Chăm sóc cây dương xỉ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dương xỉ là loài cây phổ biến có thể trồng trong nhà và ngoài vườn. Từ thời tiền sử, dương xỉ đã có hàng chục nghìn giống loài. Dương xỉ có nhiều hình dạng khác nhau, từ mỏng nhẹ đến dày và xù xì, tuy nhiên cách chăm sóc và nhu cầu của từng giống đều tương tự nhau. Nói chung, dương xỉ ít cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, rất cứng cỏi nhưng đòi hỏi chút quan tâm của bạn để cây lớn và phát triển khỏe mạnh.

Các bước[sửa]

Chăm sóc dương xỉ trong nhà[sửa]

  1. Chọn đúng vị trí. Dương xỉ cần nhiều bóng râm và ánh sáng xung quanh (thay vì ánh nắng trực tiếp). Bạn cần đặt cây gần cửa sổ hướng về phía bắc. Cửa sổ hướng đông và tây quá gắt nắng. Bạn có thể đặt dương xỉ bên cửa sổ hướng nam nếu không có cửa sổ hướng bắc. Đặt cây cách cửa sổ một chút để cây được nhiều ánh sáng bao quanh hơn.
  2. Tăng cường độ ẩm trong khu vực trồng cho dương xỉ. Độ ẩm không khí cao là môi trường hoàn hảo cho giống dương xỉ ưa ẩm ướt. Có 2 cách giúp tăng độ ẩm cho dương xỉ là: Trồng chồng 2 chậu hoặc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Để trồng chồng 2 chậu, bạn nên chọn chậu thứ 2 lớn hơn chậu trồng chính. Lấp đầy rêu ngâm nước trong chậu trồng, sau đó đặt chậu bên trong lòng chậu thứ 2. Lấp đất lên trên, cho thêm rêu ngâm vào mép chậu bên trong và đảm bảo làm ướt rêu sau vài ngày để duy trì độ ẩm.
    • Nếu dùng máy tạo độ ẩm, bạn nên đặt máy gần cây dương xỉ để cây phát triển khỏe mạnh.
    • Bạn cũng có thể phun sương nước ấm cho dương xỉ, nhưng cách vài ngày nên phun một lần để ngăn ngừa dương xỉ hiện đốm.
  3. Duy trì nhiệt độ. Hầu hết (không phải là tất cả) các loài dương xỉ trong nhà đều ưa khí hậu nhiệt đới. Đảm bảo nhà (hoặc ít nhất phòng trồng dương xỉ) duy trì ở nhiệt độ 21°C. Dương xỉ có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn một chút, nhưng sẽ không phát triển dưới điều kiện nhiệt độ quá thấp. Nếu nghi ngờ, bạn có thể tăng nhiệt độ lên.
    • Cân nhắc đặt dương xỉ trong phòng tắm; Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng tắm thường cao hơn sau khi tắm vòi hoặc tắm bồn.[1]
  4. Tưới nước thường xuyên. Dương xỉ ưa không khí ẩm ướt và cũng rất thích đất ẩm. Đảm bảo đất trồng dương xỉ luôn luôn ẩm (nhưng không ngập úng nước). Có nghĩa là bạn nên tưới ít nước hàng ngày thay vì tưới nhiều nước nhưng không đều đặn.
  5. Bón phân cho dương xỉ một lần mỗi tháng. Bạn có thể đến các trung tâm ươm giống cây trồng để tìm phân bón dành riêng cho dương xỉ. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ người giúp. Phun phân bón lên dương xỉ mỗi tháng 1 lần để cung cấp dưỡng chất cho đất chậu. Tuy nhiên, bạn nên chờ ít nhất 6 tháng sau khi trồng dương xỉ trong chậu mới được bón phân.
  6. Cắt bỏ phần cây bị chết hoặc bệnh. Dương xỉ trồng trong nhà có thể mắc một số bệnh nhưng có xu hướng cứng cỏi và có sức chống chịu cao. Nếu cây xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên cắt bỏ phần cây bị hư hại. Nếu dương xỉ bắt đầu chết do không được chăm sóc, bạn có thể làm điều tương tự bằng cách dùng kềm cắt bỏ phần cây chết/hư hại. Nếu nguyên cây bị bệnh, bạn nên vứt cây đi để tránh lây bệnh cho những cây trồng trong nhà khác.
  7. Cấy ghép dương xỉ sau 1 năm hoặc lâu hơn. Khi có đủ thời gian, dương xỉ sẽ phát triển vượt mức so với chậu trồng cũ. Thời gian cấy ghép cây thường khác nhau, phụ thuộc vào sức khỏe của dương xỉ. Tuy nhiên, bạn nên thay chậu lớn hơn sau 6 tháng.[2]

Chăm sóc dương xỉ ngoài vườn[sửa]

  1. Trồng dương xỉ tại vị trí lý tưởng. Nếu dương xỉ phát triển sẵn trong vườn, bạn không cần phải di chuyển đi đâu nếu cây không biểu hiện các dấu hiệu bệnh. Dương xỉ cần nhiều bóng râm, độ ẩm và phát triển rất tốt dưới tán cây lớn hơn. Bạn nên trồng (hoặc trồng lại) dương xỉ tại địa điểm đón nắng phía bắc và không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Lá dương xỉ có nguy cơ bị cháy nắng nếu trồng ở nơi bị ánh nắng chiếu thẳng vào.
  2. Giữ ẩm đất. Nếu nơi bạn ở không mưa thường xuyên, bạn cần tưới nước cho dương xỉ hằng ngày để duy trì độ ẩm cho đất trồng. Bạn cần đắp một lớp dày (khoảng 5-7 cm) thông lá kim hoặc mùn cưa từ lá lên ngọn dương xỉ để giữ ẩm và ngăn tốc độ bốc hơi nước, nhờ đó giúp tăng độ ẩm cho không khí xung quanh cây.
  3. Bón phân cho dương xỉ một lần mỗi tháng. Sau 6 tháng trồng, bạn có thể bắt đầu bón phân cho dương xỉ để cây phát triển khỏe mạnh hơn. Chọn phân bón hữu cơ dạng nước có thể phun và bón cho dương xỉ (theo hướng dẫn trên bao bì). Ngoài ra, bạn có thể bón một lớp phân trộn và mùn cưa vào đất để tạo môi trường sinh trưởng tốt hơn cho dương xỉ. Lưu ý dương xỉ có nhu cầu bón phân thấp hơn các cây trồng trong nhà khác.
  4. Cắt bỏ phần cây bị hư hại. Dương xỉ không có nhiều kẻ thù ngoài thiên nhiên, ngoài ốc sên và 1-2 bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy dương xỉ bị hư hại hoặc bệnh ở một phần nào đó, bạn nên dùng kềm cắt cành để cắt bỏ phần đó đi. Cách này giúp bảo vệ phần còn lại của cây và trong trường hợp bị bệnh, có thể ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh cho cây khác.
  5. Cấy ghép dương xỉ nếu cần. Dương xỉ có thể khá lớn theo thời gian, do đó cần phải tách và đem cấy ghép lại. Để chia một cây dương xỉ lớn thành nhiều cây nhỏ, bạn nên cẩn thận đào cây cùng rễ. Cẩn thận cắt cây thành nhiều phần, đặc biệt dương xỉ có xu hướng mọc thành cụm và thường rất dễ tách. Sau đó trồng lại phần cây được tách và tưới nước thường xuyên. [3]

Lời khuyên[sửa]

  • Không cần lo lắng nếu nhìn thấy chấm đen dưới gốc dương xỉ. Những chấm đen này gọi là ổ túi bao tử và đây là cách dương xỉ sinh sôi.
  • Dương xỉ khỏe mạnh có thể được tách sau mỗi 2-3 năm.

Cảnh báo[sửa]

  • Ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc liên tục có thể làm cho dương xỉ bị héo và/hoặc chuyển màu nâu.
  • Đặt dương xỉ trong nhà tránh xa các lỗ thông khí điều hoà không khí hoặc các yếu tố gây khô khác.
  • Động vật có vảy, bọ xít và rệp đều có xu hướng sống nhờ dương xỉ. Thuốc trừ sâu không được khuyến cáo sử dụng cho dương xỉ, do đó rung cây hoặc bắt bọ bằng tay là cách loại bỏ bọ hiệu quả nhất.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Dương xỉ
  • Đất chậu hoặc đất vườn
  • Bình tưới nước
  • Chậu (nếu chăm sóc trong nhà)
  • Phân bón thực vật
  • Nhiệt kế
  • Rêu, mùn cưa và/hoặc sỏi
  • Xẻng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]