Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 11

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mục lục

Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản[sửa]

Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Tiền đề của cách mạng tư sản

- Kinh tế

- Chính trị

- Xã hội

- Tư tưởng

Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản

- Mục tiêu và nhiệm vụ

- Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng

Các loại hình, tính chất và đặc điểm

- Các loại hình

- Tính chất và đặc điểm

Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

- Kết quả của các cuộc cách mạng tư sản

- Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

- Phân tích được tiền đề của cách mạng tư sản: kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng thông qua ví dụ cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như: Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.

- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản thông qua dẫn chứng cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như: Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.

- Nêu được các loại hình cách mạng tư sản thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được tính chất và đặc điểm của cách mạng tư sản thông qua dẫn chứng cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như: Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.

- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thông qua ví dụ cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như: Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa

- Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

Chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ trên bản đồ hoặc đường thời gian.

- Giải thích được tầm quan trọng của thuộc địa đối với sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Phân tích được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

- Giải thích được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chỉ ra được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.

Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội[sửa]

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Bối cảnh lịch sử

- Sự phát triển của phong trào công nhân

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và những luận điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học

- Trình bày được bối cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa xã hội khoa học: sự phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân,...

- Phân tích được nét chính của chủ nghĩa xã hội không tưởng về các mặt tích cực, hạn chế.

- Tóm tắt được nét cơ bản về những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học (K. Marx, F. Engels): thân thế, sự nghiệp, đóng góp chính.

- Sưu tầm và khai thác thông tin từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản để hiểu những luận điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học.

Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sự hình thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới

- Quá trình hình thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Ý nghĩa của việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và Cuba

- Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

- Thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc Đổi mới ở Việt Nam

- Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam

- Phân tích được quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

- Nêu được ý nghĩa của việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Phân tích được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào), ở khu vực Mỹ Latinh (Cuba).

- Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô.

- Nêu được ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đối với sự phát triển chủ nghĩa xã hội.

- Nêu được nét chính về những thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam.

- Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á[sửa]

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây đối với Đông Nam Á

- Đông Nam Á hải đảo

- Đông Nam Á lục địa

Công cuộc cải cách ở Xiêm

- Công cuộc cải cách ở Xiêm

- Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm

- Phân tích được quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á (Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa).

- Giải thích được vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

- Đông Nam Á hải đảo

- Đông Nam Á lục địa

Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

- Từ năm 1920 đến năm 1945

- Từ năm 1945 đến năm 1975

Các con đường khác nhau đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Các cuộc kháng chiến chống thực dân, giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp.

- Đàm phán hoà bình với chính quyền thực dân ở các thuộc địa của Anh, Mỹ,...

Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

- Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

- Quá trình tái thiết và phát triển

- Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (Indonesia, Philippines) và Đông Nam Á lục địa (Myanmar, ba nước Đông Dương).

- Chỉ ra được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên đường thời gian.

- Giải thích được sự đa dạng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- Có ý thức trân trọng thành quả đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức.

- Đánh giá được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.

- Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.

- Vận dụng được những hiểu biết về quá trình giành độc lập dân tộc và phát triển ở Đông Nam Á để giải thích về sự đa dạng của các nước Đông Nam Á hiện nay.

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (Trước cách mạng tháng tám năm 1945)[sửa]

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam

- Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 và năm 1075 - 1077

- Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

- Kháng chiến chống quân Xiêm năm 1784 - 1785

- Kháng chiến chống quân Thanh năm 1789

Một số cuộc kháng chiến không thành công

- Kháng chiến chống quân Triệu

- Kháng chiến chống Minh

- Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX

- Nguyên nhân không thành công

- Đánh giá được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

- Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

- Biết trân trọng truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ Việt Nam trong lịch sử, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

- Xây dựng bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam: thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả,...

- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

- Xây dựng bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công (kháng chiến chống quân Triệu, kháng chiến chống Minh, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX) về: thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả,...

- Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.

- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam và sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ IIITCN - đến cuối thế kỉ XIX)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Khởi nghĩa Bà Triệu

- Khởi nghĩa Lý Bí

- Khởi nghĩa Phùng Hưng

Khởi nghĩa Lam Sơn

- Bối cảnh lịch sử

- Diễn biến chính

- Ý nghĩa lịch sử

Phong trào Tây Sơn

- Bối cảnh lịch sử

- Diễn biến chính

- Ý nghĩa lịch sử

Một số bài học lịch sử

- Về quá trình tập hợp lực lượng

- Về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

- Về nghệ thuật quân sự

- Giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Xây dựng bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc: thời gian, địa điểm, lãnh tụ, những trận đánh lớn, kết quả,...

- Đánh giá được ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Phân tích được bối cảnh lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

- Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ.

- Nêu được ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn.

- Phân tích được bối cảnh lịch sử và những diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.

- Nêu được ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

- Rút ra những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam: quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật quân sự,...

- Giải thích được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Làng xã Việt Nam trong lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu chung về làng xã

- Khái niệm làng xã

- Các loại hình làng xã

- Tên gọi làng xã

Nguồn gốc và quá trình phát triển của làng xã Việt Nam

- Nguồn gốc của làng xã

- Quá trình phát triển làng xã Việt Nam

Kinh tế làng xã

- Kinh tế nông nghiệp và chế độ sở hữu ruộng đất

- Thương nghiệp, thủ công nghiệp làng xã

Tổ chức xã hội ở làng xã Việt Nam

- Các loại hình tổ chức xã hội

- Bộ máy quản lí

- Hương ước, luật tục

Phong tục, tập quán và một số lễ hội làng xã cổ truyền

- Phong tục, tập quán

- Lễ hội truyền thống

- Giải thích được khái niệm làng xã.

- Phân biệt được các loại hình làng xã.

- Giải thích được cách thức đặt tên các làng xã qua một số ví dụ cụ thể.

- Giải thích được nguồn gốc của làng xã Việt Nam.

- Nêu được nét chính về sự phát triển của làng xã qua các thời kì lịch sử.

- Phân tích được nét chính về kinh tế của làng xã Việt Nam: kinh tế nông nghiệp, chế độ sở hữu ruộng đất, thương nghiệp, thủ công nghiệp làng xã.

Phân biệt được các hình thức tổ chức xã hội của làng xã Việt Nam.

- Trình bày được sơ lược về bộ máy quản lí làng xã ở Việt Nam.

- Nhận diện được thế nào là hương ước, luật tục và ý nghĩa của nó.

- Mô tả được một số phong tục, tập quán trong làng xã.

- Giới thiệu được một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của làng xã Việt Nam.

- Có ý thức tôn trọng phong tục, tập quán, lễ hội của làng xã ở địa phương và trong cả nước nói chung.

Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (Trước năm 1858)[sửa]

Khái lược về cải cách[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Khái niệm cải cách

- Một số biểu hiện của các cuộc cải cách

- Giải thích được khái niệm cải cách.

- Phân tích được những biểu hiện của các cuộc cải cách.

Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

- Bối cảnh lịch sử

- Nội dung chính

- Kết quả

Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV

- Bối cảnh lịch sử

- Nội dung chính

- Kết quả

Cuộc cải cách Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX

- Bối cảnh lịch sử

- Nội dung chính

- Kết quả

- Tóm tắt được bối cảnh lịch sử, nội dung và đánh giá ý nghĩa cuộc cải cách của nhà Hồ.

Nêu được nhận xét về nguyên nhân thất bại của triều Hồ trong sự nghiệp cải cách và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

- Phân tích được bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách thời Lê Thánh Tông.

- Phân tích được bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách thời Minh Mạng.

- Đánh giá kết quả và nêu được bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Minh Mạng.

- Có ý thức trân trọng giá trị của các cuộc cải cách trong lịch sử dân tộc.

Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển đông[sửa]

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Vị trí của Biển Đông

- Vị trí

- Đặc điểm

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông

- Tuyến đường giao thông biển huyết mạch

- Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông

- Vị trí, đặc điểm của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Tầm quan trọng chiến lược của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ.

- Nêu được những đặc điểm của Biển Đông.

- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển,...

- Xác định được vị trí của các đảo và quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ.

- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông.

Việt Nam và Biển Đông[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

- Về quốc phòng, an ninh

- Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục

- Tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông: quá khứ và hiện tại

- Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

- Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

- Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

- Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012

- Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

Tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

- Phân tích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

- Giải thích được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử.

- Trình bày được tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

- Nêu được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Giải thích được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.

- Trân trọng những thành quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam.

Thực hành lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

- Tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử,...

- Tổ chức các câu lạc bộ: “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,...

Chuyên đề học tập[sửa]

Xem chi tiết: Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 11/Chuyên đề học tập

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây