Rèn luyện kỷ luật cho trẻ 4 tuổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nhỏ sẽ có nhiều câu hỏi về cách tốt nhất để giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật. “Kỷ luật” khác với “hình phạt” - rèn luyện kỷ luật cho trẻ nhỏ bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến giai đoạn phát triển của trẻ và hỗ trợ trẻ nghĩ cho bản thân cũng như chủ động thay đổi thói quen. Ngày nay, chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự phát triển não bộ, cảm xúc và sự tương tác xã hội của trẻ. Chuyên gia khuyên rằng rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ nên là hoạt động tích cực và giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng.[1]

Các bước[sửa]

Tránh răn đe để kỷ luật[sửa]

  1. Sắp xếp nội thất trong nhà để tránh phải răn đe trẻ khi trẻ hiếu động. Bạn có thể tạo ra môi trường an toàn cho bản thân và trẻ nhỏ để không bắt buộc phải răn đe trẻ mà chỉ làm việc đó khi cần. Bằng việc sắp xếp lại nội thất trong nhà sao cho an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ, bạn sẽ tránh được tình trạng đặt ra nhiều quy luật hoặc nói “không” quá nhiều lần trong suốt cả ngày.
    • Dùng thiết bị bảo vệ an toàn cho trẻ để đóng tủ.
    • Đóng cửa các phòng không an toàn với trẻ nếu không có sự giám sát của người lớn.
    • Dùng hàng rào an toàn cho trẻ hoặc cửa rào để chặn những chỗ nguy hiểm như cầu thang.[2]
  2. Chuẩn bị nhiều đồ chơi cho trẻ. Trẻ nhỏ thích vui chơi và điều đó cũng quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Bạn không cần phải mua đồ chơi đắt tiền vì trẻ có thể tìm được niềm vui với hộp giấy, đồ chơi rẻ tiền hoặc nồi và chảo. Đôi khi, thứ đơn giản nhất có thể khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ nên nếu bạn không thể mua đồ chơi đắt tiền, đừng cảm thấy tội lỗi.[2]
  3. Mang theo đồ chơi và thức ăn vặt khi đưa trẻ ra ngoài. Trẻ có thể không nghe lời khi đói hoặc chán. Do đó, hãy luôn mang theo đồ chơi mà trẻ thích và đồ ăn nhẹ ngon miệng, tốt cho sức khỏe.[2]
  4. Trao đổi với trẻ để đưa ra quy luật phù hợp với độ tuổi. Trẻ 4 tuổi thường sẽ thích là người chủ động tham gia tạo ra quy luật. Hãy dành thời gian trao đổi với trẻ để đưa ra quy định phù hợp. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu rõ về mong đợi của bạn. Vì trẻ tham gia vào việc đưa ra các quy luật nên trẻ sẽ tuân theo và bạn có thể giúp trẻ học cách kiểm soát bản thân.[2]
  5. Lựa chọn quy luật cẩn thận nhưng đừng đưa ra quá nhiều luật. Trẻ ở tuổi này sẽ thấy áp lực nếu phải nhớ quá nhiều quy luật. Trẻ sẽ lơ những quy luật đó nếu thấy nhiều hoặc trở nên giận dữ và thể hiện điều đó mỗi khi phải tuân theo quy luật.
    • Trao đổi với người trông trẻ để họ nắm được quy luật mà bạn và trẻ đã đưa ra.[2]

Rèn luyện kỷ luật theo hướng tích cực[sửa]

  1. Đừng dùng hình phạt - đặc biệt là hình phạt về thể xác.Trước đây, việc áp dụng hình phạt khi trẻ không vâng lời thường rất phổ biến. Chuyên gia Giáo dục Mầm non - nhà khoa học nghiên cứu não bộ, chuyên gia giáo dục và nhà tâm lý học đồng ý rằng ngày nay việc áp dụng hình phạt không phải là cách tốt nhất để trẻ học cách thay đổi thói quen phù hợp. Trẻ phát triển lành mạnh và hạnh phúc khi các em được rèn luyện kỷ luật theo hướng tích cực.[3]
    • Chứng minh khoa học cho việc áp dụng hình phạt về thể xác như phát vào mông hoặc đánh trẻ, gồm cả trẻ nhỏ được cho là không hiệu quả và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực. Nguồn nghiên cứu khoa học đáng tin cậy cho biết việc phát vào mông hay hình thức đánh khác có thể thay đổi sự phát triển não bộ của trẻ, dẫn đến rối loạn tâm trạng trong cuộc sống sau này của trẻ và ngăn trẻ học cách kiểm soát hành vi của chính mình.[3]
  2. Tìm hiểu vì sao trẻ không vâng lời. Trẻ nhỏ sẽ không ngoan khi đói, chán hoặc mệt mỏi. Hoặc trẻ không hiểu quy luật mà bạn đặt ra. Ngoài ra, trẻ cũng cư xử không đúng mực khi bối rối hoặc vì không muốn dừng làm việc gì đó.
    • Nếu trẻ đặt câu hỏi về quy định mà bạn đưa ra thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ không hiểu điều mà bạn mong đợi. Hãy dành thời gian giúp trẻ hiểu bạn muốn gì ở trẻ. Dùng ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản, sẵn sàng lặp lại thông tin ngay lúc đó hoặc sau này.
  3. Trở nên linh động. Bạn cần phải linh động và kiên nhẫn với trẻ 4 tuổi. Việc trẻ ở độ tuổi này không tuân theo quy định là chuyện bình thường. Khi trẻ mắc lỗi, chiến thuật tốt nhất là thông cảm thay vì trở nên giận dữ. Khi xảy ra lỗi lầm, hãy chuyển việc đó thành cơ hội học hỏi cho bạn và cho trẻ. Giải thích với trẻ về bài học từ sai lầm đó và tại sao việc tuân theo quy luật lại quan trọng.[4]
    • Hãy thông cảm và tôn trọng khi trẻ gây lỗi lầm. Trẻ ở tuổi này chưa thể làm mọi việc một cách hoàn hảo. Các em đang tìm hiểu về quy luật và cách tuân thủ nhưng mắc lỗi là chuyện bình thường và là một phần quan trọng trong quá trình học hỏi.[4]
    • Nếu trẻ mắc lỗi - ví dụ như đánh thức một người đang ngủ trong phòng kể cả khi bạn đã quy định rõ là để người đó được ngủ sau khi làm việc về trễ - hãy hiểu rằng trẻ chưa thể tuân theo mọi việc một cách hoàn hảo. Tình cảm dành cho người thân có lẽ sẽ lấn át việc tuân thủ quy định ở độ tuổi này. Kiên nhẫn trò chuyện với trẻ là cách tiếp cận tốt nhất.[4]
  4. Áp dụng các quy định một cách nghiêm khắc. Nếu bạn cho phép bé làm việc gì đó hôm nay nhưng lại ngăn cấm vào hôm sau thì trẻ sẽ bối rối. Sự bối rối này sẽ dẫn đến hành vi mà bạn cho là không đúng mực nhưng đó chỉ là phản ứng của trẻ khi không hiểu rõ về tình huống.
    • Nếu bạn quyết định sau bữa ăn xế ở trường bé chỉ ăn thêm hoa quả hoặc rau củ thì bạn phải giải thích về việc trước đây tại sao cho bé ăn bánh kẹo và nghiêm túc thực hiện sự thay đổi này. Nếu không thì sẽ làm cho trẻ bối rối.
    • Trẻ lên 4 khi cảm thấy bối rối với các quy định sẽ phớt lờ chúng. Nên nhớ rằng đây không phải là lỗi của trẻ. Việc quan trọng là bạn cùng trẻ phải nghiêm túc thực hiện để trẻ hiểu người lớn mong đợi gì ở các em.[4]
  5. Chia sẻ câu truyện về quy luật và thói quen. Trẻ 4 tuổi thích những câu truyện và quan trọng là qua câu truyện trẻ sẽ học được về bản thân, người khác và thế giới xung quanh. Đọc truyện sẽ giúp trẻ đối mặt với cảm xúc của chính mình và giúp các em biết rằng những người khác cũng có trải nghiệm tương tự. Chia sẻ câu truyện với trẻ nhỏ có thể giúp các em cảm thấy người lớn hiểu cảm xúc của các em.
    • Quyển sách thiếu nhi cổ điển về quy luật là “Where The Wild Things Are” (Ở nơi quỷ sứ giặc non) của Maurice Sendak. Nhân vật chính, Max, đã phá vỡ quy luật trong sách này. Trẻ sẽ thích thảo luận về câu truyện và đưa tình huống của Max vào trải nghiệm cuộc sống thực tế.[4][5]
  6. Hướng dẫn trẻ thay đổi hành vi. Khi bạn cần can thiệp để giúp trẻ thay đổi hành vi, hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ thời gian để phản hồi. Giọng nói của bạn nên bình tĩnh, cứng rắn và bạn nên đến gần trẻ, cuối người để có thể giao tiếp bằng mắt với trẻ. Sau đó, cho trẻ biết nên dừng việc gì và nên làm việc gì khác để thay thế.[2]
    • Nếu trẻ cần phải ngưng làm việc yêu thích, hãy đảm bảo rằng bạn cho trẻ thời gian chuẩn bị cho sự thay đổi. Ví dụ, cho trẻ biết còn 5 phút nữa đến giờ đi ngủ để trẻ có thời gian chuyển đổi.
  7. Đưa ra "hậu quả" phù hợp với lứa tuổi. Cách hiệu quả nhất để áp dụng hậu quả là kết hợp với lý do hoặc giải thích cho trẻ hiểu và liên hệ hành động của trẻ với hậu quả đi kèm. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Việc áp dụng hậu quả phải xuyên suốt và không thay đổi để đạt được hiệu quả trong việc thay đổi hành vi của trẻ.[6]
    • "Thời gian tạm dừng" hoặc dùng "ghế phạt" là cách phổ biến để giúp trẻ hiểu về hậu quả và để trẻ bình tĩnh khi cư xử chưa đúng mực.
      • Chọn 4 hoặc 5 quy định mà nếu vi phạm thì trẻ sẽ phải ngồi yên một chỗ cho "thời gian tạm dừng" hoặc ngồi vào "ghế phạt". Hãy đảm bảo rằng trẻ hiểu quy định nào sẽ dẫn đến thời gian tạm dừng.
      • Mỗi khi trẻ vi phạm quy định, yêu cầu trẻ - một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng - đi đến khu vực tạm dừng.
      • Chuyên gia khuyên rằng không dùng thời gian tạm dừng quá một phút mỗi năm cho mỗi một tuổi (ví dụ, tối đa 4 phút một năm cho trẻ 4 tuổi).
      • Khi thời gian tạm dừng kết thúc, hãy tán dương trẻ vì đã thành công vượt qua được khoảng thời gian tạm dừng.[7]
    • Một "hậu quả" khác nữa mà một số cha mẹ dùng là lấy đồ vật hoặc dừng hoạt động liên quan đến cách cư xử chưa đúng mực của trẻ. Bạn có thể tạm thời lấy đi đồ vật hoặc dừng một hoạt động và chuyển sang làm việc gì khác.[2]
    • Nếu bạn chọn áp dụng hậu quả thì phải thực hiện ngay khi trẻ có hành vi chưa đúng mực. Trẻ 4 tuổi chưa thể tự ý thức được hậu quả liên quan đến cách cư xử của mình.[2]
  8. Đưa phản hồi tích cực về những việc tốt của trẻ. Khi trẻ hợp tác, hãy nhớ luôn đưa ra lời khen vì điều đó. Tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, cảm thấy thích thú khi được tán dương. Việc này giúp trẻ trở nên tự tin và cũng là một cách tích cực giúp trẻ thay đổi hành vi.[2]

Cảnh báo[sửa]

  • Khi trông trẻ, đừng đánh trẻ. Hãy hỏi cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ cách mà họ muốn bạn áp dụng để rèn luyện kỷ luật cho trẻ.
  • Không bao giờ đánh hay phát vào mông trẻ. Một dẫn chứng lớn cho biết rèn luyện kỷ luật với phương pháp bạo lực sẽ có ảnh hưởng tiêu cực và không hiệu quả. Đánh hoặc phát vào mông trẻ có thể gây tổn thương nặng nề về thể xác lẫn tinh thần.
  • Đừng cố rèn luyện kỷ luật đối với trẻ sơ sinh. Không lắc hoặc đánh trẻ. Khi trẻ khóc tức là bé muốn sự chú ý của người lớn nên hãy đến gần và xem bạn có thể làm gì để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây