Cải thiện chiều cao

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chiều cao của bạn thường được quyết định bởi gen di truyền và môi trường. Có nhiều yếu tố quyết định chiều cao nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và cũng có một số yếu tố khiến cho chiều cao của bạn “dậm chân tại chỗ”. Tuy nhiên, trước khi chiều cao ngừng phát triển, bạn có thể áp dụng một số phương pháp và bài tập sau để đạt đến chiều cao thật sự.

Các bước[sửa]

  1. Bạn nên biết rằng phần lớn chiều cao được quyết định bởi gen di truyền. Chiều cao là một đặc điểm di truyền đa gen, tức là nó bị ảnh hưởng bởi nhiều gen khác nhau. Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn không có nghĩa là bạn cũng sẽ có chiều cao khiêm tốn, và tương tự, bố mẹ cao chưa chắc bạn cũng cao. Tuy nhiên, nếu hầu hết mọi người bên họ nội và ngoại đều thấp thì bạn cũng không ngoại lệ. Nhưng bạn cũng đừng nản lòng. Sự thật là bạn không thể biết mình cao bao nhiêu cho đến khi bạn hoàn toàn trưởng thành ở tuổi 25.
    • Ước chừng chiều cao. Bạn có thể dự đoán chiều cao của mình dựa trên chiều cao của bố mẹ theo cm.
      • Cộng chiều của bố mẹ bạn với nhau (bằng cm).
      • Cộng với 13 cm nếu bạn là nam; trừ 13 cm nếu bạn là nữ.
      • Lấy kết quả trên chia cho 2.
      • Kết quả có được chỉ là chiều cao dự đoán, có thể chênh lệch 10 cm. Lưu ý rằng cách tính này không tính ra được chiều cao thực tế nhưng nó cũng tương đối đúng. [1]
  2. Tránh những yếu tố kìm hãm phát triển chiều cao. Mặc dù không có nhiều cách để bạn có thể tăng chiều cao, nhưng bạn có thể thực hiện một vài việc khác để đảm bảo chiều cao tự nhiên không bị kìm hãm bởi các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường. Chất kích thích và rượu sẽ kìm hãm chiều cao nếu bạn sử dụng chúng trong độ tuổi đang lớn. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng cũng khiến chiều cao của bạn không thể phát triển toàn diện.
    • Caffein có kìm hãm sự phát triển chiều cao không? Các nghiên cứu khoa học cho thấy caffein không ảnh hưởng đến chiều cao.[2] Tuy nhiên, caffein có thể khiến bạn ngủ không điều độ và không ngon giấc. Trẻ em và người lớn cần ngủ khoảng 9,5 tiếng mỗi ngày. Uống caffein có thể khiến bạn không ngủ đủ giấc.
    • Hút thuốc có kìm hãm phát triển chiều cao không? Hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của việc hút thuốc và hít khói đến chỉ số BMI (chỉ số cơ thể). Theo Nguồn Thông tin về Sức khỏe (Internet Health Resource) của Đại học Columbia: Nghiên cứu đến nay đã chỉ ra rằng trẻ hút thuốc hoặc hít khói thuốc thường có chiều cao thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa không hút thuốc hoặc không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc.[3]
    • Steroids có kìm hãm phát triển chiều cao không? Tất nhiên là có. Anabolic steroids kìm hãm sự phát triển của xương ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, làm giảm lượng tinh trùng ở nam, giảm kích thước vòng một ở nữ, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.[4] Trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên sử dụng thuốc trị bệnh hen suyễn có chứa steroid budesonide thường sẽ thấp hơn các bạn cùng trang lứa trung bình khoảng 1,3 cm.[5]
  3. Ngủ đủ giấc. Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên ở độ tuổi đang phát triển cần ngủ 8,5 - 11 tiếng mỗi ngày. Lý do là vì cơ thể sẽ phát triển và tái tạo mô trong lúc bạn nghỉ ngơi. Bạn hãy chọn một nơi thật yên tĩnh để ngủ và tránh bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hoặc ánh sáng. Nếu bị khó ngủ, bạn hãy tắm nước ấm hoặc uống một ly trà hoa cúc nóng trước khi đi ngủ.
