Chấp nhận mình là người trầm lặng và dè dặt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vì lý do nào đó mà nhiều người cho rằng trầm tĩnh và kín đáo là một tính cách tiêu cực. Thực ra, nếu bạn có tính cách này thì cũng là điều tốt, hoặc ít nhất thì cũng không xấu. Trong thực tế, tính trầm tĩnh và dè dặt có thể đem lại một số lợi ích.[1] Ngoài ra cũng có một số cách bạn có thể thực hiện để đi đến chấp nhận mình là người trầm lặng và dè dặt.

Các bước[sửa]

Hiểu những điều Tích cực của Tính Trầm lặng[sửa]

  1. Lập một danh sách những điều tích cực. Mặc dù xã hội thường ưu ái tính hướng ngoại và ưa giao tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không có nhiều giá trị. Hãy liệt kê mọi tác động tích cực của tính trầm lặng và kín đáo của bạn.[2]
    • Bạn có thể là người biết lắng nghe tuyệt vời.
    • Bạn xử sự thận trọng và khôn ngoan.[3]
    • Bạn có thể giỏi quan sát tình huống và con người.
    • Bạn có thể được coi là khiêm tốn.
    • Bạn có thể được coi là sâu sắc.
    • Còn ưu điểm nào của tính trầm lặng và kín đáo mà bạn có thể nghĩ đến?
  2. Bắt đầu ghi nhật ký. Nếu thấy khó khăn khi liệt kê những điểm tích cực của tính trầm lặng và kín đáo, bạn hãy ghi lại những dẫn chứng cho thấy tính cách đó đã giúp bạn như thế nào. Bạn có thể thấy rằng ký ức thường có xu hướng nhớ những điều tiêu cực, nhưng phương pháp này có thể giúp bạn tìm thấy những điều tích cực về cá tính của mình.[4]
    • Nếu bạn có điện thoại thông minh, hãy ghi chú vài dòng rồi chuyển sang phần văn bản, hoặc bạn có thể ghi lại trong nhật ký.
    • Nếu không có loại điện thoại có thể ghi chú khi đi ra ngoài, bạn nên đem giấy và bút theo mình để viết ra những suy nghĩ trong ngày trước khi quên mất những sự kiện đã xảy ra.
  3. Đọc thông tin về cá tính của bạn. Người ta đã nghiên cứu về sức mạnh của tính trầm lặng và kín đáo. Nhiều nguồn thông tin có thể cho bạn cách nhìn nhận mới mẻ và mạnh mẽ về bản thân, ví dụ như:
    • Thử đọc quyển Quiet (Trầm lặng) của Susan Cain: http://www.npr.org/books/titles/145928609/quiet-the-power-of-introverts-in-a-world-that-cant-stop-talking
    • Thử đọc về logic tiến hóa đằng sau cá tính của bạn. Trong một số hoàn cảnh, người trầm lặng có ưu thế hơn người hướng ngoại, nhất là khi tính hướng ngoại đi kèm với rủi ro (ví dụ như ở trong môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật, vì sự hòa đồng khiến bạn tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh hơn).[5]
    • Nói cách khác, không có một cá tính nào là “tốt nhất” dưới góc nhìn về thành công hoặc sinh tồn, mà điều này dựa trên một loạt những yếu tố phức tạp, chẳng hạn như hoàn cảnh của từng người: http://www.nytimes.com/2011/06/26/opinion/sunday/26shyness.html
  4. Cố gắng thoải mái khi là chính mình. Một khi đã nhận ra rằng trầm lặng và kín đáo cũng có thể có nhiều ưu điểm, bạn hãy cố gắng chấp nhận con người thật của mình. Tự chấp nhận cũng là một điểm tích cực. Hơn nữa, cảm thấy hạnh phúc với bản thân mình mới là điều quan trọng nhất. Thực tế, nhiều người cho rằng cảm giác dễ chịu khi là chính mình quan trọng hơn là khoác lớp vỏ bọc của người khác. Sau đây là một vài lời khuyên bạn có thể thử áp dụng để cảm thấy thoái mái hơn khi làm chính mình:[6]:
    • Liệt kê những điểm mạnh của bạn.
    • Tự tha thứ mình vì những lỗi lầm trong quá khứ. Nhớ rằng bạn có thể học từ những sai lầm, nhưng không nên để chúng cản bước tiến trong cuộc sống của bạn.
    • Đối xử tốt với bản thân, và đừng quên rằng sự hoàn hảo không phải là thuộc tính của con người; bạn sẽ có những thói tật và những sai lầm như tất cả mọi người, và điều đó là bình thường!
  5. Tìm hiểu về những người sống nội tâm thành đạt. Có nhiều người trầm lặng và kín đáo đã thành công theo cách riêng của mình. Hãy ngẫm nghĩ về những nhân vật này:[7]:
    • Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft.
    • J.K Rowling, tác giả của bộ truyện Harry Potter.
    • Albert Einstein, một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại.
    • Rosa Parks, nhà hoạt động vì quyền công dân nổi tiếng.

Tìm những Người có cùng Tính cách[sửa]

  1. Nghĩ về những người mà bạn biết. Tự hỏi mình liệu bạn có quen biết ai có cùng cá tính như bạn không. Sau đó bạn có thể cố gắng tìm hiểu người đó kỹ hơn. Bạn sẽ dễ dàng nhận cá tính của mình hơn nếu ở giữa những người tương đồng như mình.
    • Có lẽ bạn sẽ có nhiều điểm chung với những người cũng trầm tính và dè dặt như bạn hơn là với những người có tính hướng ngoại và thích giao lưu.
  2. Tìm một nhóm những người tương đồng. Bạn có thể dùng website http://shy.meetup.com/ để tìm những người cũng trầm tính và kín đáo để giao lưu.
    • Nếu không có sự kiện nào sắp diễn ra ở khu bạn ở, bạn có thể suy nghĩ tổ chức một buổi như vậy!
  3. Tham gia vào các diễn đàn trên mạng. Bạn sẽ thấy rằng nói chuyện với những người tương đồng với mình trên mạng có thể giúp bạn chấp nhận bản thân như bạn vốn thế. Khi thấy có nhiều người ngoài xã hội cũng giống như mình, bạn sẽ nhận ra rằng tính cách của bạn là bình thường và không có gì phải xấu hổ.
    • Thử tìm từ khóa “diễn đàn cho những người nhút nhát” để tìm diễn đàn trên mạng.
  4. Lập nhóm hỗ trợ. Nếu bạn đang vật lộn để chấp nhận bản thân, hãy cân nhắc lập một nhóm hỗ trợ và kết nạp những người tương đồng vào nhóm.[8]
    • Bạn cần quyết định một số việc cho nhóm của mình. Cần tính đến việc tổ chức gặp mặt ở đâu, khi nào, và tên nhóm là gì.
    • Bạn cũng cần quảng bá cho nhóm. Bạn có thể tuyển chọn hội viên trên diễn đàn online hoặc dán quảng cáo ở các trạm xe buýt trong thành phố.

Nhờ sự Giúp đỡ Chuyên môn[sửa]

  1. Tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Đôi khi bạn không thể chấp nhận được bản thân cho dù có cố gắng đến đâu chăng nữa. Điều này là hoàn toàn tự nhiên và bình thường; bạn có thể được giúp đỡ nếu tìm gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần như chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhân viên y tế xã hội có giấy phép, nhà tư vấn chuyên môn có giấy phép, hoặc chuyên gia trị liệu về hôn nhân và gia đình, tất cả đều có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn.
    • Bạn có thể dùng website: http://locator.apa.org/ để tìm chuyên gia tâm lý
    • Để tìm chuyên gia sức khỏe tâm thần, bạn thử tìm kiếm trên internet từ khóa LPC + mã vùng bạn ở, hoặc LCSW + tên thành phố.
  2. Tham khảo bác sĩ gia đình. Có khả năng là bạn mắc chứng lo âu xã hội nghiêm trọng. Trường hợp này có lẽ bạn nên hỏi bác sĩ về việc thử dùng thuốc chống lo âu.[9]
    • Có thể bạn mắc chứng rối loạn lo âu xã hội nếu các tương tác xã hội thực sự gây cho bạn quá nhiều lo âu, sợ hãi hoặc bối rối vì bạn cảm thấy rằng những người khác đánh giá thấp mình.
  3. Liệt kê các triệu chứng của bạn. Nếu bạn quyết định tìm đến thuốc và chuyên gia sức khỏe tâm thần, bạn nên thực hiện một số việc để giúp cho việc khám bệnh có hiệu quả nhất. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi lại các triệu chứng của bạn và hoàn cảnh xảy ra.[10]
    • Cung cấp thừa thông tin còn hơn là thiếu. Để cho bác sĩ xác định thông tin nào là quan trọng và thông tin nào ít liên quan.
  4. Liệt kê nhiều câu hỏi. Bạn có thể thắc mắc nhiều điều và chắc hẳn bạn muốn lần hẹn gặp bác sĩ đem lại hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị bằng cách liệt kê một số câu hỏi để hỏi bác sĩ khi đi khám.[10] Một số câu hỏi có thể bao gồm:
    • Hỏi về các mọi loại thuốc bạn có thể uống.
    • Hỏi về mặt lợi và mặt hại của thuốc.
    • Hỏi về liệu pháp thay thế cho thuốc, ví dụ như thay đổi lối sống.
    • Hỏi về các tác dụng phụ của thuốc.
    • Hỏi về nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra chứng lo âu xã hội của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây