Sử dụng cồn tẩy rửa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cồn tẩy rửa, còn được biết đến là cồn isopropyl, là một chất vô cùng hữu dụng. Nó có thể được dùng như chất khử trùng, chất tẩy rửa, hay thậm chí là công cụ sinh tồn. Cồn tẩy rửa không an toàn khi nuốt phải, và nếu vô tình nuốt phải cồn bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức.[1] Biết được cách sử dụng cồn tẩy rửa tại nhà có thể giúp bạn sơ cứu vết thương và giữ nhà sạch sẽ hơn.

Các bước[sửa]

Sử dụng cồn tẩy rửa như chất khử trùng[sửa]

  1. Rửa tay bằng cồn tẩy rửa. Cồn tẩy rửa là thành phần phổ biến trong hầu hết các loại nước rửa tay trên thị trường. Nước rửa tay được dùng làm sạch tay mà không cần đến xà phòng hay nước. Bạn chỉ cần xoa hai tay với nước rửa trong 30 giây, hoặc cho đến khi dung dịch khô lại, nó sẽ tiêu diệt hầu hết vi khuẩn. Nước rửa tay thường chứa các thành phần phụ, như chất làm ẩm ngăn tay bị khô, nhưng những thành phần này không cần thiết. Nếu bạn không thể rửa tay bằng xà phòng và nước, hoặc nếu bạn muốn đảm bảo tay mình sạch hoàn toàn, thì cồn tẩy rửa có thể được dùng để làm sạch tay.[2]
    • Cho một lượng nhỏ cồn tẩy rửa vào lòng bàn tay.
    • Chà xát hai tay trong khoảng 30 giây, hoặc cho đến khi tay được phủ đều và cồn bắt đầu khô.[2]
    • Cần lưu ý rằng cồn tẩy rửa và nước rửa tay không loại bỏ chất bẩn từ tay. Nếu tay thật sự bẩn, bạn cần rửa tay bằng xà phòng và nước để loại bỏ chất bẩn ra khỏi da.[2]
  2. Sơ cứu vết thương bằng cồn tẩy rửa. Một trong những công dụng phổ biến nhất của cồn tẩy rửa là sơ cứu vết thương. Đây là vì cồn tẩy rửa có tác dụng khử trùng hoàn hảo. Nó tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm đông protein của chúng. Một khi protein bị đóng băng, vi khuẩn sẽ chết rất nhanh.[3]
    • Cho một lượng nhỏ cồn tẩy rửa lên phần da xung quanh vết thương. Nó rất hiệu quả với những vết chích có thể đưa vi khuẩn vào vết thương.[4] Khi vết thương đã sạch, bạn có thể băng bó lại, và khám bác sĩ nếu cần.
  3. Sát trùng da trước khi tiêm. Một số loại thuốc nhất định như isulin cần được tiêm vào cơ thể. Trước khi tiêm, việc sát trùng da là điều quan trọng nhằm ngăn ngừa truyền vi khuẩn vào cơ thể.[5]
    • Đổ cồn tẩy rửa 60% đến 70% lên bông gòn.[5]
    • Sau sạch phần da sắp được tiêm. Không xoa hai lần lên cùng một vùng da.[5]
    • Chờ cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.[5]
  4. Khử trùng dụng cụ y tế. Một số dụng cụ y tế tại nhà, như nhíp, có thể chứa vi khuẩn lây vào vết thương. Vì lý do này, việc khử trùng dụng cụ y tế trước khi dùng là điều quan trọng. Bạn có thể khử trùng bằng cồn tẩy rửa.[6]
    • Nhúng hoàn toàn đầu nhíp vào cồn. Đề cồn khô trước khi sử dụng nhằm đảm bảo mọi vi khuẩn trên nhíp đều bị tiêu diệt.[6]

Sử dụng cồn như chất tẩy rửa[sửa]

  1. Loại bỏ vết ố bằng cồn tẩy rửa. Cồn tẩy rửa có thể đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc tẩy sạch vết ố. Chỉ cần pha một phần cồn với hai phần nước. Bạn có thể cho hỗn hợp vào bình xịt, hoặc đổ ra giẻ hoặc khăn lau rồi chấm lên phần vải bị ố.[7]
    • Cồn tẩy rửa có thể dùng tẩy sạch vết bẩn trên quần áo trước khi cho vào máy giặt. Cho một ít hỗn hợp cồn lên vết bẩn, chà thật kỹ. Để trong 10 phút, sau đó giặt quần áo như bình thường.[7]
  2. Làm sạch nhà tắm với cồn tẩy rửa. Vì có tính sát trùng nên cồn tẩy rửa thường được dùng để làm sạch các khu vực có nhiều vi khuẩn như nhà tắm. Cho cồn ra khăn giấy và lau chùi các đồ vật trong nhà tắm như vòi nước, bồn rửa, và bồn cầu để làm sạch và diệt khuẩn trên những bề mặt này nhanh chóng.[7]
  3. Làm nước lau cửa sổ với cồn tẩy rửa. Bên cạnh các công dụng làm sạch khác, cồn tẩy rửa còn có thể dùng làm nước lau cửa sổ hữu dụng. Pha 500ml cồn với 30ml amoniac và 30ml nước rửa chén. Pha đều hỗn hợp, sau đó cho vào bình xịt hoặc bọt biển để lau cửa sổ.[7]

Tìm hiểu các công dụng khác của cồn tẩy rửa[sửa]

  1. Loại bỏ bọ ve. Một số người cho rằng đổ cồn tẩy rửa lên bọ ve có thể khiến nó bị sốc và dễ lấy ra hơn. Kể cả khi cách này không hiệu quả, các chuyên gia khuyên rằng nên dùng cồn tẩy rửa để tiêu diệt và giữ lại xác bọ sau khi lấy ra. Điều này giúp bác sĩ dễ xác định liệu bọ ve có phải là nguồn gây bệnh Lyme hay không.[8]
    • Dùng bông gòn sạch thấm cồn tẩy rửa và thoa lên khu vực bọ ve bám vào. Nếu không có bông gòn, bạn có thể đổ trực tiếp một ít cồn tẩy rửa lên da.[7]
    • Dùng nhíp sạch (tốt hơn là sau khi khử trùng, bạn có thể khử trùng bằng cồn tẩy rửa) để gắp phần cơ thể sát với da nhất của bọ ve.[8]
    • Nhẹ nhàng kéo bọ lên mà không làm đứt bất kỳ phần cơ thể nào của bọ.[8]
    • Bỏ bọ ve vào lọ hoặc chai đựng một ít cồn tẩy rửa. Đảm bảo bọ bị ngâm hoàn toàn.[8]
    • Dùng cồn tẩy rửa rửa sạch vùng da bị bọ ve cắn.[8]
  2. Khử mùi giày thể thao. Dùng bình xịt phun cồn tẩy rửa vào bên trong giày. Cồn sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi, giúp giày của bạn sạch và không bốc mùi.[7]
  3. Tẩy sơn móng tay. Nếu bạn không có nước tẩy sơn móng tay, bạn có thể dùng cồn tẩy rửa khi cần. Đổ cồn vào bông gòn, và chà mạnh lên móng tay để tẩy lớp sơn. Sơn móng tay sẽ không bong dễ dàng như với nước tẩy móng thực sự, nhưng nó vẫn sẽ làm bong lớp sơn cũ ra.[7]
  4. Không dùng cồn tẩy rửa để làm dịu da bị sốt. Một phương thuốc dân gian phổ biến để hạ sốt là thoa cồn lên da. Khi cồn khô, người ta cho rằng nó sẽ mang lại cảm giác mát lạnh.[9] Tuy nhiên, đổ cồn lên cơ thể, nhất là với trẻ em, có thể cực kỳ nguy hiểm. Một số trẻ rơi vào hôn mê sâu khi bố mẹ thoa cồn để hạ sốt. Vì lý do này, dùng cồn tẩy rửa để giảm các triệu chứng của sốt được khuyến cáo không nên làm.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Băng bó vết thương mỗi ngày với thuốc bôi và băng vô trùng.
  • Luôn mang theo dụng cụ sơ cứu, như cồn isopropyl 70%, băng vô trùng, và thuốc bôi vết thương trong trường hợp khẩn cấp.
  • Chờ cồn tẩy rửa khô trước khi băng bó vết thương hoặc tiêm thuốc.

Cảnh báo[sửa]

  • Không thoa lên vết thương sâu.
  • Không dùng cồn tẩy rửa làm dịu da sốt. Cách này cực kỳ nguy hiểm và không phải phương pháp y khoa trị sốt.
  • Không nuốt cồn tẩy rửa. Nếu bạn vô tình nuốt phải cồn, gọi trung tâm kiểm soát chất độc hoặc cấp cứu ngay lập tức. Các triêu chứng ngộ độc gồm say, sững sờ, hôn mê, hoặc thậm chí tử vong.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây