Chấm dứt tình trạng xuất huyết âm đạo khi mang thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo tại một thời điểm nào đó trong thai kỳ, đặc là là 3 tháng đầu khi mới bắt đầu có thai. Trong nhiều trường hợp (đặc biệt là giai đoạn đầu, và nếu lượng máu không nhiều), đây là tình trạng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, chảy máu liên tục có thể sẽ khá đáng lo và bảo đảm rằng bạn sẽ cần phải đi khám, đặc biệt nếu chảy máu kèm theo đau đớn, co thắt, sốt, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ chiến lược để đối phó và kiểm soát khi bị chảy máu, và đồng thời bạn cũng cần phải nhận thức rõ thời điểm bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ và điều trị.

Các bước[sửa]

Đánh giá và Kiểm soát Tình trạng Xuất huyết Âm đạo[sửa]

  1. Theo dõi sự chảy máu. Điều quan trọng là bạn cần phải biết rõ về lượng máu mà bạn mất đi trong suốt quá trình này. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán cũng như thiết lập kế hoạch quản lý. Bắt đầu theo dõi lượng máu mà bạn mất đi ngay khi bạn nhận thức được sự xuất hiện của vấn đề.
    • Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách đặt một miếng băng vệ sinh vào quần lót cho đến khi băng bị thấm ướt hoàn toàn. Đếm số băng vệ sinh mà bạn đã sử dụng từ 8 giờ sáng hôm nay cho đến 8 giờ sáng hôm sau. Ghi chép lại con số này, sau đó, đem chúng đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá.
    • Bạn cũng nên nhớ theo dõi các triệu chứng khác của tình trạng xuất huyết, chẳng hạn như liệu chảy máu có kèm theo đau đớn hay không, và chảy máu liên tục hay ngắt quãng.[1] Thông tin này sẽ giúp mô tả tình trạng của bạn để bác sĩ có thể dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân.
    • Ghi chú lại màu sắc của máu (màu hồng hay đỏ hay nâu), cũng như quan sát xem liệu bạn có nhận thấy sự xuất hiện của khối máu đông hay "khối mô" nào khác thoát ra cùng với máu hay không.[2] Nếu có, bạn nên thu thập chúng vào trong một chiếc hộp chứa để bác sĩ xem xét, vì nó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây nên vấn đề của bạn.
  2. Nghỉ ngơi nhiều. Đối với tình trạng chảy máu ít trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nghỉ ngơi là phương pháp điều trị lý tưởng nhất. Bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên nằm nghỉ trên giường trong một vài ngày đầu sau khi gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo.
    • Nếu vấn đề này không chấm dứt hoặc thuyên giảm sau khi bạn đã nghỉ ngơi, bạn cần phải đi khám bệnh để bác sĩ tiến hành đánh giá một cách chi tiết hơn.
  3. Tránh làm việc nặng. Bác sĩ của bạn chắc chắn sẽ khuyên bạn nên tránh làm việc nặng hoặc căng thẳng chẳng hạn như nâng tạ, leo thang thường xuyên, chạy bộ, đạp xe đạp, v.v. Những hoạt động này sẽ gây chấn động cho tử cung và có thể phá hủy mạch máu mỏng manh, mới được hình thành trong nhau thai. Tránh thực hiện các hoạt động này là điều vô cùng cần thiết, ngay cả khi bạn chỉ bị chảy máu âm đạo nhẹ.
    • Bạn nên hạn chế hoạt động thể chất và tránh làm việc nặng trong ít nhất là 2 tuần sau khi tình trạng xuất huyết đã chấm dứt.
  4. Không nên quan hệ tình dục trong thời điểm hiện tại.[2] Đôi khi, quan hệ tình dục có thể hình thành hoặc khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
    • Nếu bạn bị chảy máu trong suốt thai kì, bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép. Thông thường, bạn sẽ cần phải chờ ít nhất là từ 2 – 4 tuần sau khi tình trạng này kết thúc.
  5. Không sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống) hoặc thụt rửa âm đạo.[2] Không nên nhét bất kỳ một vật dụng gì vào âm đạo sau khi bị chảy máu. Bạn nên tránh hoàn toàn hành động thụt rửa hoặc sử dụng tampon, vì điều này có thể gây tổn thương cho cổ tử cung hoặc thành âm đạo và gây chảy máu nhiều hơn. Thụt rửa cũng sẽ cho phép vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác xâm nhập vào trong âm đạo, gây nhiễm trùng nặng.
  6. Uống đủ nước. Điều quan trọng là bạn cần phải uống nước đầy đủ trong suốt thời gian gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo. Điều này đặc biệt khá đúng nếu bạn bị chảy máu nghiêm trọng.
    • Bạn nên uống ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và đem lại nhiều lợi ích khác. Chảy máu có tương quan với mất nước, vì vậy, bạn cần phải uống nước nhiều hơn bình thường để bù đắp cho lượng nước đã mất.
    • Cung cấp nước cho cơ thể cũng rất quan trọng cho sức khỏe và sự khỏe mạnh của em bé.
  7. Hiểu rõ nguyên nhân gây chảy máu âm đạo khi mang thai. Điều này có thể giúp bạn nhận thức rõ sự khác biệt đối với vấn đề có thể đang xảy ra trong trường hợp của bạn.
    • Chảy máu âm đạo thật ra là tình trạng khá bình thường trong 3 tháng đầu (trong 12 tuần lễ đầu của thai kỳ) và có khoảng 20 – 30% phụ nữ gặp phải vấn đề này.[3] Trong nhiều trường hợp, chảy máu sẽ không gây nguy hiểm, có nghĩa là nó không ảnh hưởng đến mẹ và bé và có thể là do thai nhi được cấy vào thành tử cung hoặc do ảnh hưỡng của sự thay đổi sinh lý khác trong quá trình mang thai.[4]
    • Tuy nhiên, chảy máu và/hoặc đau đớn nhiều trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể là vì vấn đề đáng lo ngại hơn, chẳng hạn như "thai ngoài tử cung" (thai nhi được cấy trong ống dẫn trứng thay vì tử cung), "mang thai giả" (đây là tình trạng khá hiếm trong đó một loại mô bất thường sẽ phát triển trong tử cung thay vì một thai nhi), hoặc là sảy thai.[1]
    • 50 % trường hợp chảy máu âm đạo trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ là dấu hiệu cho biết bạn đã sảy thai.[5]
    • Chảy máu trong khoảng thời gian sau của thai kỳ (vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối) thường rất đáng lo ngại. Nguyên nhân bao gồm vấn đề với nhau thai, với tử cung (đặc biệt nếu bạn đã từng phải sinh mổ trước đây), sinh non (xác định bởi quá trình chuyển dạ trước 37 tuần), và tất nhiên là bản thân của quá trình chuyển dạ (nếu bạn gần đến ngày sinh nở).[6]
    • Nguyên nhân gây xuất huyết khác có thể không liên quan đến mang thai bao gồm "chấn thương" (hoặc tổn thương thành âm đạo) từ hành động quan hệ tình dục, polyp cổ tử cung (khối u quanh cổ tử cung gây chảy máu và có thể xuất hiện trong tử cung phụ nữ bất kể họ có mang thai hay không), loạn sản cổ tử cung (xuất hiện tế bào bất thường có thể gây ung thư), và/hoặc ung thư cổ tử cung (một trong những hình thức phổ biến nhất của ung thư đối với người không thường tiến hành xét nghiệm Pap).[6]
  8. Tính toán ngày sinh con và cân nhắc xem liệu chảy máu có phải là do quá trình chuyển dạ đã bắt đầu. Thai kỳ thường kéo dài trong 40 tuần hoặc 280 ngày. Bạn có thể sử dụng thông tin này để tính toán ngày sinh con của bạn – bạn chỉ cần thêm vào 9 tháng dương lịch và 7 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2016, ngày sinh con của bạn sẽ là ngày 8 tháng 10 năm 2016.
    • Chảy máu khi gần đến ngày sinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu chuyển dạ. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng trước hoặc sau 10 ngày tính từ thời điểm dự kiến sinh con của bạn. Bạn nên báo cáo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ rằng bạn đang chuyển dạ.
  9. Biết rõ thời điểm bạn cần phải tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia y tế. Bạn nên thông báo kịp thời với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ một tình trạng chảy máu nào trong quá trình mang thai. Nếu chảy máu đi kèm với một trong cách triệu chứng sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ tiến hành đánh giá và điều trị:[2]
    • Đau hoặc co thắt nặng
    • Chóng mặt hoặc ngất xỉu (dấu hiệu mất máu nhiều)
    • Khối mô (khối máu đông) thoát ra khỏi âm đạo kèm theo máu (có thể là dấu hiệu sảy thai)
    • Sốt và/hoặc ớn lạnh (có thể là dấu hiệu nhiễm trùng)
    • Chảy máu nhiều mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc chấm dứt.

Nhận biết Thời điểm Cần phải Tìm kiếm Sự trợ giúp Y tế[sửa]

  1. Bạn có thể phớt lờ tình trạng xuất huyết nhẹ. Nếu lượng máu khá ít (chỉ một vài giọt), có màu nâu, và kéo dài không quá 1 hoặc 2 ngày, và không gây đau đớn hoặc co thắt, bạn hoàn toàn có thể phớt lờ nó. Thông thường, đây chỉ là tình trạng xuất huyết do thai làm tổ hoặc là kết quả của sự giãn nở mạch máu.
    • Cho dù tình trạng xuất huyết có nhẹ đến mức nào, bạn nên tránh làm việc nặng trong một vài ngày và cẩn thận theo dõi lượng máu mất đi.
  2. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn bị chảy máu nhiều. Bất kỳ một loại xuất huyết nặng nào trong suốt quá trình mang thai cũng nên được xem là trường hợp khẩn cấp. Chảy máu nhiều có nghĩa là lượng máu mất đi nhiều hơn lượng máu kinh bình thường.[1]
  3. Chú ý đến bất kỳ một cơn đau hoặc co thắt nào mà bạn cảm nhận. Cơn đau đến và đi là dấu hiệu của sự co bóp trong tử cung, có nghĩa là tử cung đang cố gắng loại bỏ thai nhi. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau và co thắt có thể là dấu hiệu sảy thai và trong 3 tháng cuối của thai kì có thể là dấu hiệu của sự chuyển dạ.[7] Vì vậy, nếu bạn gặp phải bất kỳ một cơn đau hoặc co thắt nào, bạn nên đi khám ngay lập tức.
    • Cơn đau thật sự của việc chuyển dạ sẽ xảy ra thường xuyên và theo từng quãng. Mức độ của nó sẽ tăng dần và kèm theo "vỡ nước ối" (sổ chất nhầy kèm theo máu).
  4. Tìm kiếm sự trợ giúp nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc muốn xỉu. Chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu là triệu chứng mất máu nhiều.[1]
  5. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Chảy máu đi kèm với sốt thường là dấu hiệu của sự viêm nhiễm, chẳng hạn như nhiễm trùng bên trong tử cung sau quá trình sảy thai tự nhiên hoặc phá thai. Vì vậy, bạn nên đi khám khi gặp phải bất kỳ một dấu hiệu sốt nào.[1]
  6. Tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu âm đạo của bạn tiết ra khối máu đông. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng của sảy thai. Nếu điều này xảy đến, bạn nên đi khám ngay lập tức để bác sĩ có thể rửa tử cung nếu cần và từ đó giúp bạn kiểm soát tình trạng xuất huyết.[1]
  7. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc bản thân sau khi điều trị. Cho dù nguyên nhân gây chảy máu âm đạo của bạn là gì (cho dù nó có là do bạn bị sảy thai, thai ngoài tử cung, viêm nhiễm, chuyển dạ), nó sẽ gây căng thẳng đáng kể cho cơ thể của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn nên nghỉ ngơi, không tập thể dục quá sức, kiêng quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian, và uống nhiều nước. Bạn nên nhớ lưu ý đến lời khuyên của bác sĩ để có thể tăng tốc tối đa quá trình hồi phục cũng như ngăn ngừa biến chứng khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn cần phải thông báo cho bác sĩ khi gặp phải bất kỳ một tình trạng chảy máu nào nếu nhóm máu của bạn là Rh âm tính bởi vì bạn có thể sẽ cần phải tiêm RhoGAM.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây