. Cô ấy tiếp cận mọi người với thái độ ân cần, chuyên nghiệp. Cô ấy luôn mặc trang phục lịch sự. Bản ngã thứ hai của người đó có thể là người phụ nữ khá mạnh mẽ, cứng đầu và thường mặc quần áo làm bằng da và lái xe mô tô. Cô ấy làm việc trong một cửa tiệm xăm mình và chơi đàn ghita cho một ban nhạc vào ngày cuối tuần. Cô ấy không cần phải xem xét lại quan điểm của mình và sẽ không ngần ngại khi phải trình bày chúng với bất kỳ người nào. Cô ấy quyết đoán với mọi người, và thường đạt được mục đích của mình.
  4. Quyết định xem liệu bản ngã thứ hai của bạn là gì. Bản ngã thứ hai trong trí tưởng tượng của bạn sẽ cung cấp cho bạn gợi ý về bản chất con người thật sự của bạn.[3] Một vài phẩm chất mà bản ngã của bạn đưa ra chính là những điều mà bạn mong muốn đạt được trong cuộc sống thực.
    • Người phụ nữ trong ví dụ trên có thể sẽ không thay đổi trang phục của mình trong suốt cuộc đời. Nhưng có lẽ là cô ấy sẽ phát triển phong cách thời trang táo bạo hơn và tham dự buổi trình diễn nhạc rock vào cuối tuần. Có thể cô ấy quyết định rằng sở hữu một hình xăm sẽ khiến cô ấy trông “gai góc” hơn. Hoặc, có lẽ cô ấy sẽ tham gia khóa học huấn luyện sự quyết đoán để cảm thấy tự tin hơn trong việc chia sẻ ý kiến của mình.
    • Bạn không cần phải hoàn toàn trở thành người mà bạn tưởng tượng, trừ khi đây là điều mà bạn thật sự mong muốn. Tuy nhiên, một vài phẩm chất mà bạn trông thấy sẽ là một phần trong bản chất con người của bạn.
  5. Hình thành lời tuyên bố về tầm nhìn. Bước tiếp theo đó là phát triển lời tuyên bố hoặc mục tiêu về người mà bạn muốn trở thành. Sử dụng cái nhìn sâu sắc mà bạn đã đạt được từ hai bài tập trên để xây dựng tầm nhìn của bản thân.
    • Biến ý tưởng của bạn thành lời tuyên bố chẳng hạn như: “Tôi muốn trở thành người sếp quyết đoán. Tôi thích được giành mọi quyền kiểm soát một ngày của mình và sự lựa chọn trong kinh doanh”.
    • Một khi bạn đã hình thành lời tuyên bố chung, bạn nên tự hỏi bản thân một vài câu hỏi để kiểm tra và bảo đảm rằng nó hoàn toàn phù hợp với bạn. Ví dụ:[4]
      • Câu nói này có thú vị và có ý nghĩa với bạn hay không?
      • Bạn có cảm thấy mâu thuẫn với điều này hay không? Phần nào trong câu nói đó gây mâu thuẫn cho bạn?
      • Bạn có hạ thấp tầm quan trọng của nhiệm vụ tạo nên sự thay đổi khi bạn trò chuyện với người khác về kế hoạch của mình?
      • Bạn có cảm thấy như thể bạn cần phải theo đuổi điều này bởi vì mọi người nghĩ rằng nó phù hợp với bạn? Bạn có cảm thấy rằng đây là sự thay đổi đúng đắn cho bản thân?
      • Câu nói này có phản ánh bản chất con người của bạn?
      • Sau khi suy nghĩ về những câu hỏi này, bạn có thể thay đổi lời tuyên bố về tầm nhìn nếu cần.

Thiết lập Kế hoạch[sửa]

  1. Thiết lập sự ưu tiên. Một khi bạn đã hình thành ý tưởng về những điều mà bạn muốn thay đổi ở bản thân, bạn nên sắp xếp chúng theo thứ tự từ yếu tố quan trọng nhất cho đến ít quan trọng nhất. Tiến hành giải quyết từ điều quan trọng nhất.[2]
    • Bạn nên nhớ rằng thay đổi sẽ khá khó khăn. Có nghĩa là bạn không nên cố gắng thực hiện quá nhiều thay đổi cùng một lúc.
    • Hơn nữa, có thể là sau khi hoàn thành thay đổi đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy rằng như vậy là quá đủ. Có lẽ là người mà bạn muốn trở thành không quá khác biệt so với con người của bạn trong hiện tại. Hoặc, bạn nên xem xét lại ưu tiên của mình sau khi thực hiện một vài thay đổi ban đầu. Không nên ép buộc bản thân tuân theo nỗ lực ban đầu trong việc thiết lập sự ưu tiên.
