Chất độc ảnh hưởng đến chức năng đường tiết niệu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các chất ảnh hưởng đến thận[sửa]

1. Các chất có nguồn gốc thực vật và các loại thực vật:

Cocklebur (Xanthium spp.)

Sồi (Quercus spp.)

Pigweed (Amaranthus spp.)

Các thực vật chứa hợp chất nhóm oxalate: Củ cải đường (Beta vulgaris), chút chít (Rumex spp.), Kochia scoparia, halogeton (Halogeton glomeratus).

2. Các loại thuốc ảnh hưởng đến thận:

Acetaminophen

Aminoglycoside

Amphotericin B

Polymyxin B

Sulfonamide

Thiacetarsemide

Các thuống kháng viêm không thuộc nhóm steroid: Aspirin, phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin

3. Các kim loại: As, Cu, Pb, Zn

4. Các chất nội sinh: Hemoglobin (hemolysis - dung huyết), myoglobin (rhabdomyolysis).

5. Các chất khác: Chất diệt các loài gặm nhấm thuộc nhóm cholecalciferol, citrinin, ethylene glycol, ochatoxin.

Các chất ảnh hưởng đến bàng quang (bóng đái)[sửa]

Dương xỉ (Pteridium spp.)

Cantharidin (từ blister beetle)

Cyclophosphamide

Sorghum cystitis

Cơ chế ảnh hưởng[sửa]

1. Nguyên nhân nhiễm độc:

Các cơ quan thuộc hệ tiết niệu mẫm cảm với nhiều loại chất độc do:

- Lượng máu tuần hoàn chiếm từ 20-25% lượng máu từ tim đi ra sau mỗi kỳ tâm thu, do hoạt động trao đổi chất của các tế bào thuộc hệ tiết niệu có tiêu hao năng lượng và có quá trình biến đổi cũng như đào thải các loại thuốc.

- Các tế bào nội mạc trong các quản cầu có diện tích bề mặt lớn

- Do chức năng tiết của thận

- Do chức năng tái hấp thu (khoảng 90% nước)

- Do sự hiện diện của chất độc trong máu và trong nước tiểu. 2. Cơ chế nhiễm độc:

- Chất độc làm ảnh hưởng chức năng của các quản cầu thận do làm giảm lượng máu lưu thông qua búi mạch quản của các quản cầu thông qua tác động làm co mạch (bởi hệ thống renin-angiotensin) cũng như các chất kháng viêm không thuộc nhóm steroid. Chúng có thể gây ảnh hưởng vì làm cản trở lưu thông của ống thận (do tăng áp lực trong ống thận và do các chất tích tụ trong lòng ống ...).

- Gây tổn thương các tế bào biểu mô ống thận (như tác động của amphotericin B và aminoglycoside).

3. Kiểm tra chức năng của thận:

Xét nghiệm máu: Nitơ nước tiểu trong máu (dấu hiệu khi các mô thận bị tổn thương), creatinine huyết tương

Kiểm tra nước tiểu: Tăng nồng độ Na, glycose, protein, các enzym như alkaline phosphatase, lactate dehydrogenase.

4. Đánh giá quá trình thải trừ:

- Đánh giá chức năng cấu thận theo công thức:

Cx= (nồng độ của chất trong nước tiểu (mg/ml) X thể tích nước tiểu tính bằng ml/phút) / nồng độ của chất đó trong huyết tương)

  • Chú ý về Inulin là polysacccharide không kết hợp với protein nhưng được lọc tại thận. Creatinine: Sản phẩm của trao đổi protein .

5. Biểu hiện lâm sàng:

- Suy thận cấp: Nôn mửa, biến đổi lượng Nitơ trong máu (azotemia), mất nước, đa niệu, chảy máu trong đường tiêu hóa.

- Suy thận mãn: Cao huyết áp (hypertension) do tác động của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và do Na, nước bị giữ lại trong cơ thể.

Giảm Ca huyết (hypocalcemia), thiếu máu, giảm erythropoietin (một glycoprotein hormon do thận tiết ra có tác dụng kích thích giai đoạn cuối của quá trình biệt hóa tạo hồng cầu).

Những chất độc thường gặp trong thú y(tr.3) Chất độc ảnh hưởng đến chức năng đường tiết niệu Các chất ảnh hưởng đến gan

Liên kết đến đây