Chào hỏi ai đó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dù ở trường, khi ở cùng bạn bè, hoặc trong môi trường kinh doanh, chào hỏi là phép tắc hằng ngày, là kỹ năng quan trọng cần thực hành tốt. Sau đây là một số bước chào hỏi một cách chân thành và cởi mở khi bạn gặp ai đó.

Các bước[sửa]

Trong Hoàn cảnh Thông thường khi Chào hỏi Ai đó Bạn Không quen[sửa]

  1. Tiến đến chỗ người đó. Bạn cần bước lại một cách tự tin và mỉm cười. Đi rón rén là một kiểu thể hiện sự sợ hãi, và có thể gây tác động ngược.
  2. Giao tiếp bằng mắt trước khi chào hỏi. Trong khi bạn giao tiếp bằng mắt hãy tiến đến và nói câu gì đó đơn giản, như “Xin chào, bạn khỏe không?”.
    • Hãy chào hỏi đơn giản. Đừng cố hỏi về những điều quá riêng tư như mối quan hệ trước kia, người thân đã mất hoặc những chủ đề dễ gây xúc động.
  3. Khi họ nói “chào” lại với bạn, hãy mỉm cười và giới thiệu bản thân.
    • Bạn có thể nói về lý do bạn biết được họ, hoặc họ có thể đã biết bạn. Ví dụ, “Chào, tôi là Thanh Phong. Chúng ta học chung lớp làm phim kỳ trước đấy.” Nó sẽ giúp bạn tránh được tình huống ngượng ngùng hoặc im lặng kỳ quặc khi họ không nhớ bạn là ai.
  4. Bắt đầu trò chuyện. Coi như bạn muốn làm quen với người bạn đang nói chuyện. Nếu hai bạn có điểm chung, hãy nói về chủ đề đó. Bạn có thể nói, “Cậu vẫn hâm mộ Mỹ Tâm chứ”, hoặc “Tớ muốn nói chuyện với cậu thêm, chúng ta ra khỏi chỗ ồn ào này đi!”
  5. Hãy dựa theo phản ứng của họ. Nếu họ nhìn bạn ngạc nhiên và tránh đi, đừng đuổi theo họ. Đây không chỉ là hành động thể hiện sợ hãi mà nó còn khiến bạn gặp rắc rối. Nếu họ mỉm cười và bắt đầu nói chuyện với bạn, thì chúc mừng, bạn đã chào họ thành công và có thêm bạn mới!

Cách Giới thiệu trong Trường hợp Trang trọng[sửa]

  1. Hãy để ý đến cách hành xử của mình. Bạn đã đều biết cách chào hỏi lịch sự khi gặp ai đó bằng cách chào “Xin chào, tôi là Lan Anh. Rất vui được gặp bạn”.
    • Mời họ bắt tay, nếu họ chấp nhận, hãy nắm tay họ chặt nhưng đừng quá mạnh.
    • Hỏi họ “Anh/Chị có khỏe không?” Nó giúp bạn thấy thoải mái hơn và cho họ cơ hội được chào lại bạn. Nên nhớ rằng, lúc nào cũng vậy, khi hỏi người khác có khỏe không, họ sẽ trả lời “khỏe” dù thực sự họ như thế nào. Hãy chuẩn bị chuyển sang chủ đề tiếp theo. Hãy để ý đến họ, xem họ mặc gì hoặc nếu chủ nhà đã giới thiệu họ làm nghề gì, hãy nói về chủ đề đó.
  2. Nên bắt đầu bằng những chủ đề nói chuyện đơn giản. Tiếp tục nói chuyện, bạn cũng có thể nói chuyện về thời tiết, gia đình, bạn đã đi những đâu, địa điểm ăn trưa ngon và những chủ đề về sở thích chung chung khác. Đừng cố gây ấn tượng. Đơn giản chỉ cần nhã nhặn, duyên dáng và dễ gần. Hãy nói những chuyện đơn giản.
  3. Hãy tỉnh táo. Nếu đối phương liên tục ngoái đầu, hoặc xem đồng hồ, đó là tín hiệu rõ ràng họ không hứng thú với cuộc trò chuyện của bạn. Hãy lịch sự xin lỗi, và đi lấy thêm đồ uống cho mình.

Giới thiệu trong Môi trường Doanh nghiệp Trang trọng[sửa]

  1. Hãy tự tin. Chào hỏi đối phương một cách thân thiện và chuyên nghiệp.
  2. Nhận biết thứ bậc. Nếu bạn đang chào đồng nghiệp hoặc người cùng chức vụ, bạn có thể chào hỏi thân mật hơn. “Chào Kỳ, rất vui được gặp anh. Tôi đã nghe nhiều người khen anh và rất mong được làm việc với anh”.
    • Nếu bạn đang gặp ai đó có chức vụ cao hơn hoặc một nhân vật được vinh danh và tôn trọng trong xã hội, hãy sử dụng cả chức danh của họ. Nói “Xin chào Ông Thanh Cường. Rất vinh hạnh được gặp ông” sẽ chuyên nghiệp hơn và sẽ để lại ấn tượng lâu dài hơn là chào bằng kiểu “Chào Thanh Cường. Anh dạo này sao rồi?”
    • Cũng như vậy, bạn cần cân nhắc lời chào khi chào ai đó có chức vụ thấp hơn bạn. “Chào anh Ngọc Minh. Rất vui được gặp anh” sẽ thể hiện được mong muốn thái độ chuyên nghiệp của đối phương khi chào hỏi lại bạn.
  3. Nói ngắn gọn về công việc và chuyển chủ đề. Không ai thích bị làm lơ trong cuôc trò chuyện mà họ không thoát ra được, đặc biệt trong môi trường kinh doanh. Bạn sẽ không muốn bị tiếng xấu với người không quen biết rằng bạn là người quá im lìm!

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn mỉm cười và nói rõ ràng. Quan trọng nhất là nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy bạn đang để tâm đến họ.
  • Nếu bạn không biết tên người đó, hãy nói “rất vui được gặp bạn/anh/chị” hoặc “mong được gặp lại bạn/anh/chị”.
  • Nếu bạn chào người lớn, hãy mỉm cười lịch sự và nói xin chào.
  • Hoặc bạn có thể hỏi họ một cách lịch sự bằng cách nói “Rất vui được gặp lại bạn nhưng mình lại quên mất tên bạn rồi”. Hành động này có thể hơi bất lịch sự, nhưng vẫn tốt hơn là bạn gọi sai tên của họ.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu đối phương hỏi thăm bạn trước, bạn nên lịch sự trả lời và hỏi lại họ.
  • Đừng tỏ ra quá tự tin vì đó là hành động bất lịch sự
  • Đừng tiến đến ai đó khi họ không muốn bị làm phiền (quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ với bạn).
  • Hãy nhớ rằng việc chào hỏi khác nhau ở từng nền văn hóa. Trong những hoàn cảnh giao tiếp ở Phương Tây, hành động bắt tay rất phổ biến và không gây hiểu lầm nhưng bạn cần cẩn thận với những điểm khác biệt nhỏ. Ví dụ, người châu Á sẽ phân biệt rõ ràng giữa giao tiếp bằng mắt và việc nhìn chằm chằm vào người khác.

Liên kết đến đây