Cộng tác trong việc soạn giáo án

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phương pháp giảng dạy phối hợp sẽ làm giàu thêm cho môi trường học tập của cả sinh viên và giáo viên. Bằng cách cho phép giáo viên tiếp cận môn học dưới nhiều cái nhìn khác nhau, cộng tác trong việc soạn giáo án sẽ tạo nên tính liên ngành cho lớp học và giúp giáo viên có thể soạn thảo nội dung giảng dạy từ nhiều tài liệu và ý tưởng khác nhau. Điều này sẽ khiến cho lớp học phát triển toàn diện và cải thiện quá trình học tập của sinh viên.

Các bước[sửa]

Lựa chọn thời gian và địa điểm cho cuộc họp[sửa]

  1. Lựa chọn thời gian họp phù hợp với mọi người. Mặc dù sẽ khá khó khăn, bạn nên tìm thời gian phù hợp để họp mặt trực tiếp với mọi người. Bạn nên tránh gạt một thành viên nào đó ra khỏi nhóm do mâu thuẫn trong lịch làm việc. Chăm sóc cho mọi thành viên sẽ giúp bạn hình thành tinh thần đồng đội.
    • Cuộc họp trực tiếp sẽ giúp nuôi dưỡng mối quan hệ theo cách mà Skype hoặc bàn bạc qua điện thoại không thể đem lại cho bạn. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp bạn tránh xa mọi rủi ro công nghệ có thể gây gián đoạn cho quá trình thảo luận.
    • Nếu mọi người không thể gặp mặt trực tiếp, lựa chọn thay thế tốt nhất là họp qua Skype vào thời điểm phù hợp với mọi người. Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn họp qua Skype hoặc trực tiếp, bạn có thể bàn luận qua điện thoại (mặc dù đây không phải là biện pháp lý tưởng).
  2. Tìm kiếm địa điểm họp mặt phù hợp. Tùy thuộc vào nhóm thành viên của bạn, họp tại phòng hội nghị của trường có thể sẽ khá tốt. Nếu nhóm cộng tác của bạn khá thân thiết, gặp gỡ tại nhà một thành viên nào đó hoặc tại tiệm cà phê hoặc quán nước thông thường sẽ rất phù hợp và hình thành môi trường cởi mở, thoải mái cho cuộc họp.
    • Đặt phòng từ trước, đặc biệt nếu bạn muốn tổ chức thảo luận tại phòng hội nghị hoặc phòng họp ở nơi công cộng như trường học. Không nên nghĩ rằng bạn luôn có thể sử dụng chúng mỗi khi bạn muốn.
    • Bất kể địa điểm hoặc hình thức diễn ra cuộc họp, bạn nên bảo đảm rằng mọi người tham gia đều có thể lắng nghe và trông thấy nhau. Điều chỉnh ánh sáng, micro, và chỗ ngồi để quá trình trò chuyện và trao đổi ý kiến có thể diễn ra suôn sẻ.
  3. Sử dụng Google Docs. Bằng cách sử dụng Google Docs, ghi chú và giáo án của bạn sẽ được lưu trữ một cách tự động và không bị mất do lỗi kỹ thuật. Mọi người sẽ được phép chỉnh sửa và truy cập những văn bản này ở bất kỳ nơi nào thông qua tài khoản Google.
    • Nếu thành viên nào đó trong nhóm không quen với Google Docs, bạn có thể dành ra một chút thời gian trong buổi họp hoặc tổ chức thảo luận riêng để hướng dẫn cách sử dụng Google Docs. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác của chúng tôi để tìm hiểu về việc phối hợp công nghệ vào quá trình thảo luận.
  4. Kết hợp phương tiện giảng dạy thông qua thị giác. Nhiều người học tốt hơn thông qua thị giác, vì vậy, nếu có thể, bạn nên sử dụng đồ dùng giảng dạy bằng thị giác trong cuộc họp để tăng cường thêm cho quá trình thảo luận. Yếu tố thị giác không cần phải quá phức tạp hoặc tốn nhiều thời gian. Hình ảnh trên máy chiếu hoặc một bài thuyết trình ngắn bằng Power Point chứa dữ liệu có liên quan sẽ giúp mọi người tập trung hơn trong cuộc họp.

Giúp mọi người thấu hiểu vấn đề[sửa]

  1. Yêu cầu người tham gia đem theo ghi chú/chuẩn bị sẵn ý tưởng khi đến cuộc họp. Quá trình cộng tác sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nếu mỗi thành viên đều biết rõ điều mà họ muốn đóng góp cho cuộc thảo luận. Ngay cả hành động yêu cầu mọi người chuẩn bị sẵn câu hỏi sẽ giúp tạo thêm điều kiện cho cuộc họp. Hiểu rõ ý tưởng, câu hỏi, và mối quan tâm của nhóm trước khi bắt đầu buổi họp sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hợp tác.
    • Không nên giả định rằng mọi người trong phòng biết rõ tên nhau hoặc quen thuộc với công việc hoặc lĩnh vực chuyên môn của nhau. Mặc dù trông sẽ có vẻ như không cần thiết, bạn nên mời mọi thành viên giới thiệu bản thân cũng như trình bày một chút về mục tiêu của chính mình trong quá trình soạn giáo án.
  2. Xác định rõ mục tiêu cụ thể của cuộc thảo luận. Bạn nên tránh lao vào họp hành một cách mù quáng. Ít nhất, bạn cũng nên chuẩn bị sườn bài sơ lược của buổi họp cũng như yếu tố mà bạn hy vọng đạt được. Ngay cả khi mục tiêu của bạn khá mơ hồ, như “phối hợp công nghệ vào từng ngành học”, ít ra, nó cũng sẽ giúp hình thành định hướng chung cho cuộc họp. Bạn nên chuẩn bị sẵn tài liệu tóm tắt để phân phát cho mọi người trong nhóm.
  3. Phân chia nhiệm vụ. Đừng ngần ngại khi phải phân chia công việc. Bạn nên bảo đảm rằng có ít nhất hai người trong nhóm ghi chú lại cuộc họp phòng khi một người đánh mất nó. Nếu bạn lo lắng về thời gian, bạn có thể nhờ một ai đó để mắt đến đồng hồ. Bạn cần chắc chắn rằng mọi thành viên đều tham gia và đóng góp ý kiến, đề nghị, và mối quan tâm của mình. Nếu như thành viên nào trong nhóm khá yên lặng và không tham gia, hãy tham khảo ý kiến người đó về lĩnh vực chuyên môn hoặc về sự quan tâm của họ.
    • Nhớ cẩn thận tránh trở nên độc đoán. Mặc dù cần phải có người dẫn dắt cuộc họp, mọi thành viên sẽ cảm thấy khó chịu nếu bạn tỏ vẻ “bề trên” hoặc quá cứng nhắc. Bạn nên cố gắng duy trì môi trường chuyên nghiệp nhưng không kém phần cởi mở.
  4. Dự tính trước mâu thuẫn. Đôi khi, ngay cả những giáo viên chuyên nghiệp nhất cũng khó có thể tìm được giải pháp cho vấn đề cụ thể. Giáo sư kỳ cựu sẽ không muốn tiếp thu đề nghị của giáo viên mới về cách để cải thiện lớp học của mình. Sự khác biệt về ngân quỹ của phòng ban có thể hình thành sự căng thẳng không thể lường trước. Nhiều người chỉ đơn giản là khá khó khăn. Giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả để duy trì sự tích cực và sự suôn sẻ cho cuộc họp là điều quan trọng.
    • Cố gắng xác nhận mâu thuẫn theo cách không gây khó chịu cho mọi người liên quan. Bạn không cần thiết phải nêu lên vấn đề trước mặt mọi người vì nó có thể đem lại sự xấu hổ cho đồng nghiệp của bạn hoặc khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tiến hành giải quyết mâu thuẫn một cách kín đáo.
    • Nếu căng thẳng đang dâng cao và bạn không thể chờ đợi, bạn có thể thông báo nghỉ giải lao đôi chút và yêu cầu được trò chuyện riêng với những người bất đồng ý kiến. Ngay cả khi bạn không thể xử lý mâu thuẫn trong thời gian nghỉ giải lao, quá trình này sẽ cung cấp cho các bên đối lập khoảng thời gian cũng như không gian để xem xét lại tình huống và bình tĩnh lại.

Cung cấp ý tưởng cho các môn học[sửa]

  1. Bàn luận về cách thức để khuyến khích sinh viên học tập. Phương pháp giảng dạy cho việc học của sinh viên sẽ tùy thuộc vào môn học. Bạn có thể chọn cách phân nhóm giáo viên theo từng môn học hoặc từng khoa, hoặc bạn có thể chủ động tập hợp giáo viên từ nhiều bộ môn khác nhau để khuyến khích biện pháp tiếp cận độc đáo hơn đối với bài học. Càng có nhiều giáo viên từ các bộ môn khác nhau tham gia, giáo án của bạn sẽ càng bao quát hơn.
  2. Khám phá phương pháp thiết thực để thực thi ý tưởng. Ví dụ, chắc hẳn trường học sẽ muốn trang bị nhiều thiết bị công nghệ hơn cho lớp học, nhưng đào sâu vào từng môn học sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Thay đổi sẽ khác nhau cho môn tiếng Anh, âm nhạc, và lớp toán, riêng biệt với từng môn học. Bạn cần tìm hiểu yếu tố chi tiết và phát triển những bước cụ thể cho từng giáo viên.
  3. Quyết định cách thức cộng tác. Điều quan trọng là bạn cần phải quyết định xem bạn sẽ cộng tác với ai. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào cuộc họp và vào việc soạn thảo giáo án trước mắt. Liệu bạn có bao gồm cả quản trị viên và nhân viên hỗ trợ hay là chỉ phối hợp với giáo viên? Một vài trường học thậm chí cho rằng sẽ khá hữu ích nếu bạn mời ban quản trị của trường tham gia hoặc khách mời nào đó để trình bày về kế hoạch của họ.
    • Ví dụ, bạn có muốn thầy cô từ các bộ môn có liên quan, như lịch sử và chính trị, bắt cặp và trao đổi với nhau về bài giảng mà họ sẽ hợp tác hay không? Có thể bạn sẽ muốn tập hợp mọi giáo viên từ nhiều khoa không liên quan như âm nhạc và vật lý để quan sát xem liệu họ sẽ phát triển phương pháp độc đáo nào. Quá trình này có tên gọi là “cộng tác ngang”, có nghĩa là nhân viên của cùng một vị trí sẽ họp cùng nhau để suy nghĩ về ý tưởng và phát triển giáo án.
    • Ngược lại, liệu nhóm của bạn có muốn mời quản trị viên như nhân viên quản lý kinh doanh của trường đến thảo luận về cách để dự án mới được xây dựng bởi sự cộng tác trong việc soạn thảo giáo án không vượt quá ngân sách? Quá trình này có tên gọi là “cộng tác dọc”, và nó đề cập đến hệ thống phân cấp theo chiều dọc trong nhóm. Theo như ví dụ này, người quản lý kinh doanh (quản trị viên trường học) sẽ cộng tác với giáo viên trong việc tìm kiếm phương thức phù hợp với ngân sách để kết hợp mọi giáo án liên ngành của họ.
  4. Cân nhắc trở ngại tiềm năng. Lớp học có nhiều sinh viên, cắt giảm ngân sách trong trường, và vấn đề nhân sự đều sẽ tác động đến dịch vụ hậu cần của quá trình cộng tác trong việc soạn giáo án. Bạn nên cố gắng lường trước khó khăn và chủ động đưa ra giải pháp khả thi cho vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh. Bằng cách này, đồng nghiệp của bạn sẽ dễ dàng áp dụng phương pháp giảng dạy mới cho lớp học của mình.

Lên kế hoạch cho bài giảng phối hợp[sửa]

  1. Thiết lập mục tiêu. Bạn nên suy nghĩ trước về mục tiêu của bài giảng. Bạn cần phải biết rõ kiến thức mà bạn muốn sinh viên tiếp thu. Đề tài hoặc chủ đề chính của bài học là gì? Sinh viên cần biết rõ điểm chính nào khi kết thúc bài học? Mục tiêu của bạn phải trình bày rõ ràng về chúng.[1]
    • Mục tiêu của bạn cần phải bắt đầu với câu nói nói trực tiếp đó là “sinh viên sẽ”. Ví dụ, “Sinh viên sẽ hiểu rõ sự kiện dẫn đến Trận chiến Bạch Đằng”.
    • Mục tiêu của bạn cần phải đủ rộng lớn để chứa đựng mọi điểm mà bạn muốn trình bày với sinh viên. Bạn nên xem nó như là chiếc ô bao bọc các phần còn lại của bài học.
    • Ví dụ, tại Mỹ, giáo án phối hợp giữa giáo viên lịch sử và kinh tế, có thể liên hệ với nhau ở chủ đề như thời kỳ Đại Khủng hoảng hoặc lịch sử An sinh Xã hội của Mỹ. Từ đó, phần còn lại của giáo án sẽ phát triển dựa trên sự hợp tác của cả hai về chủ đề này và đi sâu vào sự kiện cũng như nhân vật cụ thể.
  2. Phát triển giáo án có thể phản ánh mục tiêu. Một khi bạn đã xác định rõ mục tiêu của mình, bạn nên bắt đầu xây dựng giáo án. Tiến hành từ yếu tố bạn đã xác định rằng chúng là ý chính mà sinh viên cần phải nắm vững khi bài học kết thúc. Suy nghĩ về mục tiêu cuối cùng của bài học và sau đó lập dàn ý cho mọi bước cần thiết để học sinh có thể đạt đến điểm đích cuối cùng đó. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề soạn giáo án của chúng tôi để tìm hiểu về chiến lược phát triển giáo án phù hợp với kế hoạch hợp tác của bạn.
    • Chú ý đến thời gian khi soạn giáo án. Bạn nên bảo đảm rằng bài giảng của bạn sẽ nằm gọn trong khoảng thời gian quy định.[1]
    • Bạn nên nhớ phương pháp học tập của mỗi người mỗi khác. Nhiều sinh viên thích học bằng hình ảnh, trong khi một số khác lại học tập tốt nhất thông qua bài giảng. Bạn cần phải kết hợp nhiều chiến lược dạy học để giúp càng nhiều sinh viên tiếp thu càng tốt.
  3. Thu hút sự chú ý của sinh viên. Thay vì sử dụng bài giảng cứng nhắc, bạn nên kết hợp một vài hoạt động học tập trong giáo án. Phương pháp này sẽ giúp sinh viên không cảm thấy nhàm chán với bài học cũng như mất đi hứng thú. Ví dụ của hoạt động học tập năng động bao gồm làm việc theo nhóm, nhập vai, thảo luận, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến theo từng cặp, bản đồ khái niệm, và thuyết trình.[2]
  4. Đánh giá sự thể hiện của sinh viên. Để đo đạc mức độ thành công của giáo án, bạn cần phải sử dụng chiến lược đánh giá để xác định khả năng ghi nhớ của sinh viên. Tiến hành Kiểm tra Kiến thức Cũ hoặc tuân theo Kỹ thuật Đánh giá trong Lớp học (còn gọi là CAT) sẽ giúp bạn xác định sự hiểu biết của học sinh. Bạn có thể lựa chọn đánh giá tổng thể hoặc theo từng cá nhân.[3]
    • Kiểm tra Kiến thức Cũ giúp giáo viên xem xét kiến thức của từng sinh viên đối với bài học. Tiến hành bài kiểm tra này trước và sau bài học sẽ khá hữu ích trong việc đánh giá sự hiểu biết của sinh viên. So sánh bài kiểm tra kiến thức trước và sau bài học là thước đo tuyệt vời cho khả năng ghi nhớ của sinh viên.[4]
    • Kỹ thuật Đánh giá trong Lớp học sẽ đánh giá hiểu biết rộng lớn hơn của toàn thể lớp học. Ví dụ bao gồm nêu lên câu hỏi cho sinh viên để xem đối với họ, điểm nào nổi bật nhất trong quá trình thảo luận tại lớp hoặc, ngược lại, điểm nào “mập mờ” nhất và cần phải được trau chuốt nhiều hơn.[3]

Giám sát một cách hiệu quả[sửa]

  1. Liên lạc với mọi người trong vòng một tuần lễ sau khi họp. Bạn có thể gửi email cho nhóm của mình và yêu cầu họ cung cấp phản hồi về buổi họp. Tùy thuộc vào sự thảo luận và mốc thời gian cụ thể, có lẽ bạn sẽ cần phải hỏi thăm xem liệu quá trình soạn thảo giáo án của họ diễn ra như thế nào sau kỳ họp đó. Giám sát mọi việc sau cuộc họp là điều quan trọng vì nó chứng tỏ sự cam kết của bạn với kế hoạch của cả nhóm. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự ủng hộ cho bất kỳ người nào đang gặp khó khăn trong việc thực thi ý tưởng của buổi họp.
  2. Cần nhớ rằng sẽ phải tốn một khoảng thời gian. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của mục tiêu mà bạn đề ra cho giáo án, bạn sẽ cần phải họp mặt nhiều lần. Điều này không có nghĩa là cuộc hợp tác đầu tiên đã thất bại. Thay vào đó, nó chỉ chứng tỏ rằng nhóm của bạn đang cộng tác với nhau trong vấn đề đa dạng cần nhiều thời gian hơn là một cuộc thảo luận duy nhất.
  3. Xác định kết quả của quá trình cộng tác. Theo dõi kết quả của quá trình hợp tác trong thời gian dài sẽ giúp bạn xác định thành phần đem lại hiệu quả trong việc soạn thảo giáo án cũng như nhân tố cần phải được loại bỏ hoặc cải thiện. Một khi mọi thành viên trong nhóm thực hiện theo giáo án của mình, bạn nên tổ chức một cuộc họp tiếp theo để thảo luận về kết quả của việc sử dụng giáo án cộng tác. Cuộc họp này có thể diễn ra sau buổi thảo luận đầu tiên một vài tháng để cho phép mọi người có thời gian để tiến hành bài giảng của mình.

Lời khuyên[sửa]

  • Ghi chú lại phương pháp đem lại hiệu quả và ngược lại trong buổi họp đầu tiên và sử dụng thông tin này để phát triển quá trình soạn thảo giáo án theo cách phối hợp trong tương lai.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]