Cải thiện thái độ đối với cuộc sống và bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một thái độ sống tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến bạn và mọi người xung quanh. Càng có cái nhìn bi quan về cuộc đời và về chính mình thì sẽ càng khó để thay đổi thái độ sống. Nhưng nếu sẵn lòng thay đổi cách bạn nhìn nhận về thế giới và bản thân thì bạn chắc chắn có thể làm được nhiều điều. Hãy bắt đầu xem xét thái độ của bạn về cuộc sống và về bản thân, rồi tìm kiếm giải pháp tốt nhất để cải thiện quan điểm và giải quyết vấn đề nan giải nhất mà bạn gặp phải với cuộc sống và với bản thân.

Các bước[sửa]

Xem xét Thái độ sống[sửa]

  1. Thử thách niềm tin tồn tại trong bạn. Nếu tin rằng thế giới bạn đang sống là một nơi tồi tệ, thì có lẽ bạn đang có một thái độ sống tiêu cực. Trong trường hợp này, nếu bạn có thể tìm ra cách nào đó để thay đổi niềm tin về thế giới, thì khả năng là thái độ sống của bạn cũng sẽ thay đổi theo.[1]
    • Nhớ rằng niềm tin thường khá chủ quan và thường sẽ có rất nhiều cách để nhìn nhận về một vấn đề. Vì thế, cố gắng tìm thêm bằng chứng đi trái lại niềm tin mà bạn vẫn luôn tin tưởng.
    • Ví dụ, nếu bạn tin rằng thế giới là một nơi tồi tệ, hãy dành một vài tiếng đồng hồ để bản thân thấy được đây là nơi mà có những lúc mọi người giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi cần.
  2. Nghiêm túc xem xét quan niệm của bạn về thế giới. Quan niệm tiêu cực về thế giới sẽ khiến bạn có những động thái mang tính quyết định đến kết quả của một vài hoàn cảnh. Những suy nghĩ này có thể dẫn đến suy đoán chủ quan, và cứ mỗi lần chúng này trở thành sự thật thì bạn càng có cái nhìn tiêu cực hơn. Đây được xem là lời tiên tri tự ứng nghiệm.
    • Một ví dụ về một lời tiên tri tự ứng nghiệm là khi bạn nghĩ rằng thế giới là một nơi lạnh lẽo, bần tiện, thế nên bạn cũng lạnh lùng và bủn xỉn đối với người khác. Kết cuộc là những người ấy cũng sẽ đối xử ngược lại với bạn y như vậy. Bạn có thể diễn giải hành động của họ như thể đang có cùng cái nhìn với bạn đối với thế giới, và điều này càng củng cố thái độ sống của chính bạn thêm vững chắc.[2]
  3. Chịu trách nhiệm với thái độ sống của bạn. Bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát cách nghĩ về thế giới. Hãy cố giữ suy nghĩ đó trong đầu và sử dụng vì lợi ích của bạn. Cuối cùng thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm cho thái độ của mình và không thể cứ đổ lỗi cách bạn suy nghĩ cho người khác hay cho hoàn cảnh.[3]
    • Nên nhớ rằng dù cho có những lúc bạn không thể thay đổi được hoàn cảnh nhưng bạn vẫn có thể thay đổi cách ứng phó với chúng bằng một thái độ sống đúng đắn.
  4. Điều chỉnh lại sự tập trung. Theo một nghĩa nào đó, phần lớn thực tế thường khá là chủ quan, chẳng hạn như dù bạn thích hay không với những gì mình làm. Tất cả phụ thuộc vào những gì bạn tập trung và chú tâm suy nghĩ. [3]
    • Ví dụ, nếu không hoàn toàn yêu thích công việc hiện tại, bạn sẽ nhìn nhận nó với thái độ tiêu cực "Công việc này thực sự tồi tệ và vô vị".
    • Tuy nhiên, bạn nên có thái độ tích cực trước tình huống tương tự, và luôn giữ suy nghĩ "Thật tuyệt khi mình có được một công việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Hãy thử tưởng tượng sống trong thời buổi khi ai nấy đều phải kiếm ăn song lại không có bữa ăn nào miễn phí cả".
  5. Giả vờ thành công cho tới khi bạn thành công thật sự. Khi nhìn cách bản thân ứng xử, thái độ sống phần nào sẽ được hình thành. Người ta gọi đó là thuyết tự nhận thức, tức là con người có thể đoán được thái độ của chính mình thông qua việc nhận thức hành vi của bản thân.[4]
    • Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy nếu bạn tập trung sự chú ý của mọi người vào một nhóm hoạt động tôn giáo nào đó mà họ đã từng tham gia, thì thái độ của họ sẽ có phần thiện chí với tôn giáo đó hơn.
    • Vì vậy, nếu muốn cải thiện thái độ về cuộc sống và bản thân, thì bạn có thể phần nào đạt được điều đó bằng cách hành động như thể bạn muốn thái độ của bản thân phải như thế. Quá trình "giả vờ thành công tới khi bạn có được thành công thật sự" có thể là phương thức hiệu quả giúp cải thiện thái độ.

Thực hiện Thay đổi nhỏ[sửa]

  1. Đặt ra mục tiêu hợp lý. Mục tiêu đặt ra quá cao dễ khiến bạn có thái độ tiêu cực về thế giới xung quanh; rằng mọi thứ quá khó, quá bất công, rằng dư luận luôn chống lại bạn, v.v. Đặt ra mục tiêu khó có thể thành hiện thực như thế có thể làm tiêu tan động lực phấn đấu.[5]
    • Thay vì đặt ra mục tiêu như "Mình sẽ đạt điểm A trong tất cả môn học vào học kỳ này", thì hãy đặt mục tiêu như "Mình sẽ cố gắng để đạt điểm tốt trong lớp học"; hoặc, thay vì đặt mục tiêu trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng, hãy đặt mục tiêu thường xuyên luyện tập sáng tác nhạc.
  2. Xem thất bại là cơ hội trau dồi bản thân. Có thể tài năng chưa vững còn kỹ năng vẫn chưa thật sự tiến bộ, nhưng điều đó giúp bạn học được cũng như trưởng thành từ sai lầm của bản thân, đây là chính là cách suy nghĩ tuyệt vời mà bạn nên có. Hãy tận dụng sức mạnh của lối suy nghĩ ấy để bản thân có thêm kinh nghiệm, thêm năng lực và thêm lạc quan trong cuộc sống.[6]
    • Xem thất bại là cơ hội học hỏi và trau dồi, bạn sẽ bớt bi quan hơn khi đối diện với mọi thất bại nào trên đường đời.
    • Ví dụ, nếu làm bài kiểm tra không tốt, thay vì tự trách mình và cho rằng mình quá đần độn, thì hãy nói với chính mình rằng "Mình thật sự không thể làm bài tốt như mình muốn nhưng mình có thể trao đổi với thầy cô và tìm ra cách cải thiện cho lần sau".
  3. Mỉm cười. Nếu gặp khó khăn, hãy giữ cho mình một cái nhìn tích cực về cuộc sống và bản thân bằng việc nở một nụ cười trên môi. Tự nói với mình là luôn mỉm cười vài phút mỗi ngày khi đang ngẫm nghĩ về cuộc đời và bản thân. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ song phương giữa cơ mặt và trạng thái cảm xúc của con người là khi: chúng ta cảm thấy hạnh phúc và bắt đầu mỉm cười, ta cũng có thể mỉm cười và rồi sau đó mới cảm thấy hạnh phúc.[7]
    • Nếu muốn mỉm cười, đặt cây bút chì ngay giữa 2 hàm răng sao cho phần tẩy nằm hướng về góc miệng còn đầu bút hướng về góc khác, giữ bút ở giữa răng theo cách này sẽ giúp bạn cười dễ dàng hơn.
  4. Đặt hy vọng vào mọi người xung quanh. Chúng ta thường rất giỏi học hỏi từ những người xung quanh.[8] Vì thế, hãy tìm kiếm cảm hứng từ hành động của họ, những việc họ đã làm, lý lịch của họ hay là câu chuyện cuộc sống từ những người mà bạn đã gặp. Hãy thử quan sát một phẩm chất duy nhất có thể mang đến cho bạn nguồn cảm hứng từ mỗi người mà bạn gặp.
    • Khi đã tìm thấy được người có thái độ đối với cuộc sống và bản thân mà bạn đặc biệt ấn tượng, hãy thử làm theo một số điểm theo thái độ sống của họ mà bạn thích nhất.
  5. Nhìn nhận mọi việc theo nhiều góc độ. Đôi lúc một số sự kiện nhỏ xảy ra trong cuộc sống sẽ khiến tâm trạng bạn xấu đi hoặc làm bạn bi quan và có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Tuy nhiên, hãy cố gắng nhớ là so với kế hoạch gồm nhiều việc to lớn, thì những sự việc nhỏ đó không đáng để bạn lưu tâm.[1]
    • Ví dụ, nếu làm hư chiếc áo sơ mi khi đang giặt quần áo, tự hỏi mình xem bạn sẽ buồn bã trong suốt cả tuần hoặc cả tháng. Sẽ không có khả năng bởi vì khi nhìn tổng quan, điều này không quan trọng đến mức như thế.
  6. Giám sát và loại bỏ cuộc đối thoại với chính mình theo hướng tiêu cực. Đối thoại với chính mình chỉ là những câu nói nội tâm xuất hiện trong tâm trí. Đôi khi cách nói chuyện này khá phi lý hoặc thiếu tính chính xác. Hãy cẩn thận với việc nói chuyện với chính mình theo hướng tiêu cực và thiếu chính xác để có thể dễ dàng từ bỏ thói quen này. [9]
    • Ví dụ, nếu tự nói với bản thân là bạn vô dụng bởi đáng lẽ bây giờ bạn nên lấy được bằng đại học, hãy hỏi bản thân một vài câu hỏi như sau:
    • Tại sao sự thật việc bạn đã không lấy được bằng đại học trong khi phần lớn các bạn đồng trang lứa khác đều thành công khiến bạn trở nên vô dụng? Tại sao bằng đại học lại quyết định được giá trị bản thân? Chẳng lẽ những gì bạn trải qua khi không ở tại trường đại học lại không được xem là một trải nghiệm đáng học hỏi? Liệu điều đó có giúp tạo nên con người bạn như hôm nay không?
    • Thay vào đó, hãy nói bằng ngôn ngữ tích cực để điều chỉnh lại mọi thứ. Thử ngay khi bạn không cảm thấy lạc quan. Thay vì nói "Mình không bao giờ thành công được", hãy điều chỉnh lại suy nghĩ bản thân theo hướng tích cực hơn bằng những câu nói như "Mình sẽ cố gắng hết sức" hoặc "Mình sẽ làm hết mình".[1]

Cố gắng Giải quyết Vấn đề Quan trọng[sửa]

  1. Học cách tha thứ người khác. Không ai hoàn hảo cả, và đôi khi một trong số họ có thể làm bạn phật lòng. Hãy học cách tha thứ để cải thiện lại thái độ của chính mình đối với cuộc sống. Để tha thứ cho người khác, bạn phải biết từ bỏ suy nghĩ tiêu cực bên trong để nâng cao sức khỏe thể chất. Để nuôi dưỡng sự khoan dung, có rất nhiều điều mà bạn cần ghi nhớ. [10][11]
    • Đôi khi con người ta phải phạm sai lầm, ngay cả bạn cũng vậy. Cố nhớ lại lần cuối mà bạn đối xử tệ với ai đó. Như thế thì sẽ dễ dàng hơn để đứng trên lập trường của người đã từng đối đãi không tốt với bạn và dễ tha thứ cho họ hơn.
    • Xem lòng khoan dung là một món quà dành cho bạn chứ không hẳn dành cho người được bạn tha thứ. Việc này sẽ rất có ích vì nó giúp bạn bình yên hơn.
    • Thấy được lợi ích tiềm ẩn từ lỗi lầm. Tuy điều này hơi mâu thuẫn, nhưng trong cái rủi lại có cái may, đó là khi bạn hiểu được rằng ngay khi bị họ làm tổn thương thì điều đó cũng mang đến cho bạn nhiều lợi ích (chẳng hạn như giúp bạn cứng cỏi và mạnh mẽ hơn cho tương lai sau này) có thể là cách hiệu quả để tha thứ cho người khác.
    • Nên nhớ rằng ai cũng cần thời gian để tha thứ; bởi đây là điều không thể xảy ra một sớm một chiều.
  2. Không ngẫm nghĩ nhiều lần về vấn đề cuộc sống. Khi nghĩ quá nhiều về điều tiêu cực, như thiếu thốn tiền bạc, cảm thấy bản thân quá mập, quá yếu, hay không được trân trọng, tất cả chỉ làm cuộc sống thêm bất hạnh và thiếu đi niềm vui. Điều này có thể xảy ra một khi bạn nghĩ về nó theo hướng như thế thì nó cũng sẽ trở nên như thế, hay khi bạn thất vọng và nghĩ mình không thể thay đổi được gì, chính bởi việc luôn nghĩ tiêu cực như thế chỉ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn. [2][12][13]
    • Thay vào đó, cố chú tâm đến mặt tích cực của cuộc sống hoặc làm thế nào để thay đổi chúng theo chiều hướng tốt hơn.
    • Có thể chống lại suy nghĩ bi quan bằng cách từ bỏ những điều nằm ngoài tầm kiểm soát, hoặc nghĩ ngay về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra rồi tự hỏi rằng liệu bạn có thể vượt qua được hay không (hầu hết câu trả lời là có, và chính điều này sẽ giúp bạn thôi nghĩ về nó).[14]
    • Ví dụ, tưởng tượng rằng bạn ghét điều gì về bản thân nhưng không thể thay đổi, chẳng hạn như chiều cao của bạn. Hãy từ bỏ ý nghĩ đó bằng cách tự nhắc nhở chính mình: "vì chiều cao là thứ không thể thay đổi, tôi sẽ không nghĩ nhiều về nó nữa mà sẽ tập trung vào thứ mà bản thân tôi có thể cải thiện tốt hơn, như sự tự tin hay khiếu hài hước chẳng hạn".
  3. Nhìn về tương lại. Hãy thôi dành quá nhiều thời gian nhìn lại quá khứ bởi khoảng thời gian ấy đã đi qua rất lâu rồi. Nếu vẫn còn phiền muộn về những điều mình từng làm trước đây, bạn có thể dựa vào điều đó để tìm cách cải thiện cho tương lại sau này, song chỉ như thế thôi chứ đừng quá để tâm về quá khứ. Thay vào đó, tìm cách tạo nên một tương lại mà bạn mong muốn. [15]
    • Cố gắng nhắc nhở bản thân rằng những cơ hội tốt mà bạn từng bỏ lỡ trước đây không quan trọng bằng những cơ hội đầy tiềm năng đang ở phía trước.
    • Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng quá khứ là thứ không thể thay đổi, trong khi bạn có thể thay đổi tương lai. Có hợp lý hơn khi dành nhiều thời gian hơn suy nghĩ về điều mà bạn có thể thay đổi hơn không?
  4. Nuôi dưỡng lòng biết ơn. Lòng biết ơn là khi ta cảm kích và muốn đền đáp vì những điều tốt đẹp của thế giới. Học cách biết ơn sẽ có ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, và có thể cải thiện nhiều mối quan hệ để từ đó giúp bạn có cái nhìn thiện cảm hơn về cuộc sống. Để sống biết ơn hơn, bạn có thể: [16]
    • Mỗi ngày dành thời gian viết nhật ký về vài điều mà bạn cảm kích nhất.
    • Viết và gửi thư về lòng biết ơn đến một ai đó.
    • Để tâm đến lý do tại sao họ hành động như thế chứ không phải là kết quả mang lại.
  5. Rèn luyện chánh niệm. Luyện tập chánh niệm là biết duy trì suy nghĩ, cảm nhận, tình cảm và môi trường xung quanh ta từng phút giây cũng như chấp nhận chúng mà không chỉ trích. Nghiên cứu cho rằng việc luyện tập như thế sẽ rất tốt về mặt tinh thần lẫn thể chất, và giúp mọi người khoan dung và biết chia sẻ hơn – tất cả những phẩm chất này góp phần cải thiện thái độ sống. Để rèn luyện chánh niệm, bạn có thể: [17]
    • Để ý hơn tới môi trường xung quanh.
    • Lắng nghe nhịp thở.
    • Tập trung vào cảm giác, thị giác, khứu giác, âm thanh, v.v., mà bạn đang trải nghiệm.
    • Thừa nhận suy nghĩ và cảm xúc của bạn mà không chỉ trích chúng; bạn có thể làm được nếu tự thuyết phục mình chúng là thật, từ cảm giác, suy nghĩ đến cảm xúc.
  6. Tình nguyện giúp đỡ người khác. Nghiên cứu cho rằng việc giúp đỡ người khác, như làm tình nguyện, có thể giúp tạo dựng một hình ảnh tích cực cho bản thân. Chính vì khi giúp họ bạn sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn và thành công hơn.[18]
    • Tra trên mạng hoặc đọc báo để tìm hiểu làm sao tham gia hơn vào cộng đồng.
  7. Hài lòng với cơ thể. Ai cũng hoa mắt với hình mẫu cơ thể đầy ảo tưởng bởi truyền thông. Điều này làm bạn khó chấp nhận với vẻ ngoài hiện tại của mình. Thừa nhận và yêu quý bản thân đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện thái độ của bạn đối với cuộc sống. Để yêu cơ thể mình hơn, bạn có thể:[19]
    • Ngừng ngay việc giảm cân mà ăn bình thường trở lại. Khi giảm cân, bạn cứ nói với mình rằng có điều gì đó không ổn với cơ thể mà bạn phải điều chỉnh lại. Thay vì ép giảm cân, hãy dùng bữa bình thường, chỉ ăn khi thấy đói, cân bằng mỗi bữa ăn, tập thể thao và giữ sức khỏe.
    • Chú ý đến bản thân không phải chỉ là để tâm đến vẻ ngoài của mình. Nhớ rằng con người bạn không chỉ đơn thuần là thể xác mà bạn có tính cách, có đầu óc, có lịch sử riêng về bản thân, và một cách nhìn nhận riêng về thế giới xung quanh (chính là thái độ của bạn!).
    • Tôn trọng vẻ ngoài của người khác; nếu tự thấy bản thân đang phê bình tiêu cực về vẻ ngoài của ai đó, thì chính bạn cũng đang làm điều tương tự với chính mình. Cố gắng chấp nhận họ và nhớ rằng vẻ bề ngoài có thể vô tình ảnh hưởng đến ấn tượng của bạn về họ.[20]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.rncentral.com/nursing-library/careplans/100_positive_thinking_exercises_to_incorporate_into_your_life/
  2. 2,0 2,1 https://www.psychologytoday.com/articles/200504/self-fulfilling-prophecies
  3. 3,0 3,1 http://blogs.psychcentral.com/best-self/2014/08/6-strategies-to-take-control-of-your-attitude-and-stay-positive/
  4. http://psypress.co.uk/smithandmackie/resources/topic.asp?topic=ch08-tp-01
  5. http://www.inc.com/geoffrey-james/8-ways-to-improve-your-attitude.html
  6. http://www.johnstonvbc.com/images/coaches_only/USOC%20-%20MINDSETS%20by%20Carol%20Dweck%202.09.pdf
  7. http://wexler.free.fr/library/files/strack%20%281988%29%20inhibiting%20and%20facilitating%20conditions%20of%20the%20human%20smile.%20a%20nonobtrusive%20test%20of%20the%20facial%20feedback%20hypothesis.pdf
  8. http://www.simplypsychology.org/bandura.html
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950
  10. http://greatergood.berkeley.edu/article/item/the_new_science_of_forgiveness
  11. http://greatergood.berkeley.edu/topic/forgiveness/definition
  12. http://www.clinical-depression.co.uk/dlp/understanding-depression/depression-and-your-sense-of-control/
  13. http://www.apa.org/monitor/nov05/cycle.aspx
  14. http://psychcentral.com/blog/archives/2014/02/16/8-tips-to-help-stop-ruminating/
  15. http://psychcentral.com/blog/archives/2014/02/16/8-tips-to-help-stop-ruminating/
  16. http://greatergood.berkeley.edu/topic/gratitude/definition#what_is
  17. http://greatergood.berkeley.edu/topic/mindfulness/definition
  18. http://www.helpguide.org/articles/work-career/volunteering-and-its-surprising-benefits.htm
  19. http://psychcentral.com/lib/accepting-your-body/
  20. http://www.bbc.com/news/science-environment-28512781

__

Liên kết đến đây