  2. Xác định những yêu cầu cần thiết. Một khi bạn đã quyết định rõ yếu tố mà bạn muốn thay đổi, bước tiếp theo là xác định yêu cầu cần thiết để thực hiện điều này.[2]
    • Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành người quyết đoán hơn, bạn cần phải tìm kiếm nguồn lực chẳng hạn như tham dự khóa học hoặc đọc sách về sự quyết đoán. Bạn có thể trò chuyện với đối tác kinh doanh có tính quyết đoán, và tham khảo ý kiến của người đó về cách để đối phó với tình huống cụ thể. Bạn cũng có thể tham dự nhóm hoặc lớp học rèn luyện sự quyết đoán. Tìm hiểu về những điều cần thiết để bạn có thể bắt đầu hành trình.
    • Có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chia nhỏ mục tiêu thay đổi bản thân. Suy nghĩ về hành động chính xác mà bạn cần phải thực hiện để trở thành người mà bạn muốn, và thiết lập kế hoạch để hoàn thành từng bước một.
    • Chia mục tiêu trong cuộc sống thành những phần nhỏ sẽ khiến cho quá trình này trở nên dễ quản lý hơn. Và bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thức được sự tiến bộ của bản thân.[5] This can help you stay motivated.
    • Thiết lập thời hạn hoàn thành từng bước sẽ cung cấp thêm động lực và trách nhiệm cho bạn.[6]
  3. Chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận chông gai. Bởi vì bạn không thể kiểm soát tác nhân bên ngoài, sẽ có khá nhiều trở ngại ngăn cản bạn trên đường trở thành người mà bạn muốn. Lập kế hoạch để đối phó với khó khăn có thể lường trước sẽ giúp bạn xử lý chúng khi chúng xuất hiện.[2]
    • Ví dụ, nếu bạn có khá nhiều mục tiêu khiến bạn khó có thể tập trung vào ưu tiên số một của bản thân tại một thời điểm nào đó. Có lẽ là bạn nên lập kế hoạch tiến hành mục tiêu khác và quay về với mục tiêu đầu tiên một khi hoàn cảnh trở nên thuận lợi hơn.
    • Ví dụ, có thể bạn bè và người thân sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối hoặc chùn bước. Chẳng hạn như, nếu bạn đang muốn trở nên quyết đoán hơn, nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn đang tỏ thái độ hống hách và phản ứng một cách tiêu cực với điều này. Bạn nên chuẩn bị sẵn lời giải thích về mục tiêu mà bạn đang cố gắng đạt được. Ví dụ: “Tôi đang cố gắng để trở nên quyết đoán hơn, và đây là mục tiêu rất quan trọng đối với tôi. Có lẽ là bạn nhận thấy rằng dạo gần đây, tôi quá thẳng thắn trong việc bộc lộ suy nghĩ và nhu cầu của bản thân. Tôi vẫn đang cố gắng luyện tập cách để thực hiện điều này một cách tế nhị hơn, và tôi hy vọng rằng bạn sẽ giúp đỡ tôi hoàn thành mục tiêu”.
    • Bạn có thể sẽ gặp phải sự hạn chế về thời gian hoặc tiền bạc. Ví dụ, có lẽ là bạn đang tiết kiệm tiền để tham dự lớp học huấn luyện sự quyết đoán. Tuy nhiên, tình huống khẩn cấp xảy ra và bạn cần phải sử dụng số tiền đó. Bạn có thể đối phó với trở ngại này bằng cách xây dựng kế hoạch phụ. Kế hoạch phù hợp sẽ là dời ngày hoàn thành mục tiêu. Bạn vẫn có thể tiếp tục cải thiện tính quyết đoán của mình qua sách vở cho đến khi bạn tiết kiệm đủ tiền.

Theo sát Mục tiệu Trở thành Con người Tốt đẹp hơn[sửa]

  1. Rèn luyện kỹ năng và thói quen mới. Trong nhiều trường hợp, thay đổi chính mình có nghĩa là thực hiện mọi việc một cách khác biệt, là học hỏi kỹ năng mới mẻ. Một khi bạn bắt đầu, hãy tận dụng mọi cơ hội để luyện tập kỹ năng hoặc cách thức mới mẻ để thực hiện nhiệm vụ.[2]
    • Kết hợp sự thay đổi vào quá trình giao tiếp hằng ngày. Cố gắng tương tác với mọi người theo cách tương tự như người mà bạn muốn trở thành.
    • Ví dụ, bạn đang muốn trở nên quyết đoán hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi chép lại tình huống mà bạn đã có thể nêu lên quan điểm của mình một cách tự tin, hoặc bạn đã không đứng lên bảo vệ nhu cầu của mình. Tiếp theo, bạn nên cố gắng rèn luyện cách để trình bày nhu cầu của mình mà không có vẻ hung hăng hoặc đe dọa.
    • Cùng với luyện tập, bạn sẽ dễ dàng và thoải mái hơn trong việc sử dụng kỹ năng. Ban đầu có thể sẽ khá sợ hãi, nhưng thay đổi sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến với con người mà bạn muốn trở thành.
  2. Kiên định trong quá trình tiến đến mục tiêu. Bất kỳ một sự thay đổi hoặc thành tựu to lớn nào cũng đòi hỏi nỗ lực liên tục và phối hợp. Mỗi ngày, hãy ra sức cố gắng để trở thành con người mới.
    • Một cách khá tốt để xây dựng sự tiến bộ một cách liên tục đó chính là dành thời gian mỗi ngày để thực hiện mục tiêu.[7] Ví dụ, bạn có thể dành ra 1 giờ mỗi ngày để đọc sách tự lực (self-help) hoặc tham dự buổi huấn luyện về sự quyết đoán.
    • Nên nhớ rằng để có thể thực hiện thay đổi to lớn, bạn cần phải đầu tư rất nhiều thời gian và nỗ lực. Cố gắng hết sức và nhất quán trong một khoảng thời gian sẽ là cách giúp bạn trở thành người mà bạn mong muốn.[8]
  3. Duy trì động lực. Thay đổi sẽ khá khó khăn, và khi mọi chuyện không suôn sẻ, bạn sẽ muốn quay về với thói quen cũ. Để giúp bản thân duy trì động lực, bạn phải luôn nghĩ về tầm nhìn của mình.[2]
    • Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách suy nghĩ lại về hình ảnh cuộc sống của bạn một khi bạn đã thực hiện thay đổi mà bạn mong muốn. Hình dung về sự thành công sẽ giúp tạo động lực cho bạn.
    • Bạn cũng có thể sử dụng lời nhắc nhở về mặt thể chất để duy trì động lực. Hãy dán những câu nói hoặc hình ảnh nhắc nhở bạn về lý do bạn muốn thay đổi. Ví dụ, tưởng tượng rằng con người mới của bạn là một người sếp quyết đoán. Bạn nên tìm kiếm một vài bức ảnh miêu tả vai trò đó. Ví dụ, bạn có thể cắt ảnh của một người đang thuyết trình về kinh doanh từ một tạp chí nào đó. Bạn cũng có thể dán một vài bức ảnh về văn phòng mơ ước của bạn.
  4. Cởi mở trong việc thay đổi. Con người liên tục thay đổi và tiến hóa. Điều mà bạn mong muốn hoặc yêu thích trong thời điểm này có thể sẽ hoàn toàn khác biệt so với 5 năm trước. Nó cũng sẽ khác với 10 năm sau. Bạn cần phải linh hoạt và sẵn sàng thay đổi tầm nhìn của mình nếu nó không còn phù hợp.[2]
    • Nhận thức rõ rằng thay đổi cá nhân cũng sẽ làm biến đổi môi trường xung quanh bạn. Ví dụ, nếu bạn quyết định trở thành người quyết đoán hơn, phong cách giao tiếp của bạn sẽ thay đổi. Mọi người xung quanh bạn sẽ nhận thức được điều này, và có thể sẽ thay đổi cách phản ứng đối với bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Thay đổi bản thân theo cách sẽ giúp bạn trở thành một con người tốt hơn. Không nên cố gắng thay đổi chỉ để hòa hợp hoặc được người khác chấp nhận.
  • Cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn so với con người trong hiện tại của bạn. Mọi người đều có những phẩm chất tốt đẹp mà họ không cần phải thay đổi, hoặc có thể phát triển dựa trên đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Một vài người có thể sẽ khó chấp nhận thay đổi to lớn trong cách nhìn nhận về thế giới của bạn và cách bạn tương tác với người khác. Có khả năng một số người mà bạn đã từng quen biết sẽ không thích con người mới của bạn. Bạn sẽ mất đi một vài người bạn trong quá trình thay đổi cuộc sống của mình. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng bạn cũng sẽ gặp được những người bạn mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây