Cai nghiện phim ảnh khiêu dâm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giúp người khác thay đổi thói quen hành vi xấu là một việc tốt nhưng cũng rất khó khăn. Nhiều khi họ không muốn bạn giúp đỡ dù thật sự cần, hoặc mối quan hệ giữa hai bạn sẽ bị tổn hại. Nếu bạn bè hay người thân tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc xem phim ảnh đồi trụy và bỏ bê các mối quan hệ, lơ là công việc và học tập, không quan tâm tới các vấn đề quan trọng trong cuộc sống bất chấp hậu quả xấu xảy ra, đó là lúc bạn phải vào cuộc để giúp họ. Bằng chiến thuật khơi dậy hành động ở họ, định hình lối suy nghĩ mới và theo đuổi lối sống lành mạnh, bạn có thể giúp họ cách xử lý chứng nghiện phim ảnh khiêu dâm.

Các bước[sửa]

Khơi dậy Hành động[sửa]

  1. Nói về khó khăn khi khơi dậy hành động. Người có thói quen xem phim ảnh đồi trụy thường cố che dấu hành vi của mình. Quá trình nói chuyện cho phép họ tự giải thoát mình khỏi việc nói dối để giữ bí mật. Nói chuyện là phương pháp đặc biệt hiệu quả được sử dụng trong nhiều liệu pháp trị liệu tâm lý.[1]
    • Nếu họ tự nhận bị nghiện thì bạn phải để họ kể ra câu chuyện của mình, và lắng nghe những tâm sự đó.
    • Nếu bạn nhận ra họ có thay đổi về hành vi thì nên khơi dậy câu chuyện bằng cách nói như: “Mình để ý thấy bạn hay lên mạng, dường như bạn đang bận tậm về điều gì đó. Có gì kể mình nghe được không?”
    • Không ngại đặt những câu hỏi thẳng thắn và thành thật. Đối mặt với một đề tài khó nói có thể phá hỏng mối quan hệ là việc khá thách thức. Sự giả dối là nguyên nhân không thể trị thói quen xem phim ảnh khiêu dâm, vì vậy bạn phải nói thật.[2] Bạn cần đặt ra các câu hỏi chân thật và thẳng thắn như “Bạn có nghĩ bạn nghiện xem phim sex không?”.
  2. Làm một người có tinh thần trách nhiệm. Người ta có khuynh hướng cố gắng vượt qua thử thách khi biết có ai đó đang quan tâm đến kết quả đạt được. Nếu có thể nói cho người khác nghe về các thành tựu của mình thì chứng tỏ bạn có khuynh hướng tin tưởng vào bản thân và năng lực cá nhân. Tinh thần trách nhiệm làm tăng hiệu quả và kết quả của hành động.[3] Bạn nên đóng vai trò làm người cần được cập nhật thông tin, tỏ ra quan tâm tới thành công của người đó và sẽ gặp họ nói chuyện nếu họ không thể đạt được kết quả mong đợi. Việc này khiến họ tiếp tục theo sát quá trình cai nghiện các hành vi không lành mạnh.
    • Bạn cần khơi dậy tinh thần trách nhiệm ở họ bằng cách nói như: “Mình muốn giúp bạn về vấn đề này, vì vậy mình sẽ thường hỏi thăm để biết tình hình bạn thế nào”.
    • Gợi ý được giám sát hoạt động sử dụng máy vi tính của họ bằng cách kiểm tra lịch sử tìm kiếm mỗi ngày hay mỗi tuần. Bạn phải yêu cầu họ cam kết không xóa lịch sử tìm kiếm.
  3. Tránh cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Trong hầu hết các nền văn hóa, chứng nghiện phim ảnh khiêu dâm luôn mang lại cảm giác xấu hổ cho người nghiện. Nếu người đó đang cố thay đổi hành vi của mình thì sự xấu hổ và cảm giác tội lỗi đối với thói quen xấu này cũng chẳng giúp ích gì cho quá trình từ bỏ. Bạn phải giúp họ tìm ra những việc làm khác thúc đẩy thay đổi tích cực, thay vì chế nhạo hành vi tiêu cực của họ.
    • Khích lệ suy nghĩ phân biệt đúng sai khi cần thiết. Để làm điều này bạn giải thích cho họ hiểu rằng hành vi và bản thân con người họ cần được xem xét tách rời nhau. Họ không phải là người xấu nhưng những hành vi đó đang gây tổn hại nên cần phải thay đổi.[4]
    • Nếu chứng nghiện ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của họ thì bạn nên nói: “Đời sống xã hội của bạn sẽ thay đổi rất nhiều nếu bạn thay đổi hành vi của mình. Mọi thứ rồi sẽ dễ dàng hơn, dù ban đầu dường như hơi khó khăn”.
    • Ngược lại, cách nói sau đây hàm chứa sự xấu hổ và tội lỗi: “Bạn không muốn thôi làm đảo lộn các mối quan hệ của mình sao? Mình không hiểu sao bạn vẫn cứ làm như thế. Thật chẳng có ý nghĩa gì và nó còn khiến người khác tổn thương”.
  4. Giúp họ xây dựng hệ thống tự giám sát.[5] Kết thúc một hành vi cũ nghĩa là phải học thêm các hành vi mới. Mục đích của quá trình cai nghiện phim ảnh khiêu dâm là tìm ra các cách khác nhằm quản lý và đương đầu với cảm xúc tiêu cực. Một cách tiếp cận có tổ chức luôn là cách hiệu quả để thay đổi hành vi.
    • Nhận diện hành vi cần thay đổi. Thông qua thảo luận tìm ra các hành vi mà người đó muốn thay đổi. Ví dụ, nếu anh ta thức tới 3 giờ sáng để xem phim sex và nghỉ học hay nghỉ làm vào sáng hôm sau thì đối tượng cần thay đổi là giờ ngủ. Mục tiêu đặt ra là: Đi ngủ trước 11:30 hằng đêm.
    • Giúp người nghiện chọn lựa/thiết kế một hệ thống giám sát để thay đổi hành vi. Nghĩa là bạn phải cài đặt giờ giấc giới hạn thời gian sử dụng máy vi tính, lên lịch tham gia hoạt động ngoài trời, bỏ ra một giờ mỗi ngày viết nhật ký cảm xúc.
    • Nếu họ trầm cảm, lo âu, căng thẳng hay đang tự hạ thấp bản thân thì chỉ cho họ các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền và tập thở, những kỹ thuật này đã cho thấy hiệu quả điều trị phiền muộn.[6] [7]
    • Lựa cách khuyến khích suy nghĩ và hành vi tích cực. Nếu họ thích đi xem phim hay tới sân vận động xem đá bóng thì có thể lấy đó làm phần thưởng nếu họ đạt được mục tiêu đề ra trong ngày hay trong tuần. Việc này cải thiện lòng tự trọng cũng như niềm tin của họ.[8]
    • Bớt can thiệp dần khi có dấu hiệu cải thiện. Khi thời gian người nghiện thể hiện hành vi tích cực ngày càng nhiều hơn, thì bạn có thể hạn chế bớt sự can thiệp của mình.
  5. Khuyến khích hoạt động thể chất. Tạo ra các hoạt động lành mạnh để thu hút họ tránh xa chiếc máy vi tính. Mục tiêu là giúp họ năng hoạt động thể chất hơn và tạo hứng thú đối với các lợi ích về sức khỏe do hoạt động thể chất mang lại. Nếu cảm thấy khỏe mạnh hơn thì họ càng có động lực duy trì lối sống tích cực đó để tiếp tục thay đổi.
    • Bạn có thể gợi ý các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đi bộ đường dài và tập tạ, chúng giúp não bộ giải phóng endorphin là chất làm tăng cảm giác hưng phấn và giảm đau.[9]
    • Ngoài ra bạn cũng có thể gợi ý tham gia lớp học khiêu vũ. Để học được các điệu nhảy mới đòi hỏi người tập phải chú ý cao độ nên chắc chắn là cơ hội để họ không suy nghĩ về phim ảnh khiêu dâm.[10]
  6. Tìm ra sở thích mới. Bất kì chứng nghiện nào cũng chiếm hầu hết thời gian của nạn nhân và đẩy họ rời xa các sở thích. Nó cướp mất cơ hội trải nghiệm những việc mà có thể họ rất thích nếu có thời gian tham gia.
    • Khuyến khích họ tìm ra các sở thích của mình bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Bạn đã đánh mất điều gì trong cuộc sống? Bạn muốn đi du lịch tới đâu nếu có cơ hội? Nếu tiền bạc không phải là vấn đề thì bạn chọn làm nghề gì?
    • Nếu trước đây họ từng chơi đàn ghita thì bạn gợi ý tham gia lớp học trực tuyến hay tham gia câu lạc bộ chơi đàn.
    • Khuyến khích họ tham gia vào nhóm có chung sở thích (không phải phim ảnh khiêu dâm), đây là nơi mang lại cho họ những người bạn thân.[11] Nếu dành hầu hết thời gian vào các hoạt động mới thì họ gần như không còn cơ hội để xem phim ảnh khiêu dâm.
  7. Đề nghị tham gia liệu pháp điều trị. Nếu nỗ lực của họ gặp nhiều khó khăn và chiến lược tự giúp đỡ mình không tạo hiệu quả đáng kể, khi đó bạn phải gợi ý tới gặp chuyên gia trị liệu. Nhiều khi họ đang phải đối mặt với lo âu, trầm cảm và vấn đề về lòng tự trọng, quá nhiều để có thể tự xử lý. Một chuyên gia trị liệu chuyên xử lý các vấn đề như vậy là người hữu ích trong trường hợp này, mục tiêu của họ là cung cấp một nơi an toàn cho bệnh nhân để nói về cảm xúc của mình, thảo luận tình trạng bệnh một cách cởi mở và thành thật.[12]
    • Nhấn mạnh để họ hiểu rằng cần phải dũng cảm tạo ra thay đổi tích cực trong cuộc sống, và chuyên gia trị liệu sẽ là người khẳng định lời nói của bạn.
    • Cho họ biết đi gặp chuyên gia trị liệu là bước tiếp theo trong tiến trình điều trị. Bạn đã ở đó để lắng nghe tâm sự của họ, nhưng bây giờ là lúc phải đi gặp chuyên gia. Bạn cần cho họ biết: “Mình vẫn có mặt khi bạn cần, và bạn cần nói chuyện với chuyên gia vì chắc chắn họ có cách tốt hơn để giúp bạn”.
    • Tìm một chuyên gia trị liệu phù hợp. Bạn nên nhờ bác sĩ, người nhà hay bạn thân giới thiệu một chuyên gia trị liệu. Hãy tìm một chuyên gia trong khu vực bạn sống chuyên tư vấn điều trị các chứng nghiện.
    • Tìm một chuyên gia trị liệu biết về liệu pháp hành vi nhận thức.[13] Liệu pháp này thường được sử dụng để cai nghiện, đó là quá trình có thiết kế từng bước nhằm giúp chấm dứt hành vi cưỡng bức. Chuyên gia sẽ giúp người bệnh tìm hiểu và loại bỏ các hành vi suy nghĩ tiêu cực đã hằn sâu.
    • Bạn có thể đề nghị người đó tham gia chương trình 12 bước được thiết kế cho người mắc chứng nghiện liên quan tới tình dục. Chương trình này được cung cấp trên toàn thế giới, bạn phải liên hệ với đơn vị ở địa phương để biết thông tin về buổi họp mặt gần nơi bạn sống.
  8. Tổ chức can thiệp.[14] Bạn có thể giúp đỡ bằng nhiều hình thức khác nhau, và đôi khi phải cần đến một cách tiếp cận tập trung hơn. Ở đây can thiệp có nghĩa là lên kế hoạch để bạn bè và người thân gặp mặt người nghiện để làm việc về chứng nghiện này. Đây là quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết vì chứng nghiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát và cuộc sống của người nghiện đang gặp nguy hiểm. Thông thường người nghiện hay từ chối và không hợp tác điều trị. Mặc dù việc can thiệp có thể vượt quá sức chịu đựng của họ, nhưng mục đích không nhằm đẩy họ vào thế phòng thủ.
    • Do đó bạn phải cân nhắc lựa chọn các thành viên tham gia vào buổi can thiệp. Những người thân yêu có thể mô tả cho người nghiện biết về tác động xấu mà tật nghiện phim ảnh khiêu dâm gây ra.
    • Bạn cần lên kế hoạch chi tiết để tạo ra các lựa chọn điều trị cho người bệnh. Ví dụ, có nhiều chương trình điều trị nội trú và ngoại trú và tất cả đều có tư vấn điều trị.

Định hình Suy nghĩ Mới[sửa]

  1. Hỗ trợ về tình cảm. Nếu người đó đã cởi mở với bạn về chứng nghiện của mình thì bạn nên tập trung hỗ trợ thay vì có hành vi tiêu cực với họ. Rất khó để ai đó thừa nhận mình có vấn đề, do đó nếu muốn giúp đỡ bạn phải tỏ ra là người đáng tin tưởng và sẽ không chế giễu họ. Nếu bạn có kế hoạch giúp đỡ phù hợp thì người bệnh sẽ bớt căng thẳng hơn.[15]
    • Để nói ra được vấn đề của mình đòi hỏi có sự can đảm, chính vì vậy bạn nên đáp lại như sau: “Trước tiên cảm ơn bạn đã cho mình biết, mình biết bạn phải lấy hết cam đảm để nói ra điều này. Mình sẽ giúp bạn bằng tất cả khả năng có thể”.
  2. Biểu lộ sự đồng cảm. Được lắng nghe và thấu hiểu là các yếu tố quan trọng để phát triển tình cảm cá nhân.[16] Những trải nghiệm cảm xúc khi phải đương đầu với chứng nghiện phim ảnh khiêu dâm buộc người ta phải lớn lên về mặt tình cảm, đó là quá trình khó khăn. Bạn có thể chia sẻ khó khăn đó bằng cách lắng nghe một cách chủ động.
    • Đặt mình vào vị trí của họ. Học cách thông cảm và chấp nhận họ thay vì phán xét. Tìm các tài liệu hướng dẫn bạn cách thể hiện lòng trắc ẩn và thông cảm với người khác.[17] Việc này có thể hơi khó thực hiện nhưng bạn nên thử.
    • Đối xử với họ theo cách bạn muốn được người khác đối xử. Chắc hẳn bạn đã từng trải qua những lần phải vật lộn trong cuộc sống và biết điều gì có ích cho mình khi đó, và điều gì là không.
  3. Giúp họ nhận ra những vấn đề về tình cảm. Khi người ta có suy nghĩ hay cảm xúc khó chịu họ bắt đầu quay sang xem phim khiêu dâm để đối phó với những cảm xúc đó. Phim ảnh khiêu dâm thu hút sự tập trung của người xem và đẩy lùi cảm xúc bực bội, trầm cảm, buồn chán, cô đơn và stress. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và không bao giờ là cách đối phó lâu dài đối với cảm xúc như vậy.
    • Giúp người đó nhận biết dấu hiệu trầm cảm. Hiện nay trên mạng có nhiều bảng câu hỏi tầm soát nhằm xác định chứng trầm cảm.[18] Nhiều khi người nghiện đã bị trầm cảm trước khi lún sâu vào phim ảnh khiêu dâm, hoặc từ khi mắc chứng nghiện này mới bị trầm cảm. Bạn thử hỏi họ: “Có điều gì làm bạn buồn chán không?”.
    • Bạn cũng sử dụng câu hỏi tương tự để tìm ra dấu hiệu bứt rứt, cô đơn, chán nản hay các cảm xúc khác mà họ có thể đang gặp phải.
    • Nghiện tình dục ảo và văn hóa phẩm khiêu dâm là tình trạng khiến người nghiện không thể cưỡng lại một số hành vi. Chứng bệnh này có những thách thức đặc thù vì người nghiện có thể giữ danh tính của mình tương đối bí mật, tạo điều kiện để kéo dài hành vi. Ngoài ra việc tiếp cận mạng internet không hạn chế khiến bạn rất khó cưỡng lại.[19]
    • Giả sử họ đang dùng phim khiêu dâm để xua tan những cảm xúc không mong muốn thay vì phải đối mặt với chúng, nếu đúng như vậy thì bạn phải là người để họ tìm tới nhờ giúp đỡ, thay vì phải dùng phim ảnh đồi trụy. Nếu buộc phải khóa đường truyền internet thì hãy làm.
  4. Chúc mừng thành tựu đạt được. Thay đổi hành vi là một việc rất khó, vì vậy nếu người đó có dấu hiệu tiến bộ thì bạn phải thừa nhận nỗ lực của họ.[20] Đầu tiên bạn nên tổ chức chúc mừng nhỏ, sau đó là những lần lớn hơn. Nếu họ chia sẻ tin vui về những điều đang làm được thì bạn hãy chúc mừng họ.
    • Ví dụ, nếu nói với bạn rằng đã không xem tranh ảnh khiêu dâm suốt cả buổi sáng thì bạn nên phản hồi lại bằng cách nói: “Thật tuyệt vời! Bạn thật sự tiến bộ rất nhiều, chắc chắn bạn muốn thế phải không? Tiếp tục cố gắng nhé”.
  5. Bạn chỉ có thể giúp đỡ trong khả năng của mình. Rất khó có thể thay đổi hành vi của chính mình, nhưng muốn thay đổi hành vi của người khác lại càng khó hơn[21] vì có rất nhiều yếu tố bạn không thể kiểm soát. Vì vậy không phải lúc nào bạn cũng gặt hái được thành công khi tìm cách giúp đỡ ai đó. Từ bỏ việc kiểm soát và chỉ đóng vai trò làm người hướng dẫn và hỗ trợ là phương pháp để bạn thành công.
    • Bạn có thể cung cấp chỗ dựa vững chắc cho người bệnh, luôn có mặt khi họ cần.
    • Có những lúc bạn phải nhắc nhở người bệnh rằng “Mình ở đây là vì bạn, mình rất buồn khi thấy bạn gặp nhiều khó khăn như vậy, ước gì mình có thể làm được nhiều hơn”. Cách nói này tạo thêm động lực để họ cố gắng.
  6. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho chính mình. Khi cố gắng giúp đỡ người khác bản thân người giúp cũng thu được nhiều lợi ích như: tâm trí thư thái hơn, bớt đau nhức, thậm chí sẽ sống thọ hơn.[22] Tuy nhiên việc giúp đỡ người khác cũng khiến bạn tổn hao công sức, vì vậy bạn cần có biện pháp giữ cơ thể và tinh thần khỏe mạnh. Tập trung vào những việc sau để giữ cân bằng cho sức khỏe tinh thần:
    • Ngủ đủ giấc để tránh kiệt sức.[23]
    • Ăn thực phẩm lành mạnh để duy trì sức khỏe và năng lượng chống lại căng thẳng.[24] Chế độ ăn nên có hoa quả, rau, protein gầy, cacbohydrat phức tạp và chất xơ. Tránh tiêu thụ caffein, đường và thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
    • Tập thể dục đều đặn để đối phó với stress.[9]

Thiết lập Sự cân bằng Lành mạnh[sửa]

  1. Tiếp tục hỗ trợ. Bạn vẫn nên liên tục thể hiện sự quan tâm bằng cách nhắn tin, gọi điện hay tới thăm. Duy trì thái độ lạc quan khi tương tác với họ, nhưng phải chân thật và thẳng thắn, khi cần bạn có thể nghiêm khắc. Họ cần biết rằng luôn có người sẵn sàng giúp đỡ họ trên con đường phục hồi lối sống lành mạnh, và trong đó có bạn.
    • Bạn phải đối xử tốt và tỏ ra thấu hiểu với khó khăn của người đó. Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử.
  2. Khuyến khích tham gia hoạt động xã hội. Nghiện phim ảnh khiêu dâm dẫn tới mất cân bằng giữa thời gian lướt web và thời gian dành cho cuộc sống thực. Nếu người đó mong muốn có thêm các mối quan hệ thực tế hữu ích thì họ phải dành một lượng thời gian cân đối cho quan hệ xã giao giữa người với người.
    • Bạn nên mời họ tham dự các buổi họp mặt để làm quen với những người bạn mới. Lúc đầu có thể họ không thoải mái nhưng bạn hãy luôn ở bên cạnh để hỗ trợ khi cần.
    • Văn hóa phẩm khiêu dâm gây ra cái nhìn sai lệch về quan hệ giới tính ở con người, do đó người nghiện cần được giáo dục lại về tương tác giữa nam và nữ trong thực tế. Bạn phải cố gắng hết sức cung cấp các tài liệu thực tế đáng tin cậy cho họ.
  3. Lên kế hoạch tổ chức hoạt động lành mạnh. Bạn hãy đứng ra điều phối các hoạt động vui chơi vừa có ích cho bạn và cho người ấy. Bạn có quyền được vui chơi và nếu điều đó giúp họ mở rộng hiểu biết về thế giới thì đúng là lợi đôi đường.
    • Tổ chức các sự kiện thể thao, dã ngoại và đi du lịch. Nếu bạn đang có ý định trải nghiệm điều gì đó thì nên mời họ cùng tham gia.
  4. Là người nói lý lẽ. Bạn phải là người đảm bảo rằng điều hợp tình hợp lý luôn chiếm ưu thế. Nếu người bệnh cố gắng thương lượng với bạn về vấn đề tuân thủ cam kết không xem phim sex thì bạn phải lập luận cho họ hiểu về hành động đó. Ví dụ, có thể anh ta cho rằng chỉ xem vài phút cũng chẳng hề hấn gì, nhưng bạn biết rõ một khi đã bắt đầu thì không thể dừng lại.
    • Là người nhắc nhở về hậu quả. Bạn phải nhắc nhở mỗi khi thấy họ bước ra từ một nơi tối tăm, rằng tất cả những nỗ lực họ đã cố gắng thực hiện sẽ xói mòn nếu họ bắt đầu xem phim trở lại. Bắt đầu buổi nói chuyện bằng giọng nói thẳng thừng để giải thích rằng “Đây không phải là vấn đề xấu hổ hay tội lỗi, mà sự thật là bạn đã và vẫn đang sống, bạn phải có trách nhiệm với bản thân và những người quan tâm đến bạn”.
    • Quan sát và thảo luận về những thay đổi. Nếu để ý thấy hành vi của họ có thay đổi mà khiến bạn tin rằng họ đã sa ngã, lúc này bạn cần bình tĩnh đối mặt với vấn đề. Bạn nên nói: “Tôi thấy bạn thật sự mệt mỏi, mọi việc có ổn không? Bạn có đang cai xem phim sex không đó? Nếu không thì mình sẵn sàng giúp bạn, không có lý do gì để phải nói dối”.
  5. Có khả năng tái phát.[25] Nhiều khi bạn tình cờ phát hiện hoặc chính người đó thú nhận. Dù thế nào bạn cũng phải tập trung giúp họ tha thứ cho chính bản thân họ, lấy lại tinh thần và tiếp tục con đường cai nghiện phim ảnh đồi trụy. Bạn càng cởi mở và sẵn lòng giúp đỡ thì họ càng cảm thấy an toàn hơn để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc. Họ không còn cảm thấy phải giữ những bí mật mà có thể âm thầm phá hoại thành tựu đạt được.
    • Giúp người nghiện đối phó với sức cám giỗ của phim sex nếu xuất hiện tình huống đặc biệt khó khăn, bằng cách gợi ý một số hoạt động thay thế để làm xao nhãng hay thu hút sự chú ý của họ, ví dụ như chơi máy bay điều khiển từ xa hay leo núi. Lôi kéo họ tham gia vào việc gì đó hoàn toàn xa lạ.
    • Động viên họ tha lỗi cho chính mình mỗi khi tái phạm, việc này rất quan trọng vì mỗi một bước đi thụt lùi sẽ làm người bệnh thất vọng vô cùng.[26] Nghĩa là bạn phải tiếp tục hướng họ vào mục tiêu đã đề ra, chẳng hạn bạn có thể nói: “Bạn có thể trượt ngã nhưng điều quan trọng là phải tập trung vào những bước đi nhỏ để quay lại với chương trình cai nghiện. Cố gắng không xem phim trong một giờ tiếp theo, rồi từ từ tăng dần động lực qua từng giờ một theo kế hoạch. Bạn phải tìm đường quay trở lại. Đừng đầu hàng chính mình”.

Lời khuyên[sửa]

  • Cởi mở và chân thật trong từng lời nói.
  • Sử dụng phần mềm giám sát thói quen, phần mềm lọc cho máy tính bàn, máy tính xách tay và điện thoại di động.
  • Nếu bạn là bố mẹ có con nghiện phim sex thì nên đem trẻ tới gặp chuyên gia tư vấn.
  • Nếu bạn biết ai đó đang xem phim ảnh khiêu dâm trẻ em, cho dù là vợ, chồng hay con bạn thì cũng nên đưa họ tới gặp chuyên gia tư vấn.

Cảnh báo[sửa]

  • Chứng nghiện có thể phá hỏng cuộc đời một người đến mức không còn cơ hội sửa chữa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.apa.org/helpcenter/understanding-psychotherapy.aspx
  2. http://freeaddictionhotline.com/what-role-does-open-communication-play-in-maintaining-sobriety/
  3. http://www.forbes.com/sites/joefolkman/2014/11/14/how-do-you-score-the-8-great-accountability-skills-for-business-success/
  4. http://www.beyondintractability.org/essay/guilt-shame
  5. https://ici.umn.edu/products/impact/182/over6.html
  6. http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/yoga-for-anxiety-and-depression
  7. http://www.hsj.gr/medicine/stress-management-techniques-evidencebased-procedures-that-reduce-stress-and-promote-health.pdf
  8. http://www.cci.health.wa.gov.au/resources/infopax.cfm?Info_ID=47
  9. 9,0 9,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1402378/
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1470658/
  11. http://www.helpguide.org/articles/relationships/how-to-make-friends.htm
  12. http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/benefits-of-talking-therapy.aspx
  13. http://www.helpguide.org/articles/anxiety/therapy-for-anxiety-disorders.htm
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mental-illness/in-depth/intervention/art-20047451
  15. http://www.takingcharge.csh.umn.edu/explore-healing-practices/social-support
  16. http://www.simplypsychology.org/carl-rogers.html
  17. http://jme.bmj.com/content/9/4/189.abstract
  18. http://www.mentalhealthamerica.net/mental-health-screen/patient-health
  19. http://www.helpguide.org/articles/addiction/internet-and-computer-addiction.htm
  20. http://www.hindawi.com/journals/tswj/2012/809578/
  21. http://www.mentalhealthamerica.net/when-change-hard
  22. http://www.mentalhealthamerica.net/help-others
  23. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/sdd/why
  24. http://www.pcrm.org/health/health-topics/how-to-eat-right-to-reduce-stress
  25. http://www.asam.org/for-the-public/definition-of-addiction
  26. http://www.act.org/engage/studentguide/pdf/DealingSetbacks.pdf

Liên kết đến đây