Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 12/Chuyên đề học tập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam[sửa]

Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái niệm tín ngưỡng

Khái niệm tôn giáo

- Giải thích được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.

Một số tín ngưỡng ở Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương

Thờ Mẫu

Thờ Thành hoàng

Thờ anh hùng dân tộc

- Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam

- Chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, tham quan thực tế ở địa phương.

Một số tôn giáo ở Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Nho giáo

Phật giáo

Cơ Đốc giáo

Đạo giáo

Tôn giáo khác

- Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam.

- Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hoá - xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, thăm quan chùa chiền ở địa phương.

- Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo, Đạo giáo trong đời sống văn hoá - xã hội.

- Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác

- Có ý thức tôn trọng, vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

Chuyên đề 12.2: Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay[sửa]

Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 -1973)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Thời kì Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng (1945 - 1952)

- Quá trình dân chủ hoá

- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội

Thời kì tăng trưởng cao về kinh tế (1952 - 1973)

- Nguyên nhân của “sự thần kì” kinh tế

- Tình hình chính trị - xã hội

- Nêu được những chuyển biến của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng: quá trình dân chủ hoá, những chuyển biến về kinh tế, xã hội.

- Sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản.

- Phân tích được nét chính về tình hình chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm 1952 - 1973.

Nhật Bản từ năm 1973 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 - 2000)

- Sự phát triển không ổn định về kinh tế

- Tình hình chính trị, xã hội

Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI

- Cải cách và quá trình phục hồi kinh tế

- Những chuyển biến về chính trị, xã hội

- Giải thích được nguyên nhân của sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản kể từ sau năm 1973.

- Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản.

- Trình bày được quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI.

- Phân tích được những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI: mặt tích cực, mặt tiêu cực.

Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Về nhân tố con người

- Về vai trò của Nhà nước

- Về hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất

- Về truyền thống lịch sử, văn hoá

- Nêu được nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản:

+ Nguồn nhân lực được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm;

+ Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;

+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;

+ Truyền thống văn hoá và việc giữ gìn bản sắc lâu đời của người Nhật.

- Trân trọng và có ý thức học hỏi những phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc của người Nhật.

Chuyên đề 12.3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam[sửa]

Một số khái niệm[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Toàn cầu hoá

- Khái niệm toàn cầu hoá

- Những biểu hiện của toàn cầu hoá

- Tác động của toàn cầu hoá: tích cực và tiêu cực

Hội nhập quốc tế

- Khái niệm hội nhập quốc tế

- Các lĩnh vực hội nhập quốc tế

- Giải thích được khái niệm toàn cầu hoá.

- Sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về toàn cầu hoá.

- Phân tích được những biểu hiện và tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm hội nhập quốc tế.

- Nêu được các lĩnh vực hội nhập quốc tế: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục,... thông qua ví dụ cụ thể.

Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam

- Tác động tích cực

- Tác động tiêu cực

Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế

- Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

- Giải thích được những tác động (tích cực và tiêu cực) của toàn cầu hoá đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

- Phân tích được vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN (trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội,...).

- Nêu được những nét chính về quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các tổ chức khác).

- Trân trọng và có ý thức đóng góp vào những thành tựu hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây