Cải thiện kỹ năng đọc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Rất nhiều người gặp khó khăn với việc đọc vì họ cảm thấy khó và cần nhiều thời gian để đọc. Đọc là một quy trình của bộ não bao gồm mắt nhìn ký tự trên trang giấy và não phân tích ký tự để hiểu nội dung. Kỹ năng đọc tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong tương lai. Đó là lý do vì sao thầy cô vẫn thường khuyên bạn nên đọc nhiều sách. Sau đây là một số bước và lời khuyên giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Chuẩn bị đọc[sửa]

  1. Tìm thứ gì đó để đọc. Bạn có thể tìm đọc sách thiếu nhi, tin tức trên báo, truyện ngắn hoặc bài viết nào đó trên VLOS.
  2. Tìm đọc sách ở thư viện. Chọn sách phù hợp với trình độ đọc của bạn, không phân biệt độ tuổi. Đó có thể là sách với nội dung mà bạn thích thú để không cảm thấy nhàm chán khi đọc. Việc đọc nên tạo ra trải nghiệm thú vị bên cạnh việc tiếp thu kiến thức.
    • Bạn nên chọn sách vui nhộn và dễ đọc như truyện tranh hoặc sách phức tạp hơn như tiểu thuyết sử thi và hiện thực.
  3. Tìm nơi mà bạn có thể tập trung để đọc. Chẳng hạn như chọn một nơi bí mật mà bạn không bị làm phiền hoặc đọc ngay tại nhà vào lúc yên tĩnh.
  4. Lên thời khóa biểu đọc sách. Bất kể lúc nào bạn cũng đều có thể đọc sách. Tuy nhiên, nếu bạn có thể dành ra một ít thời gian mỗi ngày thì sẽ rất hữu ích trong việc phát triển thói quen đọc sách.
    • Chọn đọc thứ gì đó trong khi di chuyển bằng xe buýt hoặc xe lửa. Đây là một cách hay để giết thời gian và bạn không chỉ luyện cho bản thân đọc nhanh hơn mà còn hiểu tốt hơn trong môi trường dễ bị xao nhãng.

Một số cách cơ bản để cải thiện kỹ năng đọc[sửa]

  1. Khi bắt đầu việc đọc sách, bạn có thể xem ảnh trong sách hoặc nghe nhạc để tạo không khí.
  2. Bắt đầu đọc tiêu đề, tên và phần giới thiệu trong sách. Một số sách có phần liệt kê tên nhân vật chính và thông tin liên quan. Hoặc bạn cũng sẽ tìm thấy bản đồ miêu tả nơi chốn được nhắc đến trong sách. Hãy nhớ tìm hiểu những thông tin đó.
  3. Cẩn thận đọc từng trang sách. Nếu không thể đọc nhanh thì bạn đừng ép bản thân phải đọc nhanh hơn. Mục tiêu của việc đọc là hiểu nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Bạn không cần phải đọc lướt thật nhanh toàn bộ nội dung.
    • Hỏi bản thân những câu như Tại sao? Cái gì? Ai? Khi nào? Ở đâu? Việc này sẽ dẫn dắt bạn trong khi đọc.
  4. Nghe sách nói và đọc nội dung trong sách cùng một lúc. Việc này sẽ hỗ trợ bạn về mặt phát âm và nhận diện từ.
    • Cố gắng phát âm tốt các từ dựa theo những gì bạn nghe được. Lưu ý, phát âm các từ có thể khác nhau tùy từng vùng địa phương và ngữ cảnh – bạn sẽ nhận thấy những từ đó trong khi đọc.
    • Chú ý cách nhấn của từ và cầu.

Nâng cao kỹ năng đọc[sửa]

  1. Đọc bất kỳ khi nào bạn có thể. Khi bạn cảm thấy chán hoặc cần nghỉ ngơi, hãy đọc sách. Việc đọc nên đem đến cảm giác thú vị và thoải mái, đừng ép bản thân. Sau khi nghỉ ngơi thì tiếp tục việc mà bạn đang làm dở dang.
  2. Đọc lại nội dung. Bạn có thể đọc lại thứ gì đó nếu không hiểu nội dung trong lần đọc đầu tiên.
  3. Dùng đầu mối ngữ cảnh để tìm ra nghĩa của từ. Đầu mối ngữ cảnh sẽ giúp bạn tìm ra nghĩa của từ bằng cách xem từ đó được dùng như thế nào trong câu. Ví dụ, bạn đang đọc câu sau đây là muốn biết nghĩa của từ 'bi quan':Mẹ tôi luôn vui vẻ và lạc quan, ngược hẳn với anh tôi, một người luôn bi quan. Từ câu đó, bạn sẽ nhận ra 'bi quan' có nghĩa trái ngược với vui vẻ, vậy 'bi quan' có nghĩa là buồn rầu và dễ cáu. Người có kỹ năng đọc tốt, dày dạn kinh nghiệm thường dùng đầu mối ngữ cảnh! Nếu muốn tìm nghĩa của từ mà bạn hoàn toàn không hiểu, hãy dùng từ điển! Nếu muốn tiết kiệm thời gian và không muốn trì hoãn việc đọc quá lâu thì có thể dùng từ điển online.
  4. Học thuộc một đoạn văn. Đọc to đoạn văn đó trước gương. Việc học thuộc sẽ giúp bạn cải thiện sự tự tin về kỹ năng đọc.
  5. Đọc lại. Nếu không hiểu những gì bạn đang đọc thì hãy đọc lại. Thử tự đọc to các từ. Nếu bạn vẫn không hiểu, hãy nhờ một người đọc tốt ở gần đó giải thích cho bạn hiểu hoặc đơn giản là chọn một quyển sách dễ đọc và phù hợp với trình độ của bạn. Đừng ngại dùng ngón tay chỉ vào từng từ trong khi đọc. Việc này sẽ giúp mắt tập trung vào dòng đang đọc và nâng cao khả năng đọc hiểu.
  6. Đọc nhiều. Cố gắng đọc mỗi khi bạn có thời gian. Việc đọc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều như vốn từ vựng được mở rộng với nhiều từ trau chuốt hơn và bạn sẽ thấy kết quả học tập được cải thiện. Chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Lời khuyên[sửa]

  • Đọc to để đảm bảo bạn luôn tập trung vào những gì mình đang đọc và đọc từng từ.
  • Mặc dù nhiều người không tán thành việc này nhưng hầu hết những thứ mà bạn cần biết đều nằm trong sách. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tập quen với việc đọc những tài liệu chung để tăng tốc độ đọc càng sớm càng tốt.
  • Đọc sách khi đứng sẽ hiệu quả với một số người. Nhiều người còn đọc sách khi đang tập với máy chạy như một cách rèn luyện thân thể và trí óc!
  • Để tăng hiệu quả đọc hiểu, bạn nên tránh nằm đọc. Mặc dù việc nằm đọc trên giường có thể giúp bạn thư giãn và dễ ngủ nhưng bạn sẽ tiếp thu nhiều kiến thức hơn khi đọc sách đúng tư tế. Chẳng hạn như ngồi thẳng lưng và đặt hai chân trên sàn nhà để tăng sự tỉnh táo.
  • Đừng căng thẳng khi đọc. Nhiều người thường căng thẳng về việc không thể nhớ những gì họ đã đọc và không tập trung vào những gì đang đọc. Hãy hít thở sâu và thả lỏng!
  • Đừng cố gắng hiểu nghĩa từng từ trong câu. Hãy cứ thư giãn và đọc. Bên cạnh đó, hãy tìm một chỗ thoải mái giúp bạn thư giãn trong khi đọc. Nếu muốn thoải mái và tập trung hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm thức ăn và nước uống để không bị đói hoặc chán nản trong khi đọc.
  • Cố gắng nhập tâm vào bối cảnh mà bạn đang đọc. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với việc đọc.
  • Chọn nơi đọc sách yên tĩnh để giúp bạn tập trung và nhớ từ tốt hơn. Khi nghỉ ngơi, hãy nghe nhạc và sau đó tiếp tục việc đọc.
  • Hãy đảm bảo là bạn hứng thú với những gì mình đang đọc. Bên cạnh đó, dành thời gian nghỉ ngơi để không cảm thấy chán hoặc buồn ngủ.
  • Khi đọc sách giáo khoa hoặc tiểu thuyết, hãy nhớ giảm tốc độ đọc và cố gắng nhớ những gì bạn đã đọc.
  • Hãy thử đọc to. Bạn có thể đọc cho thú cưng, anh chị em, cha mẹ hoặc bản thân nghe, việc này sẽ giúp cải thiện kỹ năng đọc vì não tiếp nhận các từ tốt hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Việc đọc sách sẽ gây nghiện. Chỉ cần kiên quyết đọc sách mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình ở trong khoảnh khắc, nơi chốn và thế giới khác mà mình chưa từng mơ thấy.
  • Đọc sách trong bóng tối sẽ làm bạn đau đầu nên hãy trang bị đủ ánh sáng trước khi đọc.
  • Hãy đọc những thứ mà bạn yêu thích, những quyển sách không làm bạn thích thú sẽ khiến bạn ngán ngẩm với việc đọc sách.
  • Ngồi với một tư thế trong thời gian dài sẽ làm bạn buồn ngủ hoặc có hại. Do đó, hãy giãn cơ trước hoặc trong khi đọc sách để giữ được sự tỉnh táo và thoải mái.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Tài liệu đọc như sách, tạp chí, lời bài hát, báo, v.v. Hãy chọn những nội dung thú vị, nếu không bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng dùng tài liệu đọc để làm gối nằm ngủ.
  • Bàn hoặc nơi nào đó mà bạn có thể đặt tài liệu đọc. Bạn cũng có thể đặt lên đùi.
  • Tìm nơi thoải mái, yên tĩnh để ngồi và bạn không bị làm phiền.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này