Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc tai sau khi xỏ khuyên
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chăm sóc Tai sau khi Xỏ khuyên)
Xỏ khuyên tai nghe có vẻ thú vị, nhưng quan trọng là bạn cần biết chăm sóc đúng cách để vết xỏ khuyên luôn trong tình trạng tốt nhất. Tìm hiểu cách xử lý vết xỏ khuyên, khi nào cần làm sạch, và cách để phòng tránh nhiễm trùng là những bước quan trọng để chăm sóc đôi tai của bạn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hướng dẫn Chăm sóc Cơ bản[sửa]
- Chỉ nên đeo các loại hoa tai bằng vàng 14 carat hoặc bằng thép không gỉ dùng trong phẫu thuật. Bạn có thể bị kích ứng nếu sử dụng một số hoa tai bằng kim loại. Hoa tai làm từ đồng, niken, và vàng trắng thường gây kích ứng và nhiễm trùng cho người đeo. Vì vậy, nếu bạn xỏ khuyên tai tại một cửa hàng uy tín, họ sẽ đưa cho bạn một cặp hoa tai bằng vàng hoặc thép không gỉ. Tuy nhiên, khi bạn có thể tháo cặp hoa tai đầu tiên để thay thế bằng cặp hoa tai khác, hãy nhớ chỉ mua các loại hoa tai kim loại chất lượng cao để không gây kích ứng cho da.
- Trong vài tháng đầu sau khi bấm khuyên tai, hãy đeo hoa tai hình hạt tròn, và dần dần thay đổi kiểu hoa tai. Khi vết xỏ khuyên đang lành, bạn chỉ nên đeo hoa tai dạng hạt tròn – hoa tai có thân kim loại ngắn nhọn và có đuôi "cánh bướm" để cố định hoa tai. Loại hoa tai này dễ đeo và không chứa các hạt nặng hoặc nhiều chi tiết trang trí. Sau 6 tháng sử dụng, bạn có thể bắt đầu đeo các kiểu hoa tai khác như kiểu hoa tai đuôi lưỡi câu hoặc hoa tai đuôi gài móc. [1]
- Không nên xoay hoa tai. Mặc dù có một số tranh luận về việc xoay hoa tai là có lợi hay có hại, các bác sĩ có xu hướng nghiêng về ý kiến thứ hai. Trong quá khứ, xoay hoa tai để ngăn chặn bít khuyên tai làm hoa tai bị "kẹt". Tuy nhiên, hoa tai chính là công cụ ngăn chặn bít lỗ khuyên khi da lành, do đó việc hoa tai bị "kẹt" trong tai khó xảy ra. Hơn nữa, xoay hoa tai có thể gây kích ứng da, và có thể gây nhiễm trùng. Nói chung, nên tránh di chuyển hoa tai quá nhiều.
- Trong 6 tuần đầu sau khi xỏ khuyên, không nên tháo hoa tai. Tương tự như lý do bạn không nên xoay hoa tai sau khi xỏ khuyên, bạn cũng không nên tháo hoa tai. Tháo hoa tai sẽ làm lỗ xỏ khuyên dễ bị nhiễm trùng, và làm tăng khả năng bít lỗ khuyên, gây khó khăn khi đeo hoa tai sau này. Bạn nên chờ cho đến khi vết xỏ lành hoàn toàn và đã quen với việc đeo hoa tai. Bạn có thể tháo hoa tai dùng tạm thời sớm hơn dự kiến nếu tai bạn lành nhanh, nhưng để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia bấm khuyên trước.
- Sau 6 tuần để tai lành và sử dụng hoa tai tạm thời, hãy tháo bỏ hoa tai hàng đêm. Khi vết xỏ khuyên đã lành hoàn toàn (sau khoảng 6 tuần, như đã nói ở trên), bạn nên tháo hoa tai trước khi đi ngủ. Cách làm này giúp lỗ bấm khuyên tai được thoáng khí. Nhưng hãy nhớ đeo hoa tai vào buổi sáng để lỗ tai không bị bít. [2]
- Hãy cẩn thận đừng để đồ vật bị vướng vào hoa tai. Các đồ dùng dễ vướng vào hoa tai, đặc biệt là sau khi bạn mới xỏ khuyên. Quần áo, tóc, khăn quàng cổ, và mũ là các thủ phạm chính, mặc dù bất kỳ vật gì gần mặt hoặc đầu của bạn cũng có khả năng bị vướng vào hoa tai. Luôn mặc và tháo trang phục từ tốn, và tránh kéo tóc khỏi mặt một cách quá nhanh. Khi đồ vật bị vướng vào hoa tai, hoa tai có thể bị kéo rời, không chỉ gây đau đớn cho bạn mà còn làm hỏng vết xỏ khuyên.
- Thường xuyên làm sạch lỗ bấm khuyên tai trong vài tuần đầu. Thường xuyên làm sạch sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn nên dùng dung dịch nước muối để rửa tai mỗi ngày, và có thể dùng xà phòng để làm sạch lỗ xỏ nếu cần (nhiều nhất là một lần mỗi ngày) trong suốt 4-6 tuần để vết thương lành. Sau khi vết xỏ đã hoàn toàn lành lặn, bạn có thể ngừng sử dụng nước muối, và chỉ dùng xà phòng khi bạn thấy có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc kích ứng da. [3]
Làm sạch Đúng cách[sửa]
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa sạch tay trước khi làm sạch vết bấm khuyên là rất quan trọng vì như vậy bạn mới không gây nhiễm trùng. Sử dụng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn dành cho da nhạy cảm; nếu có thể, hãy chọn loại không mùi, vì nước hoa có thể làm lỗ xỏ bị kích ứng. Chà xát tay trong 30-45 giây trước khi lau khô bằng khăn sạch.
-
Không
nên
tháo
hoa
tai.
Trong
quá
trình
hồi
phục
vết
thương,
bạn
không
nên
tháo
hoa
tai
ở
bất
kỳ
thời
điểm
nào.
Tháo
hoa
tai
trước
khi
vết
bấm
lành
có
thể
gây
khó
chịu
cho
da
và
dẫn
đến
nhiễm
trùng,
chưa
kể
đến
việc
có
thể
gây
bít
lỗ
tai
và
gây
khó
khăn
cho
việc
đeo
hoa
tai
sau
này.
Vì
vậy,
khi
bạn
làm
sạch
tai,
đừng
tháo
hoa
tai
(cho
dù
bạn
rất
muốn!).
- Kim loại được dùng cho hoa tai sẽ không bị gỉ hoặc hỏng do nước hoặc các dung dịch làm sạch mà bạn sử dụng.
-
Chuẩn
bị
dung
dịch
nước
muối.
Bạn
nên
rửa
vết
bấm
khuyên
vào
dung
dịch
nước
muối
mỗi
ngày
trong
2-3
tuần
đầu
tiên
để
ngăn
ngừa
nhiễm
trùng.
Dung
dịch
nước
muối
có
nhiều
tác
dụng,
bao
gồm
cả
việc
ngăn
ngừa
nhiễm
trùng
bằng
cách
làm
tăng
quá
trình
lưu
thông
và
ngăn
ngừa
mụn
hoặc
ổ
loét
hình
thành
quanh
vết
xỏ.
Sử
dụng
muối
biển
tinh
khiết
không
chứa
i-ốt
và
nước
cất,
vì
các
loại
muối
khác
có
chứa
các
thành
phần
có
thể
gây
kích
ứng
cho
tai
của
bạn.
Trộn
¼
thìa
cà
phê
muối
với
250
ml
(1
cốc)
nước
ấm
và
đổ
dung
dịch
vào
một
cái
tách
hoặc
bát
nhỏ.
- Nhiệt độ nước lý tưởng để tạo dụng dịch là ở nhiệt độ nước ấm phù hợp để uống – vào khoảng 50 đến 55°C (120 đến 130°F).
-
Rửa
vết
bấm
khuyên
với
dung
dịch
nước
muối.
Đặt
tai
trong
dung
dịch
khoảng
2-3
phút,
và
sau
đó
rửa
sạch
lại
bằng
nước
cất.
Làm
theo
cách
này
mỗi
ngày
trong
2-3
tuần
là
đủ
để
làm
sạch
tai
và
kích
thích
quá
trình
hồi
phục
da.
[4]
- Hãy chắc chắn rằng bạn rửa sạch dung dịch khỏi tai, nếu không thì muối có thể sẽ tái kết tinh và gây kích ứng cho da.
- Nếu bạn xỏ lỗ tai trên phần sụn, thay vì nhúng tai vào tách dung dịch, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn dùng một miếng gạc ngâm vào dung dịch nước muối và đặt nó lên lỗ xỏ khuyên.
-
Làm
sạch
vết
bấm
khuyên
bằng
xà
phòng.
Nếu
bạn
sợ
bị
nhiễm
trùng,
ngoài
việc
sử
dụng
dung
dịch
nước
muối,
bạn
có
thể
dùng
thêm
xà
phòng
để
rửa
tai.
Dùng
xà
phòng
kháng
khuẩn
nhẹ
và
nước
ấm
để
chà
xát
nhẹ
nhàng
quanh
vùng
xỏ
khuyên
tai,
làm
như
vậy
trong
vòng
không
quá
30
giây.
Rửa
sạch
tai
bằng
nước
sạch,
sau
đó
thấm
khô
nhẹ
nhàng
với
một
miếng
vải
sạch
hoặc
khăn
giấy.
- Không nên làm sạch lỗ khuyên tai với hydrogen peroxide, nước cây phỉ, hoặc cồn, vì đây là những chất gây khô da và có thể gây kích ứng vùng da quanh vết xỏ. [5]
- Không nên bôi thuốc mỡ hoặc kem lên vết bấm khuyên tai. Có thể bạn sẽ muốn dùng các loại thuốc mỡ kháng khuẩn, tuy nhiên thực sự dùng thuốc mỡ có thể gây nhiễm trùng. Thuốc mỡ và kem đặc sẽ gây bít lỗ tai, ngăn chặn không khí lưu thông và kết quả là làm chậm quá trình làm lành da. Ngoài ra, các loại kem này sẽ làm bụi bẩn, vi trùng và các phần tử khác trong không khí dễ bám vào tai và gây nhiễm trùng. Sau khi đã làm sạch tai, bạn không cần thiết phải sử dụng thêm bất cứ chất gì khác, trừ khi bác sĩ của bạn yêu cầu.
Ngăn ngừa Nhiễm trùng[sửa]
- Tránh sờ tay vào lỗ khuyên tai trừ khi bạn thật sự cần. Nếu bạn không xoay hoa tai hoặc tháo hoa tai (nên tránh thực hiện hai điều này trong 6 tuần đầu sau khi xỏ khuyên), thì rất hiếm có dịp bạn cần phải chạm tay vào tai. Chạm tay vào tai sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập và có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, đừng nghịch hoa tai hoặc sờ vào vết bấm khuyên trừ khi bạn đang làm sạch khuyên tai hoặc thay hoa tai khác.
- Tránh cài hoa tai "cánh bướm" quá chặt. Hoa tai tạm thời có đuôi "cánh bướm" giúp cố định hoa tai. Tuy nhiên, thít chặt đuôi hoa tai sẽ cắt giảm luồng không khí lưu thông, gây đau và có thể gây nhiễm trùng. Hầu hết các loại hoa tai sử dụng tạm thời thường có nấc nhỏ trên phần thân hoa tai để bạn biết thít chặt đuôi hoa tai đến đâu là đủ. Nói chung, chỉ đẩy phần đuôi "cánh bướm" sao cho chỉ chạm nhẹ vào mặt sau tai, chứ không phải ép chặt vào tai.
- Làm sạch hoa tai khi tháo chúng khỏi tai. Mặc dù bạn dùng hoa tai bằng vàng 14 carat hoặc bằng thép không gỉ, kim loại vẫn có thể nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn dùng hoa tai mới hoặc chỉ tháo hoa tai cũ trong phút chốc, bạn nên làm sạch chúng để diệt vi trùng. Lau hoa tai với cồn hoặc hydrogen peroxide và để khô. Không nên dùng cách này nếu bạn vẫn đang đeo hoa tai, bởi vì peroxide và cồn sẽ làm khô da và có thể gây kích ứng da.
- Không nên để vết xỏ khuyên tai ngập trong nước hoặc đi bơi cho đến khi vết xỏ lành hoàn toàn. Nếu bạn mới xỏ khuyên thì lỗ xỏ khuyên sẽ khá nhạy cảm và có thể bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với các vi khuẩn trong nước. Bạn có thể tắm, nhưng không nên ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc đi bơi ở hồ bơi, hồ, sông, hoặc biển. Nước ở các nơi này có chứa các vi khuẩn có hại và các hoá chất có khả năng gây nhiễm trùng tai. Sau khi xỏ khuyên, bạn nên chờ từ 3-6 tháng trước khi có thể đi bơi hoặc ngâm đầu trong nước để hạn chế đáng kể khả năng nhiễm trùng tai. [1]
- Tránh làm sạch vết xỏ quá thường xuyên. Mặc dù nghe có vẻ khác thường, làm sạch lỗ xỏ tai quá thường xuyên có thể gây nhiễm trùng. Đó là vì làm sạch quá mức sẽ gây khô da và làm da bị kích ứng, và theo thời gian sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Bạn nên làm sạch vết xỏ một lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành lặn, nếu bạn làm sạch tai nhiều hơn một lần mỗi ngày thì điều này có thể đem lại những hậu quả không mong muốn. [6]
- Khử trùng các vật dụng gần tai. Điện thoại di động và tai nghe là các thủ phạm chính, những thứ bạn đặt gần tai thường chứa vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Làm sạch các đồ vật này với xà phòng diệt khuẩn hoặc lau bằng cồn mỗi tuần một lần để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
Nhận biết và Điều trị Nhiễm trùng[sửa]
-
Xác
định
nếu
lỗ
xỏ
khuyên
tai
của
bạn
bị
nhiễm
trùng.
Trong
khi
các
dấu
hiệu
sưng,
đỏ
và
đau
là
bình
thường
trong
3-6
ngày
đầu
sau
khi
xỏ
khuyên,
đau
và
sưng
kéo
dài
có
thể
là
dấu
hiệu
nhiễm
trùng.
Nếu
bạn
sợ
tai
bạn
bị
nhiễm
trùng,
hãy
kiểm
tra
các
triệu
chứng
sau:
- Đau và sưng kéo dài ngoài vị trí của lỗ xỏ khuyên tai
- Chảy máu
- Có dịch vàng hoặc một lớp màng bọc quanh lỗ xỏ khuyên tai
- Hoa tai bị kẹt trong tai
- Sốt trên 38 độ C
- Sử dụng dung dịch nước muối để điều trị nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên tai đều có thể được điều trị dễ dàng và không gây hại, miễn là bạn không quên điều trị đúng cách. Để điều trị nhiễm trùng, sử dụng dung dịch nước muối giống như bạn dùng để làm sạch tai sau khi tai được bấm khuyên. Trộn ¼ thìa cà phê muối biển không chứa i-ốt với 250 ml (1 cốc) nước ấm. Đổ hỗn hợp này vào một cái tách hoặc bát nhỏ và ngâm tai bạn vào dung dịch trong 3-5 phút. Nếu bạn gặp khó khăn khi dùng tách, ngâm gạc vô trùng vào hỗn hợp và đặt nó lên vùng nhiễm trùng trong 3-5 phút. Lặp lại phương pháp này hai lần mỗi ngày cho đến khi hết nhiễm trùng.
- Chườm đá để giảm đau và sưng. Mặc dù chườm đá lên vùng nhiễm trùng sẽ không làm giảm mức độ nhiễm trùng, nhưng nó sẽ làm giảm sưng và gây tê để bạn bớt đau. Đặt một cục nước đá lên vết xỏ khuyên trong vòng 5-10 phút cho đến khi bớt sưng. Bạn có thể làm cách này 2-3 lần mỗi ngày, hoặc bất cứ khi nào tai bạn bị sưng.
- Đi khám nếu các dấu hiệu nhiễm trùng không có chiều hướng thuyên giảm. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng nặng và không khỏi trong vòng 2-3 ngày tự điều trị, bạn nên đi khám bệnh để bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn. Nếu hoa tai của bạn bị kẹt bên phần tai bị nhiễm trùng hoặc nó không ngừng làm bạn chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ. [7]
Lời khuyên[sửa]
- Kiểm tra cửa tiệm bạn bấm lỗ khuyên tai có hợp vệ sinh và có được cấp chứng nhận hay không và bạn cũng có thể xem qua các nhận xét từ những người khác.
- Không nên đeo các loại hoa tai không hợp vệ sinh vì nó có thể gây nhiễm trùng.
- Luôn mua hoa tai bằng vàng hoặc thép chất lượng cao, ngay cả khi vết xỏ khuyên tai của bạn đã lành hoàn toàn.
Cảnh báo[sửa]
- Hãy nhớ đi khám nếu bạn cảm thấy tình trạng nhiễm trùng ngày một xấu đi.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.happynews.com/living/bodyart/care-ear-piercing.htm
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116410EN
- ↑ https://www.safepiercing.org/wp-content/uploads/APP_AftercareMinors_Web.pdf
- ↑ http://www.piercingbible.com/saline-soaks
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/adult-health/in-depth/piercings/art-20047317?pg=2
- ↑ http://www.childrenshealthnetwork.org/CRS/CRS/pa_pierced_hhg.htm
- ↑ http://www.epainassist.com/earache-or-ear-pain/ear-piercing-infection-causes-treatment-home-remedies-preventive-measures#gsc.tab=0