Có một cuộc trò chuyện thông thái

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hầu hết mọi người ai cũng muốn mình thật thông thái trong mọi cuộc trò chuyện. Mặc dù vậy rất ít người có khả năng thông thái bẩm sinh. Tuy nhiên với một vài mẹo nhỏ và chịu khó luyện tập, ai cũng có thể trở thành một nhà ngoại giao thông thái hơn.

Các bước[sửa]

Thiết lập Mối quan hệ[sửa]

  1. Chú trọng đến một cuộc trò chuyện hiệu quả trước khi có một cuộc trò chuyện thông thái. Trước khi bạn trở nên thông thái, bạn cần cải thiện được "sự tinh ý trong giao tiếp". Dù bạn có thông thái cỡ nào, quá sa đà vào một cuộc trò chuyện với một câu chuyện hài hước hoặc một câu chuyện trêu đùa có thể khiến bạn trở thành quá lố. [1] Luyện tập phương pháp "Quan sát-Đặt câu hỏi-Trả lời" của một nhà ngoại giao.[2]
    • Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách xác định rõ ràng rằng bạn thực sự có hứng thú với cuộc trò chuyện này. Trong các tình huống xã hội, quan trọng nhất là thể hiện mình là người trông dễ gần thông qua các cử chỉ phi ngôn ngữ, như ngôn ngữ cơ thể cởi mở và mỉm cười.[3]
    • Phát triển cuộc trò chuyên bằng cách kể những câu chuyện phiếm có một cách khôn ngoan. Cuộc trò chuyện nào cũng cần có một chủ đề bắt đầu. Hãy bắt đầu với những câu hỏi vô thưởng vô phạt hoặc bình luận về những thứ xung quanh bạn để phát triển cuộc trò chuyện. Bạn đang ở bên ngoài? Thời tiết như thế nào? Bạn đang ở một bữa tiệc? Loại đồ ăn nào đang được phục vụ? [2]
    • Nếu bạn đang nói chuyện với một người lạ, chuyển từ cuộc nói chuyện phiếm sang màn giới thiệu và để cho cuộc trò chuyện phát triển từ đó.[1]
  2. Đặt câu hỏi. Để biết được điều gì khiến người bạn đang nói chuyện cùng cảm thấy thú vị, bạn cần tìm hiểu thêm về họ.
    • Hầu hết mọi người đều vui vẻ khi nói về bản thân mình, hãy để cho họ có cơ hội nói về bản thân họ. Tránh đặt các câu hỏi kiểu "có" hoặc "không". Thay vào đó hãy đặt các câu hỏi mở. Ví dụ, khi có ai đó nói với bạn về nghề nghiệp của họ, hãy hỏi họ xem họ yêu thích điều gì trong công việc đó. Khi còn nghi ngờ điều gì, hãy đặt câu hỏi "Tại sao?"[2]
    • Hãy để đối phương biết bạn rất hứng thú với những điều họ nói bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt và dùng thán từ như "Thật hả?" "Thế à?" and "À ừ".[3] Tránh ngắt lời đối phương dù bạn cũng đang có điều muốn nói.
  3. Hãy chú tâm. Thường thì nếu bạn đang quá cố gắng để trở nên thông thái, bạn sẽ lơ đãng khi lắng nghe vì bạn đang cố nghĩ đến câu bình luận tiếp theo của mình nên là gì.[4] Mặc dù vậy, để có thể thực sự thông thái, bạn cần thật chú tâm đến điều đối phương đang nói. Hãy lắng nghe chăm chú những lời họ nói.[5]
    • Đừng ngắt lời. Thậm chí khi những gì người đang nói chuyện với bạn nói những điều làm bạn nảy ra ý tưởng nào đó thì cũng đừng ngắt lời họ, hãy đợi cho đến khoảng lặng tự nhiên trong cuộc nói chuyện. Dù đó là những lời bình luận hay nhất nhưng khi đưa ra với kiểu ngắt lời lại trở nên vô cùng khiếm nhã.[2]
    • Hãy chú ý đến nhịp điệu cuộc trò chuyện. Một người nói chuyện thông thái hay không sẽ phụ thuộc vào thời điểm. Lắng nghe thận trọng để hiểu những gì đối phương nói để biết khi nào mình có thể đưa ra bình luận. Nếu bạn bỏ lỡ khoảnh khắc đó, thì những câu đối đáp sau đó sẽ không có tác dụng gì cả.
  4. Tìm ra những điểm chung. Khi bạn đã hiểu nhiều hơn về người bạn đang nói chuyện cùng, bạn có thể bắt đầu quyết định xem hai người có điểm nào chung và điểm gì có thể là chủ đề nói chuyện chung hợp lý nhất.
    • Nghĩ xem mình đã có trải nghiệm gì liên quan đến sở thích của đối phương không. Vào thời điểm thích hợp, hãy đưa trải nghiệm đó vào cuộc trò chuyện.[6]
    • Đôi khi, tất cả những gì cuộc trò chuyện đó cần chính là một trải nghiệm. Ví dụ, nếu đối phương bạn đang cùng trò chuyện thích đi câu cá nhưng bạn mới chỉ đi câu cá một lần, hãy nghĩ đến những lỗi sai non kém mà bạn mắc phải có thể khiến đối phương cảm thấy thú vị.
    • Nhận biết ai là khán giả của mình. Tác giả người Anh Somerset Maugham đã từng nói rằng “trích dẫn…chính là sự thay thế cho chứng kiến.”[7] Thực sự thì, những dẫn chứng tham khảo về văn hóa — từ sách, phim, truyền hình, chính trị, v.v — có thể chính là đường tắt đến hành động chứng kiến thực sự. Tuy nhiên, để đảm bảo những trích dẫn của bạn có tác dụng, bạn cần biết khán giả của mình là ai.
    • Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với một người thuộc thế hệ Bùng nổ Dân số, trích dẫn lời bài hát của Trịnh Công Sơn trong cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn khi nhắc đến một bài hát của Mỹ Tâm.

