Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Có sức khỏe tốt
Từ VLOS
Suy nghĩ đến việc tập luyện để có cơ thể săn chắc có vẻ mệt mỏi, nhưng kết quả nhận được cũng đáng để nỗ lực. Chúng tôi trình bày những bước dưới đây để bạn kết hợp vào cuộc sống của mình, từ đó xây dựng một cơ thể khỏe mạnh săn chắc hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phát triển lối suy nghĩ đúng đắn[sửa]
-
Có
thái
độ
phù
hợp.
Tưởng
như
không
liên
quan
nhưng
tâm
trí
thật
sự
có
sức
mạnh
đáng
kinh
ngạc,
và
có
thể
tạo
nên
sự
khác
biệt
lớn
quyết
định
thành
công
hoặc
thất
bại.
Rèn
luyện
để
có
sức
khỏe
tốt
là
một
chặng
đường
dài,
không
phải
cuộc
đua
nước
rút,
và
đòi
hỏi
có
những
thay
đổi
trong
cuộc
sống.
- Không nên tiếp cận vấn đề này bằng lối suy nghĩ cho rằng bạn có thể ngừng thay đổi khi đã đạt được mục tiêu sức khỏe lý tưởng, hoặc mạo hiểm sa ngã trở lại vào những thói quen xấu. Có sức khỏe tốt nghĩa là phải kết hợp nhiều thứ vào cuộc sống mà cuối cùng chúng sẽ trở thành thói quen của bạn.
-
Theo
dõi
sự
tiến
bộ
của
mình
và
tự
hào
về
những
chuyển
biến
tích
cực
dù
là
nhỏ.
'Viết
nhật
ký
sức
khỏe'
là
ý
tưởng
hay
vì
bạn
có
thể
theo
dõi
thời
gian
tập
luyện,
những
gì
bạn
làm
và
làm
trong
bao
lâu.
Bạn
cũng
có
thể
ghi
nhận
những
gì
mình
ăn
mỗi
ngày.
Khi
phải
ghi
ra
việc
mình
có
ăn
vặt
hay
không
sẽ
khiến
bạn
giảm
khuynh
hướng
muốn
ăn
vặt.
- Không nên nghĩ rằng chỉ vì bạn đã có một bước thụt lùi thì có thể từ bỏ mọi nỗ lực trong ngày hôm đó. Không nên mất tinh thần chỉ vì bạn ngừng giảm cân hoặc ngừng phát triển cơ bắp; nên nhớ sự ổn định của cơ thể là điều bình thường, nhưng nhìn chung bạn đã đi vào một quỹ đạo tiến lên dần và chắc chắn đó là những gì bạn nên tự hào.
-
Tạo
ra
một
bản
cam
kết
với
chính
mình.
Hay
nói
cách
khác
bản
cam
kết
đó
còn
gọi
là
hệ
thống
khen
thưởng.
Đặt
ra
một
mục
tiêu
và
xác
định
phần
thưởng
cho
mình.
Chọn
thứ
gì
đó
bạn
thật
sự
muốn
hoặc
một
việc
bạn
rất
muốn
làm.[1]
- Ví dụ, tự làm bản cam kết ghi nhận rằng nếu bạn chạy bộ 30 phút mỗi ngày thì có thể cho phép mình mua chiếc áo sơ mi đẹp đó hoặc cây vợt mới mà bạn đã để mắt trong thời gian dài.
-
Tìm
một
người
cùng
theo
đuổi
mục
tiêu
với
bạn.
Mục
tiêu
sẽ
dễ
đạt
được
hơn
khi
bạn
có
người
để
chia
sẻ
những
khổ
nhọc
và
thành
quả.
Lập
thời
khóa
biểu
mà
cả
hai
bạn
có
thể
quyết
tâm
thực
hiện,
và
giúp
đỡ
nhau
theo
đuổi.[1]
- Thậm chí bạn có thể huy động một nhóm bạn vào kế hoạch 'rèn luyện sức khỏe'. Yêu cầu mỗi người bỏ 50.000 đồng vào hộp và người tập được nhiều nhất trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giành được số tiền đó.
Tập thể dục để có sức khỏe tốt[sửa]
-
Tìm
cách
vận
động
nhiều
hơn
trong
thói
quen
sinh
hoạt
hằng
ngày.
Bằng
cách
thường
xuyên
thách
thức
bản
thân,
bạn
sẽ
giúp
cơ
thể
"chuyển
biến"
tốt
dần.
Nếu
cần
giảm
cân
để
có
sức
khỏe
tốt,
cách
này
sẽ
giúp
bạn
đốt
cháy
cân
thừa.
Nếu
bạn
đang
tập
luyện
để
có
sức
khỏe
dẻo
dai,
đây
là
cách
để
đảm
bảo
sự
tiến
bộ
liên
tục.
- Đi xe buýt hoặc đạp xe đến trường hay công ty thay vì đi xe máy. Nếu cách này không khả thi bạn có thể đỗ xe cách văn phòng làm việc vài dãy phố để buộc mình phải đi bộ 15 phút mỗi ngày. Khi đi siêu thị, rạp chiếu phim hoặc trung tâm mua sắm, bạn nên đỗ xe ở cuối bãi thay vì cố gắng tìm một chỗ gần cửa ra.
- Dẫn chó đi bộ thường xuyên hơn, khi đó cả cơ thể bạn và con cún con đều phải cảm ơn bạn.
- Vệ sinh nhà cửa nhiều hơn. Bạn sẽ phải ngạc nhiên vì việc nhà tốn nhiều công sức thế nào: quét bụi giá sách, chùi rửa nhà vệ sinh, rửa bát, cắt cỏ, nhổ cỏ dại, hút bụi và quét nhà, thu dọn nhà, và rửa gara, tất cả những việc đó sẽ là buổi tập thể dục cho bạn. Việc vệ sinh nhà cửa cùng với người nhà theo một lịch trình đều đặn không chỉ tạo ra môi trường sống tốt hơn, mà còn giúp quá trình đốt cháy calo, duy trì sức khỏe bền bỉ và giữ cơ thể thon gọn trở nên dễ dàng hơn.
- Tập thể dục tại nơi làm việc. Dù bạn có tin hay không thì việc biến thời gian ngồi làm việc thành hoạt động đốt cháy calo là hoàn toàn khả thi. Bạn có thể kéo giãn cơ bằng cách tập nâng chân, vươn người về một bên, với tay chạm lưng dưới, và còn nhiều cách tập khác.
-
Theo
đuổi
một
chế
độ
tập.
Một
chương
trình
tập
luyện
đúng
phải
có
5
phần:
làm
ấm,
tập
aerobic,
tập
phát
triển
sức
mạnh,
kéo
giãn
(độ
dẻo)
và
hạ
nhiệt.
- Làm ấm bằng cách đi bộ tốc độ đều ngoài trời hoặc đi trên máy tập, đạp chậm trên xe đạp tập, hoặc đi vài vòng trên máy đi cầu thang. Bạn nên tập vừa đủ để tăng tuần hoàn máu và giúp các khớp xương có thể xoay trên toàn phạm vi cử động, sao cho các cơ ấm lên. Tập thể dục mà không làm ấm có thể dẫn đến căng cơ.
- Tập cardio giúp cải thiện tuần hoàn máu và sức bền. Để tập cardio bạn có thể chạy bộ, đạp xe với trở lực lớn, hoặc đi bộ nhanh trên máy đi cầu thang. Bạn nên tập sao cho mồ hôi vã ra và máu tuần hoàn nhiều hơn. Sức khỏe tim mạch tốt không chỉ tốt cho tim và huyết áp, mà còn liên quan đến việc giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer.[2] Luyện tập gián đoạn (nghĩa là luân phiên tập cường độ thấp và cường độ cao) đã cho thấy là cách đặc biệt nhanh và hiệu quả để nâng cao sức khỏe tim và sức bền, và cũng đốt cháy mỡ rất hiệu quả.[3]
- Xây dựng cơ bắp qua các bài tập tăng cường sức mạnh sẽ không chỉ tăng sức mạnh và độ săn chắc cho cơ thể, mà còn tăng trao đổi chất, vì nghiên cứu trên những người đô con phát hiện họ đốt nhiều calo hơn ngay cả lúc nghỉ ngơi. Bạn có thể tập với tạ, tập squat, chống đẩy hoặc gập bụng, và còn nhiều bài tập khác.[4] Nếu không thể ra phòng tập thì bạn có thể tập tăng cường cơ bắp ngay tại nhà.
- Tập giãn cơ trong hoặc sau một buổi tập để tăng độ dẻo. Đó cũng là cách giảm độ cứng trong cơ và khớp xương. Kéo giãn chân, cánh tay, lưng và bất kì cơ nào bạn sử dụng trong khi tập (thường bao gồm tất cả các cơ này).[5]
- Hạ nhiệt cũng tương tự làm ấm. Bạn nên thực hiện một bài tập cardio nào đó ở nhịp độ thấp. Tập hạ nhiệt cho phép cơ thả lỏng trong khi máu vẫn tuần hoàn qua cơ ở tốc độ cao hơn bình thường một chút.[6]
- Lưu ý: bất kì ai trên 60 tuổi hoặc có bệnh tim, huyết áp cao hoặc thấp khớp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập gián đoạn.
-
Đảo
lộn
mọi
thứ.
Bất
kì
hoạt
động
thể
chất
nào
mà
cần
sự
cố
gắng
đều
giúp
bạn
khỏe
mạnh,
nhưng
bạn
phải
nhớ
rằng
sự
đa
dạng
là
gia
vị
của
cuộc
sống
-
và
của
cả
sức
khỏe!
Khi
cơ
thể
quen
dần
với
một
hoạt
động
nào
đó,
nó
sẽ
thực
hiện
hoạt
động
đó
dễ
dàng
hơn
và
sự
phát
triển
của
bạn
sẽ
đi
vào
quỹ
đạo
nằm
ngang
trong
chế
độ
tập
đó.
Để
cơ
thể
và
tâm
trí
không
nhàm
chán
và
tìm
niềm
vui
khi
tập,
bạn
cần
kết
hợp
đa
dạng
các
hoạt
động.
- Khiêu vũ. Bất kì hoạt động nào như múa ba-lê cho đến nhảy hip-hop đều giúp tăng cường sức khỏe nếu bạn kiên trì thực hiện. Đăng ký lớp học múa Zumba hoặc nhảy hip-hop. Bạn sẽ phải ngạc nhiên với lượng calo bị đốt cháy trong khi vẫn có niềm vui.
- Đi bơi. Không quan trọng bạn bơi theo kỹ thuật nào, đứng nước, bơi chó hoặc bơi bướm. Bơi lội cũng là cách tập thể dục tốt mang lại niềm vui.
- Tập yoga. Yoga là cách tập thể dục lành mạnh vừa tốt cho tâm trí vừa tốt cho thể chất. Chọn một ngày trong tuần để cơ thể được kéo giãn thật sự thay vì chỉ tập luyện thông thường. Yoga giúp duy trì độ dẻo dai nhưng cũng là cách tuyệt vời để làm săn chắc cơ bắp.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao. Được chơi cùng với nhiều người khác sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục. Ví dụ, trong một cuộc chạy đua đường dài, các đồng đội sẽ động viên bạn tiếp tục cố gắng (và sự thật là bạn không muốn trở thành người đến cuối), không giống như chạy một mình trên máy ở nhà, bạn có thể dễ dàng nhấn nút ngừng và chấm hết.
Ăn uống lành mạnh[sửa]
-
Cung
cấp
năng
lượng
cơ
thể
cần.
Khi
hoạt
động
nhiều
hơn
thì
bạn
cũng
cần
ăn
nhiều
hơn,
nhưng
không
phải
bất
kì
thực
phẩm
nào.
Bạn
cần
ăn
những
thực
phẩm
lành
mạnh
giàu
năng
lượng
để
mở
ra
ngay
một
giai
đoạn
mới
trong
ngày,
không
gây
ra
sự
trì
trệ.
Học
cách
ăn
lành
mạnh
và
uống
nhiều
nước
hơn.
- Chuyển sang ăn ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh và ngon hơn. Có thể đó không phải là những gì bạn quen ăn, nhưng nó nhiều dinh dưỡng và có hương vị hạt. Nếu bạn không muốn ăn hoàn toàn bằng ngũ cốc nguyên hạt thì cố gắng thay phân nửa số hạt mình ăn bằng ngũ cốc nguyên hạt. Ai biết được - có khi bạn sẽ dần dần thích ngũ cốc nguyên hạt hơn.[7]
- Loại bỏ thức ăn vặt không lành mạnh và thay thế bằng hoa quả và rau. Hàm lượng nước và chất xơ cao sẽ khiến bạn no, lượng vitamin và khoáng chất trong đó giúp nuôi dưỡng cơ thể một cách thiên nhiên. Cố gắng thiết kế bữa ăn gồm có phân nửa là hoa quả và phân nửa là rau.
- Ăn thực phẩm chứa protein gầy. Cố gắng ăn thịt nạc (nghĩa là thịt có tỷ lệ mỡ thấp). Ăn đậu, trứng và hạt để tăng lượng protein hấp thu mà không lẫn chất béo như khi ăn thịt. Ăn hải sản tối thiểu một lần mỗi tuần. Hải sản chứa protein cũng như axít béo omega-3 (là loại chất béo tốt cho tim).[8]
- Giảm ăn chất béo đặc. Đó là những thực phẩm được chế biến với bơ hay chất béo dạng rắn như bánh quy, bánh và các món tráng miệng khác. Chúng cũng có trong thịt đã qua chế biến như xúc xích và thịt muối, cũng như là kem và piza. Chất béo đặc sẽ khiến bạn phải tập thể dục thật nhiều để đốt cháy hết.[8]
- Ăn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp. Đó là những thực phẩm mà cơ thể bạn tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và chuyển hóa thành năng lượng, vì vậy bạn sẽ no hơn trong ngày với lượng calo thấp hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh tình trạng "đường huyết tăng vọt" do ăn thực phẩm có chỉ số glycemic cao, thay vào đó nên tiếp nhận lượng năng lượng ổn định xuyên suốt ngày. Cách ăn này giúp cơ thể sảng khoái hơn cho dù bạn đang làm việc hay tập thể dục.
-
Trữ
thực
phẩm
lành
mạnh
trong
nhà.
Mua
trữ
hoa
quả,
rau,
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
súp
v.v...
mà
bạn
muốn
ăn,
không
mua
thức
ăn
vặt
để
tránh
cảm
giác
thèm
thuồng.
Thỉnh
thoảng
chiều
chuộng
bản
thân
cũng
không
phải
điều
xấu,
nhưng
bạn
sẽ
dễ
dàng
làm
như
vậy
nếu
trong
nhà
chứa
đầy
thức
ăn
vặt.
Thay
vào
đó,
phép
thử
thật
sự
cho
mong
muốn
ăn
vặt
chính
là
bạn
có
sẵn
lòng
vượt
qua
đoạn
đường
xa
đến
tiệm
bánh
hay
siêu
thị
không
(Thậm
chí
tốt
hơn
là
đi
bộ
hay
đạp
xe
nếu
được).
- Trước khi chiều chuộng bản thân, uống hai cốc nước (mỗi cốc 250ml). Nếu bạn vẫn muốn ăn vặt sau đó thì hãy ăn. Đôi khi não bộ nhầm lẫn sự thèm ăn với cảm giác khát nước. Nước là một trong những cách chữa tốt nhất cho cảm giác thèm ăn.
-
Uống
1,5~2
lít
nước
mỗi
ngày.
Nước
giữ
cơ
thể
đủ
nước
và
nâng
hoạt
động
trao
đổi
chất
đến
mức
tối
ưu.[9]
Ngoài
ra,
nước
chiếm
mất
lượng
thể
tích
lớn
trong
dạ
dày,
do
đó
bạn
cảm
thấy
no
hơn
mà
không
cần
ăn
nhiều.
Đây
là
một
công
cụ
tốt
để
tránh
tiêu
thụ
lượng
calo
thừa
mà
bạn
không
thật
sự
cần
nhưng
đã
vô
tình
cung
cấp
do
tâm
lý
thèm
ăn
hoặc
không
cảm
thấy
thỏa
mãn.
- Luôn mang theo mình một chai nước. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì việc uống đủ 1,5~2 lít nước mỗi ngày trở nên dễ dàng thế nào. Uống nước cũng rẻ hơn nhiều so với phải mua các thức uống khác khi bạn cảm thấy khát, và tốt hơn cho môi trường.
- Uống nước lọc thay cho thức uống chứa đường như sô-đa. Nếu bạn không có hứng uống nước vì nước không có hương vị, thử tạo hương vị hoa quả bạn thích cho nước, như dâu, việt quất, chanh, cam và lý gai.
-
Để
cơ
thể
nghỉ
ngơi.
Khi
cơ
thể
phải
tham
gia
nhiều
hoạt
động
thể
chất
thì
bạn
cũng
cần
cho
nó
thời
gian
phục
hồi
bằng
cách
ngủ
đủ
giấc.
Xác
định
số
giờ
bạn
cần
ngủ
để
cảm
thấy
tươi
tỉnh
vào
buổi
sáng,
sau
đó
buộc
mình
phải
đi
ngủ
và
thức
dậy
vào
cùng
thời
gian
mỗi
ngày.
- Không ngủ đủ giấc cũng gây tổn hại lớn cho hệ miễn dịch. Bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu không cung cấp cho cơ thể năng lượng và thời gian để chống lại vi khuẩn và virus lây nhiễm, và mỗi khi bị cảm lạnh bạn cũng mất nhiều thời gian hồi phục hơn.
-
Ngủ
quá
ít
có
liên
quan
đến
việc
ăn
quá
nhiều.[10]
Đảm
bảo
bạn
không
tước
đi
thời
gian
ngủ
để
phục
hồi
năng
lượng
cho
cơ
thể,
nếu
không
bạn
sẽ
phải
cung
cấp
bù
calo.
- Kiểm tra sức khỏe. Để giữ cơ thể khỏe mạnh về lâu dài, bạn nên thực hiện việc tu dưỡng đều đặn cho cơ thể, cũng giống như chiếc xe yêu quý của bạn. Đến gặp bác sĩ và nha sĩ theo định kỳ để đảm bảo mọi thứ vẫn vận hành tốt từ bên trong, và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh.
Lời khuyên[sửa]
- Bắt đầu một cách đơn giản, như chạy bộ 5 phút mỗi ngày. Tuần tiếp theo nâng lên 10 phút mỗi ngày. Tiếp tục tăng cường độ đến khi bạn thiết lập được thói quen tập ổn định.
- Ăn thực phẩm tươi, lành mạnh và hữu cơ. Cân nhắc mua đồ tạp phẩm ở địa phương.
- Không ngồi liên tục trong thời gian dài. Chỉ cần đứng dậy cũng giúp đốt cháy nhiều calo hơn, vậy hãy đứng dậy đi! Di chuyển đây đó!
- Cân nhắc hạn chế tiêu thụ thức ăn vặt và thực phẩm đã qua chế biến, như thức ăn nhanh, sô đa, thực phẩm chiên và các thực phẩm khác giàu chất béo, natri và đường.
- Cùng người nhà hoặc bạn bè đạp xe hóng mát.
- Chạy nước rút tốt hơn chạy bộ hàng giờ, thời gian ngắn nhưng bạn phải cố gắng nhiều, do đó cơ thể sẽ săn chắc nhanh hơn khi bạn chạy nước rút.
- Căn thời gian tập. Giảm ăn kẹo ngọt. Liên tục cố gắng. Đôi khi bạn cần nghỉ ngơi. Ngủ sau khi đã hoàn thành những việc cần làm. Tập thể dục trước giờ ngủ để đốt cháy nhiều calo hơn.
- Sau khi có được sức khỏe mong muốn, tiếp tục thực hiện những bước đã giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Rèn luyện sức khỏe là một lối sống, không phải công việc nhất thời.
- Không nghĩ về cân nặng của cơ thể và có lối suy nghĩ lành mạnh.
- Khi thay đổi chế độ ăn, bạn không được bỏ đói cơ thể, mà thay bằng thực phẩm tốt hơn. Ví dụ, nếu chế độ ăn có táo, sữa và gà viên chiên, bạn không nên bỏ ăn thịt gà mà thay thế bằng món salad gà.
- Đặt ra mục tiêu cho bản thân. Đầu tiên chạy bộ một cây số mỗi ngày, sau đó nâng mục tiêu lên 2 cây số hoặc hơn. Chúc may mắn!
Cảnh báo[sửa]
- Biết giới hạn của mình khi nói đến tập tạ và tập sức bền. Khi tham gia các bài tập tăng cường sức mạnh, luôn luôn nhờ người khác quan sát và tránh gắng sức quá mức với khối lượng quá nặng. Khi tập aerobic, giảm tốc độ tập nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau trong ngực hoặc khớp xương.
- Liên hệ với bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện. Đảm bảo cơ thể bạn có thể chịu đựng được hoạt động thể chất kéo dài. Thận trọng hơn nếu bạn có các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tăng hoặc hạ huyết áp, bệnh suyễn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.womenshealthmag.com/fitness/workout-motivation-3?cat=22867
- ↑ New York Times on Alzheimer’s prevention
- ↑ New York Times on interval training
- ↑ Mayo Clinic on the metabolism
- ↑ http://healthyliving.azcentral.com/stretching-feels-good-10515.html
- ↑ http://www.webmd.com/fitness-exercise/features/no-gym-required-how-to-get-fit-at-home
- ↑ Mayo Clinic on energy density
- ↑ 8,0 8,1 http://www.fitness.gov/eat-healthy/how-to-eat-healthy/
- ↑ Mayo Clinic on water
- ↑ NY Times on sleep and weight