Kỷ luật một đứa trẻ bướng bỉnh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bất kỳ một bậc phụ huynh nào cũng sẽ nói rằng sự bướng bỉnh đi đôi với trẻ con tương tự như hình với bóng. Trẻ em có xu hướng trở nên vô cùng cứng đầu trong những năm tháng tập đi và trở thành thanh thiếu niên, tuy nhiên, sự bướng bỉnh có thể xuất hiện ở bất kỳ một độ tuổi nào. Đôi khi, nó là một phần trong tính cách của trẻ mà cha mẹ phải hướng dẫn chúng cách để kiểm soát nó; trong nhiều trường hợp khác, nó chỉ đơn giản là biện pháp để lũ trẻ kiểm tra giới hạn và khẳng định quyền tự do của mình; và thỉnh thoảng, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt vấn đề đang diễn ra với chúng. Hướng dẫn đứa trẻ cứng đầu cách để bộc lộ bản thân và đối phó với căng thẳng theo hướng lành mạnh là yếu tố then chốt của quá trình kỷ luật hiệu quả. Bạn có thể kỷ luật một đứa trẻ ương ngạnh bằng cách duy trì sự bình tĩnh, lắng nghe, thấu hiểu chúng và thiết lập ví dụ tốt về hành vi có thể chấp nhận.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Kỷ luật trẻ sơ sinh và trẻ đang tập nói[sửa]

  1. Hiểu rõ về trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Ba năm đầu tiên sẽ được xem như là "thời kỳ quan trọng" trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, vì bộ não của chúng không ngừng phát triển, học hỏi, và lưu trữ thông tin mà chúng sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời.[1] Hành vi trông như khá bướng bỉnh hoặc thậm chí là ngỗ nghịch của trẻ sơ sinh thật ra là quá trình học hỏi tự nhiên về nguyên nhân và hậu quả.
    • Ví dụ, nếu bạn có thói quen nói "không" hoặc làm mặt giận mỗi khi con của bạn thực hiện hành vi không mong muốn, trẻ có thể sẽ lặp lại hành động đó để quan sát xem liệu bạn có duy trì phản ứng của mình hay không. Bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, trẻ sẽ nhận thấy rằng chúng không thể thường xuyên nhận được phản ứng mà chúng muốn và sẽ cố gắng thử qua hành vi khác.
  2. Thay đổi môi trường. Nếu con của bạn ngoan cố chạm vào cùng một đồ vật đã vỡ mỗi ngày hoặc không chịu tránh xa tủ bếp, thay vì trừng phạt hoặc kỷ luật chúng, bạn nên tái sắp xếp lại ngôi nhà của bạn để biến nó trở thành nơi an toàn mà trẻ có thể đến gần. Dù sao thì đây cũng là nhà của chúng, và lũ trẻ sẽ học hỏi tốt nhất khi chúng có thể khám phá nó.
    • Trẻ sơ sinh học hỏi bằng cách khám phá, và không có ý trở nên ngỗ nghịch bằng cách nghịch ngợm mọi thứ. Bạn nên di chuyển đồ vật dễ vỡ đến vị trí khác và "bảo vệ an toàn cho trẻ" trong nhà hơn cố gắng chấm dứt mọi hành vi học hỏi thông thường của chúng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi về vấn đề này.
    • Khi trẻ lớn dần, bạn sẽ khám phá ra khu vực mới mà bạn cần phải biến chúng trở nên an toàn hơn cho con của mình. Đây là toàn bộ quá trình thiết lập môi trường để trẻ luôn được an toàn và có khả năng học hỏi và vui chơi cao nhất mà không gặp nguy hiểm. Bạn nên bắt đầu điều chỉnh ngôi nhà của bạn để giữ an toàn cho trẻ trước khi chúng trở nên hiếu động hơn (thường là khoảng 9 hoặc 10 tháng tuổi).[2]
  3. Nói "có". Hầu hết mọi trẻ nhỏ thường phải nghe hết từ "không" này cho đến từ "không" khác trong suốt cả ngày, và hiếm khi thực hiện hành vi mà chúng lựa chọn. Sau khi bạn đã thay đổi môi trường sống để nó trở nên an toàn hơn, bạn nên thiết lập mục tiêu nói "có" thường xuyên hơn, miễn là hành động đó an toàn và khả thi. Nói "có" sẽ cho phép con của bạn chịu trách nhiệm với quá trình học hỏi và khám phá mọi yếu tố mà chúng quan tâm.[2]
    • Hãy cho con của bạn dành thời gian ngoài trời, tạo nên tác phẩm nghệ thuật và làm đồ thủ công, hoặc bắn nước tung tóe trong bồn tắm càng nhiều càng tốt. Hoạt động thể chất và sáng tạo sẽ giúp lũ trẻ sử dụng nguồn năng lượng của mình, khiến chúng có thể ngủ ngon hơn và từ đó, chúng sẽ biết nghe lời và ít bướng bỉnh hơn.
  4. Chuyển hướng sự chú ý của trẻ. Nếu trẻ đang hướng đến thực hiện hành vi nằm ngoài sự cho phép, bạn nên gọi tên chúng và sau đó chuyển hướng sự chú ý của chúng vào một món đồ chơi hoặc tác nhân xao nhãng nào đó mà chúng thích. Bạn nên chuẩn bị sẵn chiến lược để đánh lạc hướng sự tập trung của trẻ kịp thời.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể cất quyển truyện tranh, thức ăn nhẹ, hoặc một món đồ chơi nhỏ mà trẻ yêu thích trong túi xách của bạn mỗi khi rời khỏi nhà. Bạn nên giấu chúng trong túi xách cho đến khi bạn cần đến chúng. Nếu bạn và con của bạn đang có mặt tại nhà của một người bạn và trẻ đang tiến gần đến vị trí của sợi dây điện, bạn nên gọi tên chúng và sau đó hỏi xem liệu chúng có muốn chơi với quả bóng của mình không. Tác nhân gây xao nhãng này sẽ thu hút sự chú ý và chuyển hướng hành vi của lũ trẻ.
  5. Hướng dẫn biện pháp "đôi tay dịu dàng". Một trong những hành vi không tốt phổ biến mà trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi thường làm là đánh, đá, hoặc cắn. Chúng làm vậy để quan sát loại phản ứng mà chúng sẽ nhận được, chứ không phải là để gây thương tích cho bạn hoặc người khác. Điều quan trọng là bạn cần phải hướng dẫn con của bạn cách để tương tác với mọi người theo cách an toàn hơn.
    • Khi trẻ nhỏ đánh bạn, bạn nên nắm lấy bàn tay mà chúng đã sử dụng, nhìn vào mắt chúng, và nói rằng "Chúng ta không đánh nhau. Chúng ta sử dụng đôi tay dịu dàng". Sau đó, nhẹ nhàng đưa tay của trẻ chạm vào mặt hoặc cánh tay bạn (nơi mà chúng đã đánh bạn), và nói với chúng theo kiểu "Con thấy không. Đây là đôi tay dịu dàng". Bạn có thể dùng tay của bạn chạm nhẹ vào trẻ, cho chúng thấy sự khác biệt giữa một cú đánh và một cái chạm nhẹ.[3] Sử dụng kỹ thuật tương tự để dạy trẻ sơ sinh hoặc trẻ đang tập đi biện pháp để tương tác một cách an toàn với vật nuôi và trẻ nhỏ hơn.
    • Bạn cũng có thể đọc một quyển truyện tranh đơn giản, như "Bàn tay Không phải để Đánh người" của Martine Agassi và Marieka Heinlen, để hướng dẫn hành vi phù hợp cho con của bạn.

Kỷ luật trẻ em và trẻ ở độ tuổi từ 8 - 12 (tuổi tween)[sửa]

  1. Xem kỷ luật như quá trình dạy dỗ. Thay vì chỉ đơn giản là đưa ra hậu quả tiêu cực cho hành vi (trừng phạt), kỷ luật là phương pháp để biến hành động sai trái thành khoảnh khắc để hướng dẫn trẻ.[4] Khi con của bạn từ chối hợp tác hoặc lặp lại hành vi không tốt, mục tiêu cuối cùng của bạn là hướng dẫn cho chúng cách để hợp tác và không lặp lại thói quen đó.
    • Hậu quả mà bạn đề ra cho hành vi tồi tệ không nên tùy tiện hoặc nghiêm trọng. Nó cần phải liên quan đến hành vi. Đây chính là lý do vì sao “úp mặt vào tường” lại không hiệu quả với trẻ cứng đầu; bản thân hình phạt này không liên qua đến hành vi tiêu cực và có cảm giác như thể nó chỉ là một hình phạt hơn là hậu quả hoặc phương pháp kỷ luật. Nếu bạn hoàn toàn không có cách để trình bày hậu quả, bạn có thể tước đi một đặc quyền nào đó của trẻ, nhưng bạn nên cố gắng dạy cho trẻ bài học về mối liên hệ giữa sự lựa chọn của trẻ và sự mất đi đặc ân.[5] Ví dụ, nếu con của bạn chơi game lâu hơn thời gian cho phép, hậu quả cho hành động này có thể là mất quyền được chơi đùa cùng bạn bè trong buổi tối hôm đó. Điều này rất hợp lý, vì chúng sẽ không có thời gian để chơi cùng bạn bè.
  2. Theo sát hậu quả mà bạn đề ra. Nếu bạn nói rằng hành vi cụ thể nào đó sẽ đem lại hậu quả cho lũ trẻ, bạn cần phải theo sát điều bạn nói. Không nên nói suông, vì con của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không kiên định hoặc tệ hơn, chúng sẽ xem bạn như kẻ nói dối.[5]
    • Nếu bạn yêu cầu trẻ dọn dẹp phòng trước khi có thể sang nhà bạn, bạn không nên nhún nhường nếu trẻ không thực hiện công việc này khi đã đến giờ đi chơi. Kiên định là yếu tố then chốt!
    • Vì tính nhất quán rất quan trọng, bạn không bao giờ được phép đưa ra hậu quả mà bạn không thể giữ lời. Thông thường, tốt nhất là bạn không nên nêu lên hậu quả ngay trong khoảnh khắc đó, vì có thể bạn đang cảm thấy bực bội. Ví dụ, nếu bạn nói rằng "Nếu con làm như vậy một lần nữa, mẹ/cha sẽ…", có cơ hội là bạn đang khó chịu và có thể phản ứng thái quá. Thay vào đó, bạn nên cố gắng thiết lập trước ranh giới. Nếu bạn biết rằng con của bạn sẽ ra khỏi ghế trong giờ ăn tối bởi vì chúng thường cư xử như vậy, trước giờ ăn tối, bạn nên nói với chúng rằng bạn muốn chúng ngồi yên trên ghế, và cho chúng biết về hậu quả nếu chúng không nghe lời bạn (ví dụ, bữa ăn tối sẽ kết thúc, hoặc trẻ sẽ không được ăn tráng miệng).
  3. Hình thành thói quen. Tính kết cấu và khả năng dự đoán rất quan trọng đối với trẻ em và trẻ tween, giúp chúng biết rõ điều sẽ xảy ra và tránh xa rắc rối có thể gây gián đoạn một ngày của chúng.[6] Hình thành thói quen mỗi ngày và mỗi tuần để trẻ biết rõ điều đang chờ đợi chúng. Ngoài ra, thói quen nhất quán hằng ngày sẽ giúp cải thiện hành vi và sự thành công trong học tập của trẻ.[7]
    • Thiết lập và theo sát thời gian đi ngủ và thức giấc mỗi ngày. Bạn nên chắc chắn con của bạn ngủ đủ giấc, vì thiếu ngủ có liên quan đến vấn đề hành vi. Từ 3 – 12 tuổi, hầu hết mọi trẻ em cần phải ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi ngày (bao gồm cả thời gian ngủ trưa), nhưng nhiều trẻ lại không muốn đi ngủ sớm hoặc ngủ trưa ngay cả khi chúng thật sự cần phải ngủ. Nếu lũ trẻ nhà bạn trông có vẻ cộc cằn hoặc có hành vi không tốt khi đến giờ ngủ, đây là dấu hiệu cho thấy rằng trẻ không ngủ đủ giấc.[8]
    • Cung cấp cho lũ trẻ nhiều lời cảnh báo nếu bạn cần phải thay đổi thói quen, nhưng bạn nên trấn an chúng rằng bạn sẽ sớm quay về với thói quen cũ.[6]
  4. Quan sát phản ứng của bạn. Nhiều trẻ em và trẻ ở độ tuổi tween bướng bỉnh rất nhạy cảm và chú ý đến cử chỉ và giọng nói của bạn khi bạn kỷ luật chúng. Chúng sẽ bắt chước phản ứng của bạn với chúng, chẳng hạn như trợn mắt, thở dài, la hét, hoặc nổi nóng.[9]
    • Khi phải đối phó với một đứa trẻ cứng đầu, bậc phụ huynh sẽ dễ trở nên bực bội và thậm chí là tức giận. Điều quan trọng là bạn cần phải kiểm soát cảm xúc của mình và không cho phép chúng ảnh hưởng đến cách bạn tương tác với con của bạn.
    • Chú ý đến yếu tố có thể khiến bạn giận dữ khi đối phó với con của mình. Có lẽ bạn dễ tức giận khi trẻ bày bừa, cãi lại bạn, hoặc không vâng lời bạn. Nhân tố khiến bạn tức giận nhiều nhất thường sẽ là khía cạnh mà bạn không có nhiều kiểm soát với chúng. Đối phó với vấn đề của riêng bạn (trong công việc, thời thơ ấu, hoặc mối quan hệ khác như cuộc hôn nhân của bạn) sẽ giúp bạn phản ứng một cách tích cực hơn với lũ trẻ.[10]
  5. Học cách đàm phán. Thế hệ cha mẹ thời xưa thường được khuyên rằng họ không bao giờ được nhường bước trước sự đòi hỏi của trẻ em vì họ sợ hành động này sẽ khiến trẻ không biết tôn trọng và quên mất ai là người có quyền. Nhưng nhiều nhà tâm lý học ngày nay đã phát hiện ra rằng trẻ em cần phải có cảm giác như thể chúng sở hữu một chút kiểm soát với cuộc sống của mình, và cha mẹ không nên cố gắng đưa ra mọi quyết định thay chúng.[9] Khi sự lựa chọn không liên quan đến sức khỏe hoặc sự an nguy của trẻ, nhưng thay vào đó, nó lại là câu hỏi về quan điểm hoặc sở thích của chúng, bạn nên cho phép trẻ thực hiện theo ý muốn của mình.
    • Ví dụ, có lẽ bạn thích con của bạn mặc trang phục phù hợp và gọn gàng khi ra ngoài, nhưng trẻ có thể sở hữu quan điểm khác về quần áo hợp thời trang và thoải mái. Miễn là con của bạn mặc quần áo, bạn nên phớt lờ khía cạnh không quan trọng nhưng có thể cung cấp cho con của bạn cảm giác được kiểm soát mà trẻ đang thiếu.
  6. Thấu hiểu giai đoạn tiền dậy thì. Đôi khi, vào độ tuổi 10 hoặc 11, trẻ em sẽ bắt đầu trải nghiêm sự thay đổi trong nội tiết tố, kích hoạt giai đoạn dậy thì. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến sự bùng phát trong cảm xúc, hành vi bướng bỉnh bất ngờ, và thỉnh thoảng là sự thu mình.
    • Vào độ tuổi này, trẻ thường sẽ kiểm tra giới hạn đối với sự độc lập của mình. Đây là phần lành mạnh và tự nhiên trong quá trình phát triển, mặc dù nó có thể khiến cha mẹ cảm thấy khó chịu vì họ đã quen với việc nắm quyền kiểm soát.[11] Bạn cần phải cho trẻ có cảm giác chúng được quyền kiểm soát quyết định có ảnh hưởng đến chúng, vì vậy, bạn nên cho phép chúng giúp bạn lập thực đơn trong tuần hoặc tự lựa chọn kiểu tóc mới của mình.
    • Bạn nên nhớ con của bạn là một cá thể độc lập. Sự bướng bỉnh chỉ là một phần của tính cách phức tạp, và thật ra, cứng đầu có thể lại là một đặc điểm khá tốt. Khi bạn dạy chúng về vấn đề đứng lên bảo vệ chính mình và bạn bè, chống lại ảnh hưởng xấu, và luôn làm điều đúng đắn, tính ương ngạnh sẽ là yếu tố then chốt cho sự phát triển thành một người khỏe mạnh của chúng.

Kỷ luật trẻ vị thành niên[sửa]

  1. Hiểu rõ giai đoạn dậy thì. Trẻ vị thành niên phải trải qua sự thay đổi nội tiết tố to lớn; căng thẳng tột cùng trong đời sống cá nhân do sự nảy sinh của tình cảm, sự hỗn loạn trong tình bạn, và tình trạng bắt nạt; và cảm giác muốn được tự lập tăng cao. Không may mắn thay, chúng vẫn thiếu chín chắn về mặt tình cảm và bộ não của chúng vẫn đang phát triển để thấu hiểu hậu quả lâu dài của hành vi mà chúng thực hiện.[12] Những nhân tố này hình thành môi trường bất ổn cho nhiều bậc phụ huynh đang gặp khó khăn với sự cứng đầu và thái độ nổi loạn diễn ra mỗi ngày của lũ trẻ.
    • Dậy thì là quá trình kéo dài trong nhiều năm, không phải chỉ diễn ra một lần, và thường bắt đầu trong khoảng từ 10 – 14 tuổi đối với bé gái và từ 12 – 16 tuổi đối với bé trai. Trong suốt thời điểm này, thay đổi trong hành vi là vấn đề thường thấy của cả hai giới tính.[13]
  2. Thiết lập ranh giới và hậu quả rõ ràng. Tương tự như trẻ đang tập đi và trẻ lớn hơn một chút, thanh thiếu niên sẽ phát triển mạnh trong môi trường có sự kỳ vọng và ranh giới rõ ràng. Mặc dù một vài trẻ vị thành niên sẽ cố gắng kiểm tra giới hạn của bạn, chúng thường mong muốn bạn luôn kiên định. Ban nên xây dựng và củng cố luật lệ trong gia đình và nêu lên hậu quả rõ ràng.[14]
    • Cho phép con của bạn trình bày ý kiến về nguyên tắc và hậu quả, và viết chúng ra giấy. Phương pháp này sẽ giúp trẻ có cảm giác như thể bạn nhìn nhận quan điểm của chúng một cách nghiêm túc và chúng cũng có một chút sự đầu tư cá nhân trong việc cư xử tốt.[14] Ví dụ, nếu lũ trẻ nhà bạn lãng phí tiền điện thoại bởi vì chúng sử dụng quá nhiều dung lượng, hậu quả cho việc này có thể là trẻ sẽ phải tự thanh toán hóa đơn hoặc chúng sẽ không được sử dụng điện thoại trong tuần tới.
    • Hãy kiên định, nhưng cũng nên sẵn sàng tiến hành điều chỉnh nếu cần. Nếu luật lệ và hậu quả không giúp ích được gì cho gia đình bạn, bạn nên ngồi xuống cùng con của mình và tái cân nhắc tùy chọn khác. Ngoài ra, thỉnh thoảng, bạn cũng nên sẵn sàng nới lỏng luật lệ nếu con của bạn có trách nhiệm và biết tôn trọng (ví dụ, cho phép chúng thức khuya trong một vài dịp đặc biệt nào đó).[15]
  3. Nghỉ ngơi đôi chút. Tuổi vị thành niên sẽ khá khó khăn cho cảm xúc của cha mẹ. Trẻ bất ổn, đa cảm thường hành động và nói những điều gây tổn thương cho người mà chúng yêu thương và phản ứng với chúng. Nhưng cãi nhau và để cho cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát sẽ hoàn toàn trái ngược với phương pháp kỷ luật hiệu quả.
    • Chuẩn bị trước sự phản hồi. Nếu con của bạn có xu hướng nói những câu nói gây tổn thương khi tranh cãi, bạn nên chuẩn bị trước lời hồi đáp của mình để ngăn bản thân thực hiện điều tương tự với chúng. Ví dụ, bạn chỉ cần nói rằng "Điều đó thật đau lòng. Chúng ta hãy nghỉ ngơi một chút và xem xét lại vấn đề khi chúng ta bình tĩnh hơn".
    • Tạm ngừng cuộc trò chuyện nếu cần. Nếu bạn đang có cảm giác rối ren, bạn nên nói với trẻ rằng bạn cần phải nghỉ ngơi trong giây lát và sẽ quay về với cuộc thảo luận sau. Bạn nên nhớ thực hiện như điều bạn nói và ngồi xuống cùng trẻ khi bạn đã tỉnh táo hơn để chúng biết rằng bạn không bỏ qua vấn đề.
  4. Tìm kiếm sự trợ giúp đối với hành vi tiêu cực. Nếu hành vi của lũ trẻ nhà bạn không chỉ là biểu hiện của sự ngoan cố, nhưng lại có xu hướng làm hại bản thân hoặc người khác, bạn cần phải tìm kiếm sự trợ giúp từ phía chuyên gia.
    • Nhà tâm lý học sẽ giúp bạn xác định biện pháp hành động tốt nhất cho hành vi tự gây hại cho bản thân, hoặc nói cách khác, cho một thanh thiếu niên đang gây rối, người có thể trải nghiệm triệu chứng của bệnh tâm thần hoặc trầm cảm.[16]

Thấu hiểu sự kỷ luật[sửa]

  1. Nhận biết sự khác nhau giữa trừng phạt và kỷ luật. Trách nhiệm của cha mẹ là nuôi nấng một người trưởng thành thành công, tử tế, và khỏe mạnh, chứ không phải chỉ xoay quanh việc kiểm soát hành vi mỗi ngày của một đứa trẻ. Kỷ luật cần phải được xem như biện pháp hướng dẫn trẻ điều chỉnh hành vi của mình để một ngày nào đó, chúng có thể tự quản lý nó.
    • Trừng phạt là sử dụng từ ngữ hoặc trải nghiệm đau đớn nhằm mục đích ngăn chặn hành vi không mong muốn. Nó có thể bao gồm trừng phạt thể chất như đánh đòn, trừng phạt về mặt tinh thần hoặc ngôn ngữ như nói rằng con của bạn thật ngốc nghếch hoặc bạn không yêu chúng, hoặc áp đặt hình phạt và/hoặc tịch thu phần thưởng. Trừng phạt thể chất và tinh thần là hành động tàn bạo và dạy cho trẻ rằng bạn không phải là người đáng tin hoặc rằng chúng không có giá trị. Thông thường, trừng phạt thể chất và tinh thần là sự bạo hành trẻ em và không hợp pháp.[17] Bạn KHÔNG BAO GIỜ loại hành phạt này đối với con của bạn.
    • Phạt con của bạn vì không tuân theo luật lệ không phải là cách hiệu quả để dạy cho chúng biết về bài học của cuộc sống. Thay vào đó, nó chỉ đem lại sự đau khổ cho bạn vì bạn sẽ bị xem như người luôn bắt chúng phải tuân theo ý mình và trong một vài trường hợp, nó sẽ gây phản tác dụng hoàn toàn bằng cách khiến trẻ nổi loạn hơn.
    • Trái ngược lại, kỷ luật sẽ giúp con bạn rút ra bài học cuộc sống bằng cách hướng dẫn chúng cách để giải quyết vấn đề, hợp tác với người khác, và cuối cùng là hoàn thành mục tiêu của mình bằng cách cố gắng đạt được điều mà chúng muốn theo cách đúng đắn.
  2. Biết rõ vai trò của hoàn cảnh gia đình. Cuộc sống gia đình căng thẳng, bất ổn sẽ góp phần hình thành vấn đề trong hành vi của trẻ em, người thường bắt chước hành động của anh chị em và cha mẹ và người thường không có khả năng kiểm soát khi cuộc sống gia đình đang trở nên khó khăn.
    • Ngôi nhà đầy tiếng ồn, đông đúc, thiếu tổ chức, và hỗn loạn có xu hướng sinh ra những đứa trẻ sở hữu hành vi tiêu cực, hiếu động quá mức, và thiếu chú ý.[18]
    • Tương tự, trẻ em trải nghiện sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (như dọn đến nhà mới, sự chào đời của người em mới, hoặc cha mẹ ly thân hoặc ly hôn) sẽ gặp khó khăn trong học tập và trong cách cư xử của mình.[19] Chúng thường "quấy phá" theo cách ngang ngạnh và bướng bỉnh.
    • Đối phó với nhân tố thuộc về hoàn cảnh đang góp phần hình thành hành vi của trẻ là điều quan trọng nếu bạn muốn phương pháp kỷ luật của mình đem lại hiệu quả. Dù sao đi nữa, ngay cả khi bạn thành công trong việc kỷ luật con của bạn trong ngày hôm nay, nếu yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh khiến chúng cư xử không tốt vẫn hiện diện vào ngày mai, vấn đề sẽ vẫn còn tồn tại.
  3. Tách rời tính cách khỏi hành vi xấu. Một vài đứa trẻ vốn dĩ có ý chí mạnh mẽ hơn người khác, sở hữu tính cách khiến chúng muốn có quyền kiểm soát nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày của mình. Ngược lại, một số trẻ khác lại khá vâng lời nhưng thường phá phách để thu hút sự chú ý của bạn hoặc bởi vì chúng đang gặp khó khăn khác trong cuộc sống. Xác định nguyên nhân gốc rễ cho sự bướng bỉnh của trẻ sẽ giúp bạn đối phó với chúng.
    • Trẻ em có tính cứng đầu bẩm sinh thường sẽ phản ứng tốt nhất với sự nhất quán và ít hiệu quả hơn đối với lời giải thích dài dòng về hành vi của chúng và lý do vì sao nó lại là hành vi sai trái.[20] Chúng thường nghịch phá để khiến bạn phản ứng, vì vậy, bạn nên giữ bình tĩnh và không nên cung cấp cho chúng phản ứng mà chúng tìm kiếm.
    • Trường hợp nghiêm trọng của sự bướng bỉnh, tức giận, hoặc thay đổi tâm trạng thấy thường có thể là dấu hiệu cho tình trạng bệnh lý tâm thần tiềm ẩn như Rối loạn Cư xử (ODD). Phương pháp điều trị cho bệnh ODD bao gồm trị liệu và sử dụng các loại thuốc phù hợp để đối phó với sự thay đổi hóa học khiến bệnh bùng phát.[21]
  4. Học cách nêu lên câu hỏi "Tại sao?." Trong bất kỳ một độ tuổi nào, hành vi cứng đầu có thể xuất hiện nếu trẻ đang gặp vấn đề về mặt thể chất hoặc tình cảm, hoặc nếu chúng đang phải đối mặt với khó khăn bên ngoài bản thân mình. Con của bạn có thể chỉ đang cảm thấy bất lực, đau khổ, kiệt sức, đói bụng, hoặc thất vọng. Nếu lũ trẻ đang trở nên ương ngạnh, bạn chỉ cần hỏi chúng: "Có chuyện gì vậy con?" và lắng nghe lời chúng nói.[22] Một vài yếu tố mà bạn nên cân nhắc:
    • Sự phát triển thể chất có thể là trải nghiệm vô cùng khó chịu cho mọi độ tuổi. Trẻ tập đi sẽ mọc răng, và quá trình này sẽ khá đau đớn. Trẻ lớn hơn có thể bị đau chân, đau đầu, hoặc đau bụng.
    • Trẻ em thường bị thiếu ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng con của chúng ta là những “xác sống di động”, và nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sự thay đổi trong cảm xúc có thể bị ảnh hưởng chỉ sau một đêm không ngủ ngon giấc.
    • Nhu cầu thể chất, như khát nước hoặc đói bụng, có thể khiến trẻ nhỏ ở mọi độ tuổi trở nên khó khăn và cứng đầu, nhưng thật ra là vì cơ thể và tâm trí của chúng cần năng lượng để đối phó với tình huống đó.
    • Thỉnh thoảng, trẻ em sẽ có vẻ cứng đầu khi nhu cầu tình cảm của chúng không được giải quyết. Ngoài ra, chúng sẽ trở nên ương ngạnh nếu chúng cảm thấy thất vọng vì không biết cách để bộc lộ cảm giác của mình.

Lời khuyên[sửa]

  • Biết rõ khi cần phải lùi bước. Nếu đứa trẻ bướng bỉnh không chịu mặc áo khoác và nhiệt độ ngoài trời đang là 4°C, bạn nên phớt lờ vấn đề này. Trẻ sẽ tự cảm thấy lạnh và tự rút ra bài học rằng mặc áo khoác là rất cần thiết trong thời tiết lạnh lẽo. Bạn nên nhớ mang theo áo khoác bên mình để phòng khi con của bạn muốn mặc áo khoác khi chúng đã có được một bài học từ trải nghiệm của chính mình.
  • Nếu trẻ tỏ thái độ cứng đầu một cách bất thường, bạn nên trò chuyện với chúng để tìm hiểu xem liệu chúng có đang gặp phải bất kỳ căng thẳng nào tại trường học hoặc tại nhà khiến chúng hành động như vậy.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp cho những đứa trẻ vượt ngoài hành vi ngoan cố thông thường và có dấu hiệu của bệnh tâm thần, như không thể kiếm soát phản ứng tình cảm hoặc có xu hướng trở nên bạo lực. Nếu con của bạn đang gặp vấn đề với cơn giận dữ của mình hoặc bộc lộ cảm xúc theo cách nguy hiểm hoặc đe dọa, bạn nên tham khảo ý kiến của nhà trị liệu hoặc trò chuyện với bác sĩ khoa nhi ngay lập tức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Nhảy lên http://www.zerotothree.org/child-development/brain-development/faqs-on-the-brain.html
  2. Nhảy lên tới: 2,0 2,1 2,2 http://www.askdrsears.com/topics/parenting/discipline-behavior/8-tools-toddler-discipline
  3. Nhảy lên http://naturalparentsnetwork.com/helping-toddler-be-gentle-with-babies/
  4. Nhảy lên http://www.babycenter.com/404_i-try-to-discipline-my-grade-schooler-but-he-doesnt-seem-to_71571.bc?scid=mbtw_bigkid_post8y_4m&pe=MlV4Y2Nob3wyMDE1MTIwMg..
  5. Nhảy lên tới: 5,0 5,1 http://www.caringforkids.cps.ca/handouts/tips_for_positive_discipline
  6. Nhảy lên tới: 6,0 6,1 http://www.cdc.gov/parents/essentials/structure/
  7. Nhảy lên https://www.keystonebehavioral.com/regular-routines-improve-kids-behavior-success-in-school/
  8. Nhảy lên http://www.webmd.com/parenting/guide/sleep-children?page=2
  9. Nhảy lên tới: 9,0 9,1 https://www.psychologytoday.com/blog/creative-development/201301/the-highly-sensitive-and-stubborn-child
  10. Nhảy lên http://www.askdrsears.com/topics/parenting/discipline-behavior/parental-anger
  11. Nhảy lên http://kidshealth.org/parent/growth/medical/checkup_11yrs.html
  12. Nhảy lên http://www.webmd.com/parenting/guide/teen-behavior-and-discipline
  13. Nhảy lên https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/puberty.html
  14. Nhảy lên tới: 14,0 14,1 http://www.webmd.com/parenting/guide/teen-behavior-and-discipline
  15. Nhảy lên https://www.healthychildren.org/English/family-life/family-dynamics/communication-discipline/Pages/General-Rules-for-Disciplining-Teens.aspx
  16. Nhảy lên https://www.psychologytoday.com/blog/suffer-the-children/201308/the-self-destructive-teenager
  17. Nhảy lên http://pubs.ext.vt.edu/350/350-111/350-111_pdf.pdf
  18. Nhảy lên http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3494454/
  19. Nhảy lên http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2612250
  20. Nhảy lên http://www.pal.ua.edu/discipline/strong_willed.php
  21. Nhảy lên http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/oppositional-defiant-disorder/basics/definition/con-20024559
  22. Nhảy lên http://www.parenting.com/article/stubborn-kids

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này