Đầu tư cho Sự dí dỏm[sửa]

  1. Tìm hiểu những câu chuyện phiếm nhỏ. Ai cũng thích nghe chuyện vui. Nhưng rất khó để khiến mọi người cười với một câu chuyện mơ hồ hoặc rối rắm. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị vài câu chuyện sôi động, rõ nghĩa để kể ở những bữa tiệc hoặc các sự kiện xã hội.
    • Hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước hoặc kỳ lạ trong cuộc sống của bạn. Những câu chuyện đó nên là những câu chuyện đưa đẩy cho cuộc trò chuyện cho bạn.
    • Hãy cân nhắc xem khán giả cho những câu chuyện của mình là ai. Nếu mục tiêu của bạn là thể hiện sự thông thái trong một cuộc trò chuyện liên quan đến chủ đề kế toán, thì những câu chuyện có liên quan đến kế toán sẽ thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm những câu chuyện dí dỏm để có thể kể ở bất kỳ đâu, những câu chuyện về trải nghiệm chung chung, như trường học hoặc bố mẹ, thú cưng, trẻ con là những chủ đề phù hợp nhất vì nhiều người có thể có cùng trải nghiệm như vậy.
  2. Khiến chúng trở nên hài hước. Cùng một câu chuyện những nó có thể quá khó hiểu, buồn chán hoặc trở nên hài hước. Để chắc chắn câu chuyện của bạn có thể khiến mọi người cười, bạn cần trau chuốt chúng.
    • Để xác định điều gì khiến câu chuyện trở nên hài hước, hãy tìm những cụm từ hài hước và những phép nói quá có chọn lọc mà những nghệ sĩ hài như Xuân Bắc dùng.[8]
    • Bắt đầu lên dàn ý câu chuyện của mình. Hãy cố gắng nhớ chi tiết. Xem lại câu chuyện của mình đã đủ sôi nổi, rõ nghĩa và hài hước chưa. Sau đó hãy ghi nhớ và chú ý đến ngữ điệu kể chuyện để nó trở nên hài hước khi bạn kể ra cũng phải hài hước như khi đọc trên giấy.
  3. Chơi đùa với những con chữ. Có một số yếu tố sẽ tạo nên sự dí dỏm trong cuộc trò chuyện hơn là cách chơi chữ thông minh. Thậm chí nếu bạn không giỏi chơi chữ, bạn vẫn có thể cải thiện nhờ luyện tập.
    • Nhận thức được vốn từ của mình. Chơi chữ phụ thuộc lớn vào việc có vốn từ rộng. Hãy tìm hiểm thêm các cuốn sách trau dồi vốn từ, các ứng dụng trên điện thoại thông minh và trò chơi như giải ô chữ để cải thiện nhu cầu sử dụng từ ngữ của mình.[9]
    • Hiểu loại chơi chữ mình đang dùng. Nói lái (“Sáng ăn khoai” thay vì “Khoái ăn sang”), khuyết tật về phát âm (“nhảy điệu flamingo” thay vì “nhảy điệu flamenco”), tiếng lóng (“Con ngựa đá con ngựa đá”), và từ kết hợp (“Chrismukkah,” kết hợp của từ “Christmas” và “Hanukkah”) có thể dí dóm đưa vào cuộc trò chuyện nếu biết sử dụng khéo léo.[10][11][12]
    • Tìm hiểu thêm về các ví dụ chơi chữ hay. Mọi người từ đại thi hào Nguyễn Du cho đến Xuân Bắc hay Sơn Tùng M-TP đều dùng phép chơi chữ trong tác phẩm và màn biểu diễn của mình. Hãy luôn nghĩ đến khán giả của mình, nghiên cứu những ví dụ hay về chơi chữ để giúp bạn hiểu cách tự sử dụng chúng.

Đầu tư vào Cách truyền đạt[sửa]

  1. Hãy thư giãn và luôn là chính mình. Mọi người thường muốn trở nên thông thái vì họ nghĩ họ không phải là người ngoại giao giỏi. Nhưng chính cảm giác thiếu tự tin là kẻ thù của sự dí dỏm.
    • Cách truyền đạt chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa một câu bình luận gây cười và một câu nói vô vị. Nếu bạn tỏ ra căng thẳng hoặc rụt rè, bạn sẽ không thể có lời bình luận dí dỏm nào cả.[4]
    • Điều quan trọng cần nghi nhớ là nhận thức về bản thân của bạn thường không chính xác. Bạn có thể không kỳ cục như mình tưởng tượng, khi để cho bản thân cảm thấy không tự tin, bạn thực sự đã ngăn cản khả năng trở nên dí dỏm.[6]
  2. Tạo sự tự tin bằng cách luyện tập. Có một điều nghịch lý là cách vượt qua cảm giác không tự tin trong một cuộc trò chuyện chính là trò chuyện nhiều hơn!
    • Điểm mấu chốt là chịu khó tham gia vào các cuộc trò chuyện ít quan trọng (như nói chuyện vui với người pha chế khi đang đợi đồ uống) càng nhiều càng tốt thì khi đến lúc trò chuyện với những người có liên quan nhiều đến bạn (như nói chuyện với đồng nghiệp bạn đang muốn hỏi thăm) thì bạn sẽ trở nên thông thái hơn.
  3. Nếu cần, (tạm thời) hãy luyện tập trên mạng. Nếu giao tiếp mặt đối mặt khiến bạn cảm thấy căng thẳng, hãy cố luyện tập kể những câu chuyện, cách chơi chữ và những kỹ năng kể chuyện dí dỏm khác bạn mới luyện tập được trên các trang mạng xã hội.
    • Hãy cho mình cơ hội đầu tư vào sự thông thái cho bản thân, khi bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ bạn sẽ tạo được sự tự tin để cảm thấy thoải mái hơn khi tương tác trực tiếp với người khác.
  4. Dừng lại khi bạn đã thực sự đã tiến xa. Khi bạn đã trở nên tự tin rồi, bạn có thể tiếp tục phát triển thêm sự dí dỏm của mình, khi đó không cần đến nỗ lực trở nên thông thái nữa, bạn cũng nhận biết được khi nào nên dừng cố gắng để tỏ ra thông thái.
    • Đại thi hào Shakespeare đã từng nói rằng “Súc tích là mấu chốt của thông thái”[13] Khi bạn tin rằng bạn đủ thông thái rồi, bạn sẽ cảm thấy không cần phải cố gắng đưa ra từng câu bình luận thông thái nữa —nỗ lực để trở thành thông thái khi đó đã biến thành rào cản khiến đối phương chán nản hoặc bực mình.
    • Cũng như vậy, khi bạn tự tin hơn với sự thông thái của mình, bạn sẽ học được cách khi nào nên kết thúc. Tốt nhất nên kết thúc cuộc trò chuyện với một ấn tượng tốt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây