Cảm ơn người khác

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có bao giờ cảm thấy ấm áp và vui sướng khi được một ai đó chân thành cảm ơn vì những gì bạn đã giúp họ? Bạn không phải là người duy nhất cảm nhận được điều đó. Hãy tưởng tượng xem sẽ tuyệt vời thế nào khi biết rằng bạn cũng trao cho một người nào đó cảm giác ấm áp và vui sướng đó bởi vì bạn đã cảm ơn họ. Là một con người, chúng ta đánh giá cao việc được trân trọng. Nói 'cảm ơn' một cách công khai và chân thành không những làm cho bạn hạnh phúc hơn, mà còn làm bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn. Vậy nên nếu lần tới có ai đó giúp bạn việc gì đó, dù lớn hay nhỏ, hãy dành một khoảnh khắc để cảm ơn họ.[1]

Các bước[sửa]

Cảm ơn Làm mọi thứ Dễ dàng hơn[sửa]

  1. Cười và giao tiếp bằng mắt. Nếu bạn nói lời 'cảm ơn' trực tiếp, hãy nhớ là luôn mỉm cười và nhìn vào mắt người mà bạn đang cảm ơn. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng thêm vào một lượng lớn sự chân thành trong lời 'cảm ơn.'[1]
  2. Nói lời cảm ơn một cách giản dị. Thể hiện lòng biết ơn của bạn đến một ai đó là điều tuyệt vời. Vồn vã nói lời 'cảm ơn' với họ rồi quay lại chuyện của mình là hơi quá trớn, và có thể dẫn đến sự lúng túng cho người mà bạn đang muốn nói lời cảm ơn. Giữ sự biết ơn của bạn một cách đơn giản, đúng trọng tâm và vui vẻ.[1]
  3. Luôn chân thành trong lời cảm ơn. Bạn chỉ nên cảm ơn một ai đó khi bạn thật sự và chân thành biết ơn những gì họ đã làm. Bạn không nên cảm ơn một ai đó chỉ vì bạn được bảo phải làm thế, hoặc bạn cảm thấy đó là điều phải làm. Sự biết ơn không chân thành thường biểu hiện rất rõ rệt và không được đánh giá cao.[1]
    • Điều này đặc biệt quan trọng với những ai làm việc trong ngành bán lẻ nơi mà họ cảm thấy việc cảm ơn các khách hàng một cách thường xuyên là điều bắt buộc. Nếu bạn không thể hiện sự chân thành trong lời cảm ơn, khách hàng có thể nhận thức được. Kể cả khi công việc của bạn là cảm ơn khách hàng, bạn vẫn có thể thể hiện sự chân thành.
  4. Viết một lá thư ngắn hoặc tấm thiếp cảm ơn. Có những trường hợp đặc biệt yêu cầu nhiều hơn là chỉ nói ‘cảm ơn‘ trực tiếp, ví dụ như được mời ăn bữa tối, được tặng quà, v.v. Khi những tình huống đó xảy ra, một lời ‘cảm ơn’ được viết ra giấy là rất quan trọng. Bất cứ người nào đã đối xử ân cần như vậy xứng đáng được nhận lại điều tương tự, và việc viết một lá thư ngắn hoặc tấm thiếp để nói lời 'cảm ơn' là cách tốt nhất để thể hiện bạn thật sự trân trọng những gì họ đã làm cho bạn.[1]
    • Nếu bạn quyết định viết thiếp, một tấm thiếp trắng là lựa chọn tốt nhất cho những tình huống như thế này. Thiếp trắng cho phép bạn viết lời nhắn ngắn xúc tích, có thể tùy chỉnh được.
    • Dù lời ‘cảm ơn’ như thế nào đi nữa, bạn nên đưa ra lý do rõ ràng vì sao bạn viết lời ‘cảm ơn’.
    • Email cũng có thể được xem là hữu dụng, tuy nhiên bạn nên tránh gửi email trong những tình huống này. Email thật sự không chân thành và ý nghĩa bằng một lá thư hay tấm thiếp viết tay.
  5. Tránh ủy thác. Không bao giờ nhờ người khác gửi dùm lá thư ‘cảm ơn’ cho bạn, hãy tự mình làm điều đó. Lời ‘cảm ơn’ sẽ không chân thành nếu không được gửi trực tiếp từ bạn.[1]
    • Nếu bạn là người cực kỳ bận rộn và không có nhiều thời gian rảnh, hãy làm sẵn vài tấm thiếp ‘cảm ơn’ và luôn mang chúng theo bên mình. Hoặc mua vài hộp thiếp trắng để sẵn trong hộc bàn.

Lập Kế hoạch Cảm ơn[sửa]

  1. Sử dụng lời ‘cảm ơn’ mẫu. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc làm thế nào để nói lời ‘cảm ơn’ với ai đó, hoặc phải viết gì trong một tấm thiếp ‘cảm ơn’, hãy thử dùng mẫu ai, về việc gì khi nào.[2]
  2. Lập một danh sách những người mà bạn cần cảm ơn. Bắt đầu quy trình ‘cảm ơn’ bằng cách lên danh sách tất cả những người mà bạn cần phải gửi một tấm thiếp ‘cảm ơn’ cho họ. Lấy ví dụ, đây là ngày sinh nhật của bạn và bạn nhận được nhiều quà, viết một danh sách những người đã tặng quà cho bạn (và họ tặng cái gì). Danh sách này nên kèm theo tên của những người đã giúp bạn hoạch định cho sự kiện này (ví dụ: bữa tiệc sinh nhật).[2]
  3. Viết ra bạn biết ơn về việc gì. Có tổng cộng sáu phần cơ bản cho một lời ‘cảm ơn’ viết trên thiếp cá nhân bao gồm lời chào hỏi, thể hiện lòng biết ơn, chi tiết, kế hoạch cho lần tới, lời nhắc lại, và lời chào thân hữu.[2]
    • Lời chào hỏi rất đơn giản. Tấm thiếp ‘cảm ơn’ bắt đầu bằng tên của người mà bạn muốn gửi lời. Nếu đó là một tấm thiếp ‘cảm ơn’ trang trọng, hãy chào họ một cách lịch sự (ví dụ: Kính gửi ông Dũng), nếu là người thân hoặc bạn bè, chào họ một cách thân tình (ví dụ: Mẹ thân yêu).
    • Thể hiện lòng biết ơn là phần bạn cảm ơn ai đó vì những gì họ đã làm. Dễ dàng nhất là bắt đầu bằng hai chữ ‘cảm ơn.’ Nhưng bạn cũng có thể sáng tạo theo ý mình nếu muốn (ví dụ: Món quà sinh nhật mà bạn tặng cho mình đã làm cho ngày hôm nay của mình thật tuyệt vời).
    • Chi tiết là phần bạn cần viết rõ ràng. Thêm vào chi tiết cụ thể vì sao bạn cảm ơn người đó sẽ làm cho tấm thiếp thêm phần chân thành và nhân cách hóa. Bạn có thể sẽ muốn đề cập đến món quà cụ thể mà bạn nhận được, hoặc nếu bạn nhận được tiền thì bạn sẽ dùng nó vào việc gì, v.v.
    • Kế hoạch cho lần tới là phần bạn sẽ đề cập đến lần tiếp theo bạn gặp và nói chuyện với họ. Lấy ví dụ, nếu bạn gửi lá thư ‘cảm ơn’ tới ông bà (nội ngoại) và bạn dự định sẽ đến gặp họ vào Giáng sinh, hãy đề cập đến điều đó.
    • Lời nhắc lại là phần bạn sẽ kết lời ‘cảm ơn’ trong thư bằng một thông điệp cảm ơn khác. Bạn có thể viết một câu cảm ơn khác (ví dụ: Cám ơn vì sự hào phóng của quý vị, trong thời gian tới tôi sẽ nhập học đại học và số tiền nãy sẽ giúp tôi rất nhiều) hoặc bạn chỉ cần đơn giản là nói lời ‘cảm ơn’ thêm một lần nữa.
    • Lời chào thân hữu cũng tương tự như lời chào hỏi ngoại trừ lần này bạn sẽ ký tên kết thư. Tùy thuộc vào người nhận lời cảm ơn này, bạn sẽ muốn kết thư một cách trang trọng (ví dụ: Trân trọng) hoặc thông thường (ví dụ: Thân mến).
  4. Lập kế hoạch khi nào sẽ gửi lời cảm ơn. Đa phần thiếp và thư ‘cảm ơn’ nên được gửi trong vòng một tháng sau sự kiện, gửi càng sớm càng tốt. Nếu bạn chậm trễ thì bạn luôn có thể bắt đầu thư ‘cảm ơn’ bằng một lý do tại sao lại mất quá nhiều thời gian hơn so với mong đợi.[2]
    • Nếu bạn gửi thiếp 'cảm ơn' cho một sự kiện lớn với rất nhiều người tham dự, hãy lập kế hoạch dành một khoảng thời gian hằng ngày để viết thư 'cảm ơn’ cho tất cả mọi người.

Hoàn thiện Cách cư xử[sửa]

  1. Nhận thức được phép xã giao ‘cảm ơn’. Các dịp và sự kiện khác nhau đòi hỏi phép xã giao ‘cảm ơn’ khác nhau. Mặc dù không có luật lệ nào quy đinh bạn phải làm theo những nguyên tắc này, nhưng điều này đã trở thành truyền thống. Thông thường người ta sẽ gửi thư hoặc thiếp ‘cảm ơn’ cho những lí do sau:[3]
    • Được nhận quà, bao gồm cả tiền. Có thể đó là quà sinh nhật, kỷ niệm, tốt nghiệp, tân gia, ngày lễ, v.v...
    • Tham gia bữa tiệc ăn tối hoặc dịp đặc biệt (ví dụ: Lễ tạ ơn) tại nhà một ai đó.
  2. Gửi thiếp ‘cảm ơn’ sau đám cưới trong vòng 3 tháng. Theo phong tục thì bạn phải gửi thiếp 'cảm ơn' cho tất cả những ai đã làm những điều sau cho lễ cưới của bạn. Và cũng cần gửi thiếp trong vòng 3 tháng sau khi sự kiện diễn ra, mặc dù sẽ dễ dàng hơn nếu bạn gửi thiếp cảm ơn ngay sau khi nhận quà thay vì sau khi lễ cưới kết thúc.[4]
    • Người đã tặng quà cho lễ đính hôn, tiệc quà cô dâu hoặc lễ cưới, bao gồm cả những ai tặng quà hiện kim.
    • Người hỗ trợ tiệc cưới (ví dụ: phù dâu, phù dâu chính, đội tung hoa, v.v...).
    • Người đã tổ chức bữa tiệc cho bạn (ví dụ: tiệc quà cô dâu, tiệc đính hôn, v.v...).
    • Người đã giúp bạn lên kế hoạch hoặc chạy chương trình cho lễ cưới, bao gồm cả người cung cấp thực phẩm để làm cho bữa tiệc thành công (ví dụ: người làm bánh cưới, xếp hoa, trang trí, đầu bếp, v.v...).
    • Bất cứ ai đã toàn tâm giúp bạn trong lúc chuẩn bị và lập kế hoạch cho tiệc cưới (ví dụ: người hàng xóm đã cắt cỏ dùm bạn, v.v...).
  3. Viết một bức thư ngắn ‘cảm ơn’ cho cuộc phỏng vấn. Nếu bạn đã được phỏng vấn cho một công việc, vị trí thực tập, hoặc tình nguyện, bạn nên gửi lá thư ngắn hoặc tấm thiếp ‘cảm ơn’ cho người phỏng vấn càng sớm càng tốt ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.[5]
    • Hãy chắc chắn là bạn đã cá nhân hóa tấm thiếp hoặc lá thư khi viết về buổi phỏng vấn cho một công việc cụ thể nào đó, và đừng quên đề cập đến những nét riêng trong buổi phỏng vấn đó.
    • Hãy chắc chắn là bạn đánh vần tên mọi người một cách chính xác. Không có gì tệ hơn việc gửi một lá thư ‘cảm ơn’ sau buổi phỏng vấn và rồi viết sai tên của người phỏng vấn.
    • Sử dụng lời chào hỏi trang trọng trong lá thư ‘cảm ơn’ trừ khi người phỏng vấn tự giới thiệu với bạn bằng tên và nhất định muốn bạn gọi họ như vậy.
    • Trong trường hợp gửi thư ‘cảm ơn’ vì cuộc phỏng vấn, việc gửi email cá nhân tốt hơn là gửi thư hay thiếp viết tay. Đây là lựa chọn tốt hơn nếu như việc chuyển thư hoặc thiệp tới tận tay người phỏng vấn là khó khăn hoặc mất nhiều thời gian.
  4. Viết thư ‘cảm ơn’ cho người trao tặng học bổng hoặc trợ cấp. Nhận được bất kỳ sự hỗ trợ về mặt tài chính nào ở trường đại học hoặc hoặc cao đẳng là rất tuyệt vời. Nhiều học bổng và trợ cấp cho sinh viên đến từ tiền quyên góp. Dù đó là tiền quyên góp từ cá nhân, gia đình, người có địa vị hoặc tổ chức nào đó, gửi lá thư ‘cảm ơn’ vì đã tài trợ cho bạn là một cách tuyệt vời để thể hiện sự trân trọng.[6]
    • Nếu học bổng và trợ cấp được trao thưởng thông qua nhà trường, thì phòng ban chịu trách nhiệm lựa chọn người nhận có thể hỗ trợ bạn lấy được địa chỉ để gửi thư ‘cảm ơn’.
    • Vì đây là những người mà bạn không quen biết, nên hãy viết lá thư ‘cảm ơn’ một cách trang trọng và lịch sự, thay vì cách viết thân mật.
    • Trước khi gửi thư hãy chắc chắn là bạn đã kiểm tra (và nên kiểm tra hai lần) để không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Bạn có thể sẽ cần một ai khác đọc qua thư để phòng trường hợp bạn bỏ sót lỗi nào đó.
    • Thư ‘cảm ơn’ dùng trong tình huống này tốt nhất là nên được gửi theo mẫu thư thương mại viết trên giấy đẹp, ngược lại với việc viết thư tay thông thường.

Bày tỏ Lòng biết ơn[sửa]

  1. Hiểu được biết ơn là gì. Biết ơn hơi khác một chút so với từ ‘cảm ơn’ thông thường. Biết ơn là sự cảm ơn kết hợp với kính trọng, và thêm vào đó là tính nhã nhặn, rộng lượng, và cảm kích. Đó giống như việc lo cho người khác hơn bản thân mình. Bày tỏ lòng biết ơn của mình đến người khác có thể giúp tác động tích cực đến tình huống nào đó và có thể thay đổi cả cách ứng xử của họ.[7]
  2. Viết nhật ký về sự biết ơn. Bước đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn đến người khác là hiểu được bạn thành thật biết ơn điều gì. Ghi lại những điều mà bạn biết ơn trong nhật ký là một cách tuyệt vời để tự giúp bạn hiểu được bạn cảm thấy như thế nào với chính bản thân và mọi người xung quanh. Viết nhật ký có thể chỉ mất vài phút mỗi ngày để lập ra danh sách 3 điều mà bạn biết ơn nhất trong thời điểm đó.[7]
    • Bạn có thể dùng ý tưởng viết nhật ký về sự biết ơn để giúp các con bạn phát triển sự hiểu biết về lòng biết ơn và biết cảm ơn. Giúp chúng viết 3 điều mà bọn trẻ thấy biết ơn vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Nếu bọn trẻ vẫn còn bé và chưa biết viết, bạn có thể để chúng vẽ những thứ mà chúng biết ơn.
  3. Bày tỏ lòng biết ơn ít nhất 5 lần một ngày. Thử thách chính bản thân bạn để bày tỏ lòng biết ơn theo một cách nào đó 5 lần mỗi ngày. Lòng biết ơn của bạn nên được bày tỏ cho tất cả mọi người, chứ không chỉ gói gọn với người thân trong gia đình và bạn bè. Nếu bạn nghĩ một chút, bạn sẽ thấy có rất nhiều người giúp đỡ bạn mỗi ngày mà có lẽ chưa bao giờ nghe một lời cảm ơn vì việc họ đã làm, như tài xế xe buýt, tiếp tân, nhân viên tiếp thị qua điện thoại, người mở cửa ra vào, người nhường ghế trên xe buýt, người lau dọn, v.v...[8]
    • Khi bày tỏ lòng biết ơn, hãy nhớ gọi tên của họ (nếu bạn biết), bạn cảm ơn họ vì điều gì và tại sao bạn cảm ơn. Lấy ví dụ, “Cám ơn vì đã đợi thang máy Dung, tớ đã rất lo là mình sẽ trễ buổi họp, giờ thì chắc chắn là kịp giờ rồi!"
    • Nếu vì một lí do khách quan nào đó mà bạn không thể biểu lộ lòng biết ơn trực tiếp, hãy bày tỏ sự biết ơn đó trong đầu hoặc viết lại.[9]
  4. Tìm những cách mới để thể hiện lòng biết ơn. Sự biết ơn không phải chỉ có thể thể hiện bằng những cách thông thường (ví dụ: nói cảm ơn), mà còn nhiều cách khác để thể hiện. Từ bây giờ, hãy tìm những cách mới để bày tỏ lòng biết ơn của bạn đến một ai đó bằng cách làm việc mà bạn chưa từng làm trước đây, hoặc lâu rồi chưa làm.[10]
    • Lấy ví dụ: Làm bữa tối khi thấy người bạn đời của bạn kiệt sức vì công việc; chăm bọn trẻ một đêm để ông xã/bà xã đi chơi; xung phong làm tài xế; nhận tổ chức tiệc Giáng sinh cho năm nay, v.v...
  5. Dạy trẻ nhỏ về lòng biết ơn. Bạn hẳn là từng được bố mẹ nhắc nói lời ‘cảm ơn’ khi có ai đó cho bạn quà hoặc kẹo khi bạn còn nhỏ. Biết cảm ơn và biết ơn không luôn luôn là thứ có sẵn trong đầu bọn trẻ, nhưng điều đó rất quan trọng để bọn trẻ học theo. Phương pháp bốn bước tuyệt vời sau đây có thể dùng để dạy con bạn về lòng biết ơn:[11]
    • Nói với bọn trẻ về lòng biết ơn, lòng biết ơn là gì và tại sao nó lại quan trọng. Hãy dùng từ ngữ của mình và đưa thêm ví dụ.
    • Thể hiện kỹ năng bày tỏ lòng biết ơn của bạn cho lũ trẻ thấy. Bạn có thể làm điều này như một bài tập hoặc trong ‘đời sống thật.’
    • Giúp con bạn tập luyện khả năng bày tỏ lòng biết ơn đến người khác. Nếu bạn có nhiều hơn một đứa, hãy để bọn trẻ dẫn dắt nhau và đưa ra nhận xét cho nhau.
    • Không ngừng động viên bọn trẻ học cách biết ơn. Tặng chúng những lời khen ngợi tích cực khi chúng làm tốt việc gì đó.
  6. Tránh việc chỉ nói cảm ơn với những người đối tốt với bạn. Mặc dù rất khó khăn, bạn cần phải thể hiện lòng biết ơn đến cả những người làm bạn bực bội. Hãy nhớ phải kiên nhẫn khi làm việc này, và tránh để bị hiểu nhầm là bạn đang mỉa mai người khác.[12]
    • Những người đẩy bạn vào chân tường có thể có một góc nhìn sự vật khác hoàn toàn với bạn. Dù cho bạn không đồng ý hay không thích góc nhìn đó, chúng vẫn là những ý kiến có giá trị. Hãy biết ơn vì họ đã chia sẻ quan điểm của mình với bạn và bạn học được cách nhìn vào tình huống theo một góc nhìn khác.
    • Kể cả khi họ làm bạn bực tức, họ hẳn vẫn còn một điểm nào đó làm bạn khâm phục. Có thể họ rất phiền phức, nhưng vẫn luôn đúng giờ hoặc sống rất ngăn nắp. Tập trung vào góc độ tích cực khi nói chuyện với những người này.
    • Cân nhắc thực tế khi đối phó với những người phiền phức này là bạn đang tự dạy cho mình những kỹ năng mới. Hãy biết ơn vì bạn đang được học cách kiên nhẫn và bình tĩnh trong những tình huống bực mình.
  7. Nhận ra rằng lòng biết ơn mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Biết ơn và thể hiện được lòng biết ơn đó có thể tạo ra hiệu ứng kinh ngạc cho bạn và những người xung quanh bạn. Lòng biết ơn đưa bạn tới hạnh phúc, người hạnh phúc thường là người có lòng biết ơn dạt dào. Được một ai đó biết ơn mình có thể làm bạn thấy rất tuyệt vời. Nghĩ về việc làm bạn thấy biết ơn giúp bạn tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống và quên đi tiêu cực.[13]
    • Dành thời gian viết về thứ làm bạn biết ơn trước khi đi ngủ có thế giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn không những chỉ sử dụng khoảnh khắc nhỏ nhoi trước khi đi ngủ để nghĩ về điều tích cực, mà còn viết chúng ra giấy.[14]
    • Lòng biết ơn thường khiến bạn đồng cảm hơn. Điều này có lẽ bởi vì người biết ơn thường tập trung vào những cảm xúc tích cực thay vì tiêu cực, nên họ không thấy quá tức giận khi ai đó đối xử không tốt với họ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây