Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/88

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

NGHÈO MÀ KHÔNG OÁN

Tử Dư làm bạn với Tử Tang. Tử Tang rất nghèo. Gặp khi giời mưa luôn mười hôm, Tử Dư nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: "Tử Tang đến khốn mất!" Mới bọc gạo đem lại cho.

Lúc đến trước cửa, thây Tử Tang đánh đàn, nửa như khóc, nửa như hát, tiếng không ra hơi, giọng thì líu nhíu, lắng tai nghe, như có câu rằng: "Cha ư! Mẹ ư! Gim ư! Người ư!”

Tử Dư bước vào hỏi: "Bác đàn hát như thế là làm sao vậy?

- Tử Lang nói: Tôi nghĩ mãi, mà không biết tự đâu đến nông nỗi cùng cực như thế này! Nào có phải cha mẹ tôi muốn cho tôi nghèo khổ đâu? Nào có phải giời đất để cho tôi nghèo riêng một mình đâu? Giời không riêng che, đất không riêng chở một ai Thực tôi muôn tìm cho biết tự đâu tôi phải chịu cùng cực như thế này, mà không ra. Vậy thì chẳng phải là tại cái mệnh nó xui khiến ra như thế ư!"

TRANG TỬ TUYẾT

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Tử Dư, Tử Tang: hai người đời Xuân Thu tính khoáng đạt, chơi thân với nhau.

- Khốn: cùng khổ quá.

- Cùng cực: khổ đến không còn có cách xoay sở.

- Trời không riêng...: câu này ý nói trời đất đối với loài người thì coi ai cũng như ai. Như câu nói: Mặt trời sáng cho cả thế giới.

NHỜI BÀN[sửa]

Nghèo như Tử Tang, đến đói không có ăn, mà trong lòng không oán cha mẹ, không trách giời đắt, chẳng cũng là người cao sĩ ru! Không bù với những kẻ mới nhỡ bước, gọi là hơi nghèo, mà đã vội lên giọng oán trách cả người sống, người chết, giời đẩt, chực những sự muốn làm càn. Còn hỏi tự đâu mà hoá nghèo, nếu đổ cho tại số mệnh như Tử Tang đây, thi cũng hợp với càu phương ngôn: *số giàu của đến nhửng nhưng, số nghèo con mắt cháo chưng vẫn nghèo".

Liên kết đến đây