Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm ngứa do muỗi đốt
Từ VLOS
Bị muỗi cắn có thể khiến bạn khó chịu và mất tập trung. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhiều cách giảm ngứa do muỗi đốt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tiến hành các bước đầu tiên[sửa]
-
Xử
lý
vết
cắn
ngay
từ
đầu.
Bạn
nên
tìm
cách
giảm
ngứa
dữ
dội
bằng
cách
xử
lý
vết
cắn
càng
sớm
càng
tốt.
Rửa
sạch
vết
cắn
bằng
cồn
Isopropyl,
bông
tẩm
cồn
tiệt
trùng
hoặc
nước
sạch.[1]
- Đối với trường hợp phản ứng nghiêm trọng với vết cắn và giống như bị thủy đậu, nên thoa kem hoặc lotion kháng histamine.[2] Đặc biệt hiệu quả là các loại thuốc mỡ chứa hỗn hợp kháng histamine, chất giảm đau, corticosteroid vì thuốc mỡ có thể giúp vừa giảm đau vừa giảm ngứa.[1]
- Rửa bằng dung dịch sát khuẩn có thể giúp giảm cảm giác đau ban đầu do côn trùng cắn.[3]
- Nếu vết cắn nhiễm trùng do gãi, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
- Bạn cần biết bằng cảm giác ngứa sẽ không biến mất cho đến khi vết cắn hoàn toàn lành lại. Bản thân cơn ngứa là do nước bọt của muỗi - một chất làm loãng máu. Chất này khiến cơ thể tạo ra phản ứng histamine, gây cảm giác ngứa nhẹ quanh vết cắn do phản ứng dị ứng nhẹ. Đối với người nhạy cảm hơn với muỗi cắn, thời gian lành có thể kéo dài hơn. Do đó, bạn cần xác định được trường hợp của riêng mình và tìm cách điều trị hiệu quả.
- Chọn dung dịch giảm ngứa từ một trong các phương pháp bên dưới. Bạn nên đưa ra lựa chọn dựa trên nguyên liệu có sẵn, chi phí, tình trạng dị ứng với nguyên liệu, khả năng sử dụng và mức độ quen thuộc với dung dịch giảm ngứa. Một số dung dịch sẽ hiệu quả hơn. Tất cả các dung dịch này đều được những người bị muỗi cắn phát hiện ra và bạn cần thử để tìm ra dung dịch nào là hiệu quả nhất cho mình. Luôn trao đổi với bác sĩ để được tư vấn nếu có điều lo lắng, nếu xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc vết cắn không lành.
Sử dụng nguyên liệu trong nhà bếp[sửa]
- Dùng chanh. Cắt chanh thành nhiều lát rồi xoa lên vết cắn hoặc nhỏ nước cốt chanh lên vết cắn. Axit citric trong chanh có đặc tính giảm ngứa.[4]
- Dùng bột yến mạch. Yến mạch nổi tiếng với tác dụng giảm ngứa. Bạn có thể trộn bột yến mạch với nước và thoa lên vết cắn. Chờ hỗn hợp khô rồi rửa sạch. [5]
- Thoa chất làm mềm thịt lên vết cắn. Hòa chất làm mềm thịt với nước và thoa lên vết cắn. Chờ khô rồi rửa thật sạch.[6]
- Thoa mật ong lên vết cắn. Mật ong sẽ xoa dịu vết cắn và giảm cảm giác ngứa.[7]
-
Thoa
giấm
táo
lên
vết
cắn.
Nhúng
bông
gòn
vào
giấm
táo
rồi
chườm
lên
vết
cắn
[8]
khoảng
vài
phút.
Giấm
táo
sẽ
giúp
giảm
đau.
- Hoặc bạn có thể trộn hỗn hợp giấm táo với bột. Bột giúp làm khô vết cắn và cùng giấm táo giúp xoa dịu cơn ngứa. Thoa hỗn hợp lên vết cắn và để khô. Rửa lại bằng nước ấm.
- Dùng muối nở. Hòa 1 thìa muối nở với một ít nước ấm.[9] Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vết cắn. Để vài phút rồi rửa lại với nước ấm. Hỗn hợp có tính kiềm mạnh sẽ giúp giảm ngứa do côn trùng cắn.
Dùng áp lực[sửa]
-
Dùng
móng
tay.
Dùng
móng
tay
ấn
thành
hình
"đốm
sáng"
quanh
vết
cắn.
Phương
pháp
này
phù
hợp
trong
trường
hợp
vết
muỗi
cắn
phồng
lên
vì
sẽ
giúp
giảm
ngứa
mà
không
gây
kích
ứng
vết
cắn
như
việc
gãi.
- Hoặc bạn có thể ấn móng tay thành chữ "X" lên vết cắn. Cách này giúp giải phóng protein và giảm ngứa trong chốc lát.
- Dùng tay vỗ vào vết cắn. Không nên vỗ quá mạnh nhưng phải đủ áp lực để giảm ngứa trong chốc lát.
- Dùng bút bi vẽ quanh vết cắn. Dùng bút bi tạo một áp lực nhẹ lên vùng da quanh vết cắn cũng giúp giảm ngứa và giảm đau trong một số trường hợp.
- Dùng bông gòn tẩm cồn tiệt trùng thoa quanh vết cắn. Cách này giúp loại bỏ nước bọt của muỗi còn sót lại và ngăn vết cắn trở nặng.
Dùng sản phẩm giảm ngứa[sửa]
- Dùng xà phòng. Rửa vết cắn bị nhiễm trùng bằng xà phòng và nước sạch.[7] Xà phòng đủ để giảm ngứa. Nên dùng xà phòng dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da.
- Tìm mua thuốc đặc trị để giảm đau do ong đốt và côn trùng cắn. Các sản phẩm như Stingose, Aspivenin và After Bite có thể giúp giảm đau. Ngoài ra, các sản phẩm khác như Bactine, Solarcaine và kem sơ cứu cũng giúp ích.[10] Tuân thủ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Nếu không tự tìm mua được, bạn có thể hỏi dược sĩ.
-
Tạo
hỗn
hợp
từ
Aspirin.
Aspirin
giúp
giảm
đau
và
giảm
triệu
chứng
sưng,
ngứa.
[11]
Không
áp
dụng
phương
pháp
này
cho
người
dị
ứng
với
Aspirin.
- Hoặc bạn có thể tạo hỗn hợp từ viên nén Tums điều trị bệnh dạ dày.[8] Cách này cũng giúp giảm ngứa.
-
Thoa
kem
đánh
răng
lên
vết
cắn.[12]
Rất
bất
ngờ
là
kem
đánh
răng
cũng
giúp
giảm
ngứa.
Dùng
kem
đánh
răng
có
mùi
hương
thông
thường
là
tốt
nhất.
- Dùng kem đánh răng không phải dạng gel. Kem đánh răng dạng gel không phù hợp để sử dụng trong phương pháp này.
- Thoa kem đánh răng lên vết cắn và để khô qua đêm.
- Rửa sạch kem vào sáng hôm sau bằng nước lạnh và xà phòng dịu nhẹ. Kem đánh răng giúp làm khô vết cắn và loại bỏ kích ứng.
Sử dụng thảo mộc và tinh dầu[sửa]
- Dùng lô hội. Thoa gel lô hội hoặc lá lô hội nứt lên vết cắn để giảm ngứa. Lô hội nổi tiếng với đặc tính xoa dịu và chữa lành tổn thương trên da.[13]
- Dùng húng quế tây. Lá húng quế tây khi nghiền nát và thoa trực tiếp lên vết cắn sẽ giúp giảm ngứa vì húng quế tây chứa hai chất giảm ngứa tự nhiên là thymol và camphor. Ngoài ra, lá húng tây còn rất hữu ích khi dùng để tránh bị côn trùng cắn.[14]
- Dùng lá chuối. Bạn có thể lăn lá chuối giữa các ngón tay để chiết lấy dịch hoặc thoa lá chuối tươi lên vết muỗi cắn. Cơn ngứa sẽ giảm dần sau chưa đến một phút.[15]
-
Dùng
tinh
dầu
hoa
oải
hương.
Thoa
một
lượng
nhỏ
tinh
dầu
oải
hương
lên
vết
cắn
sẽ
giúp
giảm
ngứa
nhanh
chóng.[16]
- Hoặc bạn có thể thoa nước cây phỉ lên vết cắn.[11]
-
Dùng
tinh
dầu
tràm
trà.
Loại
tinh
dầu
này
nổi
tiếng
với
khả
năng
chữa
khỏi
nhiều
tổn
thương
trên
da
và
giúp
giảm
ngứa
do
vết
muỗi
cắn.[17]
- Cho một giọt tinh dầu tràm trà vào gạc chườm lạnh chứa nước cây phỉ. Hỗn hợp này giúp giảm cảm giác ngứa và nóng rát.
Dùng nước và nhiệt[sửa]
- Tắm bồn nước nóng. Cho thêm trà cỏ Chickweed, 2 thìa giấm táo hoặc 2 cốc bột yến mạch vào bồn tắm sẽ giúp tăng hiệu quả giảm ngứa.[7]
- Chườm khăn ẩm. Nhúng khăn vào nước nóng nhưng không quá nóng để tránh gây bỏng. Chườm khăn ẩm lên vết cắn và giữ khoảng vài phút cho đến khi thấy bớt ngứa. Lặp lại 1-2 lần. Các dây thần kinh dưới da sẽ nhầm lẫn và cơn ngứa sẽ tan biến. Nhiệt độ cao khiến tất cả các histamine (protein mà cơ thể sử dụng để tạo phản ứng miễn dịch ban đầu - bao gồm phản ứng ngứa và kích ứng) trong vùng da quanh vết cắn tiết ra cùng lúc.
