Chăm sóc chó nôn mửa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dù lý do có nhỏ nhặt hay nghiêm trọng đến mức nào thì nôn nửa ở chó cũng là vấn đề không hề bình thường. Ví dụ, chó thích đào bới rác để ăn, do đó có thể nôn để loại bỏ thức ăn hư hỏng ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên, nôn mửa hoặc co giật có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm tụy, nhiễm độc, ung thư hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa.[1] Bạn nên chăm sóc chó bị nôn mửa và biết khi nào cần đưa chó đi khám thú y.

Các bước[sửa]

Chăm sóc ngay sau khi chó nôn[sửa]

  1. Kiểm tra dấu hiệu sốc. Chó cần được đi khám thú y ngay nếu có dấu hiệu sốc như: [1][2]
    • Da và nướu nợt nhạt
    • Hành vi bất thường
    • Ngã quỵ
    • Suy nhược
    • Đứng dậy và đi lại khó khăn
    • Ngẩng đầu một cách miễn cưỡng
    • Chán nản
  2. Giữ ấm và giúp chó thoải mái. Sau khi chó nôn, bạn nên vỗ về để chó biết nó không làm gì sai. Cố gắng để chó nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu chó có vẻ lạnh và run, bạn nên đắp chăn cho chó, quan tâm và giúp đỡ chó hết mực.[3]
    • Bạn nên giúp chó cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể để chó nằm lên sàn một cách thoải mái để chó không cố gượng dậy hoăc đi lại. [4]
  3. Lau sạch lông chó bằng khăn ấm và ướt. Chó nôn khô có thể khiến bộ lông bị xỉn màu nên bạn cần làm sạch lông chó ngay. Bạn chỉ nên lau sạch lông khi chó nghỉ ngơi được một lúc và ngừng lau ngay nếu chó tỏ ra khó chịu.
    • Bạn có thể đặt đệm lót dành cho chó con hoặc khăn cũ dưới cằm và xung quanh chó. Cách này giúp ngăn chó nôn và làm bẩn thảm lót sàn. Một số con chó có thể biết đệm lót dành cho chó con là nơi vệ sinh thích hợp. Điều này giúp chó bớt lo lắng về việc sẽ làm bẩn nhà mỗi khi muốn nôn và tìm chỗ để nôn.
  4. Theo dõi dấu hiệu cho thấy chó có thể nôn trở lại. Bạn nên theo dõi sát sao kể từ lần đầu tiên chó nôn vì nôn mửa liên tục cần được khám thú y khẩn cấp. Các dấu nôn trở lại bao gồm nôn khan hay phát ra âm thanh như thể mắc kẹt thứ gì đó trong cổ họng; tư thế cứng nhắc và lang thang xung quanh một cách vô định.[3]

Nhận biết tình huống khẩn cấp[sửa]

  1. Điều trị ngay nếu bụng chó bị trương lên. Nếu bị nôn liên tục, chó có thể bị trương bụng – một tình trạng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng trương bụng là cố gắng nôn nhưng không nôn ra gì và chảy nhiều nước dãi (vì chó không thể nuốt nước dãi).[5]
    • Chó cần được khám thú y ngay khi bụng bị trương vì đây là tình trạng nghiêm trọng và có thể lấy đi tính mạng chó chỉ sau vài tiếng nếu không được điều trị.
  2. Theo dõi dấu hiệu mất nước. Khi nôn mửa, chó có thể cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Điều này, kèm theo tình trạng nôn ra chất lỏng, có thể khiến chó bị mất nước vì lượng nước mất đi lớn hơn lượng nước nạp vào.[5] Nếu chó biểu hiện dấu hiệu mất nước sớm, bạn nên cho chó uống hỗn hợp thức uống cung cấp điện giải với nước sau mỗi vài tiếng trong ngày. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu tình trạng mất nước không cải thiện. Chú ý dấu hiệu mất nước sớm như: [6] Early signs of dehydration include:
    • Thở hổn hển liên tục
    • Khô miệng, nướu hoặc mũi
    • Mệt mỏi thấy rõ
    • Mắt khô hoặc trũng lại
    • Da mất độ đàn hồi (da không trở về vị trí cũ ngay sau khi bạn nắm và thả ra)
    • Yếu chân sau (mất nước giai đoạn sau)
    • Đi đứng không vững (mất nước giai đoạn sau)
  3. Biết khi nào nên đưa chó đi khám thú y. Nếu nguyên nhân gây nôn mửa ở chó là đơn giản và rõ ràng, chẳng hạn như sau khi chó đào bới rác, bạn có thể tập trung chăm sóc tại nhà và chó có thể khá hơn sau khi uống nước và kiêng ăn. Tuy nhiên, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay nếu gặp dấu hiệu như: [2]
    • Nôn khan (không nôn ra gì)
    • Nôn 1-2 lần kèm theo trì trệ và suy yếu
    • Nôn mửa hơn 4 tiếng hoặc không thể uống nước
    • Nôn ra máu do lở loét nghiêm trọng thành dạ dày

Xác định và loại trừ nguyên nhân gây nôn[sửa]

  1. Phân biệt giữa nôn mửa và ợ để xác định cách điều trị thích hợp. Chó cũng có thể ợ và đẩy thức ăn không tiêu hóa được ra ngoài mà không có lực bụng xúc tác cũng như bất kỳ dấu hiệu bệnh nghiêm trọng nào.[1] Nếu bị ợ, chó chỉ cần được đỡ thức ăn lên trên cao và dựa vào trọng lực để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp nôn mửa khẩn cấp (nôn mửa cấp tính), chó có thể tống tất cả những thứ trong dạ dày ra ngoài do co cơ bụng. Bạn có thể thấy chó gập cong người lại để nôn và nôn ra mùi hôi khó chịu.[7]
    • Ợ thường là dấu hiệu bệnh thực quản hoặc vấn đề tiêu hóa ở giai đoạn đầu. Ví dụ, nếu ăn quá nhiều và quá nhanh, thức ăn chó ợ ra thường chưa được tiêu hóa và còn nguyên hình dạng.[1]
    • Nếu bị ợ thường xuyên, chó có thể đang mắc một bệnh lâu ngày nào đó và cần được đặt thức ăn cao trên ghế và đi khám bác sĩ thú y.[5]
  2. Cân nhắc nguyên nhân gây nôn. Bạn nên chú ý đến chế độ ăn, hành vi, cảm xúc và điều kiện môi trường gần đây của con chó để xác định nguyên nhân gây nôn. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại chuyến đi dạo gần nhất để xác định liệu chó có ăn phải xác thối hay thức ăn hư hỏng nào không. Nôn mửa có thể là triệu chứng phổ biến của "ruột rác", tức là chó ăn phải thứ hư hỏng và không lành mạnh, khiến cơ thể chó nỗ lực tống những thứ đó ra ngoài. Tuy nhiên, nôn mửa ở chó còn là do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng khác như:[2][8]
    • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
    • Ký sinh trùng đường ruột (giun sán)
    • Táo bón nặng
    • Suy thận cấp tính
    • Suy gan cấp tính
    • Viêm đại tràng
    • Bệnh Parvo (viêm ruột-dạ dày)
    • Viêm túi mật
    • Viêm tụy
    • Ăn phải chất độc
    • Sốc nhiệt
    • Nhiễm trùng tử cung
    • Phản ứng thuốc
    • Ung thư
  3. Đánh giá tần suất nôn. Nếu chó nôn một lần duy nhất, ăn bình thường và nhu động ruột bình thường, nôn đơn thuần chỉ là một sự cố mà thôi (không do bất kỳ nguyên nhân nào khác). Nếu chó nôn nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn một ngày, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.[8]
    • Chó nôn mửa liên tục và lặp đi lặp lại cần được kiểm tra tổng quát ở phòng khám thú y. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán bệnh bằng một loạt các xét nghiệm như chụp X-quang, phân tích mẫu máu, xét nghiệm phân, phân tích nước tiểu, siêu âm và/hoặc chụp hình quang tuyến.[1]
  4. Kiểm tra bã nôn để xác định nguyên nhân. Bạn nên quan sát bã nôn để tìm xem có giấy bọc, mẫu túi nhựa vụn, mảnh xương (bạn không nên cho chó ăn xương thật vì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nôn mửa) lẫn bên trong hay không.[3] Nếu thấy máu trong bã nôn, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay vì chó có nguy cơ mất máu nhanh, nghiêm trọng và chết.
    • Nếu không có vật lạ trong bã nôn, bạn có thể nhìn hình dạng và đặc tính của bã nôn. Xác định xem bã nôn giống thức ăn chưa tiêu hóa hay là có dạng lỏng. Bạn nên ghi lại những gì quan sát được để nói với bác sĩ thú y khi chó tiếp tục nôn. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán nếu được bạn cung cấp hình ảnh hoặc mẫu nôn.[1] Hình ảnh có thể giúp bác sĩ thú y định lượng bã nôn và tìm đúng cách điều trị.

Chế độ ăn sau khi chó nôn[sửa]

  1. Tránh cho chó ăn trong vòng 12 tiếng. Nôn mửa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến chó nôn nhiều hơn nếu được ăn ngay đó. Dạ dày cần thời gian để nghỉ ngơi và điều này còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây nôn có phải là do thực phẩm hay không.[1] Bạn nên tránh cho chó ăn cho dù chó tỏ ra đói vô cùng. Nhịn ăn còn là cơ hội để chó loại bỏ bất kỳ thứ gì gây nôn.[9]
    • Chó con và chó nhỏ không nên nhịn ăn quá 12 tiếng.
    • Nếu chó đang bị bệnh (đặc biệt là bệnh tiểu đường), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho chó nhịn ăn.
  2. Cho chó uống nước. Cứ cách 1 tiếng, cho chó uống 1 thìa cà phê nước/0,5 kg cân nặng một lần. Bạn nên tiếp tục cho chó uống theo cách này suốt cả ngày lẫn đêm cho đến khi chó uống được nước như bình thường. Uống quá nhiều nước sau khi nôn có thể khiến chó nôn trở lại. Mặt khác, chó có thể bị mất nước nếu không được uống nước.[10] Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu chó thậm chí còn không thể uống được một lượng nhỏ nước như trên.
    • Ví dụ, chó nặng hơn 6 kg cần được uống 12 thìa cà phê (¼ cốc) nước mỗi tiếng và suốt cả ngày lẫn đêm.
    • Cân nhắc mua các thức uống bù điện giải như Pedialyte hoặc Lectade từ tiệm thuốc tây hoặc phòng khám thú y. Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì để biết cách pha thức uống bù điện giải với nước đun sôi. Thức uống này giúp xoa dịu dạ dày và chống mất nước. Bạn nên cho chó uống đúng theo lượng nước được hướng dẫn ở trên. Nên lưu ý vì không phải con chó nào cũng thích vị nước này và chịu uống.
  3. Bổ sung nước nếu chó không chịu uống. Để ngăn ngừa mất nước, bạn nên tìm cách bổ sung nước cho chó. Bạn có thể cân nhắc nhúng khăn vào nước và lau nướu cho chó. Cách này giúp miệng chó tươi mát mỗi khi chó cảm thấy buồn nôn khi uống nước. Hoặc bạn có thể cho chó liếm viên đá lạnh để miệng chó ướt và nạp được một ít nước vào cơ thể. Bạn cũng có thể thử cho chó uống trà gừng, cúc La Mã hoặc bạc hà ấm để xoa dịu dạ dày và đường tiêu hóa. Giống như nước, bạn chỉ nên cho chó uống vài thìa một lúc.
    • Nếu chó không chịu uống trà, bạn có thể thử đông lạnh trà trong khay đá, sau đó đập vụn thành từng miếng. Chó có thể ăn đá từ trà theo cách này. [9]
    • Bạn nên cố gắng cho chó uống nhiều loại nước cho đến khi chó tìm được loại phù hợp.
  4. Cho chó ăn trở lại. Sau 12 tiếng, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2-3 thìa cà phê thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu. Thịt nạc như thịt gà không xương và bánh Hamburger sẽ cung cấp cho chó lượng protein cần thiết. Trong khi đó, khoai tây luộc, phô mai tươi ít béo và cơm đã nấu chín có thể bù đắp đầy đủ lượng cacbon-hydtrat theo nhu cầu của chó. Bạn có thể trộn 1 phần thịt nạc với 5 phần cacbon-hydtrat. Bạn nên đảm bảo cho chó ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không béo và không gia vị để chó dễ tiêu thay vì cho chó ăn thực phẩm thông thường.[1]
    • Nếu chó không nôn mửa, cứ cách 1-2 tiếng, bạn có thể cho chó ăn một ít thức ăn một lần.[11][8] Tuy nhiên, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay nếu chó nôn trở lại.
  5. Từ từ cho chó ăn trở lại như bình thường. Sau ngày đầu cho chó ăn nhạt, bạn có thể trộn thực phẩm nhạt với một ít thực phẩm thông thường cho một bữa ăn. Ví dụ: bắt đầu trộn theo tỷ lệ 50/50 cho một bữa ăn, sau đó tăng dần lên 3/4 thực phẩm thông thường với 1/4 thực phẩm nhạt. Bạn có thể cho chó ăn lại bình thường sau đó nếu chó không còn nôn nữa.[9][11] Luôn nhớ thực hiện theo lời khyên của bác sĩ thú y và đưa chó đi tái khám nếu cần thiết.
    • Ngưng cho chó ăn nếu chó nôn trở lại và đưa chó đi khám thú y ngay. Tốt nhất bạn nên ghi lại những gì đã cho chó ăn và uống, lượng tiêu thụ và hành vi của chó. Những thông tin này rất hữu ích đối với bác sĩ thú y.
    • Bạn không nên thử nghiệm thực phẩm hoặc thuốc lên chó vì có thể khiến chó nôn nghiêm trọng hơn.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]