    • Hormone tăng trưởng ở người (HGH) được sản sinh một cách tự nhiên trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là trong lúc ngủ sâu.[6] Ngủ sâu và đủ giấc sẽ kích thích cơ thể sản sinh HGH trong tuyến yên.
    • Hormone tăng trưởng có thể được tiêm vào máu dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Tuy nhiên, các loại kem, bột, thuốc chứa HGH hoặc thuốc tiêm không rõ nguồn gốc đều rất nguy hiểm và có tác dụng phụ.[7] Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định sử dụng loại hormone này.
  4. Ăn uống khoa học. Hãy đảm bảo rằng bạn nạp đủ vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần để giúp cơ thể phát triển chiều cao một cách toàn diện. Bạn có thể dùng thuốc bổ phù hợp với độ tuổi vào mỗi bữa sáng và kết hợp một số loại thức ăn vào chế độ ăn uống của mình. Sau đây là một số gợi ý cụ thể:
    • Đảm bảo cung cấp cho cơ thể các loại thức ăn giàu cacbon-hydrat và calo vì đây là nguồn năng lượng giúp cho cơ thể phát triển.
    • Cung cấp nhiều canxi cho cơ thể (bằng cách ăn nhiều rau xanh và các sản phẩm từ sữa). Canxi giúp đẩy nhanh sự phát triển của xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương.
    • Bổ sung 500 mg niacin cho cơ thể khi bụng còn đói sẽ làm tăng đáng kể nồng độ hormone tăng trưởng.[8]
    • Cung cấp đủ vitamin D (có nhiều trong cá, cỏ linh lăng, nấm hoặc bằng cách tắm nắng). Vitamin D kích thích sự phát triển xương và cơ bắp ở trẻ nhỏ[9], thiếu vitamin D sẽ kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao và gây tăng cân cho các bạn nữ. Nếu không thích ăn cá, bạn có thể bổ sung dầu cá tinh khiết (không chứa thủy ngân).
    • Nạp nhiều chất đạm (có trong thịt, trứng, đậu phụ hoặc các loại đậu). Chất đạm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần để phát triển. Vì vậy, ít nhất một (hoặc hai) bữa ăn trong ngày của bạn phải giàu chất đạm.
    • Tăng cường bổ sung chất kẽm (có trong con hàu, sôcôla, đậu phộng, trứng, đậu Hà Lan, măng tây và các loại thuốc bổ). Thiếu kẽm sẽ làm giảm sự phát triển chiều cao ở trẻ[10]. Tốt nhất, bạn nên uống vitamin và thuốc bổ có chứa kẽm để đảm bảo mỗi ngày cơ thể được cung cấp đủ chất.
    • Ăn uống đúng giờ. Bạn nên ăn 3 bữa mỗi ngày, có xen kẽ một phần ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Thời gian ăn uống mỗi ngày nên được lên kế hoạch cố định.
  5. Giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Một số căn bệnh thuở nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bạn. Hầu hết các căn bệnh đều có thể phòng ngừa bằng việc tiêm chủng đầy đủ khi còn nhỏ, nhưng tốt hơn thì bạn nên bổ sung nhiều vitamin C (có trong cam, bưởi và chanh) và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy không khỏe.
    • Bạn hãy ăn các thực phẩm tươi và giàu chất dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tránh các loại thức ăn đã qua chế biến, thực phẩm ít calo hoặc nhiều mỡ và thức ăn bị hydro hóa như bơ thực vật hoặc Shortening (mỡ trừu).
    • Ăn nhiều loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc chỉ ăn duy nhất quả Acai hoặc cá hồi trong mỗi bữa ăn sẽ không đủ để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bổ sung nhiều hoa quả, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên cám, chất đạm như sữa, phô mai, các loại hạt và cá, thức ăn giàu chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 để giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
  6. Tập thể dục thể thao. Đáng tiếc là nếu bạn sắp hết tuổi phát triển thì việc tập thể dục cũng sẽ không làm tăng tốc độ phát triển chiều cao. [11] Nhưng nếu bạn thích bơi lội, đạp xe, chạy bộ, Yoga hay bất kỳ môn thể thao nào khác, và bạn vẫn trong độ tuổi phát triển thì hãy kết hợp việc tập thể thao với chế độ ăn uống phù hợp và ngủ đủ giấc để giúp bạn cao lớn hơn.
    • Thực hiện các bài tập giãn cơ cũng rất hiệu quả. Trên mạng có vô số các bài tập để giúp bạn tăng chiều cao. Tuy nhiên, như bạn đã biết, sau khi hết tuổi phát triển thì chiều cao của bạn cũng không tăng thêm nữa. Vì vậy, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy bạn có thể cao hơn nhờ các bài tập giãn cơ. Bài tập giãn cơ có thể cải thiện vóc dáng của bạn, giúp bạn trông cao hơn – hoặc trông bạn sẽ không còn nhỏ nhắn nữa – nhưng thực chất thì chiều cao của bạn không tăng thêm.
  7. Tập tư thế đúng. Rũ vai hoặc khom người có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cột sống. Bạn nên giữ cho lưng thẳng, cằm hướng về phía trước và mông nhô ra. Giữ nguyên tư thế đó khi bước đi thay vì khom người lại và cố gắng luôn ngồi thẳng lưng. Cách này mặc dù không giúp bạn cao thêm nhưng sẽ làm bạn trông cao hơn.
    • Thực hiện phương pháp Alexander để có dáng đẹp. Phương pháp này được người phát minh F. Matthias Alexander gọi là tận dụng cơ thể giúp cải thiện vóc dáng, nên được sử dụng để huấn luyện ca sĩ và diễn viên. Các lớp học dạy phương pháp này rất phổ biến.
  8. Tăng sự tự tin. Cao thì đẹp nhưng bạn không cần phải cảm thấy thiếu tự tin nếu mình không cao. Hãy tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ở trường và phát huy sở thích của bạn. Những hoạt động này sẽ giúp bạn thay đổi tâm trạng và thái độ lạc quan sẽ giúp bạn quên đi sự tự ti về chiều cao.
  9. Gặp các chuyên gia y tế. Nếu trong gia đình bạn mọi người đều cao nhưng đến giữa tuổi dậy thì mà bạn vẫn không phát triển hoặc chiều cao của bạn không thay đổi nhiều (trước và trong độ tuổi dậy thì) thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Các nguyên nhân làm giảm sự phát triển chiều cao (như sự thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc mắc bệnh tự miễn dịch) thường rất hiếm nhưng không phải là không có. Nếu bạn có chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ nhưng chiều cao vẫn không phát triển thì bạn nên gặp ngay bác sĩ để được tư vấn thêm.
    • Nếu bạn đã trưởng thành nhưng có chiều cao khiêm tốn, hãy đến gặp bác sĩ. Mặc dù có nhiều nguyên nhân thời thơ ấu (như bệnh còi xương) khiến bạn không cao dù đã trưởng thành nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ về điều đó. Như vậy, bạn sẽ biết được cách để đảm bảo xương và các cơ quan trong cơ thể đều khỏe mạnh kể cả khi bạn không phát triển chiều cao một cách toàn diện.

Lời khuyên[sửa]

  • Không dùng chất kích thích vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bạn.
  • Không khom người vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn hãy uống nhiều nước và sữa để xương chắc khỏe. Cơ thể bị mất nước nhẹ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề như thiếu năng lượng và dễ nổi cáu.
  • Tập luyện thể thao, ngủ và ăn uống lành mạnh khi bạn ở nhà.
  • Đảm bảo bạn ăn đủ lượng thức ăn tương ứng với chiều cao của cơ thể. Ăn ít hơn lượng thức ăn mà cơ thể cần mỗi ngày được chứng minh là sẽ kìm hãm sự phát triển. Hãy ngủ đủ giấc, vì đây lúc bạn phát triển nhiều nhất.
  • Không ăn kiêng khi bạn đang trong độ tuổi phát triển.
  • Nếu cần bạn có thể giảm một vài cân. Việc này sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn và trông cao hơn.
  • Nghỉ ngơi ít nhất từ 8 - 11 tiếng, đây là nhu cầu cần thiết của cơ thể. Ăn bông cải xanh vì nó có chứa hormone tăng trưởng.
  • Ăn cà rốt.
  • Bổ sung chất đạm từ thịt gà và trứng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây