Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phạt một đứa trẻ hư
Từ VLOS
Phạt trẻ con có thể trở thành nhiệm vụ khá khó khăn, đặc biệt đối với những đứa trẻ bướng bỉnh hoặc trẻ lớn. Hình phạt không chỉ giúp dạy dỗ trẻ nhỏ về hành vi có thể và không thể chấp nhận, nhưng loại hình phạt cụ thể cũng sẽ dạy chúng cách để phản ứng trước tình huống bất lợi khi trưởng thành. Nếu bạn đối phó với hành vi tiêu cực bằng quá trình bàn luận hợp lý và giải quyết vấn đề, con của bạn sẽ học tập điều này, bởi vì chúng sẽ học hỏi rất nhiều từ cách bạn hành động hơn là lời bạn nói. Hầu hết mọi chuyên gia đều đồng ý rằng phần quan trọng nhất trong việc phạt trẻ con đó là bảo đảm rằng chúng cảm thấy an toàn và được yêu thương, và họ cũng nói rằng sự củng cố tích cực sẽ hiệu quả hơn sự trừng phạt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đưa ra Hậu quả cho Hành vi Xấu[sửa]
-
Trình
bày
rõ
về
sự
kỳ
vọng
và
hậu
quả.
Bạn
nên
bảo
đảm
rằng
con
của
bạn
hiểu
rõ
về
sự
trông
đợi
của
bạn
và
điều
sẽ
xảy
đến
cho
chúng
nếu
chúng
phá
vỡ
các
nguyên
tắc.
Bạn
có
thể
cho
trẻ
biết
về
hậu
quả
mà
hành
động
của
chúng
sẽ
đem
lại
bằng
cách
giải
thích
mối
liên
hệ
giữa
lựa
chọn
và
kết
quả.
Ví
dụ,
bạn
có
thể
liên
kết
hành
vi
của
trẻ
với
hậu
quả
bằng
cách
nói
những
điều
như:
- “Thái độ không đúng đắn của con sẽ khiến con phải kết thúc khoảng thời gian chơi đùa ở công viên sớm hơn dự định”.[1]
- “Con đang đánh mất lượt chơi với món đồ chơi đó khi con lấy trộm nó”.
- “Hành động cắn bạn của con đang kết thúc khoảng thời gian con được phép chơi đùa”.
- “Bằng cách không nhặt đồ chơi lên, con đã đánh mất quyền được chơi với chúng”.
- “Con đã đánh mất lòng tin của mọi người vì con đã không trung thực”.
-
Cho
phép
con
của
bạn
rút
ra
bài
học
từ
lỗi
lầm.
Hành
động
sẽ
dẫn
đến
hậu
quả,
và
địa
điểm
như
trường
học,
nhà
thờ,
và
xã
hội
đều
có
kỳ
vọng
riêng
đối
với
con
của
bạn.
Đôi
khi,
trẻ
em
cần
phải
học
hỏi
từ
trải
nghiệm
không
vui
của
mình
để
hiểu
ra
rằng
quy
định
về
cách
cư
xử
của
chúng
không
phải
chỉ
có
ở
nhà.
Cho
dù
sẽ
khá
khó
khăn,
nhưng
thỉnh
thoảng,
con
của
bạn
cần
phải
gặp
thất
bại
để
có
thể
nhận
thức
được
hậu
quả.
- Ví dụ, thay vì bạn thức khuya để giúp trẻ làm bài tập trước khi đến hạn nộp bài, hãy cho trẻ nhận điểm xấu nếu chúng không làm bài tập về nhà. Bài học này đặc biệt quan trọng đối với trẻ lớn vì chúng sẽ bắt đầu hy vọng có được sự tự lập và giành được niềm tin ở nơi bạn.[2]
- Đối với trẻ nhỏ, bài học này có thể được xây dựng từ hình thức ít nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nếu con của bạn cố ý làm hỏng đồ chơi, bạn không nên thay thế món đồ chơi đó. Phương pháp này sẽ giúp chúng học hỏi về tinh thần trách nhiệm và hiểu rõ cảm giác khi mất đi một thứ gì đó.
- Trẻ em trong mọi độ tuổi cần phải học cách tôn trọng người khác, vì vậy, bạn không nên can thiệp nếu con của bạn không được mời tham dự một buổi tiệc hoặc sự kiện nào đó vì chúng đã cư xử không tốt với những đứa trẻ khác.[3]
-
Sử
dụng
hình
phạt
timeout
(cách
ly
hoặc
úp
mặt
vào
tường)
để
phạt
trẻ
khi
cần
thiết.
Đây
là
biện
pháp
khá
hay
để
cho
phép
trẻ
và
cha
mẹ
có
thời
gian
để
bình
tĩnh
lại
sau
một
tình
huống
đầy
cảm
xúc.
Lựa
chọn
khu
vực
yên
tĩnh
và
không
có
tác
nhân
xao
nhãng,
nhưng
không
cần
thiết
phải
nằm
ngoài
tầm
mắt
của
bạn.
Yêu
cầu
trẻ
sử
dụng
khoảng
thời
gian
này
để
suy
nghĩ
về
giải
pháp
cho
vấn
đề
khiến
chúng
bị
cách
ly.
- Không nên dùng phương pháp này để bêu xấu hoặc trừng phạt trẻ.
- Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể sử dụng tấm thảm timeout để không rời mắt khỏi chúng. Đây là loại thảm xách tay, và bạn có thể mang theo để sử dụng ngay cả khi bạn không ở nhà.[4]
- Timeout không nên kéo dài quá 1 phút cho từng năm tuổi của trẻ.[5]
-
Loại
bỏ
đặc
quyền
hoặc
tịch
thu
một
món
đồ
chơi
nào
đó.
Bạn
nên
thực
hiện
điều
này
ngay
sau
khi
trẻ
phạm
lỗi
để
trẻ
hiểu
rõ
và
liên
kết
hành
vi
xấu
với
sự
trừng
phạt.
Tận
dụng
cơ
hội
này
để
dạy
cho
con
của
bạn
biết
về
hậu
quả
tự
nhiên
và
hợp
lý
bằng
cách
liên
kết
hành
động
tịch
thu
đồ
chơi
hoặc
đặc
quyền
nào
đó
với
hành
vi
không
tốt.
- Món đồ vật chất như đồ chơi sẽ khá phù hợp với trẻ nhỏ, trong khi trẻ lớn sẽ phản ứng tốt hơn trước sự mất mát đặc ân hoặc sự tự do mà chúng đã có.
- Không nên đầu hàng và kết thúc quá trình trừng phạt sớm hơn dự định, hoặc nếu không, trong tương lai, trẻ sẽ biết rằng trẻ có thể kiểm soát tình huống.[1]
- Bạn có thể xóa bỏ đặc quyền của trẻ bao gồm quyền xem TV, chơi game vi tính hoặc trò chơi điện tử, chơi đùa với bạn bè hoặc đi đến công viên, và tiệc tùng hoặc sử dụng phương tiện của gia đình đối với trẻ lớn hơn.
-
Tránh
xa
hình
phạt
thể
chất.
Tại
nhiều
nước
và
khu
vực,
trừng
phạt
thể
xác
là
hành
động
bất
hợp
pháp,
nó
sẽ
gây
ảnh
hưởng
tiêu
cực
đến
mối
quan
hệ
của
cha
mẹ
-
con
cái,
và
có
thể
gây
tổn
hại
cho
sự
phát
triển
bình
thường
về
mặt
xã
hội
của
trẻ.
Hầu
hết
mọi
chuyên
gia
đều
đồng
ý
rằng
mặc
dù
trừng
phạt
thể
xác
sẽ
tác
động
đến
hành
vi
trước
mắt
của
trẻ,
nó
không
giúp
trẻ
hiểu
được
điều
đúng
và
điều
sai.
Thay
vì
cung
cấp
cho
trẻ
quyền
được
kiểm
soát
cảm
xúc
của
bản
thân,
trừng
phạt
thể
xác
sẽ
dạy
cho
chúng
biết
rằng
bạo
lực
thể
chất
là
phản
ứng
hoàn
toàn
có
thể
chấp
nhận
trước
cơn
giận
và
tình
huống
bất
lợi.[6]
- Trừng phạt thể xác có thể dẫn đến hành vi hung hăng.
- Không có bất kỳ một chứng cứ nào chứng minh rằng đây là phương pháp hiệu quả để kiềm chế hành vi sai trái của trẻ trong tương lai.
- Ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp trừng phạt này sẽ theo trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành dưới hình thức lạm dụng chất kích thích và vấn đề trong sức khỏe tâm thần.[7]
-
Loại
bỏ
sự
cám
dỗ
đối
với
trẻ
nhỏ.
Trẻ
nhỏ
và
em
bé
rất
tò
mò
và
sẽ
khó
để
chúng
hiểu
rằng
chúng
không
được
phép
sử
dụng
một
vài
vật
dụng
cụ
thể.
Phương
pháp
thay
thế
mà
bạn
có
thể
thực
hiện
là
loại
bỏ
mọi
đồ
vật
này
khỏi
tầm
nhìn
của
chúng
để
chúng
không
bị
thu
hút.[5]
- Ví dụ, nếu bạn không muốn trẻ nghịch điện thoại của bạn hoặc đồ điện tử khác, bạn nên cất chúng tại nơi mà trẻ sẽ không thấy hoặc không thể chạm đến.
Giúp Trẻ Nhận thức Hành vi Sai trái[sửa]
-
Duy
trì
sự
bình
tĩnh.
Bạn
hoàn
toàn
có
thể
tách
bản
thân
khỏi
tình
huống
và
cho
phép
chính
mình
có
thời
gian
để
bình
tĩnh
lại.
Trì
hoãn
hình
phạt
sẽ
cung
cấp
cho
bạn
thời
gian
để
thiết
lập
biện
pháp
trừng
phạt
phù
hợp,
và
để
con
của
bạn
suy
nghĩ
về
hành
động
mà
chúng
đã
làm.
Bạn
nên
nói
rõ
rằng
bạn
cần
thời
gian
để
trấn
tĩnh
lại,
và
rằng
bạn
sẽ
thảo
luận
về
vấn
đề
này
khi
bạn
sẵn
sàng.
- Chống lại thôi thúc châm biếm, đe dọa, hoặc phê bình trẻ. Hành động này sẽ chỉ khiến con của bạn buồn phiền hơn, và có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến lòng tự trọng của trẻ.[8]
- Quan sát dấu hiệu cảnh báo rằng bạn sắp bước vào chế độ chiến đấu hoặc đầu hàng, chẳng hạn như nhịp tim tăng nhanh, lòng bàn tay toát mồ hôi, và run rẩy. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi bạn đang cảm thấy vô cùng tức giận, bực bội, hoặc đau lòng.
- Rèn luyện kỹ thuật thư giãn khác nhau và xác định biện pháp phù hợp nhất với bạn. Hít thở sâu, đi dạo, thiền, và ngâm mình trong bồn tắm là phương pháp khá tốt để giúp bạn bình tĩnh. Nhiều người thậm chí cảm thấy rằng hành động dọn dẹp, tập thể dục, hoặc đọc sách cũng là cách tuyệt vời để trấn tĩnh.
-
Nói
“không”
với
trẻ.
Hành
động
ngay
khi
bạn
nhận
thấy
con
của
bạn
đang
cư
xử
không
phù
hợp
và
tập
trung
sự
chú
ý
của
chúng
vào
hành
vi
mà
chúng
đã
thực
hiện.
Bạn
cần
phải
giải
thích
cho
trẻ
lý
do
vì
sao
đây
là
hành
động
không
thể
chấp
nhận
được,
và
giúp
trẻ
hiểu
rõ
lý
do
chúng
bị
khiển
trách.
Phương
pháp
này
sẽ
khiến
trẻ
hiểu
rằng
hành
vi
của
chúng
sẽ
đem
lại
hậu
quả.
- Hãy nghiêm nghị, nhưng đừng la hét. Nếu bạn la mắng để trình bày cảm xúc của mình, con của bạn sẽ học hỏi điều tương tự.[1]
- Duy trì sự bình tĩnh và nhanh chóng hành động, nhưng không phải là dựa trên sự tức giận.
- Nói rõ ràng và giao tiếp bằng mắt.
- Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ mới mới biết đi, bạn nên đặt mình vào góc độ của trẻ khi trò chuyện.
- Cung cấp lời giải thích nếu con của bạn đủ lớn để hiểu. Giữ cho mọi chuyện xoay quanh cảm xúc và tập trung vào cách mà hành vi của chúng gây ảnh hưởng và gây tổn thương cho người khác. Đối với trẻ đang trong độ tuổi tween (từ 8 – 12 tuổi) và tuổi vị thành niên, bạn nên thảo luận về hậu quả bắt nguồn từ hành động hoặc quyết định của chúng trên phạm vi rộng lớn hơn.
-
Cách
ly
trẻ
khỏi
tình
huống.
Nếu
con
của
bạn
đang
cư
xử
không
đúng
mực,
tức
giận,
thất
vọng,
hoặc
gây
rối,
bạn
nên
tách
trẻ
khỏi
tình
huống.
Dẫn
trẻ
đến
nơi
an
toàn
để
thảo
luận
về
cảm
xúc
và
hành
vi
của
chúng,
và
nói
cho
chúng
biết
cách
để
cải
thiện
trong
tương
lai.
Bạn
nên
nhớ
rằng
trẻ
nhỏ
thường
không
biết
cách
để
bộc
lộ
bản
thân
một
cách
hợp
lý,
và
trừng
phạt
không
nhất
thiết
phải
là
phương
pháp
tốt
nhất
để
dạy
dỗ
chúng.[9]
- Hãy khuyến khích trẻ và trấn an trẻ rằng bạn luôn ủng hộ chúng.
- Nói rằng bạn yêu chúng.
- Xoa dịu con của bạn bằng cách nói rằng bạn hiểu chúng.
- Trẻ nhỏ sẽ phản ứng tốt nhất trước những cái ôm và sự gần gũi về mặt thể chất vào thời điểm này, vì đây là hành động khiến chúng cảm thấy an toàn và được thương yêu.
- Trẻ lớn hơn thường sẽ không muốn được ôm ấp trong tình huống này, nhưng bạn nên cam đoan rằng bạn sẽ luôn có mặt để ủng hộ chúng, và dạy chúng phương pháp để xoa dịu hoặc khiến bản thân bình tĩnh lại. Biện pháp này bao gồm hít thở sâu, đếm, gây xao nhãng, nghe nhạc, và kỹ thuật hình dung.
-
Đặt
mình
vào
vị
trí
của
một
người
sếp.
Trẻ
nhỏ
thường
không
vâng
lời
và
không
muốn
lắng
nghe
nếu
chúng
nghĩ
rằng
chúng
có
thể
thoát
khỏi
việc
bị
phạt.
Bạn
nên
hình
thành
câu
nói
nhắc
nhở
con
của
bạn
rằng
bạn
là
người
có
quyền
quyết
định.
Lặp
lại
câu
nói
này
khi
trẻ
có
hành
vi
sai
trái.
Bám
sát
quyết
định
của
bạn,
nếu
không,
con
của
bạn
sẽ
nghĩ
rằng
chúng
đang
nắm
quyền
kiểm
soát.
Bạn
nên
nhớ
rằng
bạn
là
cha
mẹ
chứ
không
phải
là
bạn
bè
của
chúng,
và
công
việc
của
bạn
không
phải
là
cố
gắng
lấy
lòng
chúng
mà
là
giữ
an
toàn
và
giúp
con
của
bạn
luôn
khỏe
mạnh,
và
dạy
cho
chúng
biết
về
lễ
nghi
phép
tắc
và
tinh
thần
trách
nhiệm.
- Để thiết lập sự kiểm soát, bạn có thể sử dụng cụm từ như “Mẹ/Cha là mẹ/cha của con” hoặc “Mẹ/Cha mới là người có quyền ở đây”.
- Không nên nhún nhường bất kể trẻ đang tức giận đến mức nào. Đừng đầu hàng ngay cả khi chúng đang cố gắng thao túng bạn (ví dụ như bằng cách nín thở).
- Trẻ lớn sẽ thách thức bạn trong tình huống này. Bạn nên khuyến khích chúng tham gia thảo luận về quyết định có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng, và khám phá tác động của những lựa chọn khác nhau đến chúng. Bạn cần phải nhớ rằng quyết định cuối cùng là của bạn, nhưng bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để giải thích lý do vì bạn lại quyết định như vậy để con của bạn nhận thức được quá trình đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm.
Tái củng cố Hành vi Tốt Một cách Tích cực[sửa]
-
Làm
gương
cho
hành
vi
tốt
đẹp.
Con
của
bạn
cần
quan
sát
hành
động
phù
hợp
để
biết
rõ
về
chúng.
Bất
kể
là
lũ
trẻ
nhà
bạn
đang
ở
độ
tuổi
nào,
chúng
sẽ
nhận
biết
cách
bạn
phản
ứng
và
cư
xử
trước
nhiều
tình
huống
khác
nhau.
Bạn
nên
chắc
chắn
rằng
bạn
là
tấm
gương
cho
hành
vi
mà
bạn
muốn
con
của
bạn
thực
hiện.[5]
- Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ có thái độ cư xử tốt, bạn nên bảo đảm rằng bạn trở thành tấm gương để con của bạn noi theo. Điều này có thể chỉ đơn giản như là nói “làm ơn” và “cảm ơn”, hoặc kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi trong siêu thị.
-
Khen
ngợi
trẻ.
Đôi
khi,
trẻ
em
phá
phách
vì
chúng
biết
rằng
chúng
sẽ
nhận
được
sự
chú
ý,
vì
vậy,
bạn
nên
nhận
thức,
nhìn
nhận,
và
bày
tỏ
sự
cảm
kích
của
bạn
trước
hành
vi
tốt
đẹp
của
chúng
thay
vì
chỉ
phản
ứng
trước
hành
động
xấu.
Biện
pháp
này
sẽ
thúc
đẩy
lòng
tự
trọng,
khuyến
khích
hành
vi
tốt
đẹp
hơn,
và
ngăn
cản
hành
động
xấu.
Bạn
nên
tập
trung
vào
cảm
xúc
của
bản
thân
và
vào
tác
động
tích
cực
của
hành
vi
mà
trẻ
thực
hiện,
và
trẻ
sẽ
biết
rằng
bản
thân
cách
cư
xử
tốt
đẹp
cũng
chính
là
phần
thưởng.
- Nói với con của bạn rằng bạn tự hào vì quyết định đúng đắn mà chúng đã đưa ra.
- Bạn cần phải cụ thể khi khen ngợi trẻ và nhấn mạnh hành vi mà bạn muốn công nhận.
- Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bạn có thể cảm ơn chúng vì đã cung cấp kỹ năng lắng nghe, chia sẻ tuyệt vời, hoặc vì chúng đã hoàn thành công việc, nhiệm vụ.
- So sánh hành động trước kia và bây giờ và tập trung vào sự tiến bộ của trẻ. Thiết lập mục tiêu thực tế để con của bạn không ngừng cải thiện trong tương lai.[10]
-
Khen
thưởng
hành
vi
tốt.
Tặng
cho
con
của
bạn
phần
thưởng
nhỏ
để
cảm
ơn
chúng
vì
đã
lắng
nghe,
chơi
ngoan,
hoàn
thành
công
việc,
và
các
hành
vi
tốt
đẹp
khác.
Cung
cấp
đặc
ân
cho
trẻ
cũng
có
thể
được
sử
dụng
như
phần
thưởng,
nhưng
bạn
nên
tránh
dùng
thực
phẩm
để
làm
phần
thưởng
vì
điều
này
có
thể
hình
thành
thói
quen
xấu.
Không
nên
hối
lộ
con
của
bạn
để
chúng
cư
xử
đúng
mực
bằng
cách
thưởng
trước
cho
chúng.
- Nhiều gia đình sử dụng biểu đồ hình dán để theo dõi sự thay đổi tích cực ở trẻ nhỏ. Hãy nói cho chúng biết điều mà bạn mong chờ ở chúng để chúng có thể nhận được một hình dán, và vào cuối ngày, bạn có thể tổ chức họp gia đình để thảo luận về hành vi của trẻ trong ngày hôm đó và hành động mà trẻ đã thực hiện khiến trẻ xứng đáng nhận được một hình dán (hoặc không).
- Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống thang điểm, và hành vi tốt sẽ giúp trẻ nhận được điểm thưởng có thể dùng để đổi lấy hoạt động thú vị hoặc quà tặng.[11] Hệ thống điểm này sẽ cung cấp cho trẻ lớn đặc ân chẳng hạn như sử dụng xe của nhà hoặc được đi chơi cùng bạn bè.
-
Cho
phép
con
của
bạn
đưa
ra
quyết
định.
Trẻ
em
thường
cư
xử
không
phù
hợp
bởi
vì
chúng
cảm
thấy
rằng
chúng
không
có
quyền
kiểm
soát.
Bạn
nên
cho
phép
trẻ
có
quyền
được
đưa
ra
quyết
định
nhỏ
và
chúng
sẽ
cảm
thấy
được
kiểm
soát
nhiều
hơn
và
ít
phá
phách
hơn.[12]
- Đối với trẻ nhỏ, hãy cho phép chúng lựa chọn giữa đọc sách và tô màu trước giờ ăn tối hoặc giờ ngủ.
- Để trẻ tự chọn quần áo của mình.
- Cho phép trẻ được lựa chọn đồ chơi mà chúng có thể sử dụng trong giờ tắm.
- Hỏi ý kiến của chúng xem liệu chúng muốn ăn loại bánh mì kẹp nào cho bữa trưa.
- Khi con của bạn lớn hơn, quyết định có thể sẽ nghiêm trọng hơn đôi chút. Bạn nên cho phép chúng lựa chọn lớp học mà chúng muốn tham dự nếu trường học cho phép, hoặc để chúng quyết định môn thể thao hoặc hoạt động sau giờ học mà chúng muốn tham gia.
Lời khuyên[sửa]
- Tính nhất quán là chìa khóa để bạn thành công trong việc giáo dục trẻ. Bạn nên chắc chắn rằng người chăm sóc trẻ (người làm, người trông trẻ) hiểu rõ cách thức và thời điểm phù hợp để trừng phạt trẻ.
- Hãy vững vàng: không nên cho phép con của bạn thoát khỏi việc bị phạt chỉ vì chúng đang tỏ thái độ cáu giận.
- Luôn kiên nhẫn, và cần phải nhớ rằng trẻ nhỏ không khả năng để cho bạn biết điều gì sai và hành động của chúng có thể bắt nguồn từ sự thất vọng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.todaysparent.com/kids/preschool/6-discipline-fallbacks-and-how-to-fix-them/
- ↑ http://kidshealth.org/en/parents/discipline.html#
- ↑ http://kidshealth.org/parent/emotions/behavior/discipline.html#
- ↑ http://www.supernanny.co.uk/Advice/-/Parenting-Skills/-/Discipline-and-Reward/Make-the-Naughty-Step-Work-for-You.aspx
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://kidshealth.org/en/parents/discipline.html
- ↑ http://www.apa.org/news/press/releases/2002/06/spanking.aspx
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/09/18/adrian-peterson-corporal-punishment-science_n_5831962.html
- ↑ http://www.supernanny.co.uk/Advice/-/Parenting-Skills/-/Discipline-and-Reward/How-to-stay-calm-with-your-child.aspx
- ↑ http://www.kidspot.com.au/Toddler-Behaviour-Disciplining-kids-Why-the-naughty-corner-doesnt-work+7009+27+article.htm
- ↑ http://www.newkidscenter.com/Positive-Reinforcement-for-Children.html
- ↑ https://www.extension.purdue.edu/providerparent/PDF%20Links/PositiveReinfRewards.pdf
- ↑ http://www.childcomm.tas.gov.au/wp-content/uploads/2013/03/Guide-to-making-decisions-booklet.pdf
Xem thêm[sửa]
- Trừng phạt là gì? Các hình thức trừng phạt
- Kỷ luật một đứa trẻ bướng bỉnh
- Rèn luyện kỷ luật cho trẻ 4 tuổi
- Đánh đòn trẻ nhỏ an toàn