Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 12

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mục lục

Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh[sửa]

Liên hợp quốc[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc

- Lịch sử hình thành

- Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động

- Cơ cấu tổ chức

Vai trò của Liên hợp quốc

- Trong lĩnh vực hoà bình, an ninh quốc tế

- Trong lĩnh vực phát triển

- Trong lĩnh vực quyền con người, văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác

Liên hợp quốc và Việt Nam

- Hoạt động của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam

- Đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động của Liên hợp quốc

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về quá trình thành lập Liên hợp quốc.

- Phân tích được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.

- Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liênhợp quốc.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc.

- Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.

- Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

- Nêu được nhận xét về vai trò của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được nhận xét về đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động của Liên hợp quốc. Tự hào về vai trò và đóng góp của Việt Nam và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Trật tự thế giới hai cực Yalta
- Sự hình thành

- Nội dung

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Trật tự thế giới hai cực Yalta.

- Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta.

- Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta.

Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta
- Nguyên nhân sụp đổ - Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta.
- Hệ quả và tác động - Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.

Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Những chuyển biến của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh - Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
- Sự điều chỉnh chiến lược phát triển của các quốc gia - Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế
- Khái niệm đa cực - Trình bày được khái niệm đa cực.
- Xu thế đa cực - Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

- Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Mỹ từ năm 1945 đến nay[sửa]

Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sự phát triển kinh tế (1945 - 1973)

- Sự phát triển kinh tế (1945 - 1960)

- Sụ suy giảm kinh tế (1960 - 1973)

Tình hình chính trị - xã hội (1945 - 1973)

- Các chương trình cải cách xã hội

- Phong trào đòi quyền công dân

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển (1945 - 1960) và sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ (1960 - 1973).

- Giải thích được vì sao những năm 1960 - 1973 ở Mỹ được gọi là “thời kì của những thay đổi”.

Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 2000[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và tác động đối với nước Mỹ

- Nước Mỹ với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

- Thời kì lạm phát, đình đốn của nền kinh tế

- Những vấn đề chính trị - xã hội

Những biện pháp điều chỉnh kinh tế - xã hội thập niên 80 của thế kỉ XX

- Chính sách kinh tế của Chính quyền Reagan

- Tình hình chính trị - xã hội

Thời kì tăng trưởng (thập niên 90 của thế kỉ XX)

- Tăng trưởng kinh tế, tự do hoá thương mại

Tình hình chính trị - xã hội

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về diễn biến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

- Chỉ ra được tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ đối với nước Mỹ.

- Phân tích được nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của nước Mỹ trong thập niên 70 của thế kỉ XX.

- Phân tích được những nội dung chính của chính sách kinh tế của chính quyền Reagan.

Nêu được nét chính về tình hình chính trị - xã hội nước Mỹ thập niên 80 của thế kỉ XX.

- Giải thích được nguyên nhân kinh tế Mỹ tăng trưởng trong thập niên 90 của thế kỉ XX.

- Nêu được nét chính về tình hình chính trị - xã hội nước Mỹ thập niên 90 của thế kỉ XX.

Những năm đầu thế kỉ XXI đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Nước Mỹ từ đầu thế kỉ XXI đến nay

- Tác động của sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 đối với nước Mỹ

- Khái lược tình hình kinh tế - xã hội Mỹ những năm đầu thế kỉ XXI

Những nét chính về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Mỹ từ năm 1945 đến nay

- Về sự phát triển kinh tế

- Về những biến đổi chính trị, xã hội

- Giải thích được tác động của cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 đối với nước Mỹ.

- Nêu được những sự kiện chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Mỹ những năm đầu thế kỉ XXI.

- Phân tích được nét chính về sự phát triển kinh tế của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay.

- Phân tích được những nét chính về những biến đổi chính trị, xã hội nước Mỹ từ năm 1945 đến nay.

- Vận dụng được hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Mỹ để giải thích được vấn đề thời sự của Mỹ hiện nay.

Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay[sửa]

Bối cảnh lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái quát các thời kì phát triển chính của Trung Quốc từ năm

1949 đến năm 1978

Bối cảnh Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa

- Những sai lầm về đường lối phát triển kinh tế xã hội trong hai thập niên 1959 - 1978

- Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội

- Nêu được các thời kì phát triển chính của Trung Quốc trên đường thời gian: Thập niên đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959); hai thập niên không ổn định (1959 - 1978).

- Giải thích được vì sao Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa: khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng do những sai lầm về đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong hai thập niên 1959 - 1978.

Quá trình cải cách mở cửa[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Đường lối cải cách

- Trọng tâm cải cách: phát triển kinh tế

- Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản

- Tiến hành cải cách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc

- Phân tích được những nội dung chính của đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc: phát triển kinh tế, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, tiến hành cải cách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Các giai đoạn cải cách mở cửa:

- Giai đoạn 1978 - 1991

- Giai đoạn 1992 - 2000

- Giai đoạn 2001 – 2012

- Giai đoạn 2012 - 2020

- Trình bày được các giai đoạn cải cách mở cửa của Trung Quốc trên đường thời gian: Giai đoạn khởi đầu (1978 - 1991); xây dựng thể chế kinh tế thị trường (1992 - 2000); từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (2001 - 2012); cải cách mở cửa sâu rộng (2012 - 2020).

Thành tựu chính và một số đặc điểm của cải cách mở cửa[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Những thành tựu chính

- Về kinh tế - xã hội

- Về khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục

- Về đối ngoại

Một số đặc điểm của cải cách mở cửa

- Về bối cảnh lịch sử

- Về phương thức cải cách mở cửa

- Về quá trình cải cách mở cửa

- Phân tích được những thành tựu chính của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục,...

- Nêu được một số nét chính về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

- Phân tích được những đặc điểm của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc về bối cảnh lịch sử, về phương thức mang “đặc sắc Trung Quốc”, phương châm “dò đá qua sông”; về quá trình cải cách: tính đồng bộ và phối hợp, lựa chọn trọng điểm,...

ASEAN: Những chặng đường lịch sử[sửa]

Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Quá trình hình thành ASEAN

- Quá trình hình thành ASEAN

- Mục đích thành lập của ASEAN

Hành trình phát triển của ASEAN

- Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999)

- Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (1967 đến nay)

Cơ cấu tổ chức của ASEAN (trình bày theo sơ đồ)

- Hội nghị Cấp cao ASEAN

- Hội đồng Điều phối ASEAN

- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN

- Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành

- Tổng Thư kí ASEAN và Ban Thư kí ASEAN

- Ban Thư kí ASEAN quốc gia

Nguyên tắc cơ bản và phương thức hoạt động của ASEAN

- Nguyên tắc cơ bản (theo Hiến chương ASEAN)

- Phương thức ra quyết định của ASEAN

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập ASEAN.

- Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN.

- Phân tích được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.

Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (1967 đến nay) trên đường thời gian.

- Trình bày được cơ cấu tổ chức của ASEAN thông qua sơ đồ.

- Chỉ ra được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

- Giải thích được phương thức ASEAN (ASEAN Way) là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên.

-

Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Ý tưởng và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

- Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

- Cộng đồng Văn hoá - Xã hội (ASCC)

Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

- Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015

Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.

- Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Phân tích được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hoá - Xã hội (ASCC).

- Nêu được nhận xét về thuận lợi, khó khăn của Cộng đồng ASEAN. Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Cách mạng tháng tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay)[sửa]

Cách mạng tháng Tám năm 1945[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái quát về Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Bối cảnh lịch sử

- Diễn biến chính

Nguyên nhân thắng lợi, vị trí, ý nghĩa của Cách mạng tháng

Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam

- Nguyên nhân thắng lợi

- Ý nghĩa lịch sử

- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái quát về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- Bối cảnh lịch sử

- Những diễn biến chính

Nguyên nhân thắng lợi, vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tiến trình lịch sử Việt Nam

- Nguyên nhân thắng lợi

Vị trí, ý nghĩa lịch sử

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái quát về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Bối cảnh lịch sử

- Các giai đoạn phát triển chính

Nguyên nhân thắng lợi, vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam

- Nguyên nhân thắng lợi

- Vị trí, ý nghĩa lịch sử

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Phân tích vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

- Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái quát về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay

- Bối cảnh lịch sử

- Diễn biến chính

Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay

- Ý nghĩa lịch sử

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay.

- Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của: cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay.

Một số bài học lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Về đại nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước

- Về vai trò của khối đoàn kết dân tộc

- Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

- Về nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật quân sự

- Rút ra được những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay: bài học về đại nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước; về vai trò của khối đoàn kết dân tộc trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nghệ thuật lãnh đạo và nghệ thuật quân sự.

- Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử và sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần.

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay[sửa]

Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giai đoạn 1986 - 1995

Giai đoạn 1996 - 2006

Giai đoạn 2007 đến nay

- Xây dựng đường thời gian về các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, điểm lại các giai đoạn phát triển chính trên đường thời gian:

+ Giai đoạn 1986 - 1995: khởi đầu công cuộc Đổi mới.

+ Giai đoạn 1996 - 2006: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Về bối cảnh lịch sử

- Bối cảnh quốc tế, khu vực

- Bối cảnh trong nước

Về quá trình đổi mới

- Đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế

- Đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hoá

Về phương thức

- Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ hai chiều: vừa có sự chỉ đạo từ trên xuống, vừa có sự sáng tạo của nhân dân từ dưới lên

- Đổi mới gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế

- Phân tích được công cuộc Đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến đổi. Kinh nghiệm cải cách của các nước gợi mở cho Việt Nam trong quá trình đổi mới.

Giải thích được quá trình đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Đổi mới kinh tế là trọng tâm, song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hoá.

- Phân tích được công cuộc Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ hai chiều: vừa có sự chỉ đạo từ trên xuống, vừa có sự sáng tạo của nhân dân từ dưới lên (các địa phương, các hợp tác xã, doanh nghiệp).

- Giải thích được công cuộc Đổi mới ở Việt Nam gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế: mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động gia nhập ASEAN, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.

Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Thành tựu cơ bản

- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm

- Chuyển đổi quan trọng về mô hình kinh tế và mô hình quản lí kinh tế

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị

- Vượt qua tình trạng bị bao vây cấm vận, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế

- Giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển văn hoá, con người

Một số bài học kinh nghiệm

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

- Giải thích được công cuộc Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

- Phân tích được sự chuyển đổi quan trọng từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình mới - kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế thị trường.

- Trình bày được những nét chính về quá trình xây dựng và đổi mới trong cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị.

- Giải thích được Việt Nam đã vượt qua thế bị bao vây, cấm vận, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, quan hệ quốc tế và thương mại quốc tế mở rộng mạnh mẽ.

- Phân tích được nét chính về việc giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển văn hoá, con người, chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

- Phân tích được đổi mới là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng.

- Giải thích được sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ tất cả các mặt của đời sống xã hội, có những bước đi thích hợp.

- Vận dụng những hiểu biết về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử để phân tích được vai trò của quần chúng nhân dân trong công cuộc Đổi mới.

- Trình bày được vai trò của việc kết hợp nội lực với ngoại lực, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại như là cách thức để tận dụng thời cơ, vận hội để tiếp tục công cuộc Đổi mới.

- Có ý thức trân trọng những thành tựu của công cuộc Đổi mới, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc Đổi mới ở địa phương và đất nước.

Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam[sửa]

Quan hệ bang giao Việt Nam thời cổ - trung đại[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Quan hệ bang giao Việt Nam với Trung Quốc

- Sự thiết lập quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc ở thế kỉ X

- Đặc điểm của quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ bang giao Việt Nam với Đông Nam Á

- Quan hệ bang giao Việt Nam - Đông Nam Á

- Tóm tắt được những nét chính về sự thiết lập quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc ở thế kỉ thứ X.

- Phân tích được những đặc điểm của quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc.

- Nêu được nhưng nét chính trong quan hệ bang giao Việt Nam - Đông Nam Á.

Quan hệ đối ngoại Việt Nam thời cận - hiện đại[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

- Bối cảnh lịch sử

- Hoạt động đối ngoại chủ yếu

Quan hệ đối ngoại Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954)

- Hoàn cảnh lịch sử

- Chủ trương đối ngoại

- Những thành tựu chính

Quan hệ đối ngoại Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

- Hoàn cảnh lịch sử

- Chủ trương đối ngoại

- Những thành tựu chính

Quan hệ đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985

- Hoàn cảnh lịch sử

- Chủ trương đối ngoại

- Những thành tựu chính

Quan hệ đối ngoại Việt Nam thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

- Hoàn cảnh lịch sử

- Chủ trương hội nhập quốc tế

- Thành tựu và thách thức của đối ngoại Việt Nam thời kì Đổi mới

- Nêu được nét khái quát về bối cảnh lịch sử và những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945).

- Nêu được tác động của hoàn cảnh lịch sử đến các hoạt động đối ngoại trong kháng chiến chống Pháp.

- Nêu được nhận xét về những thành tựu của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

- Nêu được tác động của bối cảnh lịch sử đến các hoạt động đối ngoại trong kháng chiến chống Mỹ.

- Đánh giá được những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

- Nêu được tác động của hoàn cảnh lịch sử đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985.

- Đánh giá được những thành tựu của đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985.

- Sưu tầm và sử dụng tư liệu để hiểu về quan hệ đối ngoại Việt Nam thời kì Đổi mới.

- Giải thích được vì sao Việt Nam chủ trương hội nhập quốc tế.

- Đánh giá được những thành tựu và thách thức của đối ngoại Việt Nam thời kì Đổi mới.

- Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam[sửa]

Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh đất nước

- Hoàn cảnh quê hương

- Hoàn cảnh gia đình

Tiểu sử Hồ Chí Minh

- Xuất thân

- Quê quán

Khái quát về sự nghiệp của Hồ Chí Minh

- Tuổi trẻ

- Hoạt động ở nước ngoài (1911 - 1941)

- Trở về Việt Nam

- Trong nhà tù ở Trung Quốc

- Hoạt động lãnh đạo cách mạng

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

- Tóm tắt được những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh.

- Nêu được tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trên đường thời gian.

Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Xác định con đường cứu nước

- Hành trình đi tìm đường cứu nước

- Con đường cứu nước

- Ý nghĩa của việc tìm ra con đường cứu nước

Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng

- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945

- Triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5 năm 1941)

- Sáng lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 tháng 5 năm 1941)

- Trực tiếp lãnh đạo và tiến hành các hoạt động đấu tranh ngoại giao trong thời gian từ năm 1941 đến năm 1945

- Cùng Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Lãnh đạo kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1969)

- Giai đoạn 1945 - 1946

- Giai đoạn 1946 - 1954

Giai đoạn 1954 - 1969

- Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên bản đồ.

- Phân tích được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh.

- Nêu được ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.

- Phân tích được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

- Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc triệu tập Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5 năm 1941).

- Phân tích được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 tháng 5 năm 1941) và vai trò của Hồ Chí Minh.

Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1946) khi thực hiện chủ trương “hoà để tiến” thông qua việc kí Hiệp định Sơ bộ (ngày 06 tháng 3 năm 1946) và bản Tạm ước (ngày 14 tháng 9 năm 1946).

- Phân tích được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

- Phân tích được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1969).

- Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Danh hiệu:

+ Năm 1987, UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn

+ Nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và những giá trị tư tưởng và văn hoá của Hồ Chí Minh

- Tưởng niệm: Nhà lưu niệm; Đài kỉ niệm; Đặt tên một số đại lộ,...

Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

- Bảo tàng, Nhà lưu niệm

- Hình tượng văn học, nghệ thuật

- Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

- Giải thích được vì sao nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Giải thích được vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

- Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Thực hành lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di tích lịch sử, văn hoá.

- Tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử,...

- Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,...

Chuyên đề học tập[sửa]

Xem chi tiết: Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 12/Chuyên đề học tập

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây