Tâm lý trẻ em và lời mệnh lệnh của người lớn
Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng “ngôn từ định hướng sự chú ý”. Cách hình thành nhanh các hành vi cho người làm cha mẹ là đưa ra các “yêu cầu mở” hay “mệnh lệnh mở” (positive commands) với trẻ khi muốn trẻ làm gì đó.
Thử hình dung khi con bạn chạy đến bạn và hỏi bạn muốn gì vào ngày sinh nhật, và bạn nói: “Ừm, mẹ không muốn cái máy sấy tóc. Đừng lấy nó cho mẹ.” Sau đó đứa trẻ nói tiếp: “Vậy, mẹ muốn gì ạ?”, bạn trả lời: “Đừng mua cho mẹ cái lắc tay, và mẹ thực sự không muốn cái đồng hồ.”
Đây là dạng tình huống mà nhiều bạn trong chúng ta thực hiện với những đứa trẻ của mình một cách thường xuyên, khi chúng ta nói chúng không nên làm điều gì. Bạn đã từng nghe một người mẹ nói “Đừng đánh đổ sữa?”, “Đừng quấy rầy chị con” hoặc đừng làm cái này, đừng làm cái kia. Những lời lẽ âm tính, hay lời mệnh lệnh đóng (negative commands) khiến đứa trẻ nhận biết về cái chúng ta không muốn chúng làm, chứ không phải đưa ra ý tưởng và việc chúng cần làm.
Mục lục
[ẩn]
Sau đây là cách các lời “mệnh lệnh đóng” gây ra[sửa]
Nếu tôi nói: “Đừng nghĩ về những chiếc xe hơi có sơn xanh”, điều gì xảy ra với bạn? Hầu hết ngay lập tức mọi người nghĩ đến hình ảnh chiếc xe hơi sơn xanh. Thực tế, bạn phải nghĩ đến điều đó để hiểu điều tôi đang nói.
Nếu bạn nói với đứa trẻ: “Đừng đánh đổ sữa nhé!”, thì đứa trẻ phải nghĩ đến như thế nào là ‘đánh đổ sữa’ để hiểu điều bạn nói. Điều này thực ra dễ khiến cho đứa trẻ đánh đổ sữa hơn. Nếu bạn nói với trẻ ở tuổi đi học, “Đừng lo về bài kiểm tra ngày hôm nay,” thì đứa trẻ dễ cảm thấy lo lắng như cách nó hiểu về từ ngữ trong lời nói của bạn.
Thực ra, chúng ta thấy rất dễ dàng để nói những yêu cầu [trẻ em] không được làm. “Đừng chạy gần bể nước”, “Đừng ngã xuống”, “Đừng đi xe ẩu”, “Đừng lo về buổi biểu diễn”.
Thật không may, điều này làm tăng khả năng đứa trẻ làm điều bạn không muốn, bởi vì nó làm trẻ nghĩ đến điều đó. Nó vô tình đưa ý tưởng đó vào đầu đứa trẻ điều chúng ta nói khi không muốn trẻ làm. Điều này đặc biệt đúng với trẻ nhỏ.
Vậy chúng ta cần làm gì?[sửa]
Hãy nói với trẻ những điều ta muốn thay vì điều ta không muốn.
“Hãy cẩn thận với chiếc cốc, con trai. Uống sữa sạch sẽ nhé!”
“Hãy thể hiện trong bài kiểm tra nhé. Tiến lên!”
Bạn có thể hỏi: “Có tác dụng gì không khi nói thẳng yêu cầu chúng ta không muốn với trẻ?”. Đôi khi chúng ta có thể nói lời “mệnh lệnh đóng”. Điều này đúng khi đứa trẻ đang sẵn sàng thực hiện hành động không mong muốn nào đó. Khi nói “Đừng làm thế” để ngăn chúng lại, điều này cho trẻ biết ngay lập tức điều chúng ta muốn.
Cách nói như “Tiếng ồn quá, con trai. Cho âm lượng nhỏ hơn đi con... Ok, được rồi” có vẻ đơn giản, nhưng với hầu hết chúng ta, nó cần sự lập trình cẩn thận, để đưa ra yêu cầu theo cách “mở” về điều chúng ta muốn. Hãy ghi nhớ về việc phải đưa ra yêu cầu “mở” này, sau một số lần “tự lập trình” một cách thường xuyên, điều này sẽ dần trở nên tự động và tự nhiên với bạn hơn là cách diễn đạt cũ kia khi bạn nói điều mình không muốn.
Trẻ em không học qua cách nói những gì không được làm, chúng học bằng cách nhìn và nghe những điều cần làm
Mỗi lần bạn không muốn trẻ làm gì, hãy đưa ra ít nhất một cách diễn đạt thay thế để nói cho trẻ điều cần làm. Thỉnh thoảng trẻ có thể cư xử sai, đơn giản bởi vì chúng không biết điều gì là tốt hơn để làm. Nếu bạn chỉ yêu cầu chúng ngừng việc gì đó lại, chúng vẫn có thể làm tiếp điều đó vì chúng không nghĩ đến điều gì khác thú vị và vui vẻ hơn.
Ví dụ tình huống nghiên cứu sau:
Đức (2 tuổi) đang giúp Sinh (4 tuổi) lắp ráp tòa tháp đồ chơi. Sinh bị thiếu một miếng ghép. Đức bèn lấy một miếng để ghép giúp bạn nhưng miếng ghép đó có kích thước nhỏ hơn chỗ lắp vào.
Bạn ngồi bên ngoài thấy thế nên nói: “Đừng lắp cái đó, Đức. Nó nhỏ quá”. Hoàn toàn không biết lời hiệu lệnh này, Đức tiếp tục lắp mảnh ghép này vào tòa tháp.
“Đặt vào đây”, Đức khăng khăng.
Bạn nói: “Nhìn này con, con có thể lắp nó vào kia,” và lấy mảnh ghép khác to hơn “Xem này, cái này vừa khít”; lúc này cậu bé tỏ ra hoan hỉ và làm theo.
Khi Đức tiếp nhận yêu cầu “đóng” -”Đừng dùng cái đó”, cậu ta không thay đổi hành động. Bằng cách chỉ cho cậu bé cái nào thay thế được, cậu bé đã thay đổi dễ dàng.
Ngay cả khi một đứa trẻ không muốn thực hiện theo, “yêu cầu mở” cũng gửi tới não trẻ một định hướng mới, và trẻ có thể dễ dàng nghĩ đến khả năng hành động khác hơn. Bởi vì những điều bạn tác động đến hành vi của trẻ không hẳn sẽ là những giải pháp lâu dài. Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng thường có hiệu quả hơn lời nạt nộ và lời nói thiếu kiên nhẫn.
Làm thế nào đưa ra “yêu cầu mở” có hiệu quả? Hãy luyện tập
Bạn có thể tự thấy là sẽ dễ dàng hơn với các từ như “Đừng”, “Thôi”, “Không được”... Mỗi lần bạn thấy mình nói những từ này, hãy nghĩ đến việc: “Mình có thể thay thể bằng cách khác”.
Đây là một cách bạn có thể thực hành[sửa]
1. Viết ra các điều bạn có thể nói với trẻ không nên làm để nhắc bạn nhớ[sửa]
Ví dụ:
- Đừng đánh rơi cốc
- Đừng đi xe quá nguy hiểm
- Đừng buồn vì điểm số
- Đừng lo lắng về bài kiểm tra toán
- Không được lại gần đống lửa nha
- Đừng có ầm ĩ. Không là đánh đổ đồ đạc bây giờ
- Đừng ồn ào khi mọi người đang ăn
- Đừng quấy rầy anh đang học bài
- Đừng có ích kỷ như thế chứ
- Đừng có buồn nhé ...
2. Với mỗi điều không được làm, bạn hãy tự thay thế bằng cách tích cực khác[sửa]
Ví dụ:
- Hãy giữ chặt lấy cốc và đặt vào khay để bê...
- Đi xe cẩn thận!
- Điểm con có thấp hơn bạn không? Con sẽ làm gì để điểm tốt.
- Mẹ rất vui khi thấy con tự tin bược vào kì thi.
- Mẹ muốn con trật tự hơn khi cả nhà đang xem phim.
- Mẹ muốn con trai tìm được cách để cả con và bạn vui vẻ ...
Nói những lời tích cực không đảm bảo chúng ta sẽ nhận được những gì ta muốn từ trẻ. Tuy nhiên, nó đưa cho chúng ta cơ hội tốt hơn là chúng ta cứ than phiền về điều chúng ta không muốn!