Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/57

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

DIỀU GỖ

Mặc Tử làm cái diều gỗ, ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, được một hôm thì diều hỏng.

Học trò khen rằng: “Thầy làm diều gỗ mà bay được thật là khéo!”

Mặc Tử nói: Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới được một ngày đã hỏng, cho là khéo thế nào được! Sao bằng người làm cái xe, gỗ chỉ tốn một ít, công không hết một buổi, mà chở được nặng, đi được xa, dùng được lâu năm. Có thế mới gọi là khéo".

Huệ Tử nghe câu truyện, bảo: "Mặc Tử nói thế, thực là người khéo".

MẶC TỬ

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Diều gỗ: cái diều làm bằng gỗ.

NHỜI BÀN[sửa]

Diều gỗ mà bay được, ai không chịu là khéo! Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ được mật ngày, thi cái dụng tưởng không bõ với cái công. Cho nên Mặc Tử, vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sự làm ăn, không cẩu sự văn hoa, mới cái ái tôn chỉ cho một vật sở dĩ gọi là khéo, không phải là chỉ một làm tài giỏi hơn người, nhưng cốt phải lợi dụng được việc cho người trước. Huệ Tử khen Mặc Tử là cũng theo một cái lý thuyết ấy. Tuy vậy, xét ra ở đời, cái khéo và cái dùng không cần gi cứ phải đi đôi với nhau. Thường cái khéo, cái đẹp không cầu là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ chạm, cái tranh vẽ, giọng hát, bài đàn chỉ có khéo, không thiết dụng, mà thực là có ích cho người.

Liên kết đến đây