- Chườm lạnh hoặc thoa đá viên lên vết cắn.[18] Nên chườm lạnh lên vết muỗi cắn khoảng 20 phút để giảm ngứa.
- Ấn thìa ấm lên vết cắn. Ngâm thìa kim loại trong nước nóng khoảng thìa. Sau đó, lấy thìa ra và để nguội khoảng 5-10 giây rồi ấn ngay lên vết muỗi cắn. Giữ khoảng 10-30 giây. Lặp lại vài lần khi nước vẫn còn nóng và thực hiện nhiều lần mỗi ngày cho đến khi hết ngứa.[19]
Lời khuyên[sửa]
- Da khô có thể ngứa hơn nên bạn cần thoa lotion hoặc sản phẩm dưỡng ẩm để giảm ngứa.
- Không dùng nước hoa có mùi ngọt và không mặc quần áo tối màu để tránh thu hút muỗi.
- Nếu bị côn trùng cắn quanh bàn chân hoặc cổ chân, bạn nên mang vớ (tất) dài, đặc biệt là khi đi ngủ.
- Bạn nên quấn băng quanh vết cắn để ngăn ý muốn gãi ngứa khi ngủ.
- Rửa sạch vết cắn ngay khi phát hiện.
- Nếu bị muỗi cắn ở chân, bạn nên quấn bằng quanh vết cắn và mang dép kẹp. Mang giày bít kín có thể gây nhiễm trùng vết cắn.
- Để tránh bị muỗi cắn, bạn nên xịt thuốc chống muỗi hoặc đeo vòng tay chống muỗi.
- Vào những ngày lạnh của mùa hè, bạn nên mặc áo khoác để bảo vệ cổ, vai và cánh tay.
- Neosporin có thể giúp giảm ngứa và tăng tốc độ lành lại của vết cắn.
- Cố gắng không gãi ngứa.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu cảm thấy quá ngứa, bạn có thể thử vỗ lên vết cắn thay vì gãi. Các chuyên gia da liễu xác nhận rằng động tác vỗ sẽ kích thích dây thần kinh tương tự như khi gãi mà không gây tổn thương da.
- Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát vết muỗi cắn vì sẽ khiến cơn ngứa dữ dội hơn.
- Đi khám bác sĩ nếu cơn ngứa không dứt và vết muỗi cắn không lành. Da có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng cần được điều trị y tế ngay lập tức.
- Trong trường hợp xác định bị dị ứng với vết muỗi cắn (vết cắn sưng ngay lập tức), bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc nhỏ Fenistil Drops (hoặc sản phẩm tương tự) - sản phẩm kháng histamine hiệu quả cho trường hợp dị ứng với vết muỗi cắn.[20]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 The Merck Manual of Medical Information, Insect bites, p. 1685, (2003), ISBN 978-0-7434-7733-8
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mosquito-bites/in-depth/health-tip/art-20049071
- ↑ Paul Tawrell, Camping & Wilderness Survival, p. 1030, (2006), ISBN 978-0-9740820-2-8
- ↑ http://www.naturallivingideas.com/mosquito-bite-home-remedies/
- ↑ http://www.healthyandnaturalworld.com/best-natural-ways-to-relieve-mosquito-bites/
- ↑ http://www.almanac.com/content/insect-bites-and-stings-tips-and-remedies
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.globalhealingcenter.com/natural-health/natural-home-remedies-for-mosquito-bites/
- ↑ 8,0 8,1 http://www.tinymosquito.com/article08-mosquito-bite-remedy.html
- ↑ http://www.emaxhealth.com/1506/8-home-remedies-relieving-mosquito-bites
- ↑ http://www.webmd.com/first-aid/tc/insect-bites-and-stings-and-spider-bites-home-treatment
- ↑ 11,0 11,1 http://www.theepochtimes.com/n3/740580-got-bitten-here-are-9-natural-remedies-for-treating-mosquito-bites/
- ↑ http://www.oprah.com/health/How-to-Make-Up-for-Your-Past-Health-Mistakes_1
- ↑ Zora Aiken and David Aiken, The Essential Family Camper, p. 78, (2001), ISBN 0-07-137614-3
- ↑ http://www.naturallivingideas.com/mosquito-bite-home-remedies/
- ↑ http://wellnessmama.com/4638/plantain-herb-profile/
- ↑ http://commonsensehome.com/home-remedies-for-bug-bites-and-stings/
- ↑ http://www.naturallyloriel.com/simple-natural-remedy-severe-mosquito-bites/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mosquito-bites/in-depth/health-tip/art-20049071
- ↑ http://www.peoplespharmacy.com/2014/07/21/hot-spoon-soothes-the-itch-of-a-mosquito-bite/
- ↑ http://pcm.me/fenistil-%C2%AE