Cai thuốc tâm thần
Việc sử dụng bất kì loại thuốc tâm thần nào không bao giờ là một giải pháp vĩnh viễn, chẳng hạn thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc chống rối loạn thần kinh, thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý. Bác sĩ thường kê các thuốc này trong một khoảng thời gian của cuộc đời người bệnh khi chúng có tác dụng chữa trị một số vấn đề về khả năng tập trung, lo âu, rối loạn giấc ngủ hay những mặt khác của cuộc sống. Trong một số trường hợp bản thân thuốc tâm thần gây ra tác dụng phụ, khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối hơn là lợi ích chữa bệnh. Các loại thuốc này thường gây ra “triệu chứng ngừng thuốc” mà có thể tránh được hay hạn chế bằng quá trình từ bỏ dần dần thay vì “đột ngột” ngừng hẳn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách từ bỏ thuốc tâm thần một cách an toàn. Điều quan trọng bạn phải ghi nhớ là không bao giờ ngừng uống thuốc tâm thần mà không xin ý kiến của bác sĩ trước đó.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hỏi ý kiến bác sĩ kê thuốc[sửa]
-
Tìm
hiểu
về
loại
thuốc
đang
uống.
Hỏi
bác
sĩ
để
biết
chính
xác
loại
thuốc
tâm
thần
mình
đang
uống
và
thời
gian
hấp
thu
bán
phần
của
thuốc
là
bao
lâu
trước
khi
bắt
đầu
ngừng
uống
thuốc.[1]
- Thời gian hấp thu bán phần là thời gian cơ thể cần để chuyển hóa thuốc đó, thời gian này càng ngắn thì quá trình từ bỏ càng chậm. Sự chuyển tiếp giữa liều cao sang liều thấp khó khăn hơn nhiều với những thuốc có thời gian hấp thu bán phần ngắn. Hỏi bác sĩ về loại thuốc tương đương nhưng có thời gian hấp thu bán phần dài vì như vậy quá trình cắt giảm sẽ dễ dàng hơn.[2]
- Ví dụ, nếu bạn đang uống Klonopin thì đề nghị bác sĩ chuyển sang Valium và giải thích lý do cho bác sĩ. Tuy nhiên, cuối cùng thì bác sĩ vẫn là người biết lựa chọn nào là tốt nhất, do đó bạn nên nghe lời họ nếu họ không đồng ý với bạn.[1]
- Một số thuốc chống trầm cảm thường được kê là Cymbalta, Effexor, Lexapro, Paxil, Prozac, Wellbutrin và Zoloft.[3]
- Ambien có lẽ là loại thuốc nổi tiếng nhất trong số các thuốc ngủ.[4]
- Một số thuốc chống rối loạn thần kinh nổi tiếng là Abilify, Haldol, Olanzapine và Risperdal.[4]
- Thuốc an thần thường được sử dụng để điều trị lo âu bao gồm Ativan, Valium và Xanax.
- Những thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý phổ biến là Adderall, Concerta, Ritalin và Strattera.[4]
- Xác định nhu cầu sử dụng thuốc của bạn đã được đáp ứng đủ chưa. Nếu đã đủ bạn hỏi họ xem liệu ngừng thuốc thì có lợi hơn là tiếp tục uống không. Nếu ngừng uống thuốc mang lại lợi ích cho bạn thì bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách ngừng thuốc an toàn.
-
Hỏi
xem
có
thể
cắt
đôi
viên
thuốc
không.
Bạn
cần
biết
liệu
uống
mình
uống
có
thể
cắt
đôi
mà
không
ảnh
hưởng
đến
tác
động
của
thuốc
hay
không.
- Một số loại có tác dụng theo thời gian trong khi số khác thì không. Thuốc con nhộng và thuốc viên giải phóng theo thời gian không nên chia đôi, nhưng những thuốc khác thì chia đôi dễ dàng. Khi đó bạn có thể sử dụng những viên thuốc cắt đôi này để “hạ” liều lượng, sau đó tiếp tục cắt thành phần tư khi đã dùng các nửa viên thuốc theo thời gian được bác sĩ chỉ định.
-
Sử
dụng
liều
lượng
'cắt
giảm'.
Hỏi
bác
sĩ
để
biết
liệu
nhà
sản
xuất
có
cung
cấp
mức
liều
lượng
được
thiết
kế
riêng
cho
quá
trình
cắt
giảm
không.
- Một số thuốc viên con nhộng và thuốc viên với liều lượng cao có thể giảm xuống bằng cách kê toa mới với lượng ít hơn.
Bảo vệ bản thân[sửa]
-
Tuân
theo
hướng
dẫn
của
bác
sĩ.
Bạn
phải
tuyệt
đối
tuân
theo
kế
hoạch
ngừng
thuốc
của
bác
sĩ
một
cách
chính
xác.
Chỉ
cần
đi
sai
lệch
một
tí
cũng
có
thể
gây
ra
tác
động
xấu
đến
sức
khỏe
nói
chung
và
ảnh
hưởng
đến
kế
hoạch
ngừng
thuốc
tâm
thần.
- Để thực hiện đúng kế hoạch bạn nên viết rõ trên cuốn lịch những điều cần làm và khi nào phải làm. Nhờ người nhà hay bạn thân nhắc nhở mình kiểm tra lịch và thực hiện đúng theo kế hoạch ngừng thuốc.
- Hỏi bác sĩ để biết cần phải làm gì nếu một lúc nào đó bạn vô tình đi chệch kế hoạch đã đề ra.
-
Hiểu
về
triệu
chứng
cai
thuốc.
Bạn
nên
chuẩn
bị
tinh
thần
cho
một
số
triệu
chứng
hay
tác
dụng
phụ
do
quá
trình
bỏ
thuốc
gây
ra,
bao
gồm
triệu
chứng
giống
cúm
như
buồn
nôn,
tiêu
chảy,
nhức
đầu,
nôn,
mệt
mỏi
và
ớn
lạnh.[2]
- Tác dụng phụ ảnh hưởng đến giấc ngủ và cảm xúc có thể làm bạn mệt mỏi từ 1-7 tuần, bao gồm mất ngủ, mơ tỉnh, giảm tập trung, bứt rứt và đôi khi có suy nghĩ tự tử.[2]
- Các triệu chứng thực thể khác hoặc tác dụng phụ bao gồm nhức cơ, chóng mặt, ra mồ hôi, mờ mắt, ngứa ran hoặc có cảm giác như điện giật.[2]
- Nhớ hỏi bác sĩ để biết triệu chứng cai thuốc nào thường xảy ra nhất, dựa trên chẩn đoán của họ và loại thuốc tâm thần bạn đang cai.
- Đặt câu hỏi. Không nên cho rằng bác sĩ kê thuốc là một chuyên gia về loại thuốc đó cũng như quá trình bỏ thuốc. Chắc chắn bác sĩ đa khoa có đủ trình độ kê thuốc nhưng họ không phải là những chuyên gia có sự hiểu biết về tính phức tạp của thuốc tâm thần và quá trình cai thuốc, về vấn đề này họ không thông thạo bằng bác sĩ chuyên khoa tâm thần.[5]
- Không e ngại. Lúc này sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn đang bị đe dọa, vì vậy không nên e ngại khi muốn đặt câu hỏi. Nếu đó là một bác sĩ giỏi họ sẽ hiểu tình hình của bạn và tôn trọng, thông cảm cho những câu hỏi đó. Thật ra đây là một phần trong công việc của họ để làm bệnh nhân an tâm rằng bệnh sẽ được trị khỏi.
-
Cân
nhắc
tìm
ý
kiến
thứ
hai.
Nếu
bác
sĩ
lờ
đi
câu
hỏi
hoặc
ngay
lập
tức
đồng
ý
cho
bạn
ngừng
thuốc,
cân
nhắc
tìm
ý
kiến
thứ
hai
từ
một
bác
sĩ
chuyên
khoa
tâm
thần
khác.
- Chi phí lấy thêm ý kiến có lẽ nhỏ hơn chi phí phải trả cho lời khuyên tồi về vấn đề cai thuốc, vì vậy nếu bạn lo lắng về cách tư vấn của bác sĩ thì nên tìm thêm một ý kiến thứ hai.[6]
-
Theo
dõi
tình
trạng
sức
khỏe
chặt
chẽ.
Đôi
khi
triệu
chứng
cai
thuốc
cần
đến
vài
tuần
hay
vài
tháng
mới
xuất
hiện,
do
đó
bạn
nên
nhờ
bác
sĩ
đang
giúp
mình
bỏ
thuốc
theo
dõi
tình
trạng
của
bạn
theo
định
kỳ.[6]
- Cho họ biết bạn lo lắng về các triệu chứng ngừng thuốc và tuân theo hướng dẫn của họ về lịch tái khám. Bác sĩ có thể cho biết cần chú ý những triệu chứng cụ thể nào dựa trên chẩn đoán của họ và loại thuốc bạn đang uống.
Điều phối quá trình bỏ thuốc[sửa]
-
Tập
thể
dục.
Ngừng
uống
thuốc
tâm
thần
thường
không
diễn
ra
suôn
sẻ
nếu
bạn
bị
căng
thẳng
và
sức
khỏe
không
tốt.
Tập
thể
dục
đều
đặn
có
lợi
ích
chống
trầm
cảm
dù
không
nhiều,
đồng
thời
xả
stress
và
giúp
quá
trình
bỏ
thuốc
tâm
thần
diễn
ra
dễ
dàng
hơn.[6][7][8]
- Khi tập thể dục bạn thử nghe nhạc để nâng cao tinh thần và giúp bạn theo đuổi quá trình luyện tập mỗi khi muốn từ bỏ. Nói là thế nhưng bạn vẫn phải lắng nghe cơ thể mình và không nên ép bản thân quá mức!
-
Sẵn
sàng
thay
đổi
quyết
định.
Bạn
nên
nhớ
mục
đích
từ
bỏ
thuốc
tâm
thần
là
để
cảm
thấy
tốt
hơn,
không
nhất
thiết
là
phải
ngừng
thuốc
hoàn
toàn.
Trong
quá
trình
cai
thuốc
mà
bạn
cảm
thấy
thật
khổ
sở,
bạn
nên
nhớ
mình
có
thể
thay
đổi
quyết
định
là
tiếp
tục
uống
thuốc
nếu
bác
sĩ
cho
rằng
nên
làm
vậy.[6]
- Chắc chắn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi quyết định và làm theo lời khuyên của họ.
-
Ăn
uống
lành
mạnh.
Ăn
uống
không
lành
mạnh
khiến
bạn
cảm
thấy
sức
khỏe
không
tốt,
từ
đó
cản
trở
nỗ
lực
bỏ
thuốc
của
mình.
Vì
vậy
quan
trọng
là
bạn
phải
ăn
uống
lành
mạnh.[9]
- Một số thực phẩm lành mạnh có thể kể đến là thịt nạc, các loại hạt, hoa quả và rau.[9]
- Điểm chính cần ghi nhớ trong cách ăn uống lành mạnh đó là chế độ ăn cân đối, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào.
-
Ngủ
nhiều.
Ngủ
không
đủ
giấc
ảnh
hưởng
xấu
đến
sức
khỏe
tâm
thần
vì
bạn
luôn
cảm
thấy
mệt
mỏi,
buồn
và
bứt
rứt,
tất
cả
đều
cản
trở
nỗ
lực
cai
thuốc
an
toàn
của
bạn.[10][8]
- Nếu bạn khó ngủ thì nên ngủ trong phòng tối hoàn toàn. Giảm tác động của âm thanh xung quanh bằng cách thay đổi môi trường và/hoặc đeo bịt tai. Cố gắng tạo thói quen ngủ nề nếp, ngủ đúng giờ mỗi đêm. Ghi nhận số giờ mình cần ngủ mỗi đêm để cảm thấy tươi tỉnh trở lại, và cố gắng ngủ đủ số giờ đó mỗi đêm.
- Ví dụ, nếu bạn có khuynh hướng lên giường lúc 10:30 tối và đọc sách 30 phút trước khi thiếp ngủ, cố gắng thực hiện theo lịch trình đó một cách thường xuyên. Đây là cách rèn luyện cơ thể ngủ đúng giờ.[11]
- Không tiêu thụ caffein quá nhiều. Caffein làm bạn bồn chồn và góp phần tạo ra cảm giác căng thẳng, lo âu, khiến quá trình bỏ thuốc diễn ra khó khăn hơn và giảm khả năng thành công.[10]
-
Áp
dụng
liệu
pháp
tâm
lý.
Người
ta
nhận
thấy
liệu
pháp
tâm
lý
hay
tư
vấn
tỏ
ra
hiệu
quả
dù
được
tiến
hành
riêng
lẻ
hay
kết
hợp
với
thuốc
tâm
thần.
Do
đó
nếu
bạn
đang
cai
thuốc
nhưng
cảm
thấy
thuốc
này
vẫn
có
lợi
cho
mình
thì
nên
cân
nhắc
liệu
pháp
tâm
lý
hay
tư
vấn.[6]
- Để tìm một chuyên gia tâm lý hay chuyên gia tư vấn, bạn tìm trên internet với từ khóa “chuyên gia tâm lý + vị trí của bạn”, hoặc “chuyên gia tâm lý + vị trí của bạn + chẩn đoán bệnh cụ thể”.
- Một cách khác để tìm chuyên gia tâm lý là ghé vào trang: http://locator.apa.org/
Ngừng lạm dụng thuốc kê toa phi pháp[sửa]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ.
Việc
thú
nhận
đang
dùng
thuốc
kê
toa
phi
pháp
khiến
bạn
xấu
hổ
nhưng
bạn
vẫn
phải
trao
đổi
với
bác
sĩ
về
giải
pháp
an
toàn
nhất
để
từ
bỏ
loại
thuốc
này
vốn
không
được
kê
cho
bạn.
Nên
nhớ
các
bác
sĩ
hằng
ngày
vẫn
nghe
đủ
loại
bệnh
tật
và
than
phiền
về
sức
khỏe,
đó
là
một
phần
công
việc
của
họ
nên
bạn
không
cần
phải
xấu
hổ.
- Nếu bạn ngại nêu lên vấn đề vì đang uống thuốc đó một cách phi pháp, hãy nói theo kiểu giả định.
- Ví dụ, bắt đầu buổi nói chuyện bằng cách đặt câu hỏi như "Nếu tôi đang uống một loại thuốc kê toa phi pháp, ông có thể giúp tôi cai nó an toàn không? Hoặc ông có thể gợi ý cho tôi hướng nào đó để được giúp đỡ không?"
-
Tìm
hiểu
về
các
trung
tâm
cai
thuốc.
Cân
nhắc
đăng
ký
tham
gia
một
cơ
sở
cai
thuốc
để
giúp
từ
bỏ
thuốc
tâm
thần,
nhưng
bạn
cần
phải
nghiên
cứu
để
tìm
một
cơ
sở
phù
hợp.
Một
số
trung
tâm
cai
thuốc
chuyên
điều
trị
những
người
bị
nghiện
một
loại
thuốc
nào
đó,
vì
vậy
bạn
nên
tìm
một
cơ
sở
phù
hợp
với
nhu
cầu
của
mình.[12]
Ngoài
ra
người
ta
có
hai
loại
hình
cai
thuốc
nội
trú
và
ngoại
trú.
Bạn
cũng
phải
trao
đổi
với
bác
sĩ
để
biết
cách
cai
thuốc
nào
có
lợi
nhất.
- Các chương trình điều trị nội trú kéo dài ít nhất 28 ngày.[13] Đó là lựa chọn tốt nếu trước đây bạn đã từng cố bỏ thuốc nhưng thất bại, dù là tự thực hiện hay thông qua chăm sóc ngoại trú. Đó cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn cần cai nghiện bằng thuốc (cách từ bỏ an toàn một loại thuốc phi pháp dưới sự theo dõi).
- Các chương trình điều trị ngoại trú tạo sự tự do nhiều hơn cho người bệnh. Đây là lựa chọn tốt nếu bạn không thể nghỉ làm việc hay cần có mặt thường xuyên để hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên lựa chọn này không tốt lắm nếu bạn đang phải vật lộn với bản thân, vì khi đó bạn được tự do với toàn bộ các vật dụng của mình và có thể tiếp tục xa ngã vào việc dùng thuốc.[13]
- Cả hai loại chương trình đều có một số lựa chọn điều trị, trong đó có thể bao gồm biện pháp trị liệu theo nhóm, nhưng chương trình điều trị nội trú được điều chỉnh phù hợp hơn cho từng cá nhân vì khi đó họ phải sinh hoạt tại cơ sở.[13]
-
Thành
thật
với
chính
mình.
Nhớ
rằng
khi
bị
nghiện
một
loại
thuốc
tâm
thần
nào
đó
thì
bạn
có
khuynh
hướng
thiên
vị
trong
cách
đánh
giá
về
lợi
ích
của
chương
trình
ngoại
trú
và
nội
trú.
Nhờ
bác
sĩ,
người
thân,
người
yêu
hay
bạn
bè
tư
vấn
để
giúp
bạn
ra
quyết
định
chính
xác,
vì
họ
có
cái
nhìn
công
bằng
hơn
so
với
bạn.[13]
- Để thành thật hơn với bản thân, bạn nên tự hỏi mình cần loại hình điều trị nào khi có tinh thần thoải mái và dễ chịu nhất, hoặc khi ít bị tác động bởi các triệu chứng cai thuốc nhất.
-
Tham
gia
chương
trình
cai
thuốc.
Nên
nhớ
việc
quyết
định
tham
gia
một
chương
trình
cai
thuốc
nào
đó
cần
phải
căn
cứ
vào
khuyến
nghị
của
bác
sĩ
(quan
trọng
nhất)
và
gợi
ý
của
gia
đình
về
những
gì
có
lợi
nhất
với
bạn.
- Xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và cố gắng hết sức khi đã quyết định thực hiện. Nếu cảm thấy sự quyết tâm của mình đang bị dao động trong thời gian theo đuổi điều trị, bạn hãy nhớ rằng biển động rồi sẽ ngừng, và các triệu chứng tiêu cực xảy ra trong quá trình cai thuốc cũng giống như vậy.
Lời khuyên[sửa]
- Quá trình cai và phục hồi hoàn toàn không giống nhau ở mỗi người, vì vậy bạn không nên mong đợi nó sẽ diễn ra theo cách được mô tả trong tài liệu nào đó. Một số bệnh nhân cần rất ít thời gian và cũng không gặp nhiều triệu chứng, trong khi những người khác lại rất khó khăn trong quá trình từ bỏ.
Cảnh báo[sửa]
- Luôn luôn nhờ bác sĩ kê thuốc tư vấn trước khi quyết định từ bỏ một loại thuốc tâm thần!
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://psychcentral.com/lib/discontinuing-psychiatric-medications-what-you-need-to-know/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.benzo.org.uk/healy.htm
- ↑ http://psychcentral.com/lib/top-25-psychiatric-medication-prescriptions-for-2013/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.nimh.nih.gov/health/topics/mental-health-medications/mental-health-medications.shtml
- ↑ http://www.apa.org/monitor/2012/06/prescribing.aspx
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6 http://psychcentral.com/lib/discontinuing-psychiatric-medications-what-you-need-to-know/?all=1
- ↑ https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh
- ↑ 8,0 8,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18505314
- ↑ 9,0 9,1 https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh
- ↑ 10,0 10,1 https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/sleep/art-20048379
- ↑ http://www.rehabs.com/about/rehab-treatment/
- ↑ 13,0 13,1 13,2 13,3 http://psychcentral.com/lib/differences-between-outpatient-and-inpatient-treatment-programs/