Cà phê - tốt hay xấu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cà phê là cách mà nhiều người trong số chúng ta chọn để bắt đầu một ngày mới. Cà phê được tìm thấy lần đầu tiên tại Ethiopia và được đưa đến Ả Rập vào thế kỷ 16, cà phê được đưa đến Tây Âu vào thế kỷ 17. Ở thế kỷ 21, cà phê đã trở thành thức uống phổ biến nhất thế giới.

Năm 1991, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) đã xếp cà phê vào nhóm “2B – nhóm có thể gây ra ung thư”. Nhưng sau khi xem xét các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trong vòng hai thập kỷ qua, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một nhóm các chuyên gia ung thư quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới, vừa kết luận rằng không có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy cà phê làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cà phê được phân loại lại vào nhóm 3, nhóm dành cho các chất mà không có đủ bằng chứng cho thấy có khả năng dẫn đến ung thư[1]. Một số bằng chứng mới cho thấy trong thực tế cà phê có thể làm giảm nguy cơ ung thư nhất định tuy nhiên những phát hiện này không đủ chắc chắn để bắt đầu khuyến cáo mọi người nên bắt đầu uống cà phê nếu họ chưa từng uống.

Thành phần dinh dưỡng của cà phê[sửa]

Nhìn chung, cà phê là một nguồn tốt cung cấp vitamin B2. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Scranton cho rằng cà phê là nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa số một tại Hoa Kỳ[2]. Trong cà phê còn có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như:

– Acid quinic, một phytochemical (chất hóa học từ thực vật), góp phần cho vị chua của cà phê.

– Cafestol và kahweol, các hợp chất từ dầu của hạt cà phê trong khi pha.

– Caffeine, một chất kích thích tự nhiên có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương

– N-methylpyridinium (NMB), được tạo ra bằng cách rang, có thể làm cho các chất chống oxy hóa có tác dụng mạnh hơn.

– Acid chlorogenic, một hợp chất chống oxy hóa mà thành phần chính là phenol. Acid chlorogenic trong cà phê không có caffein có thể có nồng độ hơi thấp hơn trong cà phê có caffein, nhưng nó vẫn chứa nhiều chất phytochemical[3].

Cà phê có chứa hoặc không chứa caffein đều cung cấp gần như cùng một nồng độ các chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, cà phê đen bình thường (không có sữa hoặc kem) có tổng số calo rất thấp. Một tách cà phê đen nguyên chất chỉ chứa khoảng 2 calo. Tuy nhiên, nếu thêm đường và sữa, lượng calo có thể tăng lên.

Lợi ích của cà phê[sửa]

Uống cà phê có thể chống lại các bệnh như tiểu đường type 2 (còn gọi là tiểu đường tuýp 2, tiểu đường loại 2), Parkinson, bệnh gan, ung thư gan, giúp tim khỏe mạnh[4].

Cà phê và bệnh tiểu đường[sửa]

Cà phê có khả năng chống lại bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu tại đại học California (UCLA) xác định rằng uống cà phê làm tăng nồng độ trong huyết tương của các Globulin gắn kết nội tiết tố sinh dục (SHBG). SHBG kiểm soát hoạt tính sinh học của hormone giới tính (testosterone và estrogen) mà đóng một vai trò trong sự phát triển bệnh tiểu đường type 2[5].

Tiến sĩ Simin Liu, một trong những tác giả của nghiên cứu nói rằng có sự liên quan giữa việc tiêu thụ cà phê và nguy cơ bệnh tiểu đường type 2.

Các nhà nghiên cứu thuộc ban Sức Khỏe Cộng Đồng trường Harvard đã thu thập dữ liệu từ ba nghiên cứu về việc tăng sự tiêu thụ cà phê có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2. Trong những nghiên cứu này, chế độ ăn của những người tham gia được đánh giá thông qua bảng câu hỏi mỗi 4 năm, là những người được báo cáo là mắc bệnh tiểu đường type 2. Tổng cộng có 7.269 người tham gia nghiên cứu mắc bệnh tiểu đường type 2.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tăng lượng cà phê sử dụng nhiều hơn một ly mỗi ngày (trung bình, tăng 1,69 ly mỗi ngày) trong thời gian 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 11% trong 4 năm tiếp theo, so với những người không thay đổi.

Cà phê và bệnh Parkinson[sửa]

Các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa tiêu thụ cà phê và nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng “sử dụng cà phê và caffeine cao hơn có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson thấp hơn đáng kể[6].

Ngoài ra, caffeine trong cà phê có thể giúp kiểm soát sự rung ở những người bị Parkinson, theo một nghiên cứu được tiến hành tại Viện nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học McGill (RI MUHC) được công bố trên tạp chí Neurology[7].

Cà phê và ung thư gan[sửa]

Các nhà nghiên cứu Ý nhận thấy rằng tiêu thụ cà phê làm giảm nguy cơ ung thư gan khoảng 40%. Ngoài ra, một số kết quả gợi ý rằng nếu bạn uống ba ly một ngày, nguy cơ mắc bệnh giảm hơn 50%.[8]

Cà phê và bệnh gan[sửa]

Thường xuyên dùng cà phê có liên quan đến giảm nguy cơ viêm xơ chai đường mật nguyên phát (PSC), một căn bệnh tự miễn hiếm hoi của các ống mật trong gan[9].

Ngoài ra, dùng cà phê có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh xơ gan ở những người uống rượu 22%, theo một nghiên cứu tại Chương trình Kaiser Permanente Medical Care, California, Mỹ.

Các tác giả của nghiên cứu ủng hộ giả thuyết rằng có một thành phần trong cà phê có thể bảo vệ chống lại bệnh xơ gan, đặc biệt là xơ gan do rượu.[10]

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Hepatology vào tháng Tư năm 2014, các nhà nghiên cứu cho rằng uống từ hai ly cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể giảm 66% nguy cơ tử vong do xơ gan[11]. Bên cạnh đó uống cà phê cũng làm giảm nồng độ men gan.

Cà phê và sức khỏe tim mạch[sửa]

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC) và Trường Y tế công cộng Harvard, kết luận rằng uống 2 tách cà phê cỡ châu Âu (tương đương với hai 8-ounce) mỗi ngày có khả năng chống lại bệnh tim.[12]

Những người uống bốn ly cỡ châu Âu hàng ngày có nguy cơ suy tim thấp hơn 11% so với những người không uống.

Rủi ro và biện pháp phòng ngừa[sửa]

Uống quá nhiều cà phê có thể gây ra một số tác dụng phụ. Theo một nghiên cứu tại Đại học Oklahoma, “caffeine có thể gây ra các triệu chứng lo âu ở người bình thường, đặc biệt là ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương về mặt tâm lý”.[13]

Những phụ nữ có kế hoạch mang thai nên thận trọng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Nevada báo cáo trong tạp chí British Journal of Pharmacology rằng cà phê thường xuyên có thể làm giảm cơ hội mang thai.[14]

Nguồn: Coffee: Health Benefits, Nutritional Information

Tác giả[sửa]

  • Chịu trách nhiệm thông tin: Lê Ngọc Hồng Phượng
  • Cố vấn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, USA.
  • Ngày kiểm duyệt: 30/09/2016
  • Ngày chỉnh sửa: 03/10/2016
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Ruy Băng Tím
  • Lê Ngọc Hồng Phượng - Cử nhân Công nghệ sinh học

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. WHO
  2. Coffee is number one source of antioxidants via EurekAlert!. 28 August 2005.
  3. Coffee. American Institute for Cancer Research (AICR).
  4. Rob van Dam. Ask the Expert: Coffee and Health. The Harvard School of Public Health Nutrition Source.
  5. Atsushi Goto, Yiqing Song, Brian H. Chen, Jo. Ann E. Manson, Julie E. Buring, and Simin Liu. Coffee and Caffeine Consumption in Relation to Sex Hormone – Binding Globulin and Risk of Type
  6. Webster Ross, MD; Robert D. Abbott, PhD; Helen Petrovitch, MD; David M. Morens, MD; Andrew Grandinetti, PhD; Ko-Hui Tung, MS; Caroline M. Tanner, MD, PhD; Kamal H. Masaki, MD; Patricia L. Blanchette, MD, MPH; J. David Curb, MD, MPH; Jordan S. Popper, MD; Lon R. White, MD, MPH. JAMA. . Association of Coffee and Caffeine Intake With the Risk of Parkinson Disease. Doi:10.1001/jama.283.20.2674. 2000;283(20):2674-2679.
  7. Ronald B. Postuma, MD, MSc, Anthony E. Lang, MD, Renato P. Munhoz, MD, Katia Charland, PhD, Amelie Pelletier, PhD, Mariana Moscovich, MD, Luciane Filla, MD, Debora Zanatta, RPh, Silvia Rios Romenets, MD, Robert Altman, MD, Rosa Chuang, MD and Binit Shah, MD. Caffeine for treatment of Parkinson disease. Doi:10.1212/WNL.0b013e318263570d August 1, 2012.
  8. Francesca Bravi, Cristina Bosetti, Alessandra Tavani, Silvano Gallus, Carlo La Vecchia. Coffee Reduces Risk for Hepatocellular Carcinoma: An Updated Meta-analysis. Volume 11, Issue 11 , Pages 1413-1421.e1, November 2013.
  9. Crai Lammert, and others. Coffee Consumption is Associated with Reduced Risk of Primary Sclerosing Cholangitis but not Primary Biliary Cirrhosis. Presented at Digestive Disease Week,18-21 May 2013.
  10. Klatsky AL, Morton C, Udaltsova N, Friedman GD. Coffee, cirrhosis, and transaminase enzymes.Arch Intern Med.2006 Jun 12;166(11):1190-5.
  11. Woon-Puay Koh, et al. Coffee, alcohol and other beverages in relation to cirrhosis mortality: the Singapore Chinese Health Study. Hepatology. DOI: 10.1002/hep.27054.
  12. Elizabeth Mostofsky, Megan S. Rice, Emily B. Levitan, and Murray A. Mittleman. Habitual Coffee Consumption and Risk of Heart Failure: A Dose-Response Meta-Analysis. Circ Heart Fail.DOI:10.1161/CIRCHEARTFAILURE.112.967299.
  13. Milan S. Geybels, Marian L. Neuhouser, Jonathan L. Wright, Marni Stott-Miller and Janet L. Stanford. Coffee and tea consumption in relation to prostate cancer prognosis. Cancer Causes & Control. August 2013.
  14. Broderick P, Benjamin AB. Caffeine and psychiatric symptoms: a review. J Okla State Med Assoc.2004 Dec;97(12):538-42.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này