Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/75

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

HỌC TRÒ BIẾT HỌC

Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Qua nhà thầy đã ba năm mả không mấy khi đọc sách.

Thầy Tăng Tử hỏi: "Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý ngươi không mây khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?

- Công Minh Tuyên nói: Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiếu thuận, hoà nhã, cho đến giông vật như chó, mèo, thầy củng không quở mắng bao giờ; - thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục; - thầy ở Triều đình, đồi với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ỷ hại ai bao giờ cả. Ba điều ây, con lấy làm vui lòng học mãi mà chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy".

Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ lại Công Minh Tuyên và nói rằng: "Ta nay không bằng nhà ngươi”.

THUYẾT UYỂN

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Công Minh Tuyên: người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử.

- Tăng Tử: (xem bài số 12).

- Song thân: hai đứng thân, hai cha mẹ.

- Thiếp phục: vui lòng chịu theo.

- Tạ: tự nhận lỗi mình.

NHỜI BÀN[sửa]

Học trò như Công Minh Tuyên, thầy dạy như Tăng Tử, mới thực là học trỏ biết học, ông thầy biết dạy, xứng đáng thầy trô vậy. Làm ông thầy, không những lấy tri thức mà truyền thụ, lại cần lấy đức tính mà làm gương giáo hoá cho kẻ đi học nữa. Sách có cầu: "Dĩ ngôn vi giáo, ơĩ thân vi giáo“, củng là lấy nghĩa ấy. - Làm học trò không những bo bo của việc tụng tập văn bài, lại phải cả động, tĩnh, ngữ, mặc, thái độ, hình dung của thầy để bắt chước cho được như thầy nữa. Học như thế mới là học được cái tinh hoa, Cóng Minh Tuyên chỉ học ba điều kể trong bài này, mà tức là học được đủ bổn phận của một người đối với gia tộc và xã hội vậy.

Liên kết đến đây