Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 11/Chuyên đề học tập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam[sửa]

Nghệ thuật thời Lý - Trần[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Nghệ thuật thời Lý

- - Kiến trúc

- Điêu khắc

Nghệ thuật thời Trần

- Kiến trúc

- Điêu khắc

- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý về kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực

Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Nghệ thuật thời Lê sơ

- Kiến trúc

- Điêu khắc

Nghệ thuật thời Mạc

- Kiến trúc

- Điêu khắc

- Nêu được những thành tựu nghệ thuật chính thời Lê sơ về kiến trúc và điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,...

- Liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc.

- Nêu được những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Nghệ thuật thời Lê trung hưng

- Kiến trúc

- Điêu khắc

- Mỹ thuật

Nghệ thuật thời Nguyễn

- Kiến trúc

- Điêu khắc

- Mỹ thuật

Âm nhạc

- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,...

- Phân tích được những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.

- Mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,...

- Nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.

Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hoà bình trong thế kỉ XX[sửa]

Chiến tranh và hoà bình nửa đầu thế kỉ XX[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): nguyên nhân, hậu quả và tác động

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): nguyên nhân, hậu quả và tác động

Cuộc đấu tranh vì hoà bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Sắc lệnh hoà bình của Lênin năm 1917, chính sách ngoại giao hoà bình của Liên Xô

- Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

- Phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu, châu Á, châu Phi

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô

- Giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Đánh giá được những hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Phân tích được khát vọng hoà bình và cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới thông qua ví dụ cụ thể: Sắc lệnh hoà bình của Lênin năm 1917, chính sách ngoại giao hoà bình của Liên Xô; Những nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu; Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh,...

- Nêu được ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Phân tích được ý nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Chiến tranh và hoà bình từ sau năm 1945 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

- Nguyên nhân, đặc điểm

- Hậu quả

- Kết thúc Chiến tranh lạnh: nguyên nhân và tác động

Chiến tranh, xung đột quân sự sau Chiến tranh lạnh

- Các cuộc nội chiến, xung đột quân sự khu vực

- Cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ

Đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới

Đấu tranh chống chạy đua vũ trang, vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh

- Phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam

- Đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Nêu được nét chính về nguyên nhân, đặc điểm của Chiến tranh lạnh.

- Đánh giá được những hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Phân tích được nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Giải thích được vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn thông qua ví dụ cụ thể: sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ, chiến tranh Iraq, Afghanistan, các cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông,...

Sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh: Đại hội hoà bình thế giới ngày 26 tháng 4 năm 1949 (Paris), sự thành lập Hội đồng Hoà bình thế giới và các hoạt động chính.

- Nêu được nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được vì sao cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

- Có ý thức trân trọng và góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới.

Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam[sửa]

Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái niệm danh nhân

Vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc

- Giải thích được khái niệm danh nhân.

- Nêu được nét chính về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc.

Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại (Gợi ý lựa chọn)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Đinh Bộ Lĩnh

Trần Thủ Độ

Lê Thánh Tông

Minh Mệnh

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại.

- Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

Một số danh nhân quân sự Việt Nam (Gợi ý lựa chọn)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Ngô Quyền

Trần Quốc Tuấn

Nguyễn Huệ

Võ Nguyên Giáp

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam.

- Đánh giá được vai trò của danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc.

Một số danh nhân văn hoá Việt Nam (Gợi ý lựa chọn)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Trần Nhân Tông

Nguyễn Trãi

Nguyễn Du

Hồ Xuân Hương

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về một số danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam.

- Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân văn hoá trong lịch sử dân tộc.

Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo (Gợi ý lựa chọn)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Chu Văn An

Lê Quý Đôn

Tuệ Tĩnh

Trần Đại Nghĩa

Tôn Thất Tùng

Đào Duy Anh

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về một số danh nhân trong lịch sử Việt Nam về lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo.

- Nêu được nhận xét về đóng góp chính của danh nhân trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo thông qua ví dụ cụ thể.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo trong lịch sử dân tộc.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây