Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giúp đỡ và hỗ trợ một người bạn vượt qua khó khăn
Từ VLOS
Có phải bạn của bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn? Tình bạn thực sự bộc lộ khi mọi người tìm cách giúp đỡ nhau. Đôi lúc người ta cảm thấy khá lúng túng khi một người bạn của mình gặp điều không may bởi họ không biết nên nói gì cho phải. Đừng lo lắng về điều đó. Chỉ riêng sự hiện diện của bạn đã là đủ. Có rất nhiều cách để bạn có thể giúp đỡ một người bạn đang gặp khó khăn cảm thấy khá hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Làm những việc phù hợp[sửa]
-
Liên
tục
tỏ
ý
muốn
giúp
đỡ
ngay
cả
khi
họ
từ
chối.
Bạn
không
thể
giúp
đỡ
bạn
bè
của
mình
nếu
bạn
rút
lui
khi
các
vấn
đề
xuất
hiện.
Để
trở
thành
một
người
bạn
tốt,
bạn
cần
sẵn
sàng
ở
bên
họ
trong
những
cuộc
trò
chuyện
giữa
đêm
khuya
hay
những
khi
họ
rơi
nước
mắt.
Đối
với
một
số
người,
khó
khăn
của
bạn
bè
là
điều
vô
cùng
phiền
phức.
Đó
không
phải
là
tình
bạn
thật
sự.
- Dù người đó nói rằng họ muốn được ở một mình, ít nhất bạn cũng cứ ngỏ ý giúp đỡ. Tuy nhiên, bạn không nên ép buộc họ nói chuyện khi họ chưa sẵn sàng. Hãy cho người đó không gian cần thiết, sau đó chìa tay với họ một lần nữa. Làm như vậy một vài lần. Đừng quay lưng bỏ đi. Đôi khi, con người ta không biết nên nói gì khi một người bạn của mình gặp khó khăn, vì vậy họ không nói gì cả hoặc giữ khoảng cách. Điều này có thể khiến bạn của bạn tổn thương nhiều hơn.
- Mục tiêu hàng đầu là ngỏ ý giúp đỡ. Chỉ riêng việc biết được có một ai đó sẵn sàng lắng nghe, đưa ra lời khuyên hoặc thể hiện sự quan tâm cũng có thể tạo nên sự khác biệt đối với một người bạn đang trải qua cơn hoạn nạn. Hãy gọi điện, nhắn tin hoặc viết thư và chỉ cần hỏi rằng, “Cậu thế nào? Cậu có cần gì hay tớ có thể giúp gì được không?”
- Một phần của việc giúp đỡ là luôn sẵn sàng có mặt. Luôn mở điện thoại, và nói chuyện với họ lúc 2 giờ sáng nếu họ đang gặp khủng hoảng. Trả lời tin nhắn của người đó. Đừng lúc nào cũng quá bận rộn đến mức không thể lắng nghe. Đừng nghĩ rằng mình phải cư xử khác đi. Chọn hoàn cảnh phù hợp và tránh tiếp cận họ đột ngột nếu họ chưa sẵn sàng nói chuyện.[1]
-
Cư
xử
thật
bình
tĩnh
bởi
họ
đã
đủ
bối
rối
rồi.
Hãy
làm
một
chiếc
phao
để
họ
có
thể
bám
vào
khi
đang
đuối
và
coi
bản
thân
mình
như
một
chỗ
dựa
cho
họ.
Cố
gắng
đừng
thể
hiện
ra
ngoài
cho
dù
bạn
cũng
đang
rối
tung
lên
trước
khó
khăn
đó.
- Đừng hoảng loạn. Điều này sẽ chỉ khiến người bạn đó cảm thấy vấn đề nghiêm trọng hơn hoặc không thể giải quyết được, và nó sẽ khiến họ thêm rối trí. Hãy hiểu rằng một số người cần đau khổ một thời gian, và điều đó hoàn toàn bình thường.
- Mặc dù bạn nên thể hiện sự đồng cảm, nhưng tỏ ra thương hại họ quá mức có thể sẽ khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn.
- Đừng thực hiện những hành động bốc đồng mà có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Suy cho cùng thì bạn không hiểu được vấn đề của người bạn đó rõ bằng chính bản thân họ. Hãy hỏi bạn của mình trước khi làm bất cứ điều gì để giúp họ chấn chỉnh tình hình. Hãy để ý xem họ cảm thấy như thế nào về điều đó (trừ phi họ đang gặp nguy hiểm hoặc bị ngược đãi, nếu vậy bạn phải nói chuyện với ai đó ngay lập tức).
-
Lắng
nghe
nhiều,
nhưng
thỉnh
thoảng
bạn
cũng
cần
nói
chuyện.
Bạn
nên
biết
lắng
nghe,
nhưng
việc
nói
chuyện
cũng
sẽ
giúp
ích
đối
với
một
người
bạn
đang
gặp
khó
khăn.
Nhìn
vào
mắt
họ
với
vẻ
cảm
thông
cũng
là
một
phần
của
việc
lắng
nghe.[2]
- Kể cho họ nghe những câu chuyện tích cực về trải nghiệm cũng như kết quả của những người khác và chính bản thân bạn nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp mọi chuyện tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần tạm ngừng và nhớ lắng nghe. Đôi lúc con người ta chỉ cần được trải lòng và trút bầu tâm sự.
- Đừng quên rằng bạn của bạn đã đủ đau khổ rồi. Hãy giữ quan điểm tích cực, tích cực và tích cực nhất có thể. Đó là lý do tại sao họ tìm đến bạn đầu tiên: Để được giúp đỡ. Hãy để họ huyên thuyên một lúc. Có lẽ họ chỉ cần nói ra tất cả. Thậm chí chỉ một cái gật đầu đầy cảm thông và thấu hiểu hay một nhận xét như, “Tớ sẽ giúp cậu vượt qua. Cậu là một người mạnh mẽ mà” cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn.
-
Hiểu
rằng
mỗi
khó
khăn
khác
nhau
cần
có
những
phương
pháp
khác
nhau.
Ví
dụ
như,
phản
ứng
trước
người
đang
đau
khổ
vì
người
thân
vừa
qua
đời
sẽ
hoàn
toàn
khác
với
phản
ứng
trước
người
đang
gặp
khó
khăn
về
tài
chính.
Vì
vậy,
bạn
hãy
dành
thời
gian
để
tìm
hiểu
về
tình
trạng
cụ
thể
của
họ.
- Nếu họ đang đau khổ về vấn đề tiền bạc, bạn có thể giúp họ lên kế hoạch ngân sách, đề nghị xem xét các khoản chi tiêu của họ bằng con mắt khách quan, và giới thiệu cho họ một cố vấn tài chính. Hãy cẩn thận với việc cho người thân hoặc bạn bè vay tiền. Điều đó có thể phá hủy mối quan hệ của bạn.[3]
- Nếu họ đang đau buồn vì sự qua đời của ai đó hoặc bất cứ mất mát nào khác, hãy hiểu rằng các chuyên gia tin rằng quá trình đau buồn sẽ có nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm phủ nhận, giận dữ, đàm phán, trầm cảm và cuối cùng là chấp nhận.[4]
- Giúp bạn của bạn kết nối với các nguồn hỗ trợ đáng tin cậy bên ngoài, nơi họ có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn từ một chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực khó khăn của họ. [5]
-
Tiếp
xúc
cơ
thể
với
người
bạn
đó
thông
qua
một
cái
ôm
an
ủi.
Hoặc
nhẹ
nhàng
chạm
vào
vai
họ.
Thể
hiện
sự
cảm
thông
qua
việc
tiếp
xúc
cơ
thể
chắc
chắn
sẽ
giúp
họ
dễ
chịu
hơn,
hay
ít
nhất
họ
cũng
thấy
được
quan
tâm.
- Đôi lúc, tất cả những gì người đó cần là một cái ôm. Không cần phải nói bất cứ điều gì – chỉ cần mở rộng vòng tay và họ sẽ ôm lấy bạn. Bạn nên ôm họ càng lâu càng tốt bởi điều này sẽ thể hiện cho họ thấy rằng bạn luôn ở bên họ. Hãy làm cho họ cười.
- Bạn có thể hát hò, nhảy nhót hoặc kể chuyện cười. Một khi họ bắt đầu cười, họ sẽ dễ dàng vượt qua và nghĩ về những việc họ nên làm .
Nói những điều phù hợp[sửa]
-
Hãy
tập
trung
vào
họ
thay
vì
vào
bản
thân
bạn.
Mặc
dù
bạn
có
thể
chia
sẻ
trải
nghiệm
của
chính
mình
nếu
bạn
nghĩ
rằng
chúng
sẽ
truyền
tải
sự
cảm
thông
hoặc
có
ích
cho
người
bạn
đó,
nhưng
bạn
nên
tập
trung
vào
bạn
của
mình
hơn
là
vào
chính
bạn.
Vì
vậy
đừng
cao
hứng
làm
cho
họ
cười
bằng
những
câu
chuyện
về
việc
bạn
đã
vượt
qua
một
khó
khăn
còn
tồi
tệ
hơn
như
thế
nào.
- Đừng cố gắng tỏ ra giỏi giang hơn họ bằng cách đưa ra vấn đề của chính bạn. Có lẽ ban đêm bạn đang bị một tên sát thủ đeo kính râm đội lốt anh hề theo dõi. Nhưng bây giờ là lúc tập trung vào vấn đề của người bạn đó như vợ/chồng hoặc nghề nghiệp của họ hoặc bất cứ điều gì mà họ đang trải qua.
- Tuy nhiên không phải là bạn không thể tìm được điểm chung bằng cách kể lại cho họ nghe về một trải nghiệm cá nhân có điểm giống với vấn đề của họ mà bạn đã vượt qua được. Nhưng đừng bóng gió rằng bạn biết chính xác họ cảm thấy như thế nào bởi mỗi tình huống đều có tính riêng biệt, và hãy giữ cho những câu chuyện của bạn ở mức ít nhất có thể.
-
Hãy
cẩn
thận
với
những
câu
nói
sáo
rỗng
nghe
có
vẻ
nhàm
chán
và
không
thật
sự
hữu
ích.
Tất
cả
chúng
ta
đều
đã
nghe
những
câu
như:
“Tớ
hiểu
cậu
đang
cảm
thấy
như
thế
nào”
(cho
dù
bạn
không
thật
sự
hiểu)
hay
“mọi
chuyện
đã
có
thể
tồi
tệ
hơn
thế
nữa”
khi
họ
đang
cảm
thấy
vô
cùng
đau
buồn.
Thay
vào
đó,
hãy
nói
những
điều
từ
tận
đáy
lòng
theo
một
cách
đặc
biệt
dành
riêng
cho
hoàn
cảnh
của
họ.
- Tình bạn chính là biết làm thế nào để sử dụng lòng trung thực một cách hiệu quả. Khi một người bạn gặp khó khăn, bạn phải đánh giá tình hình và xử lý thông qua quan điểm cá nhân của chính mình. Hãy đặt bản thân vào hoàn cảnh của người bạn đó, và cảm nhận những cảm xúc mà họ đang trải qua.
- Hãy nói rằng bạn rất tiếc, và để họ bày tỏ tất cả cảm xúc của bản thân. Tránh đưa ra những lời khuyên sáo rỗng, bởi họ có thể cho rằng bạn không thật sự quan tâm và càng thêm buồn bã. Hãy thực tế. Đừng nói “mọi chuyện đều ổn” nếu nó không như vậy. Thay vào đó, bạn có thể tạo động lực cho họ.
-
Luôn
giữ
thái
độ
lạc
quan,
và
ngăn
chặn
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Khiển
trách
bạn
của
bạn
bằng
việc
nói
điều
gì
đó
như
“Tớ
đã
bảo
cậu
nên
làm
điều
này
sớm
hơn
mà”
hoặc
“Tớ
đã
nói
với
cậu
bao
nhiêu
lần
về
chuyện
đó
rồi?”
sẽ
chỉ
khiến
họ
thêm
tổn
thương.
Đến
khi
cuộc
nói
chuyện
kết
thúc,
bạn
sẽ
hối
hận
về
những
điều
đã
nói.
- Nếu người đó nhắc đi nhắc lại về một tình huống tiêu cực, bạn có thể tế nhị đưa ra những gợi ý tích cực về việc họ có thể thay đổi như thế nào thay vì bày tỏ suy nghĩ bằng những lời lẽ chê trách, tiêu cực. Đừng phê bình họ. Đây là điều vô cùng quan trọng. Nó sẽ không giúp ích chút nào và hiện tại hoàn toàn không phải thời điểm thích hợp.
- Đừng nói chuyện với họ về việc họ đã làm sai những gì chừng nào họ chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng. Họ cần được an ủi khi mọi việc trở nên vô cùng khó khăn, thay vì bị làm cho cảm thấy tồi tệ hơn. Đừng nói với họ những lời cay nghiệt nhưng “Tớ đã nói rồi mà” hoặc “Đây là lỗi của cậu”.
- Hãy tưởng tượng thế này. Bạn là bạn thân "của Hoa", và bố mẹ cô ấy vừa mới ly hôn. Bạn nên ở bên để an ủi cô ấy, lắng nghe mọi vấn đề, hoặc giúp cô ấy vui vẻ hơn. Tuy nhiên… Có thể cô ấy cũng muốn có chút thời gian ở một mình. Hãy thể hiện sự quan tâm bằng những bộ phim, những thứ nho nhỏ khiến cô ấy cười. Làm một người bạn tốt và giúp đỡ cô ấy vượt qua khó khăn giống như những gì bạn mong muốn cô ấy làm cho bạn.
-
Đề
nghị
các
giải
pháp
để
họ
có
thể
cải
thiện
tình
hình.
Gợi
ý
cho
bạn
của
bạn
một
số
biện
pháp
mà
họ
có
thể
làm
để
vượt
qua
cơn
khó
khăn,
đồng
thời
động
viên
tinh
thần
họ.
Giúp
họ
thấy
được
những
điều
tích
cực
vẫn
hiện
hữu
trong
cuộc
sống
của
họ.
Nhắc
nhở
người
bạn
đó
rằng
họ
không
đáng
phải
chịu
việc
đã
xảy
ra
với
họ.
- Nếu có thể, hãy cố gắng làm một việc gì đó thật sự thay đổi khó khăn mà bạn của bạn đang phải đối mặt. Nếu bạn không thể làm gì, hãy thử cố gắng và làm gì đó hữu ích cho bạn của mình. Ví dụ như, có lẽ họ đang quá phiền muộn để có thể chuẩn bị bữa tối. Hãy mang đến cho họ một chút đồ ăn. Ngỏ ý chăm sóc con cái giúp họ - những việc tương tự như vậy.
- Mặc dù bạn nên đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng, nhưng rút cuộc thì họ cần phải tự đưa ra quyết định về việc nên làm gì. Hãy để họ tự rút ra kết luận và đi đến quyết định của riêng mình. Thể hiện lòng ủng hộ chân thành sẽ là điều vô cùng quan trọng trong thời điểm này. Hãy nói chuyện dựa trên thực tế, đừng bao giờ khuyên nhủ họ nếu bạn không chắc chắn. [6]
- Mặc dù thỉnh thoảng bạn có thể đưa ra một số giải pháp, lời khuyên hoặc đề xuất, tuy nhiên mục tiêu chính của bạn vẫn nên là lắng nghe. Bạn cũng có thể làm cả ba việc trên nếu bạn đặc biệt thân thiết với người đó.
-
Chấp
nhận
rằng
có
thể
người
bạn
đó
sẽ
không
nghe
theo.
Một
người
bạn
tốt
sẽ
vừa
đưa
ra
chỉ
dẫn
và
lời
khuyên,
vừa
hiểu
rõ
được
rằng,
có
thể
bạn
mình
chưa
sẵn
sàng
để
chấp
nhận
sự
giúp
đỡ,
cho
dù
họ
rất
thân
thiết
với
bạn.
Suy
cho
cùng
thì
con
người
cần
giải
quyết
mọi
việc
–
những
mối
quan
hệ
không
suôn
sẻ,
lo
lắng
về
tài
chính,
sự
qua
đời
của
ai
đó,
v.v.
-
bằng
chính
sức
mình.
- Hiểu và chấp nhận rằng không phải lúc nào hành động của bạn cũng sẽ mang tới kết quả như mong đợi. Với tư cách là một người ở bên hỗ trợ, bạn không nên cảm thấy thất vọng hay chán nản vì điều này.
- Giúp họ xác định nguyên nhân của vấn đề cũng như các biện pháp khắc phục có thể thực hiện. Hãy sử dụng kinh nghiệm, bản năng của bạn và lời khuyên của những người khác. Bạn có thể nói "Đây là cuộc sống của cậu và cậu nên làm những điều mà cậu cho là đúng đắn nhất. Nhưng cậu có nghĩ rằng nếu___ thì sẽ _____không? Có lẽ cậu có thể ___? Tuy nhiên mọi việc đều tùy thuộc vào cậu" thay vì nói "Đó là một ý kiến thật tồi tệ, cậu nên ___".
Thực hiện những hành động khác[sửa]
-
Trình
báo
về
bạo
hành
[7]
hoặc
bất
cứ
vấn
đề
nào
có
thể
ảnh
hưởng
tới
sự
an
toàn
của
người
bạn
đó.
Không
phải
tất
cả
mọi
khó
khăn
đều
giống
nhau.
Nếu
khó
khăn
mà
bạn
của
bạn
đang
trải
qua
đe
dọa
tới
sự
an
toàn
của
anh
ấy/cô
ấy
–
ví
dụ
như
một
mối
quan
hệ
mang
tính
bạo
hành
thể
xác
hoặc
những
nguy
cơ
tự
gây
tổn
thương
bản
thân[8]–
bạn
cần
phải
hành
động.
- Khuyến khích bạn của bạn nói cho người có thẩm quyền như nhân viên thực thi luật pháp, chuyên gia trị liệu, lãnh đạo tôn giáo hoặc cha mẹ. Nếu người bạn đó từ chối, và việc bạo hành đang xảy ra, bạn hãy tự mình nói chuyện với một người có thẩm quyền.
- Nếu người bạn đó chưa đến tuổi trưởng thành, bạn cần nói chuyện với cha mẹ của họ nếu họ bị bạo hành, kể cả bị bắt nạt. Bắt nạt [9]là hình thức bạo hành về mặt tinh thần, và bạn không nên tự mình giải quyết những vấn đề như vậy. Đừng đối đầu với kẻ bạo hành, bởi điều đó có thể khiến bạn cũng gặp nguy hiểm. Hãy nói chuyện với một người lớn.
-
Hãy
để
họ
buồn
bã
một
thời
gian,
nhưng
không
phải
là
mãi
mãi.
Đừng
ép
buộc
họ
vui
vẻ
hoặc
tức
giận
nếu
họ
không
thể
thoát
khỏi
nỗi
buồn
của
mình.
Họ
đang
bị
tổn
thương.
Đôi
lúc,
họ
chỉ
cần
chìm
đắm
trong
đó
một
thời
gian.
Nhưng
nếu
tình
trạng
đó
kéo
dài
quá
lâu,
bạn
nên
thử
những
cách
khác.
- Đến một lúc nào đó có thể bạn sẽ cần một chút biện pháp cứng rắn hoặc trở thành một người tạo điều kiện. Vậy đó là lúc nào? Là khi một thời gian dài đã trôi qua, và sự buồn bã, đau khổ hoặc phiền muộn của họ bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực tới những lĩnh vực khác trong đời sống, như công việc hoặc học tập.
- Việc sa sút tinh thần vào lúc ban đầu là hoàn toàn bình thường, nhưng người ta sẽ dần nguôi ngoai, tuy khoảng thời gian bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào mỗi người. Đến một lúc nào đó, bạn nên định hướng họ tới những giải pháp đang được cân nhắc.
-
Hiểu
được
khi
nào
thì
điều
này
vượt
quá
giới
hạn
của
bạn.
Nếu
một
lúc
nào
đó
bạn
cần
một
chút
không
gian
bởi
họ
không
hề
trở
nên
khá
hơn
và
tất
cả
các
cuộc
nói
chuyện
đều
đắm
chìm
trong
phiền
muộn
ngày
này
qua
tháng
khác,
có
lẽ
bạn
cần
đưa
ra
một
can
thiệp
cứng
rắn
hơn.
- Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu của chứng trầm cảm lâm sàng [10], và nếu người bạn đó có những triệu chứng như vậy, bạn nên đề nghị họ tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia, như nhà trị liệu hoặc bác sỹ.
- Nhắc nhở họ rằng bạn không được đào tạo để trở thành chuyên gia trị liệu cho họ. Và bạn cũng không thể mang trên mình vấn đề của họ mãi. Đến một thời điểm nào đó, một chút cứng rắn dưới hình thức một giải pháp mang tính xây dựng hoặc quan điểm thật lòng về những điều bạn quan sát được có thể sẽ hữu ích với họ hơn.
-
Khiến
họ
phân
tâm
bằng
cách
làm
một
việc
gì
đó
thú
vị.
Cố
gắng
tìm
cách
giúp
họ
tạm
thời
quên
đi
vấn
đề
của
mình.
Bạn
có
thể
rủ
họ
đi
xem
phim
cùng.
Nó
sẽ
khiến
họ
bước
ra
khỏi
nhà
và
quên
đi
vấn
đề
của
bản
thân
trong
ít
nhất
một
vài
tiếng.
- Những thú tiêu khiển có thể giúp một người có cái nhìn triển vọng. Tuy vậy, hãy cân bằng giữa việc đắm chìm và gây xao nhãng. Bạn nên hiểu rằng có lẽ họ sẽ muốn yên vị trong phòng khách với bộ quần áo ngủ trên người, ít nhất là trong thời gian đầu.
- Mua cho họ một vài "món ăn an ủi" như kem hoặc sô-cô-la hoặc những món mà họ yêu thích. Mang qua nhà người bạn đó và cùng bầu bạn với họ. Nhắc họ nhớ về những thành tựu mà họ đã đạt được. Chia sẻ những lời trích dẫn tích cực. [11]
- Ở một góc độ nào đó, tiếp tục cuộc sống như bình thường tại một thời điểm nhất định có thể giúp con người chữa lành vết thương. Vì vậy, đừng thay đổi công việc thường ngày quá nhiều.
-
Nếu
họ
không
gặp
nguy
hiểm,
hãy
giữ
bí
mật
về
vấn
đề
của
họ
để
không
khiến
mọi
chuyện
trở
nên
tồi
tệ
hơn.
Khi
một
người
bạn
tâm
sự
với
bạn
về
khó
khăn
của
mình,
họ
đang
thể
hiện
sự
tin
tưởng
đối
với
bạn.
Bạn
sẽ
không
phải
là
một
người
bạn
tốt
nếu
bạn
vi
phạm
lòng
tin
đó
bằng
cách
tiết
lộ
với
người
khác.
- Trường hợp ngoại lệ - và điều này vô cùng quan trọng – đó là các vấn đề liên quan tới ngược đãi, bắt nạt hoặc bất cứ hoàn cảnh nào khiến bạn của bạn gặp nguy hiểm, kể cả về tinh thần. Trong những trường hợp đó, bạn cần nói chuyện với người có thẩm quyền – ví dụ như cha mẹ, cảnh sát hoặc bác sỹ.
- Đối với những trường hợp khác, đừng ngồi lê đôi mách. Đừng bóng gió về vấn đề của họ trên mạng xã hội hoặc kể cho những người bạn khác, cho dù là dưới mục đích cố gắng giúp họ có thêm nhiều hỗ trợ hơn.
Lời khuyên[sửa]
- Cho người đó không gian riêng khi họ muốn.
- Đừng để họ dùng rượu giải sầu. Nó sẽ chỉ khiến những cảm xúc và phiền muộn của họ thêm tồi tệ.
- Đừng quá thúc giục họ kể chi tiết. Có lẽ họ không muốn kể cho bạn nghe tất cả mọi chuyện, vì vậy đừng hỏi nếu họ không tự nguyện.
- Bạn cần phải cho bạn của mình không gian và đừng xuất hiện nhiều đến nỗi khiến anh ấy/cô ấy khó chịu.
- Đừng hứa sẽ ở bên họ nếu bạn không thể hoặc sẽ không làm được.
- Cho dù bạn của bạn tâm sự với bạn điều gì, hãy thể hiện sự cảm thông và khen ngợi họ vì đã chịu đựng được. Chỉ riêng điều này cũng đủ để khiến một người cảm thấy được hỗ trợ, thấu hiểu và cảm thấy khá hơn nói chung.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu một người bạn kể cho bạn nghe về vấn đề của mình, hãy giữ bí mật mọi chuyện trừ phi nó là vấn đề liên quan tới tự tử, ngược đãi, hiếp dâm hoặc bất cứ điều gì có thể khiến anh ấy/cô ấy bị tổn thương.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.activeminds.org/issues-a-resources/get-help/how-to-help-a-friend
- ↑ http://web.missouri.edu/~campbellr/Leadership/chapter6.htm
- ↑ https://www.moneysmart.gov.au/managing-your-money/managing-debts/trouble-with-debt/helping-a-friend-or-family-member-in-financial-hardship
- ↑ http://grief.com/the-five-stages-of-grief/
- ↑ http://www.loveisrespect.org/for-someone-else/help-a-friend/
- ↑ http://www.essentiallifeskills.net/overcoming-adversity.html
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/cutting-and-self-harm.htm
- ↑ http://www.stopbullying.gov/what-is-bullying/
- ↑ http://www.webmd.com/depression/guide/major-depression
- ↑ http://www.keepinspiring.me/uplifting-quotes-for-difficult-times/