Biết khi nào cần dùng thuốc kháng histamine

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thuốc kháng histamine có tác dụng ức chế histamine, chất do các tế bào của cơ thể sinh ra để ngăn chặn sự lây nhiễm.[1] Khi cơ thể phát hiện ra chất lạ, các tế bào sẽ sản xuất ra histamine, làm sưng các mạch máu. Điều này thường là có ích. Tuy nhiên khi cơ thể nhầm lẫn một chất không độc hại như phấn hoa với một chất độc hại, nó có thể gây ra phản ứng gọi là dị ứng thời tiết.[2] Thuốc kháng histamine thường được dùng để điều trị dị ứng thời tiết, tuy nhiên có nhiều cách dùng khác nhau cho các loại thuốc kháng histamine không kê toa và thuốc do bác sĩ kê toa. Trước khi dùng thuốc kháng histamine, bạn cần hiểu loại thuốc này hoạt động như thế nào và dùng để điều trị các triệu chứng gì.

Các bước[sửa]

Hiểu về thuốc kháng histamine[sửa]

  1. Biết về các tác dụng phụ. Các tác dụng phụ gồm buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, rạo rực hoặc hồi hộp, chán ăn, đau bụng, táo bón và mờ mắt.[3][4]
    • Các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là gây ngủ, biểu hiện rõ rệt hơn ở các loại thuốc “thế hệ đầu” như chlorpheniramine, diphenhydramine, promethazine, và hydroxyzine. Thuốc kháng histamine thế hệ đầu thông dụng nhất là diphenhydramine, một hoạt chất có trong Benadryl.
    • Các loại thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai và thứ ba thường có ít tác dụng phụ hơn. Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai gồm có cetirizine (Zyrtec) và loratadine (Claritin). Thuốc kháng histamine thế hệ thứ ba gồm có desloratadine (Clarinex) và fexofenadine (Allegra). Các loại thuốc này ít gây buồn ngủ hơn.[4][5]
  2. Thận trọng với tương tác thuốc. Thuốc kháng histamine có thể tương tác với các thuốc và các chất khác. Ví dụ, bạn cần tránh uống rượu khi uống thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine cũng có thể tương tác với các loại thuốc giãn cơ (như carisoprodol và cyclobenzaprine), thuốc ngủ (như zolpidem), và thuốc an thần (như benzodiazepines), do đó bạn cần tránh uống thuốc kháng histamine khi đang uống các loại thuốc này.[3]
    • Nếu bạn bị bệnh cườm mắt (glaucoma), bàng quang tăng hoạt hoặc có vấn đề về đường tiểu, các bệnh hô hấp như hen suyễn, các bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp, các bệnh về gan hoặc thận, các bệnh về tuyến giáp, bạn phải nhớ tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng histamine.[3]
  3. Lựa chọn giữa thuốc kháng histamine không kê toa (OTC) và thuốc kê toa. Thử dùng thuốc kháng histamine không kê toa nếu bạn có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, có thể đoán được, xảy ra từng cơn, trong thời gian ngắn (vài tuần) như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt hoặc sổ mũi, hoặc phát ban nhẹ. Nếu thuốc không kê toa không có tác dụng hoặc gây tác dụng phụ, có lẽ các thuốc kê toa là một lựa chọn tốt hơn.[6]
  4. Dùng thuốc kháng histamine. Tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn hộp thuốc bạn uống. Hầu hết các loại thuốc uống kháng histamine cần dùng hàng ngày trong suốt thời gian xảy ra các triệu chứng dị ứng. Nếu tình trạng dị ứng là nghiêm trọng, không kiểm soát được bằng thuốc, kéo dài hơn so với dị ứng thời tiết thông thường hoặc trở thành kinh niên, bạn cần liên hệ với bác sĩ.[7]
    • Nếu bạn là người cao tuổi, đang có các bệnh khác, đang uống thuốc hoặc thực phẩm bổ sung, hoặc điều trị dị ứng cho trẻ em, bạn cần liên hệ với bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng histamine không kê toa. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác hoặc cách điều trị khác tốt hơn cho bạn.
  5. Chọn thuốc kháng histamine cho trẻ em. Có nhiều loại thuốc kháng histamine với công thức dành cho trẻ em. Bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ có thể khuyên bạn chọn loại nào thích hợp cho con của bạn. Không bao giờ được cho trẻ em dùng thuốc kháng histamine dành cho người lớn.[8]
    • Thuốc kháng histamine cho trẻ em có dưới dạng viên nén, xi-rô, viên nhai và viên tan để dễ phân liều lượng.
    • Tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Thông thường, thuốc kháng histamine dành cho trẻ em được phép dùng cho trẻ từ hai tuổi trở lên. Một số thuốc được phép sử dụng cho trẻ em từ sáu tháng. Tham khảo bác sĩ nếu con của bạn nhỏ hơn 2 tuổi.[9][10]
  6. Biết khi nào cần đến bác sĩ. Khi đã bắt đầu uống thuốc kháng histamine, bạn cần báo với bác sĩ nếu các triệu chứng là trầm trọng hoặc trở nên nặng hơn. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu bị chảy máu cam hoặc xuất hiện các triệu chứng khác ở mũi, hoặc nếu các triệu chứng không hết hay không thuyên giảm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:[4]
    • Chóng mặt
    • Khô miệng
    • Cảm giác bứt rứt, bồn chồn hoặc rạo rực
    • Thay đổi thị lực, bao gồm mắt mờ
    • Chán ăn
    • Nếu hơi thở ngắn hoặc khó thở, gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Có thể bạn đang bị phản ứng phản vệ.
  7. Nhận biết các triệu chứng cấp cứu ở trẻ em. Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng do uống quá liều thuốc. Nếu để ý thấy trẻ có những triệu chứng dưới đây sau khi uống thuốc kháng histamine, bạn hãy gọi ngay đường dây chống độc số 1-800-222-1222 (nếu bạn đang ở Mỹ)[11] và tìm dịch vụ cấp cứu cho trẻ:[12][13][14]
    • Buồn ngủ khủng khiếp
    • Lẫn lộn
    • Kích động
    • Yếu cơ
    • Co giật
    • Xuất hiện ảo giác

Chọn thuốc kháng histamine điều trị các triệu chứng của bạn[sửa]

  1. Uống thuốc kháng histamine để điều trị các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt hoặc sổ mũi. Nếu bị viêm mũi dị ứng hoặc bệnh sốt mùa hè (hay fever), bạn có thể dùng thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất và thứ hai. Thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất như diphenhydramine (Benadryl) hay chlorpheniramine, có thể gây buồn ngủ và một số phản ứng phụ. Các loại này có thể mua không cần toa bác sĩ. Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai hay thứ ba có thể là lựa chọn tốt hơn để điều trị các triệu chứng bệnh sốt mùa hè.
    • Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai và thứ ba thường chỉ cần uống với liều lượng một hoặc hai lần mỗi ngày và dễ tuân thủ hơn.
    • Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai như cetirizine (Zyrtec), fexofenadine (Allegra), hoặc loratadine (Claritin) ít gây buồn ngủ hơn nhiều và cũng ít tác dụng phụ hơn.
    • Thuốc kháng histamine kê toa thế hệ thứ ba gồm desloratadine (Clarinex) và levocetirizine dihydrochloride (Xyzal) có thể là một lựa chọn tốt hơn nếu bạn bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của các thuốc kháng histamine không kê toa.
  2. Dùng thuốc xịt mũi kháng histamine để điều trị các triệu chứng như ngứa hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy dịch mũi sau. Thuốc này cần được kê toa, gồm có: azelastine (Astelin, Astepro) và olopatadine (Patanase).[15]
    • Tác dụng phụ của loại thuốc kháng histamine này hơi khác với thuốc uống, bao gồm: có vị đắng, mệt mỏi và lên cân, cảm giác bỏng rát trong mũi, và có thể gây buồn ngủ.[16] Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  3. Cân nhắc dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamine để giảm ngứa và chảy nước mắt. Bạn có thể mua thuốc không kê toa hoặc mua theo toa bác sĩ. Bạn có thể thử azelastine (Optivar) hoặc olopatadine (Pataday, Patanol) theo toa bác sĩ. Hoặc thử dùng ketotifen (Alaway, Zaditor) hay pheniramine (Visine-A, Opcon-A) là các loại thuốc mua không cần toa.[17] Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, cảm giác bỏng rát và khô mắt.
    • Để nhỏ thuốc đúng cách, rửa tay với xà phòng và nước ấm. Tiếp đó, tháo kính sát tròng, ngửa đầu ra sau, nhìn xuống và kéo mi mắt dưới xuống. Nhỏ đúng số giọt theo chỉ định. Nhắm mắt trong 1-2 phút. Đặt một ngón tay lên khóe trong của mắt và ấn nhẹ. Động tác này là để ngăn không cho thuốc chảy ra. Chờ 10 phút trước khi đeo lại kính sát tròng.
  4. Dùng thuốc trị cảm có chứa chất kháng histamine để điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi liên quan đến bệnh cảm cúm.[18] Chất kháng histamine trong thuốc trị cảm có thể làm dịu các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm cúm và đẩy nhanh quá trình hồi phục,[19] tuy chỉ có hiệu quả hơn ở trẻ em lớn và người trưởng thành, và không phải mọi nghiên cứu đều cho thấy tác dụng đáng kể.[20] Nhiều loại thuốc trị cảm kết hợp thuốc kháng histamine và thuốc làm thông mũi.
    • Uống thuốc với một ly nước. Không nghiền hoặc nhai thuốc viên.[21]
    • Một số ví dụ của loại thuốc này gồm fexofenadine và pseudoephedrine (Allegra-D) hoặc loratadine và pseudoephedrine (Claritin-D). Cả hai đều có dưới dạng điều trị trong 12 hoặc 24 giờ, tương ứng với liều dùng hai lần hoặc một lần mỗi ngày.
  5. Thử dùng thuốc kháng histamine để chữa ho khan. Nếu bạn bị ho khan thì thuốc kháng histamine có thể là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị.[22] Đa số thuốc kháng histamine đều có tác dụng trị ho.[23]
    • Thử dùng diphenhydramine (Benadryl) vào ban đêm hoặc loại thuốc như cetirizine (Zyrtec) hoặc fexofenadine (Allegra) vào ban ngày vì các thuốc này không gây buồn ngủ nhiều.
  6. Tìm một loại thuốc kháng histamine để ngăn buồn nôn, chóng mặt hoặc nôn liên quan đến chứng say tàu xe. Một số loại thuốc kháng histamine không kê toa được dùng để chữa buồn nôn và nôn khi say tàu xe. Nhiều sản phẩm tác động lên vùng não ngăn chặn chứng buồn nôn, do đó một số người uống thuốc kháng histamine trước khi đi máy bay hoặc tàu thuyền. Thông thường bạn nên uống trước khi khởi hành một tiếng.
    • Các lựa chọn có tác dụng kéo dài, ít gây buồn ngủ gồm có: dimenhydrinate (Dramamine, Gravol, Driminate), meclizine (Bonine, Bonamine, Antivert, Postafen, và Sea Legs), và cyclizine (Marezine, Bonine For Kids, Cyclivert). Promethazine (Phenergan) được kê toa để trị chứng buồn nôn hoặc nôn, say tàu xe và phản ứng dị ứng, nhưng có thể gây buồn ngủ hơn.[24]
  7. Uống thuốc kháng histamine để trị mẩn ngứa hoặc phát ban. Hiện tượng mẩn ngứa và phát ban có thể là do sự sản xuất qua nhiều histamine; các loại thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai và thứ ba có thể giúp ức chế sản xuất histamine của cơ thể.[25] Trao đổi với bác sĩ về việc dùng hàng ngày một trong số các loại thuốc sau đây:
    • Cetirizine (Zyrtec)
    • Fexofenadine (Allegra)
    • Loratadine (Claritin, Alavert)
    • Levocetirizine (Xyzal)
    • Desloratadine (Clarinex)
    • Nếu các thuốc kháng histamine thế hệ mới có vẻ không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống một loại thuốc kháng histamine thế hệ đầu như diphenhydramine (Benadryl). Uống mỗi đêm trước khi ngủ vì thuốc này gây buồn ngủ.
  8. Dùng thuốc bôi kháng histamine nếu bạn bị ngứa, nổi mẩn do bị côn trùng đốt hoặc bị sưng viêm. Thuốc bôi kháng histamine có dạng lotion hoặc kem và có thể bôi trực tiếp lên vùng da ngứa khi cần, tối đa 4 lần một ngày. Thuốc này thường có chứa diphenhydramine, thường kết hợp với chất bảo vệ da như khoáng chất calamine.[26] Nếu có hiện tượng đau, đỏ, sưng, phát ban hoặc khó thở sau khi bị côn trùng đốt, bạn hãy liên lạc ngay với dịch vụ cấp cứu. Đó là các dấu hiệu phản ứng dị ứng với vết đốt của côn trùng.[27]
    • Nếu xuất hiện mủ, sưng viêm hoặc nếu vết nổi mẩn lan rộng hơn, biến màu hoặc không đỡ trong vài ngày, bạn hãy liên lạc với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác về da và cần phải dùng thuốc kê toa.
    • Không dùng thuốc kháng histamine bôi và uống cùng một lúc vì như vậy có thể khiến nồng độ kháng histamine tăng lên trong cơ thể. Đảm bảo không bôi thuốc kháng histamine lên vùng da rộng hoặc vùng da rách hoặc phồng rộp.[28]
    • Nếu bị côn trùng đốt hoặc nổi mẩn trên vùng da rộng trên cơ thể, bạn hãy thử dùng thuốc kháng histamine uống thay vì bôi. Liên lạc với bác sĩ nếu vết đốt hoặc vết phát ban có biểu hiện nghiêm trọng.
  9. Tìm loại thuốc kháng histamine gây buồn ngủ nếu bạn gặp rắc rối với giấc ngủ. Một số sản phẩm kháng histamine không kê toa được quảng cáo là giúp ngủ được nhờ tác dụng phụ gây ngủ. Nhưng bạn có thể phát triển khả năng chống buồn ngủ do thuốc kháng histamine gây ra. Do đó bạn càng dùng nhiều và dài ngày thì hiệu quả gây ngủ của thuốc càng kém. Cần lưu ý thêm là thuốc cũng có thể gây buồn ngủ và ngầy ngật cả vào ngày hôm sau.[28]
    • Các lựa chọn có thể gồm diphenhydramine (Benadryl, Unisom SleepGels) hoặc doxylamine succinate (Unisom SleepTabs).
    • Chỉ uống thuốc kháng histamine gây ngủ trước khi ngủ. Không lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc kháng histamine có tác dụng gây ngủ.
  10. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc kháng histamine để giúp điều trị chứng lo âu. Một số thuốc kháng histamine có thể giúp chống lo âu vì có thể làm dịu thần kinh. Thuốc kháng histamine thông dụng nhất được kê toa điều trị chứng lo âu hoặc để an thần trước khi phẫu thuật là hydroxyzine.
    • Liều dùng thông thường của thuốc này là 50-100 mg, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng. Các tác dụng phụ gồm có khô miệng, buồn ngủ và run.[29]
  11. Hỏi bác sĩ về thuốc kháng histamine trong điều trị bệnh Parkinson. Thuốc kháng histamine có thể giúp ích trong việc điều trị các vận động bất thường ở bệnh nhân Parkinson. Diphenhydramine đôi khi được sử dụng nhờ tác dụng ức chế các chất dẫn truyền thần kinh. Điều này giúp kiểm soát các vận động bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson hoặc như một tác dụng phụ của thuốc.[30]

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa[sửa]

  1. Tránh các chất gây dị ứng. Tránh các chất mà bạn nhận thấy chúng gây dị ứng. Các tác nhân kích thích phổ biến gồm có một số loại thực phẩm, bụi, vết đốt của côn trùng, vẩy lông thú cưng, thuốc, nhựa cao su, nấm mốc và gián.[31]
    • Khi đi ăn ở nhà hàng, bạn hãy nói với người phục vụ các thực phẩm gây dị ứng cho bạn. Các nhà hàng thường có quy định nghiêm ngặt để tránh phản ứng dị ứng.
    • Ở trong nhà từ 5 giờ sáng đến 10 giờ sáng nếu bạn bị dị ứng phấn hoa. Lượng phấn hoa thường tăng cao nhất trong khoảng thời gian này.[32]
    • Đeo khẩu trang và kính bảo hộ khi làm các công việc ngoài sân. Tắm ngay sau khi làm việc xong để loại bỏ bụi bặm và phấn hoa.
    • Bôi thuốc chống côn trùng khi ra ngoài trời để tránh bị đốt.
  2. Kiểm soát các tác nhân gây dị ứng trong nhà. Tránh các tác nhân gây dị ứng ở nơi công cộng thì khó, nhưng bạn có thể thực hiện một số việc để nhà mình thành nơi an toàn và không gây dị ứng.[33][34]
    • Quét và hút bụi thường xuyên. Dùng máy hút bụi có bộ lọc HEPA để lọc các hạt nhỏ li ti gây dị ứng.
    • Che phủ gối và nệm bằng các tấm phủ chống mạt bụi. Bạn có thể mua trên mạng hoặc ở các cửa hàng bán đồ nội thất.
    • Tìm mua các sản phẩm làm sạch như Febreze Allergen Reducer có thể dùng cho nệm, thảm và rèm cửa.
    • Không hút thuốc trong nhà.
    • Dùng sản phẩm tẩy rửa kháng khuẩn trong bếp và nhà tắm. Thông khí cho bếp và nhà tắm bằng quạt thông gió và quạt để tránh nấm mốc sinh sôi.
    • Tắm cho thú cưng mỗi tuần một lần để tránh vảy lông. Không ngủ với thú cưng nếu bạn bị dị ứng với chúng.
    • Giặt vải trải giường mỗi tuần hoặc hai tuần một lần bằng nước nóng. Điều này giúp tiêu diệt mạt bụi.[32]
  3. Đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để xét nghiệm dị ứng. Nếu bạn đã giảm các tác nhân gây dị ứng ở nhà và đã dùng thuốc kháng histamine mà vẫn không đỡ, bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng và yêu cầu được thử dị ứng. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng dị ứng và quyết định phác đồ điều trị cho bạn.[35]
    • Có thể bạn sẽ có biểu hiện phản ứng dị ứng với một số xét nghiệm. Điều quan trọng là bạn phải để chuyên gia thực hiện mọi xét nghiệm. Trường Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ có mục “Tìm chuyên gia dị ứng” trên website của họ.[36]
    • Xét nghiệm dị ứng có thể thực hiện bằng xét nghiệm da hoặc máu. Xét nghiệm da nhanh và có thể thử nhiều dị ứng nguyên cùng lúc. Xét nghiệm máu thường được dùng nếu bạn có bệnh lý nghiêm trọng về da hoặc có nhiều khả năng bị dị ứng nặng với thử nghiệm trên da.[35]
  4. Thử dùng các liệu pháp tự nhiên. Một số cách điều trị tự nhiên có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng. Bạn nên luôn tham khảo bác sĩ trước khi thử bất cứ cách điều trị nào, kể cả các liệu pháp tự nhiên hoặc thảo mộc. Ngay cả các liệu pháp tự nhiên cũng có thể tương tác với các bệnh lý hoặc các loại thuốc kê toa.[37]
    • Thực phẩm bổ sung vitamin C (2.000 mg mỗi ngày) có thể giúp cải thiện triệu chứng dị ứng.[38][39]
    • Tảo Spirulina, một loại tảo màu xanh lục, có thể giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơn và nghẹt mũi. Loại tảo này cũng có thể giúp cải thiện phản ứng miễn dịch, tuy vẫn cần nghiên cứu thêm. Uống 4 - 6 viên 500 mg mỗi ngày.[40][41]
    • Cây bơ gai (Petasites hybridus) đã được chứng minh là có hiệu quả giảm các triệu chứng như ngứa mắt. Nó cũng có thể giảm dị ứng mũi.[42][43] Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên dùng cây bơ gai. Uống 500 mg mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.[37]
    • Biminne là một phương thuốc thảo mộc cổ truyền Trung Hoa. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện các triệu chứng dị ứng.[44] Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng biminne.[37]
  5. Cân nhắc chữa bằng châm cứu. Một số nghiên cứu cho rằng châm cứu có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng, tuy vẫn cần nghiên cứu thêm.[45][37] Trao đổi với bác sĩ để biết châm cứu có phải liệu pháp tốt cho bạn không.
    • Cơ quan quản lý chuyên gia châm cứu ở Mỹ là Ủy ban Chứng nhận Quốc gia về Châm cứu và Y học Phương Đông. Bạn cần đảm bảo điều trị ở chuyên gia châm cứu có giấy phép.[46]
    • Đa số các chương trình bảo hiểm không thanh toán cho liệu pháp châm cứu. Kiểm tra với nhà cung cấp bảo hiểm để biết thêm.

Lời khuyên[sửa]

  • Một số thuốc kháng histamine cũng có thể tác dụng lên một phần não kiểm soát cảm giác buồn nôn và nôn.[3]
  • Khi dùng thuốc nhỏ mắt, tránh chạm lọ thuốc vào mắt vì như vậy có thể nhiễm bẩn.[47]
  • Vệ sinh giấc ngủ tốt bao gồm:[48] đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, tránh chất kích thích trước khi ngủ, tránh các hoạt động như tập thể dục, xem ti vi, làm việc trên máy tính, tránh thức uống có cồn và caffeine trước khi ngủ. Nên liên hệ chiếc giường với giấc ngủ. Không đọc sách hoặc làm những việc khác trên giường.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ dùng thuốc kháng histamine trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ. Khả năng kiểm soát các triệu chứng của thuốc kháng histamine có thể che lấp một căn bệnh tiềm ẩn.
  • Thuốc kháng histamine (đặc biệt là thế hệ đầu) có thể gây buồn ngủ nghiêm trọng, do đó bạn nên tránh lái xe hoặc sử dụng máy móc khi uống thuốc.
  • Cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc kháng histamine, bao gồm đau đầu, đau dạ dày, khô mắt và miệng.
  • Không dùng thuốc kháng histamine mà không tham khảo bác sĩ trước nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào khác (kể cả vitamin và thực phẩm bổ sung thảo dược).
  • Thuốc kháng histamine không phải là liệu pháp chủ yếu để điều trị phản ứng phản vệ. Chỉ có Epinephrine mới có thể cắt cơn phản vệ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://sepa.duq.edu/regmed/immune/histamine.html
  2. http://www.nhs.uk/Conditions/Antihistamines/Pages/How-does-it-work.aspx
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antihistamines-understanding-your-otc-options.html
  4. 4,0 4,1 4,2 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000549.htm
  5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK50554/
  6. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000547.htm
  7. http://emedicine.medscape.com/article/134825-medication
  8. https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/allergies-asthma/Pages/Allergy-Medicines.aspx
  9. http://www.medscape.com/viewarticle/410914_3
  10. http://www.medscape.com/viewarticle/410914_4
  11. http://www.aapcc.org/
  12. http://www.medscape.com/viewarticle/410914_6
  13. http://adc.bmj.com/content/87/5/400.full
  14. http://www.wfsb.com/story/25847521/preventing-overdosing-on-allergy-medications-for-children
  15. http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/treatments/drug-guide/nasal-medication.aspx
  16. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a697014.html#side-effects
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/allergies/in-depth/allergy-medications/art-20047403
  18. http://www.entnet.org/content/antihistamines-decongestants-and-cold-remedies
  19. http://www.aafp.org/afp/2004/0801/p486.html
  20. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12917904
  21. http://reference.medscape.com/drug/allegra-d-pseudoephedrine-fexofenadine-343394
  22. http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/that-nagging-cough
  23. http://www.healthline.com/health/allergies/hay-fever-cough
  24. http://emedicine.medscape.com/article/2060606-medication
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  26. http://www.medscape.com/viewarticle/554692_4
  27. http://acaai.org/allergies/types/insect-sting-allergies
  28. 28,0 28,1 http://www.pharmacytimes.com/publications/issue/2011/April2011/Combating-Contact-Dermatitis-
  29. http://reference.medscape.com/drug/atarax-vistaril-hydroxyzine-343395#4
  30. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682539.html#why
  31. http://acaai.org/allergies/types
  32. 32,0 32,1 http://www.bidmc.org/Centers-and-Departments/Departments/Medicine/Divisions/Allergy-and-Inflammation/Allergies/Common-Allergens/Tips-on-How-to-Avoid-Common-Allergens.aspx
  33. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1112904/
  34. http://acaai.org/resources/tools/home-allergy-management
  35. 35,0 35,1 http://acaai.org/allergies/treatment/allergy-testing
  36. http://acaai.org/locate-an-allergist
  37. 37,0 37,1 37,2 37,3 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/allergic-rhinitis
  38. http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/vitamin-c-ascorbic-acid
  39. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7919130
  40. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18343939
  41. http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/spirulina
  42. https://nccih.nih.gov/health/butterbur
  43. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23711828
  44. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12027069
  45. http://www.healthline.com/health/allergies/acupuncture
  46. http://www.nccaom.org/
  47. http://reference.medscape.com/drug/pataday-patanol-olopatadine-ophthalmic-343635#91
  48. http://sleepfoundation.org/ask-the-expert/sleep-hygiene

Liên kết đến đây