Chơi đàn

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chơi đàn Phím Điện Tử)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thật ấn tượng khi chúng ta được chiêm ngưỡng một bậc thầy piano biểu diễn với những ngón tay lướt trên phím đàn và gương mặt biểu lộ sự tập trung cao độ. Bài viết này có thể chưa dạy những kĩ năng điêu luyện trên phím đàn, nhưng chắc chắn nó sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để bắt đầu học chơi đàn.

Các bước[sửa]

Lịch sử[sửa]

  1. Làm quen với nhạc cụ của mình. Dù bạn có muốn trở thành một nghệ sĩ piano biểu diễn trong các buổi hoà nhạc hay thiên tài đàn phím điện tử của ban nhạc rock thì các nguyên tắc cơ bản vẫn là như nhau.
  2. Học các thuật ngữ. Nhạc cụ này có rất nhiều tên gọi và biến thể khác nhau nhưng cùng chung một giao diện. Hãy cùng tìm hiểu phần nào lịch sử của đàn piano.
    • Đàn harpsichord (một loại đàn bộ dây phím cổ). Đây là một trong những loại đàn xuất hiện từ sớm nhất, và nó tạo ra âm thanh bằng cách gảy các dây đàn giống như chơi ghi-ta, chỉ khác là miếng gảy gắn liền với các phím đàn. Dù bạn có nhấn mạnh hay nhẹ cũng không quan trọng vì âm thanh tạo ra không có dải cường độ âm to nhỏ – luôn là âm thanh có cùng độ lớn.
    • Đàn piano. Nhạc cụ này có khả năng trau chuốt cho quá trình tạo ra âm thanh bằng cách thay thế miếng gảy bằng búa đập. Chiếc búa này dùng bàn phím để kích hoạt, và người chơi đàn piano có thể hoàn toàn điều khiển dải cường độ âm, từ âm cực nhỏ đến âm cực lớn.
    • Đàn piano điện. Mặc dù âm thanh của đàn piano rất sâu và hay, sẽ rất khó để mang đàn theo trong các buổi biểu diễn. Khi những người chơi nhạc bắt đầu sử dụng các nhạc cụ có thể cắm điện vào những năm 50, họ muốn một nhạc cụ ít nhất là có thể mang theo được như bộ trống. Từ đó đàn piano điện (và đàn óoc-gan) ra đời.
    • Đàn tổng hợp (synthesizer). 300 năm sau khi đàn harpsichord và đàn piano ra đời, các nhạc công đều đã quen thuộc với cấu trúc của bàn phím. Khi đàn tạo ra âm thanh điện tử tổng hợp xuất hiện, người ta vẫn sử dụng cùng cấu trúc bàn phím, nhưng trong khái niệm có một sự chuyển đổi nho nhỏ. Tính đến thời điểm đó, những người chơi đàn thường được gọi là “người chơi đàn piano” hay “người chơi đàn óoc-gan”. Tuy nhiên, đối với một nhạc cụ có bàn phím như đàn piano nhưng lại có thể tạo ra âm thanh giống dàn nhạc giao hưởng hay giọng hát của những chú mèo thì cụm từ “người chơi piano” không còn phù hợp nữa, và từ đó khái niệm người chơi đàn điện tử (keyboard player) ra đời.
  3. Giờ thì bạn đã hiểu. Đến lúc luyện tập rồi.

Tìm Hiểu Bàn Phím[sửa]

  1. Hãy nhìn vào bàn phím. Dù bạn có chơi một ứng dụng giải trí trên iPad có chức năng tạo ra âm thanh điện tử kiểu cổ, một cây đàn điện tử khổng lồ hay một cây đàn piano cỡ đại dùng trong dàn nhạc, chúng đều có cùng cách bố trí các phím và chỉ khác nhau ở số lượng phím mà thôi.

    [[Im
  2. Hãy chú ý đến 2 loại phím đàn khác nhau: phím màu đen và phím màu trắng. Ban đầu bạn có thể thấy chúng khá khó hiểu nhưng một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn.
    • Chỉ có 12 nốt nhạc cơ bản. Mỗi bộ 12 nốt đều giống nhau và chỉ khác biệt ở độ cao của nốt.
    • Mỗi nốt trắng đều là một phần của gam C trưởng.
    • Mỗi nốt đen được gọi là nốt thăng (#) hoặc nốt giáng (b)
  3. Nhìn lại bàn phím. Hãy để ý đến quy luật, bắt đầu từ nốt C ở bên trái hình. Nó có một dải nhỏ nằm phía bên phải. Nốt tiếp theo - nốt D có 2 dải nhỏ ở mỗi bên và nốt E có một dải nằm bên trái.
    • Hãy chú ý đến quy luật 2 phím trắng bao quanh 2 phím đen và một phím trắng ở giữa.
    • Chú ý nhóm tiếp theo cũng có cùng kiểu tập hợp bàn phím, chỉ có điểm khác biệt là 3 phím đen và 2 phím trắng ở giữa, giữa nốt F và B.
  4. Tìm nốt C tiếp theo trên phím đàn. Hãy để ý rằng ở đó cũng có cùng quy luật. Quy luật này là như nhau với mỗi quãng tám trên bàn phím.
  5. Tìm nốt C gần nhất với phần ở giữa bàn phím. Đây là nốt C giữa, hay C3. Các nốt C cao hơn nó là nốt C4, C5, C6, vv. Các nốt C thấp hơn nó được gọi là C2, C1, C0.
  6. Chơi một bài hát. Đúng thế, chỉ đơn giản như vậy thôi! Bắt đầu với nốt C3 và tưởng tượng như mình đang đi bộ bình thường. Với mỗi bước mà bạn hình dung, hãy chơi phím trắng tiếp theo cho đến khi bạn tới nốt C4 rồi dừng lại. Đây không giống với một bài hát hoàn chỉnh, nhưng những yếu tố cơ bản đều có đủ - chơi những nốt cụ thể theo một trật tự nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Những gì bạn vừa chơi trông sẽ như thế này trên bản nhạc:
    • Chơi lại một lần nữa. Cũng như lần trước, hãy tưởng tượng mình đang đi bộ, và với mỗi bước, hãy chơi nốt tiếp theo trên bàn phím. Lần này hãy nhìn mỗi nốt và đọc từ trái sang phải trước khi bạn chơi nốt đó trên bàn phím. Giờ thì bạn không chỉ chơi một bản nhạc mà còn đọc nhạc nữa đấy!

Cách học[sửa]

  1. Hãy học chơi theo cách của mình. Có một vài cách cơ bản để học chơi piano điện tử hoặc piano thông thường.
    • Học cách đọc nhạc. Bạn có thể tự học kĩ năng quý giá này, tham gia các khoá học hoặc kết hợp cả hai hình thức. Đây là một kĩ năng rất tuyệt vời và cần thiết nếu bạn muốn học hát, học chơi kèn pha-gốt, ghi-ta hay kèn saxophone.
    • Học bằng tai. Theo một cách nào đó thì đây là hình thức học dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần nghe một bài hát và rồi tìm xem phím nào trên bàn phím sẽ tạo ra nốt đó. Ban đầu bạn có thể thấy khá khó khăn, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn luyện tập nghe. Thêm vào đó, bạn sẽ không gần phải học những chấm nhỏ màu đen có nghĩa là gì.

Học cách Đọc Nhạc[sửa]

  1. Kiếm một vài bản nhạc. Hãy đến cửa hàng nhạc cụ ở khu vực bạn ở và nói với họ rằng bạn đang học chơi đàn phím điện tử, bạn theo đuổi phong cách âm nhạc nào và nhờ họ giới thiệu một cuốn sách hay dành cho người mới bắt đầu. Họ sẽ có thể giới thiệu cho bạn phương pháp thích hợp với phong cách học của bạn.
    • Họ cũng có thể sẽ giới thiệu cho bạn một giáo viên dạy piano. Nếu bạn muốn trở thành một người chơi có trình độ thì hãy làm theo lời khuyên của họ.
    • Khi sắp xếp vị trí các ngón tay của bạn lần đầu tiên, hãy nhớ rằng một số bản nhạc có những số nhỏ để hướng dẫn bạn. Những số này đại diện cho cách đặt ngón tay trên các nốt của bản nhạc. Những số này có nghĩa là: 1=ngón cái, 2=ngón trỏ, 3=ngón giữa, 4=ngón áp út, 5=ngón út.

Học cách Chơi bằng Thính giác[sửa]

  1. Hãy luyện tập cho đôi tai của bạn. Không phương pháp học nào có hiệu quả ngay, và học bằng thính giác cũng không phải ngoại lệ. Việc nhớ lại âm thanh của bài hát và tìm những nốt trên bàn phím để nhấn là một kĩ năng cần rèn luyện mới có thể phát triển. Điều đáng mừng là mỗi người chơi nhạc ứng tấu vĩ đại trên thế giới đều biết cách chơi theo phương pháp này, và đó là một kĩ năng sẽ không bao giờ bị bỏ phí. Đây là cách bạn có thể bắt đầu.
  2. Học nghệ thuật xướng âm. Xướng âm có nghĩa là hát bằng thị giác. Nếu biết cách hát “đồ rê mi” thì bạn đã biết những nốt cơ bản rồi. Những nốt cơ bản trong thang xướng âm là: đô, rê, mi, pha, son, la, si, đô. Ở âm điệu C (những phím trắng), những âm này tương ứng với C, D, E, F, G, A, B, C.
  3. Hãy thử nghiệm. Trên bàn phím của bạn, hãy chơi thang âm C như đã đề cập ở trên. Với mỗi nốt bạn chơi, hãy hát nốt tiếp theo trên thang xướng âm. Đừng lo lắng nếu giọng hát của bạn không đủ điều kiện dự thi Thần tượng âm nhạc Mĩ. Điều mấu chốt là để kết nối âm thanh với các nốt nhạc. Nhưng còn các nốt đen thì sao?
    • Đây là thang âm, bao gồm những nốt đen được in nghiêng: đô-đi-rê-ri-mi-pha-phi-son-si-la-li-đô. Hãy thử thang âm này trên bàn phím và xem âm thanh của nó. Bạn sẽ để ý thấy phần đô-rê-mi bắt đầu nghe có vẻ quen thuộc.
  4. Luyện tập các khoảng nghỉ. Thay vì chỉ hát “đô rê mi”, hãy thử hát chúng theo trình tự nhảy cóc một chút: “đô-mi-rê-pha-mi-son-đô.” Hãy tự sáng tạo nên những cách kết hợp nốt, viết lại và hát lên. Sau đó hãy ghép những nốt đó với bàn phím và xem bạn có chơi đúng hay không.
  5. Khi bạn đã bắt đầu chơi được dễ dàng, hãy thử chơi một bài hát đơn giản. Đó có thể là một bài hát mà bạn đã viết rõ hoặc một ca khúc thiếu nhi quen thuộc. Chỉ có điều lần này, thay vì hát, ví dụ “Mary có một con cừu nhỏ,” hãy hát “mi-rê-đô-rê-mi-mi-miiiiiiii.”
    • Khi đã phát triển khả năng làm được điều này, bạn có thể học cách xướng âm với bất kì bài hát nào, ở bất cứ nơi đâu, và rồi khi quay trở lại với bàn phím, hãy chơi các âm trên đó.
    • Bạn càng thực hành nhiều thì càng tiến bộ hơn.

Đàn Điện tử xử lý Âm thanh[sửa]

  1. Hãy tưởng tượng bàn phím có 3 loại “não”. Mỗi loại não có một kiểu trí nhớ khác nhau.
  2. Loại não đầu tiên được gọi là não âm thanh, hoặc thường được biết đến với tên gọi là âm sắc. Đây là những tiếng giống như tiếng đàn piano, các nhạc cụ có dây, sáo hoặc những âm thanh mới và kì lạ mà bạn tự tạo ra.
  3. Loại thứ 2 được biết đến với tên gọi “não nhịp điệu.” Phần này có thể được gọi là “nhịp điệu” với một số đàn phím điện tử hoặc “phong cách” với các nhạc cụ khác. Đàn phím điện tử có thể bao gồm bộ trống, ghi-ta bass, đàn piano và những sự kết hợp khác có cùng quy luật thiết lập sẵn. Nó giống như một ban nhạc đệm mà bạn điều khiển bằng tay trái, và bàn tay phải của bạn dùng để chơi các giai điệu.
  4. Loại não thứ 3 là nơi tất cả những sáng tạo âm nhạc của bạn được thu âm lại. Ví dụ,nếu bạn chơi phần ghi-ta bass bằng tay trái, bạn có thể thu âm lại phần đó và lưu lại để sau này chơi các giai điệu song song với phần đó. Sau đó bạn có thể chơi một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, như một giai điệu piano hoặc giai điệu trên đàn tổng hợp để hoà cùng với phần mà bạn đã ghi âm lại.

Đưa ra Lựa chọn[sửa]

  1. Quyết định chọn đàn điện tử hay một cây đàn piano thông thường. Hãy cân nhắc các yếu tố dưới đây.
  2. Một cây đàn piano có 88 phím. Nó to, nặng và tạo ra âm thanh lớn. Và bạn không thể cắm tai nghe vào cây đàn piano của mình để luyện tập vào lúc 2 giờ sáng đâu!
  3. Âm thanh của nhạc cổ điển sẽ hay hơn nhiều khi chơi trên đàn piano hơn là đàn điện tử. Một cây đàn phím điện tử có thể so sánh với đàn piano, nhưng hãy nhớ rằng, quá trình tạo nên đàn phím điện tử từ nguyên mẫu đàn piano thật sẽ làm giảm chất lượng âm thanh đi đôi chút.
  4. Đàn điện tử dễ chơi hơn. Nếu bạn có cơ hội ở gần một cây đàn piano, hãy nhấn nốt thấp nhất, sau đó nhấn nốt cao nhất. Bạn có thấy sự khác biệt không? Phím đàn rất nặng và chắc ở đầu thấp, nhẹ và dễ chơi hơn ở đầu cao.
  5. Giờ hãy thử làm tương tự với phần lớn các loại đàn điện tử. Trừ khi chúng được chế tạo để mô phỏng bàn phím của đàn piano thì các phím trên đàn tổng hợp hay đàn xử lí âm thanh đều cho cùng cảm giác. Hành động nhấn phím rất nhẹ và nhanh, và sẽ giúp bàn tay dễ chịu hơn khi phải chơi trong nhiều giờ.
    • Nhiều người chơi đàn điện tử không cần chơi hết tất cả các phím đàn của piano. Những nốt mà bạn chơi có thể nhờ công nghệ điện tử để di chuyển lên và xuống trên bàn phím. Ví dụ, chỉ cần bấm một nút là nốt đang ở vị trí C giữa-C3 có thể trở thành C4, C1 hoặc bất kì quãng tám nào khác.
  6. Bàn phím điện tử là một công cụ hết sức linh hoạt. Nó cũng thực tế hơn nếu bạn chơi trong một ban nhạc. Tay chơi ghi-ta nhịp điệu đến muộn trong buổi luyện tập của ban nhạc? Người chơi đàn phím điện tử có thể tạo nên một đoạn âm thanh thay thế hoặc thay vị trí của người chơi ghi-ta nhịp điệu trong ban nhạc bằng cách chơi các hợp âm đệm cùng một âm piano thay thế.
  7. Cuối cùng, mặc dù những người chơi đàn điện tử có thể không bao giờ có vị trí trong thế giới âm nhạc cổ điển thì ở thế giới âm nhạc đại chúng (nhạc jazz, rock, reggae, pop, punk, vv), họ có mặt rất nhiều.

Sẵn Sàng Học Thêm Chưa?[sửa]

  1. Một khi bạn đã học được các kĩ năng cơ bản thì hãy thử nâng cao lên một bậc. Thử chơi trong một ban nhạc!
  2. Hãy kiếm một vài người bạn có thể chơi trống, ghi-ta và bass. Học cách chơi một bài hát mà các bạn đều yêu thích.
  3. Hãy luyện tập bài hát cho đến khi bạn tạo được giai điệu theo cách mình muốn.
    • Khi đã luyện tập xong thì hãy học thêm một bài hát khác. Đừng dừng lại cho đến khi Kanye phải hát mở màn cho bạn!

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng nản lòng. Hãy cố gắng và bạn sẽ thành công.
  • Chăm chỉ luyện tập.
  • Tin vào bản thân mình.
  • Nếu bạn mắc lỗi thì hãy cứ tiếp tục chơi
  • Hãy biết ơn và chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng cũng như khi bạn nhận lời khen.
  • Luyện tập với nhịp điệu trên đàn phím điện tử để cải thiện khả năng căn chỉnh thời gian và chơi cho đúng nhịp điệu.
  • Đừng sợ mắc sai lầm. Kể cả những người giỏi nhất đôi khi cũng phạm lỗi. Hãy nhớ nguyên tắc này: nếu bạn không phạm sai lầm thì có nghĩa là bạn chưa thực sự cố gắng.
  • Lắng nghe và học từ những người hiểu biết.
  • Nguyên tắc cơ bản khi chơi đàn piano cũng giống với chơi đàn điện tử.
  • Bạn có thể tự học cách chơi đàn điện tử với các sách hướng dẫn, nhưng việc theo học các khoá học là phổ biến hơn – bạn sẽ được lợi khi có người chỉ cho bạn khi nào bạn làm đúng và giúp đỡ khi bạn không thể vượt qua một vấn đề nào đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng mong đợi vào việc học nhanh chóng. Ngay cả Mozart và Beethoven cũng không học nhanh được, vì vậy hãy chăm chỉ luyện tập.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Đàn phím điện tử
  • Bản nhạc (không cần thiết khi học chơi)
  • Một giáo viên giỏi
  • Lòng nhiệt tình
  • Sự kiên nhẫn và chăm chỉ luyện tập

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • Tải cuốn sách miễn phí này để giúp bạn học những kiến thức cơ bản đầu tiên về âm nhạc của đàn phím điện tử:[1]
  • Hãy thử những cây đàn phím điện tử trên mạng mô phỏng âm thanh của nhạc techno và rock cổ điển các bài học ở địa chỉ Ezmusic4u.com. Chúng bao gồm “những nốt nhạc theo thứ tự bảng chữ cái” khác khá đơn giản cũng như những kí hiệu chuẩn và biểu đồ cách đặt tay rất hữu ích.

Liên kết đến đây