Chấp nhận sự thay đổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều người khó chấp nhận thay đổi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ thay đổi là một phần trong sự phát triển nhân loại đòi hỏi bạn phải chấp nhận rằng cuộc sống biến đổi không ngừng. Chúng ta có thể mất việc, mất người yêu hay bất ngờ phải rời đi, hay thay đổi cuộc sống, tất cả những điều trên đều là một phần của cuộc sống. Có thể ta không thích những thay đổi trong xã hội hay cộng đồng, nhưng ta cần phải thích nghi với chúng một cách tích cực. Thật may thay, có rất nhiều cách để nhìn nhận thay đổi, để thích nghi và hoàn toàn chấp nhận nó.

Các bước[sửa]

Đối phó với Biến đổi Tri thức[sửa]

  1. Chấp nhận cảm giác về sự thay đổi. Dù là kiểu thay đổi gì khiến bạn lo ngại thì hãy sẵn sàng chấp nhận cảm giác đó. Bạn không thể vượt qua nó nếu chỉ phớt lờ mà không làm gì cả. Nếu không chấp nhận cảm giác thì nó sẽ dễ dàng phát triển hơn và tiếp tục.
    • Bày tỏ cảm xúc với người khác theo cách lịch sự.
    • Nếu người thân của bạn qua đời, hãy để bản thân được đau buồn.
    • Nếu bạn mất việc, hãy để bản thân được tức giận hoặc thất vọng.
    • Nếu cộng đồng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, hãy bàn luận với bạn bè.[1]
  2. Hiểu rằng thay đổi là điều tất yếu của cuộc sống. Trước khi bạn chấp nhận chúng, bạn cần hiểu rằng mới thay thế cho cũ là điều cần thiết. Lịch sử thế giới loài người được hình thành với những thay đổi, tiến hóa và phát triển không ngừng nghỉ. Thay đổi là một phần của cuộc sống và sự hiện diện, thay đổi cũng đem đến nhiều cơ hội mới, đôi khi theo chiều hướng tốt! [2]
  3. Cố gắng nhìn nhận thay đổi theo quan điểm. Ta thường bị choáng ngợp bởi sự thay đổi và để nó kiểm soát cảm xúc, nhưng bạn có thể suy nghĩ tích cực hơn nếu dành thời gian nhìn nhận nó theo quan điểm của các nhân. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật sau:
    • Sắp xếp lại tình huống. Tự hỏi bản thân một vài câu hỏi về thay đổi. Ví dụ, “Tại sao tôi lại thất vọng hay lo lắng về thay đổi này?”, “Tôi nghĩ kết quả của sự thay đổi này là gì?”, “Những suy nghĩ và niềm tin đó có chính xác và thực tế không?” Vượt qua những câu hỏi này giúp bạn xác định xem sự thay đổi đó có đáng để bạn lo lắng hay không.[3]
    • Lên danh sách những điều khiến bạn biết ơn trong cuộc sống. Rèn luyện sự biết ơn mang lại nhiều lợi ích: cảm thấy vui vẻ hơn, ngủ ngon hơn, thậm chí có thể vượt qua tổn thương. Rèn luyện sự biết ơn là kỹ thuật tuyệt vời phù hợp trong việc đối phó với những thay đổi lớn trong cuộc sống.[4]
      • Hàng ngày, cố gắng liệt kê 10 điều bạn biết ơn. Thêm vào danh sách mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng cách liệt kê những điều cơ bẳn nhất như nơi để ngủ, đồ ăn, nước ấm để tắm, bạn bè, gia đình, v.v. Sau đó tiếp tục viết tiếp danh sách, chú ý đến những điều nhỏ hơn như hoàng hôn đẹp, tách cà phê ngon, tán gẫu với bạn bè qua điện thoại.
  4. Nhìn vào mặt tích cực. Mặc dù thay đổi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn nhưng trong hầu hết các trường hợp vẫn sẽ có mặt tích cực. Hãy coi đây như một cơ hội để biến sự mất mát hay thay đổi tiêu cực thành thời cơ để khám phá lại toàn bộ cuộc sống.
    • Nếu bạn mất người thân, hãy nghĩ về những thành viên còn lại trong gia đình. Hãy để nỗi đau trở thành sợi dây kết nối mọi người gần nhau hơn nữa.
    • Nếu bạn mất việc, hãy coi đây như cơ hội để tìm việc mới, hoặc cách thức mới để ủng hộ bản thân thực hiện nhiều điều mới mẻ.
    • Nếu bạn bị chia cách với người yêu, hãy cân nhắc lý do, có thể hai người sẽ hạnh phúc hơn về lâu dài và có thể tìm được mối quan hệ phù hợp hơn.[5]
  5. Cố gắng tìm hiểu tại sao sự thay đổi lại làm bạn lo ngại. Thật khó để thấu hiểu và chấp nhận thay đổi nếu bạn không biết tại sao nó khiến bạn không thoải mái và lo lắng. Suy nghĩ về sự thay đổi và nhìn sâu vấn đề, điều này có thể giúp bạn hiểu rõ về bản thân hơn. Ngoài ra còn giúp bạn giảm bớt căng thẳng về sự thay đổi. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:
    • Sự qua đời của người yêu khiến bạn phải đối mặt với danh tiếng của bản thân?
    • Thay đổi xã hội khiến bạn bất an và cảm thấy như mọi điều bạn biết về thế giới đang dần sụp đổ?
    • Chia tay với người yêu khiến bạn cảm thấy vô cùng nhạy cảm và thiếu nguồn động viên?[6][7]
  6. Chấp nhận bản tính năng động và khả năng thích nghi. Cố gắng nhìn nhận thay đổi như một thách thức và cơ hội phát triển. Nhắc bản thân nhớ rằng bạn là người mạnh mẽ và năng động và sự thay đổi này sẽ còn làm bạn mạnh mẽ hơn. Đồng thời, ghi nhớ rằng sự thay đổi có thể trở thành động lực mạnh mẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.[8]
    • Cố sử dụng sự thay đổi như động lực. Ví dụ, nếu mất việc bạn có thể coi đây là cơ hội để tiếp tục học hoặc theo đuổi nghề nghiệp khác mà bạn hằng mơ ước.

Hành động[sửa]

  1. Kiểm soát căng thẳng và lo lắng do thay đổi gây ra bằng cách tham gia các hoạt động giảm căng thẳng. Có nhiều phương pháp giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng. Về cơ bản là bạn cần chấp nhận sự thay đổi, cố gắng hiểu nó và tự tĩnh tâm và hoàn thiện bản thân.
  2. Khiến bản thân bận rộn. Khi bạn trải qua thời kỳ thay đổi cuộc sống làm ảnh hưởng tới bạn, hãy làm bản thân trở nên bận rộn. Bận rộn bởi công việc, sản xuất thứ gì đó hoặc tham gia hoạt động xã hội sẽ giúp bạn phân tâm, điều này còn giúp bạn làm thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực trong tương lai.
    • Làm bản thân bận rộn giúp bạn không còn bận tâm và bắt đầu suy nghĩ về các khía cạnh khác của cuộc sống.
    • Làm bản thân bận rộn có thể mở ra cơ hội mới cho bạn.
    • Tìm một thú vui mới. Thử một làm điều gì mới mẻ! Tìm kiếm niềm vui trong những hoạt động mới giúp bạn tận hưởng cuộc sống sau sự thay đổi. Bạn sẽ vui vì mình đã nắm lấy cơ hội! [10]
  3. Tâm sự. Chia sẻ với mọi người rằng sự thay đổi làm bạn lo lắng thế nào. Bạn bè hoặc người yêu có thể đồng cảm hoặc có ý kiến khác bạn vêf kết quả của sự thay đổi. Nếu cùng trò chuyện, họ có thể đưa ra những quan điểm mới mẻ thay thay thế cách nhìn của bạn về sự thay đổi này và giúp bạn chấp nhận nó.
    • Nhưng cũng có thể bạn bè hay người thân của bạn cũng không hài lòng vì sự thay đổi. Biết được có người gặp hoàn cảnh tương tự biết đâu sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh và sự linh hoạt để chấp nhận thay đổi và bước tiếp về phía trước.
  4. Lập danh sách mục tiêu cần làm trong đời. Phần quan trọng trong việc chấp nhận thay đổi là tìm cách để tiến về phía trước và suy nghĩ về tương lai. Khi nhìn về tương lai, bạn có thể sống tốt với quá khứ và coi đây như điều ắt phải xảy ra để bạn có thể tiến bước về tương lai. Hãy nghĩ về:
    • Tìm được công việc tốt hơn
    • Tập thể dục và khỏe mạnh hơn
    • Đi du lịch và khám phá những vùng đất mới.[6]
  5. Cố gắng xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Chấp nhận sự thay đổi khiến bạn khó chịu, và quyết định rằng bạn sẽ dùng năng lượng của bản thân để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Như vậy, bạn không chỉ chấp nhận thay đổi mà còn đảo ngược tình thế, sử dụng nó để nuôi dưỡng những thay đổi tích cực. Bạn có thể tham khảo những kỹ năng sau:
    • Làm tình nguyện vì bạn nghĩ điều này là quan trọng
    • Giúp đỡ người gặp khó khăn
    • Nhận nuôi động vật bị bỏ rơi.[11]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]