Chấm dứt tình bạn

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chấm dứt Tình bạn)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mất đi một người bạn cũng khó khăn như khi chúng ta chia tay người yêu vậy, nhưng chia tay là việc cần thiết khi có nhiều vấn đề hai bạn không thể giải quyết được. Nếu tình bạn đó mang đến tiêu cực nhiều hơn tích cực thì đó là lúc nên buông tay. Tình bạn thay đổi và kết thúc. Bạn phải cắt đứt sợi dây gắn kết đó nhưng ít nhất hãy chấm dứt một cách nhẹ nhàng và nhún nhường.

Các bước[sửa]

Tôi có Nên Chấm dứt không?[sửa]

  1. Hãy chấm dứt nếu bạn không ngừng tranh cãi. Bạn cho rằng sự tức giận của mình sẽ lắng xuống hay tình bạn thực sự sẽ đi đến kết thúc? Bạn bè cãi nhau rồi vẫn là bạn bè và bạn không thể lúc nào cũng kỳ vọng sự hoàn hảo từ họ. Nhưng nếu hai người tranh cãi nhiều hơn là cảm thấy thân thiết thoải mái khi ở canh nhau thì đó là lúc nên buông tay. Đâu có ai muốn ở bên cạnh những người luôn tranh cãi với mình?[1] Hãy hỏi bản thân những câu hỏi sau để hiểu hơn tình hình:
    • Liệu sự bất đồng chỉ xảy ra một lần hay liên tục xảy xa? Nếu sự bất đồng không thể hóa giải thì tình bạn không nên tồn tại.
    • Liệu vấn đề đó còn lớn hơn cả tình bạn? Bầu cử cho những ứng viên khác nhau là một chuyện, nhưng nếu ai đó gay gắt không đồng tình với lòng tin của bạn, thì bạn nên quyết định chia tay.
    • Liệu có sự việc nào gây tổn thương hoặc coi thường đã xảy ra mà cả hai người đều không chịu xin lỗi người kia không? Bạn có cảm thấy tự hào/buồn bã khi bạn không thể nói “Tớ xin lỗi” và tiếp tục sống cuộc sống của mình không?
  2. Hãy chấm dứt nếu hai người ngày càng xa dần nhau, và không ai muốn cố gắng giải quyết vấn đề giữa hai người. Đôi khi tình bạn sẽ không kết thúc vì cãi vã mà vì sự lạnh nhạt. Đã lâu lắm rồi bạn không muốn gọi bạn mình để nói chuyện? Bạn thấy mình có lý do để không cùng nhau đi chơi? Nếu bạn đang ở trong tình huống đó, hãy hỏi bản thân mình liệu mình hoặc bạn mình có thể làm gì đó để giữ gìn mối quan hệ này không, hoặc mình có muốn làm điều đó không. Ai cũng sẽ thay đổi—đó là sự thật tàn nhẫn nhưng vẫn là sự thật. Đừng bao giờ cãi nhau khi không có lý do gì đáng để tranh cãi.
    • Nếu hai người là những người bạn cũ, hãy thử thêm một cơ hội nữa. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn và không đáng để bạn phải bỏ cuộc và quay lưngchỉ vì mọi chuyện không được vui vẻ thú vị trong vài tuần.
    • Cách xa nhau không có nghĩa là hai người sẽ không bao giờ có thể thân thiết với nhau được nữa. Hai người chỉ tạm thời không đi với nhau một thời gian – chỉ đơn giản là vậy.
  3. So sánh cuộc sống “không có” người bạn đó và một cuộc sống người bạn đó “xuất hiện ít hơn” cùng bạn. Chuyển từ “bạn thân” sang “Tôi sẽ không bao giờ gặp họ nữa” là hành động tiêu cực và trẻ con. Liệu gặp nhau ít đi vẫn có thể đạt được cùng mục tiêu không? Bạn có thấy buồn khi tưởng tượng đến cuộc sống không có họ không, bạn có cảm thấy thoải mái không? Nếu bạn không chắc bạn có muốn chấm dứt với họ hay không, hãy thử gặp họ ít đi. Nó sẽ dễ dàng, không ủy mị, và trưởng thành hơn là hoàn toàn làm cho họ biến mất khỏi cuộc đời bạn.
    • Hãy tự hỏi liệu bạn còn sẵn sàng dành tâm trí để giữ gìn mối quan hệ này? Nếu câu trả lời là không, hãy tiếp tục cuộc sống của bạn và chấm dứt tình bạn ở đây.
    • Nếu bạn biết mình sẽ cảm thấy vui vẻ, không bị rơi vào ủy mị, buồn chán hoặc những cảm giác tiêu cực khác như khi bạn ở bên cạnh họ thì buông tay là một ý kiến hay. Đừng để tâm đến những người bạn chung, các hoạt động hay những điều vô nghĩa khác. Nếu họ không đem lại điều gì tốt đẹp cho bạn, hãy chấm dứt.

Thực sự Chấm dứt[sửa]

  1. Dần dần chấm dứt tình bạn tiêu cực đó. Nếu bạn của bạn chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, làm phá vỡ các nguyên tắc xã hội, hãy chấm dứt tình bạn đó ngay lập tức. Nếu người bạn đó là người đầy mánh khóe/hay gây tổn thương hoặc bạn sợ họ sẽ có những phản ứng tiêu cực khi bạn chấm dứt tình bạn này, hãy tiến hành từ từ. Bạn không cần phải nói chuyện với họ. Dừng gọi điện và nhắn tin, hủy kết bạn trên Facebook, không xuất hiện tại những nơi bạn biết họ cũng có thể có mặt.
    • Nếu bạn gặp nguy hiểm, hãy thông báo cho cơ quan có thẩm quyền (người quản lý, cán bộ nhà trường, cảnh sát) ngay lập tức. Đó không còn là tình bạn mà bạn có thể tự giải quyết.
  2. Đừng đi chơi cùng nhau cho đến khi tình bạn đó đã tự nhiên phai nhạt. Những người bạn rồi sẽ đi học ở những trường khác nhau, chuyển đến thị trấn khác, tham gia vào những hoạt động khác nhau và bắt đầu chơi với những người bạn mới. Đó là một quá trình diễn ra nhanh chóng, thoải mái và thường cả hai người đều sẽ như vậy. Để chấm dứt tình bạn nhẹ nhàng mà không gây buồn đau (hãy để nó tự ra đi, nếu chấm dứt nghe có vẻ quá gay gắt), bạn nên:[2]
    • Trò chuyện với họ trong giới hạn an toàn. Hãy giữ lại những tâm tư và tình cảm cá nhân không chia sẻ với họ.
    • Hãy giữ khoảng cách với họ. Cố gắng không nên gọi điện hoặc nhắn tin. Không trả lời điện thoại hoặc tin nhắn. Đương nhiên cũng đừng hoàn toàn chấm dứt hẳn. Nhưng nếu không còn là bạn bè, bạn cũng không cần liên lạc với họ ngay khi có chuyện gì đó.
    • Từ chối lời mời để tạo khoảng cách. Khi khoảng cách giữa các bạn lớn lên, hãy ngừng dành thời gian cho họ. Đến cuối cùng thì họ cũng sẽ không gọi điện cho bạn nữa một khi họ đã hiểu ý của bạn.
  3. Hãy trực tiếp chấm dứt tình bạn đó nếu bạn cho rằng mình cần chấm dứt mọi chuyện nhanh chóng. Bạn muốn một kết quả nhanh chóng? Hãy là người thẳng thắn trước. Đừng để người bạn đó phải đoán già đoán non tại sao bạn lại không nói chuyện với họ nữa, hãy dành chút thời gian nói chuyện với họ. Nếu bạn chỉ đơn giản là không thích đi chơi với ai đó, chuyện đó chỉ đôi chút tiêu cực. Nhưng nếu mối quan hệ đó chỉ mang đến những điều tiêu cực trong cuộc đời bạn, những người bạn cũ, hoặc hủy hoại cuộc sống của bạn thì bạn cần đưa ra quyết định và nói thẳng với họ.
  4. Chọn một nơi nói chuyện yên tĩnh nhưng nên là địa điểm công cộng. Những địa điểm như vậy giúp bạn rời đi nhanh chóng khi đã nói chuyện xong hoặc đề phòng mọi chuyện trở nên gay gắt (có thể họ hành xử không đúng mực...). Tiệm cà phê và những nơi công cộng khác đều là lựa chọn phù hợp.
  5. Hãy để cho họ hiểu về những suy nghĩ của bạn một cách lịch sự, chắc chắn và nhanh chóng. Đi thẳng vào vấn đề --“Tớ nghĩ chúng ta không nên làm bạn nữa” là cách nói thẳng thắn nhất và rất hiệu quả.
  6. Hãy để cuộc trò chuyện tập trung vào những vấn đề của bạn. Đừng đổ lỗi hoặc nói xấu họ. Ví dụ, thay vì kết tội họ là kẻ nghiện rượu, hãy nói “Tớ cần nhiều thời gian tập trung học tập và giảm bớt tiệc tùng.”
  7. Hãy cho người đó cơ hội bày tỏ ý kiến. Cần chắc chắn họ đã hiểu vị trí của bạn. Để cho họ nói về suy nghĩ của họ về tình hình hiện tại cũng rất quan trọng. Tuy nhiên -- điều đó cũng không nên làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Bạn đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về điều này. Đừng thay đổi quyết định trong chốc lát.
  8. Hãy rời đi khi bạn đã nói xong những gì muốn nói. Bạn có thể cần nói xin lỗi khi quyết định chấm dứt tình bạn đó. Nhưng trừ khi bạn đã làm sai chuyện gì, thì bạn không có lý do gì phải xin lỗi khi lựa chọn cắt đứt với ai đó. Chỉ cần nói ra mọi chuyện và rời đi.
  9. Hãy đặt ra ranh giới cho quyết định kết thúc tình bạn đó. Dù bạn có kết thúc tình bạn bằng cách nào thì họ sẽ thường vẫn cố liên lạc với bạn một hoặc hai lần nữa. Hãy để họ biết rằng bạn có muốn nói chuyện với họ nữa hay không. Nếu bạn không rõ ràng về mong muốn của mình thì đừng kết thúc mọi chuyện cho đến đi bạn đã hoàn toàn có quyết định cuối cùng. Nếu bạn vẫn mập mờ, thì cả hai bạn sẽ sớm rơi vào những thói quen cũ.
    • Nếu bạn sẵn sàng giữ liên lạc với họ, hãy nói rõ với họ bạn muốn họ liên lạc với bạn theo hình thức nào. Bạn không cần thơ ơ với sự tồn tại của ai đó chỉ bởi vì bạn không muốn chơi cùng họ nữa.
    • Nếu bạn không bao giờ muốn nói chuyện với họ nữa, hãy cảnh báo với họ về hậu quả nếu họ không nghe theo. Và giống như bất cứ lời hứa nào khác, hãy chắc chắn bạn cũng làm theo những gì mình nói nếu họ cũng đã tuân thủ theo.

Giải quyết Hậu quả[sửa]

  1. Hãy tự an ủi bản thân khi kết thúc tình bạn đó. Đôi khi mất đi một người bạn không tốt lại khiến bạn tổn thương nhất. Dù thế nào bạn cũng đã từng có khoảng thời gian vui vẻ. Họ rất điềm tĩnh, hài hước khi hai người vẫn còn là bạn. Mất đi họ, dù đã có chuyện tồi tệ gì xảy ra, thì bạn sẽ vẫn cảm thấy không thoải mái. Nó có thể đau đớn, day dứt nhung đó là lựa chọn tốt nhất.
    • Bạn của bạn có thể sẽ khó chấp nhận được chuyện đó. Một trong hai người hoặc cả người có thể sẽ bật khóc, van nài hoặc rời đi trong giận dữ. Nhưng dù cảm xúc lúc đó có như thế nào, chúng cũng không thể xóa đi toàn bộ những lý do bạn quyết định chấm dứt mọi thứ.
    • Bạn sẽ có thể cảm thấy tội lỗi, đó là sự thật. Nhưng hãy nhớ rằng, dù mối quan hệ đã đổ vỡ của bạn có như thế nào, cảm giác phải chịu trách nhiệm cho sự kết thúc của một điều đã từng tốt đẹp là cảm xúc rất bình thường. Nó sẽ phai đi theo thời gian.
  2. Hãy kiềm chế cơn giận dữ của mình – nó không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho bất cứ ai, cho bất cứ chuyện gì. Có thể cơn giận dữ từ bạn của bạn đã đủ cho cả hai người rồi. Cảm giác bị tổn thương dần dần sẽ nhanh chóng biến thành giận dữ, cơn giận sẽ khiến bạn hành xử không đúng mực. Nếu bạn cảm thấy cơn giận của cả hai người đang dâng lên, hãy lùi lại một bước và rời khỏi đó nhanh chóng. Giống như chiếc bánh trên khay nướng, cả hai sẽ bình tĩnh nhanh hơn khi lánh mặt nhau.
    • Nếu họ có xu hướng hằn học khi hai người gặp mặt, bạn nên chuẩn bị tư tưởng trước những lời nói gay gắt thậm chí là động chân động tay. Hãy kết thúc mọi chuyện ở nơi công cộng, đi cùng một người bạn khác hoặc viết cho họ một lá thư nếu bạn thực sự lo lắng có thể có chuyện xảy ra.
    • Bạn sẽ cảm thấy giận dữ trong chốc lát nếu họ làm tổn thương bạn. Điều đó là lẽ thường. Nhưng đừng để cơn giận đẩy bạn vào những điều tiêu cực, không chín chắn. Một khi bạn đã để tình bạn ra đi, hãy để những cảm xúc đi cùng nó.
  3. Hãy chuẩn bị chiến đấu với những cuộc xung hấn thụ động sắp tới. Bạn gần như không thể hoàn toàn chấm dứt với người đó, đặc biệt nếu bạn vẫn phải gặp họ ở trường hoặc ở công sở. Xung hấn thụ động là loại vũ khí cực mạnh của những người bị tổn thương nhưng nó sẽ chỉ gây tổn thương cho bạn nếu bạn cho phép nó làm vậy. Hãy sẵn sàng giải đáp những trò cân não nhiều tháng sau khi bạn chấm dứt mọi thứ. Vũ khí tốt nhất – là hoàn toàn làm lơ những kiểu tấn công đó.
    • Nếu người bạn cũ của bạn là người xung hấn thụ động, họ có thể có những hành vi đánh lén bạn sau khi bạn chấm dứt mối quan hệ bạn bè với họ. Hãy cố gắng và nhớ rằng đến cuối cùng thì đó cũng là lỗi của bạn khi đã chấm dứt mọi thứ và bạn không nên trả đũa họ.
    • Bạn đã hoàn toàn chấm dứt tình bạn với họ. Đừng khiến mọi chuyện thêm tồi tệ bằng cách cố gắng làm hại hoặc tổn thương họ sau khi bạn đã kết thúc mọi chuyện.
  4. Chấp nhận những người bạn không đứng về phía bạn. Không có gì là chuyện riêng của mình bạn cả. Rất khó để làm bạn với hai bạn khi hai bạn không còn chơi với nhau nữa. Họ sẽ từ từ hướng đến làm bạn với bạn hoặc với người kia vì nếu chơi với cả hai người thì họ sẽ bị rơi vào một cuộc chiến mà họ không hề mong muốn. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng đây là hậu quả tồi tệ nhất. Thường thì nhóm bạn của bạn sẽ có thay đổi chút ít và rồi mọi chuyện lại vẫn diễn ra bình thường.
  5. Gặp gỡ những người bạn mới và dừng suy nghĩ về người bạn cũ. Gặp gỡ những người mới sẽ là dấu hiệu cho người bạn cũ của bạn rằng bạn vẫn có cuộc sống của riêng mình mà không có họ. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy bình thản khi nghĩ về tình bạn đã chấm dứt vì bạn vẫn sẽ có những người bạn mới tuyệt vời trong cuộc sống. Những ý tưởng mới sẽ vẫn đến với bạn – miễn là bạn cũng dõi theo những sự kiện tương tự xảy đến với người bạn cũ của mình.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có quyền giữ lại và bảo vệ “niềm vui” của riêng mình. Nếu bạn của bạn đánh cắp “niềm vui” đó, đây là một tình bạn không tốt đẹp.
  • Đừng cho phép bạn bè hoặc gia đình bắt buộc bạn phải duy trì một mối quan hệ gây tổn thương. Hãy nghĩ cho chính mình trước.
  • Nếu ai đó rời bỏ bạn, hãy để họ ra đi, số phận của bạn không bao giờ bị trói buộc vào một người đã rời bỏ bạn. Hành động đó không có nghĩa rằng họ là người xấu, nó chỉ có nghĩa là vai trò của họ trong câu chuyện của bạn đã chấm dứt.
  • Hãy nhớ luôn suy nghĩ về cách họ sẽ phản ứng với chuyện chấm dứt tình bạn này một cách càng hòa bình càng tốt.
  • Hãy nói với họ về lý do tại sao bạn không còn muốn làm bạn với họ nữa và đừng sợ hãi thể hiện cảm xúc của bản thân.
  • Hãy chấm dứt tình bạn hoàn toàn nhưng lịch sự.
  • Nhưng nếu họ chỉ còn sống được thêm một tháng, đừng chấm dứt với họ. Hãy ở bên cạnh họ.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng bỏ qua những dấu hiệu của một tình bạn đã nhạt nhòa. Trừ khi bạn đang cứu vãn nó, thì mọi chuyện thường sẽ không thể tự tốt đẹp lên được.
  • Tránh bị kích động và nói xấu về người bạn cũ của mình với người khác. Nếu bạn làm như thế thì có thể bạn cũng sẽ phải chịu hậu quả tương tự.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây