Châm biếm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Châm biếm là công cụ đặc biệt có thể được mài sắc để sử dụng cho mục đích tốt hoặc xấu. Nếu châm biếm sai thời điểm hoặc không đúng người, bạn có thể làm tổn thương cảm xúc của người khác, nhưng sự châm chọc lại có thể mang lại tiếng cười nếu bạn dùng khiếu hài hước tự nhiên và tránh lăng mạ. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng đối phó với người hay chế nhạo bạn.

Các bước[sửa]

  1. Lựa chọn đối tượng cẩn thận. Tránh xa những người có khả năng chống trả bằng bạo lực hoặc bằng lời nói hay những người có thẩm quyền. Châm biếm giáo viên hoặc công an có thể khiến bạn gặp rắc rối. Nếu muốn có được sự tôn trọng của giáo viên hoặc người lớn, bạn nên dùng ngôn ngữ lễ phép.
  2. Lịch thiệp và trang nhã. Không nên đùa giỡn về các vấn đề khiến người khác lo lắng, chẳng hạn như cân nhặng. Ví dụ, việc liên tục trêu chọc một người bạn có thân hình mập mạp là hành động không sáng suốt.
  3. Châm biếm nhanh. Nếu bạn chờ quá lâu, lời nói châm biếm sẽ mất giá trị và làm ảnh hưởng đến bản thân mình. Cách hiệu quả để cho mình thời gian vài giây đơn giản là nhìn chằm chằm vào đối phương và cười mỉm như thể bạn đang suy nghĩ điều gì đó liên quan đến họ. Nếu có thể nghĩ ra câu mỉa mai với tốc độ nhanh thì bạn nên nói ra. Nếu không chỉ nên cười lớn một chút, sau đó lắc đầu và nhìn sang hướng khác. Hình ảnh “bạn không đáng” đôi khi lại là hành động chế giễu có tác dụng nhất. Tuy nhiên, bạn không nên chờ quá lâu vì trông sẽ khá kỳ cục.
  4. Đùa cợt. Quan sát ngoại hình và trang phục của đối tượng. Trong lúc nhìn, bạn nên chú ý quần áo của họ. Bạn liên tưởng đến người nổi tiếng nào không có con mắt thẩm mỹ trong việc lựa chọn trang phục?
  5. Lắng nghe câu từ do đối tượng nói thật cẩn thận. Nhiều người sẽ đề cao bản thân, vì thế bạn nên tận dụng điều này. Bạn không cần khiến họ cảm thấy tồi tệ, chỉ cần cho họ thấy vấn đề cùng với quan điểm mà đối phương đưa ra. Lời châm chọc có thể ở nhiều dạng[1]:
    • Phép phản chứng (hữu ích nhất trong tình huống này)
      Chứng minh rằng ý kiến của người khác nghe vô lý.
      Ví dụ:
      “Không, anh không CẦN điều đó, và nhất định là vậy!”
      “Đúng vậy, chúng ta thật sự không CẦN thứ gì ngoại trừ thức ăn, không khí và nước, vậy sao chúng ta không chui vào hang động mà sống và săn bắt động vật để kiếm thức ăn mỗi ngày?”
    • Trải nghiệm quá khứ (cũng có tác dụng trong tình huống này)
      Cho đối phương biết rằng họ thiếu năng lực mà họ khẳng định là có.
      Ví dụ:
      “Tôi có thể kể chị nghe về sự châm biếm. Tôi là nhà văn tuyệt vời!”
      “À, chắc hẳn anh phải tự hào khi bài viết của anh bị từ chối đến mười lần!”
    • Ví dụ ngẫu nhiên:
      "Kem đánh răng của anh đâu?
      "Trên mặt trăng ấy! Rõ ràng ở trong phòng tắm mà.
    • Đảo ngược sự thật
      Nói trái sự thật để trả lời câu hỏi rõ ràng.
      Ví dụ:
      “Anh thấy em mặc cái đầm này có mập không?”
      “Em có bao giờ gầy đâu!”
    • Đảo ngược ý nghĩa
      Nói ngược với ý muốn của bạn.
      Ví dụ:
      “Ô hay ghê!” hoặc "Tôi chỉ cần những thứ đó thôi!" thay vì “Ôi không!”
      “Vâng đúng rồi!” hoặc “anh nói sao cũng được” thay vì “Em không chắc lắm.”
      “Nghiêm trọng thật!” thay vì “Không đáng kể.”
    • Phóng đại
      An ủi.
      Ví dụ:
      "Mình nghĩ Bảo không thích mình đâu."
      "Đúng là anh ta rất ghét cậu phải không nhỉ?"
      Đóng vai theo ý kiến của người đầu tiên.
      Ví dụ:
      “Làm ơn im miệng được không hả?”
      “Xin Mẫu hậu thứ lỗi, bây giờ con sẽ đi lấy trà và bánh cho người nhé?”
    • Sự thay thế rõ ràng
      Ám chỉ người khác lý do tại sao xảy ra sự việc.
      Ví dụ:
      “Bạn lấy trộm bài tập của mình để sao chép!”
      “Mình không có!”
      “Hmm... Vậy chắc là con chó ăn mất rồi!” (Thay thế rõ ràng cho “Bạn lấy trộm bài tập!”)
    • Nhắm mục tiêu
      Hỏi người khác cách làm thứ gì đó trong khi bạn đang làm điều này.
      Ví dụ: Anh chỉ tôi cách dùng bàn phím được không?
  6. Không lạm dụng tài năng của bản thân. Nếu bạn thường xuyên châm chọc người khác, họ sẽ không muốn nói chuyện với bạn. Ghi nhớ rằng càng có nhiều người, bạn càng có nhiều đối tượng tiềm năng. Chế giễu thật tự nhiên và mọi người sẽ thích óc hài hước của bạn.
  7. Bảo đảm rằng mục tiêu của bạn biết rõ bạn không quá nghiêm túc, nhưng không nên nói rằng “Chỉ đùa thôi!” Bạn nên sáng tạo hợn. Tuân theo nguyên tắc sau đây: Nháy mắt, cười toe toét, hoặc cười lớn. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Vừa làm vừa vui đùa thường hay có tác dụng, nhưng vẫn có trường hợp bạn vô tình đây người khác vào chân tường hay rơi xuống vực thẳm (trừ khi dưới vực thẳm là tấm đệm lò xo).

Lời khuyên[sửa]

  • Ghi nhớ ba yếu tố: tế nhị, đúng thời điểm, và đúng mục tiêu.
  • Không xúc phạm người khác trong lúc tranh cãi; điều này chỉ khiến cho mâu thuẫn tăng cao. Chỉ dùng lời châm chọc để cho đối phương biết rằng sự sỉ nhục của họ không làm ảnh hưởng đến bạn và họ đang làm tốn thời gian của cả hai.
  • Cho những người cố ý chế nhạo bạn biết rằng họ không thể tác động đến bạn. Sự châm biếm có thể làm khuếch tán mâu thuẫn bằng lời. Nếu ai đó đang sỉ nhục hay dùng ngôn ngữ không phù hợp, bạn nên làm vẻ mặt tồi tệ và nói “Hmmm…thật là hùng hổ!” hoặc “Này, tôi có xúc phạm anh hay không?”
  • Khi lựa chọn mục tiêu, bạn cần bảo đảm rằng đối phương hiểu rõ khái niệm châm biếm. Trẻ em không phải là mục tiêu phù hợp vì chúng xem lời nói mỉa mai là sự nghiêm túc. (Hầu hết trẻ em không hiểu rõ sự châm biếm cho đến khi 12 tuổi.)
  • Khi một người chế nhạo bạn, bạn không nên chửi rủa hay chỉ trích gay gắt trước mặt con trẻ .

Cảnh báo[sửa]

  • Không nói những điều có thể phản lại bạn. Có thể đối phương nhanh tay và có khả năng châm biếm hơn bạn. Khi đó lời nói dí dỏm của bạn sẽ không còn quan trọng nữa.
  • Không châm biếm những người không biết đùa giỡn, không có óc hài hước, đang có tâm trạng không vui, v.v..; bạn có thể làm họ khó chịu hoặc khóc.
  • Biết rõ giới hạn. Bạn có thể làm tổn hại đến bạn bè nếu đùa cợt về những vấn đề nhạy cảm.
  • Cẩn thận khi châm chọc trên mạng. Tìm hiểu cách nhận biết sự châm biếm trong lời văn nhằm thể hiện rõ lời nói mỉa mai.
  • Không tạo ấn tượng đối với người khác rằng họ không thể nói hoặc làm điều gì trước sự có mặt của bạn mà không bị nhạo báng. Đối phương vẫn nên cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc và trò chuyện với bạn.
  • Ngoài ra bạn cần có thái độ phù hợp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]