Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc hoa Ly
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chăm sóc Hoa Ly)
Hoa ly là một loài hoa đẹp với hương thơm dễ chịu, được những người làm vườn, các chủ tiệm bán hoa hay bất cứ ai yêu thích mùi hương hay cái đẹp đều ưa chuộng. Hoa ly là loài hoa có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt, dễ trồng và dễ chăm sóc. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng hoa ly và giúp chúng phát triển tốt trong những năm tiếp theo.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cách Trồng Hoa Ly[sửa]
-
Tìm
một
địa
điểm
thích
hợp.
Lý
tưởng
nhất
là
một
vị
trí
trong
vườn
nhà
bạn
với
hệ
thống
thoát
nước
tốt
và
nhiều
ánh
nắng
mặt
trời.
- Để tìm vị trí thoát nước tốt, hãy tìm chỗ nào trong vườn khô đi nhanh nhất sau một trận mưa. Nếu không có địa điểm cụ thể, hãy trồng hoa ở khu vực vườn dốc và để trọng lực giúp thoát nước cho cây trồng của bạn.
- Chọn vị trí có thể hứng ánh nắng mặt trời được ít nhất nửa ngày. Nếu ở quá lâu trong bóng râm, hoa ly sẽ hướng về phía mặt trời và bị cong rõ rệt. Lý tưởng nhất là vị trí đó có thể tiếp nhận ánh nắng trọn một ngày.
- Lá của cây hoa ly có thể bị nấm mạng nhện tấn công nếu vị trí trồng không được lý tưởng cho lắm. Dù loại nấm này có thể tốt cho một số loại nho làm rượu, nó cũng có thể làm giảm khoảng trống cho lá phát triển, từ đó giảm lượng đường để sản sinh ra những bầu hoa mới.
-
Trồng
củ
hoa
ngay
khi
bạn
mang
về.
Củ
hoa
ly
lúc
này
đã
sẵn
sàng
để
trồng,
và
cũng
cần
một
lớp
màng
mỏng
bao
bọc
để
giúp
các
củ
hoa
ly
không
bị
khô.[1].
- Trồng củ hoa càng sớm sau khi mang về thì cây hoa sẽ phát triển càng tốt hơn. Nếu bạn không thể trồng ngay thì hãy bảo quản bằng cách để trong những nơi tối, lạnh (Ví dụ như tủ lạnh nhà bạn chẳng hạn, miễn là bạn để nhiệt độ tủ cao hơn nhiệt độ làm đông đá)[2]. Việc này nhằm ngăn củ mọc mầm bởi khi đã mọc mầm thì bạn sẽ phải trồng ngay lập tức.
- Hãy trồng vào mùa thu hoặc đầu đông để hoa có thể nở vào mùa xuân. Bạn cũng có thể trồng hoa vào mùa xuân để hoa nở vào thời điểm sau đó trong năm. Vào mùa xuân năm sau, cây hoa sẽ lại nở như bình thường.
-
Đào
hố.
Hoa
ly
ưa
ánh
sáng
mặt
trời,
nhưng
củ
hoa
lại
cần
được
giữ
mát
trong
suốt
cả
mùa
hè.
Bạn
hãy
đào
một
cái
hố
sâu
khoảng
10-15
cm
và
nhớ
rằng
càng
sâu
càng
tốt
–
như
vậy
không
chỉ
củ
hoa
được
bảo
vệ
khỏi
mùa
hè
nóng
nực
mà
thân
cây
cũng
được
hỗ
trợ
để
phát
triển.
- Trồng hoa ở khoảng cách hợp lý. Nếu bạn định trồng nhiều cây hoa ly một lúc thì hãy lưu ý khoảng cách giữa các cây là 15 cm để chúng không che mất ánh mặt trời của nhau.
- Xới cho đất ở đáy hố tơi lên, sau đó rắc một ít bột xương xuống dưới, đặt củ hoa ly vào và lấp lại với đất.
- Tưới nước ngay lập tức. Điều này sẽ giúp đất ẩm tiếp xúc với rễ và kích thích phát triển.
-
Thêm
lớp
che
phủ
bảo
vệ
cây.
Nếu
sắp
tới
mùa
đông
lạnh,
hãy
đặt
một
lớp
bảo
vệ
lên
trên
cây
để
bảo
vệ
chồi
non.
- Hoa ly Trumpet (Hoa loa kèn) là dễ tổn thương trước sương giá nhất.
- Hãy đảm bảo lớp phủ của bạn không có ốc sên. Ốc sên rất thích nhấm nháp những chồi non đang phát triển trên cây hoa của bạn.
Chăm sóc Hoa Ly Đúng Cách[sửa]
-
Bón
phân
hóa
học
cho
cây.
Khi
cây
hoa
ly
mới
đâm
những
chồi
non
đầu
tiên,
hãy
bón
cho
cây
chút
phân
hóa
học
có
độ
cân
bằng
tốt.
Hoa
ly
có
khả
năng
chịu
đựng
khắc
nghiệt
và
không
cần
quá
nhiều
phân
bón.
Thực
chất,
việc
bón
quá
nhiều
đạm
có
thể
làm
bộ
rễ
bị
yếu
đi
và
trong
điều
kiện
thời
tiết
nóng
ẩm
còn
có
thể
làm
củ
hoa
bị
mục
ruỗng.
- Bón phân khi cây đâm chồi lần đầu và bón lại sau khoảng 1 tháng.
-
Chỉ
tưới
hoa
khi
cần
thiết.
Hoa
ly
thường
không
cần
quá
nhiều
nước,
vì
thế
bạn
chỉ
nên
tưới
nước
khi
cần.
- Các giống hoa ly Châu Á, Trumpet và Orienpets nở hoa trong điều kiện khí hậu nóng và khô, chỉ cần cây được cung cấp đủ nước.
- Loại hoa của phương Đông cần tưới nước trong suốt mùa hè, vì chúng chỉ nở hoa từ tháng Tám trở đi.
- Phủ thêm lớp bảo vệ rễ cây mới trồng sẽ giúp giữ củ hoa được mát trong suốt mùa hè và giảm nhu cầu nước của cây.
- Bảo vệ cây không bị đóng băng. Trong suốt những tháng mùa đông, hãy phủ luống hoa bằng rơm rạ hoặc cành cây xanh để giữ cho củ hoa ly không bị đông giá.
- Tỉa cây hoa ly. Trong suốt mùa hoa nở, bạn hãy tỉa những phần hoa đã úa tàn và giữ ít nhất 2/3 thân cây còn nguyên vẹn để cây hoa được khỏe mạnh trong nhiều năm tới.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu trên lá xuất hiện những đốm màu nâu, có thể là cây hoa đã bị nhiễm nấm mạng nhện, loại nấm thường xuất hiện trong thời tiết mát hay ẩm ướt. Bạn có thể loại trừ chúng bằng cách xịt thuốc diệt nấm cho hoa hồng lên lá – loại thuốc này có thể mua ở các vườn ươm hay cửa hàng bán đồ làm vườn.
- Nếu bạn muốn cắt hoa, chỉ cắt 1/3 thân cây và để lại phần lớn thân cây để đảm bảo củ hoa vẫn sẽ tiếp tục nhận được các chất dinh dưỡng và có thể đem đến một mùa hoa nở tuyệt đẹp vào năm sau.
- Hoa ly có thể được trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm, miễn là đất không quá cứng. Năm đầu tiên hoa có thể nở muộn một chút, nhưng những năm sau đó bạn có thể đón nhận những bông hoa ly nở vào khoảng tháng Sáu.
- Để cho hiệu quả thoát nước tối ưu, hãy làm những luống hoa bằng loại đất trồng trong chậu. Luống hoa nên cao hơn ít nhất 13 cm so với mặt đất và đủ lớn để trồng hoa theo các hướng dẫn trên. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả nếu bạn định trồng hoa ly ở vị trí khó thoát nước hoặc lâu khô ráo sau khi có mưa.
Cảnh báo[sửa]
- Cần kiểm tra thường xuyên xem thân cây có bọ không khi cây đang phát triển. Các chồi non chứa đầy chất dinh dưỡng rất dễ bị tấn công bởi sâu bọ và nếu không cẩn thận đề phòng, cây hoa ly sẽ chết trước khi kịp ra hoa.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Củ cây hoa ly
- Xẻng làm vườn
- Lớp phủ bảo vệ cây (dành cho thời tiết lạnh)
- Phân bón
- Đất dành cho cây trồng trong chậu (không bắt buộc)
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- http://www.thelilygarden.com/pages_general/growing_lilies.html
- http://www.gardeners.com/Growing-Lilies/5326,default,pg.html