Chế biến thịt lợn

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chế biến Thịt lợn)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thịt lợn là tên ẩm thực dành cho thịt của con lợn. Mặc dù từ "thịt lợn" cũng được dùng để chỉ thịt muối, thịt hun khói hoặc thịt đã qua chế biến, nhưng bài viết này chỉ tập trung vào thịt lợn tươi. Thịt lợn có thể được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau: muối, hun khói, quay, nướng lửa trên, nướng vỉ, hấp, áp chảo, xào, kho, chiên và hầm. Làm theo hướng dẫn dưới đây và bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều phương pháp khác nhau để xử lý, chế biến và bảo quản "các loại thịt trắng khác".

Các bước[sửa]

Chuẩn bị và Bảo quản Thịt lợn[sửa]

  1. Kiến thức cơ bản về thịt lợn. Có 4 phần cơ bản của con lợn được sử dụng nhiều nhất (mặc dù nhiều quốc gia có cách cắt thịt khác nhau hoặc có tên gọi riêng cho từng phần thịt): thịt vai, thịt lưng, thịt bụng và thịt mông đùi. Các bắp thịt quanh vùng xương sống sẽ mềm, nạc (và thường đắt hơn) vì lợn không sử dụng những bắp thịt này nhiều bằng bắp thịt gần phía dưới (thường sẽ dai nhưng nhưng đậm đà hương vị hơn).[1]
    • Thịt vai – Thường được chia làm 2 loại: thịt vai trên và thịt vai dưới. Thịt vai cần được chế biến ở nhiệt độ thấp và đun liu riu (ví dụ như nấu bằng nồi hầm) để nấu chảy mỡ cùng các mô liên kết mà vẫn giữ được độ mềm và mọng nước của thịt. Thịt có bán sẵn dưới dạng: thịt vai quay lóc xương, thịt vai quay, thịt cắt khối vuông để hầm hoặc kết hợp với bánh mì Kebab và thịt xay.
    • Thịt lưng – Sườn, sườn non, thịt thăn và thịt sườn cắt miếng bắt nguồn từ phần thịt này. Thịt lưng thường mềm nên sử dụng phương pháp chế biến nhiệt khô (nướng vỉ, quay, nướng lửa trên, chiên và xào) là thích hợp nhất. Thịt có bán sẵn dưới dạng: thịt thăn vai, thịt sườn cắt miếng, thịt lưng cắt miếng, thăn ngoại cắt miếng, thăn ngoại nướng và thịt thăn.
    • Thịt bụng/sườn – Sườn lợn có thể đem nướng, sau đó đem quay nhưng phần còn lại của miếng thịt thường được dành riêng để xông khói. Thịt có bán sẵn dưới dạng: thịt xông khói, thịt xông khói Ý và sườn lợn.
    • Thịt mông đùi – Phần thịt này thường được bán dưới dạng thịt muối, đã nấu chín hoặc xông khói. Còn nếu mua miếng thịt còn tươi sống, bạn có thể phết dầu, lọc da và đem quay (lựa chọn phổ biến cho những kỳ nghỉ và dịp đặc biệt). Thịt được bán sẵn dưới dạng: thịt đùi cốt-lết, thịt nguội xông khói và thịt đùi trước quay.
    • Các phần thịt khác – Nếu thích, bạn có sử dụng hầu hết các bộ phận của con lợn. Ví dụ như luộc thủ lợn (đầu lợn) làm món giò thủ, làm nước dùng và súp. Hoặc bạn có thể chiên hay nướng tai lợn để tạo ra một món ăn giòn hấp dẫn. Chân giò lợn có thể dùng để hầm. Phần đuôi và nội tạng có thể dùng để chế biến các món như pa-tê, dồi lợn và tiết canh lợn.
  2. Dành thời gian để muối và ướp thịt lợn. Ngày nay, lợn được nuôi siêu nạc nên thường ít mỡ (mỡ giúp thịt không bị khô trong quá trình chế biến). [1]Trong trường hợp này, ngâm muối là giải pháp tối ưu nhưng bạn cần chuẩn bị trước. Thịt khi ngâm vào hỗn hợp muối và nước sẽ hấp thụ nước từ từ thông qua quá trình thẩm thấu ngược. Bạn cũng có thể làm gia vị ướp ngon tuyệt bằng cách trộn hương vị và gia vị yêu thích trong dầu, sau đó ngâm thịt trong hỗn hợp khoảng vài tiếng hoặc qua đêm.
    • Quy tắc chung khi ướp thịt là sử dụng khoảng ¼ cốc gia vị ướp cho 0,5 kg thịt lợn hoặc lượng gia vị vừa đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt thịt trong túi đông lạnh nhựa.
    • Miếng thịt càng to thì thời gian muối và ướp sẽ càng lâu.Về cơ bản, thịt lưng và thịt bụng sẽ cần ướp trong khoảng vài tiếng đồng hồ (lên đến 6 tiếng cho miếng thịt lớn). Thịt vai quay cần ướp trong 24 tiếng hoặc lâu hơn. Bạn có thể ướp thịt bao lâu tùy thích nhưng phải đảm bảo thịt không bị hư do ướp lâu hơn một hoặc hai ngày.
  3. Chuẩn bị gia vị ướp khô. Ướp khô cũng là một phương pháp phổ biến để ướp nhiều loại thịt. Gia vị ướp khô gồm có muối, tiêu, thảo mộc, gia vị và các nguyên liệu khô khác (thường ở dạng bột hoặc hạt). Thịt sẽ được chà xát một lớp gia vị ngay trước khi khi chế biến hoặc vài tiếng cho đến một ngày trước. Ướp khô tuy không giúp duy trì độ ẩm cho miếng thịt nhưng sẽ thực sự mang lại hương vị đậm đà bên ngoài, và khi chế biến đúng cách, miếng thịt sẽ có "lớp vỏ" thật ngon miệng.
    • Nguyên liệu phổ biến để ướp khô là muối, tiêu (đỏ hoặc đen), bột tỏi và bột hành, gừng, hương thảo. Để tạo lớp ngoài ngọt ngào và giống caramel, bạn có thể dùng thêm đường trắng hoặc đường nâu. Hoặc bạn có thể thử dùng nguyên liệu tùy theo sở thích.
    • Về cơ bản, miếng thịt có kích thước tiêu chuẩn cần khoảng ¼ cốc gia vị khô. Nếu như không chắc chắn, bạn chỉ cần xát lượng gia vị khô vừa phủ hoàn toàn bề mặt của miếng thịt.
  4. Nhận biết khi nào nên dừng nấu lại. Với bất kỳ loại thịt nào, bạn cũng nên nấu lâu để tiêu diệt hết vi sinh vật gây hại nhưng tránh nấu quá lâu vì sẽ khiến thịt bị khô. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo khi chế biến, nhiệt độ bên trong miếng thịt phải đạt 70°C (sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để cắm ngay vào phần dày nhất của miếng thịt), tuy nhiên đối với một số phương pháp chế biến, bạn nên dừng lại ở nhiệt độ từ 60-65° C để thịt không bị khô (vì sán lợn thường đã chết ở nhiệt độ 58°C).[1]
    • Lưu ý rằng nhiệt độ bên trong miếng thịt lớn vẫn sẽ tăng lên ngay cả khi bạn đã cách nhiệt. Do đó, tránh chế biến quá lâu và khiến thịt bị "chín quá kỹ".
    • Thịt lợn đã chế biến và đạt nhiệt độ 70°C vẫn có thể có màu hồng bên trong, tùy thuộc vào cách chế biến hoặc nguyên liệu thêm vào. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng thịt có màu hồng là không an toàn.
  5. Bảo quản thịt lợn thật kỹ. Khi mua thịt còn tươi sống, hãy đem đông lạnh thịt ngay ở nhiệt độ 4°C. Nếu thịt không được chế biến trong vòng 5 ngày sau khi mua, bạn phải đông lạnh thịt ở nhiệt độ -18°C hoặc đem vứt đi. Thịt đã chế biến nên được tiêu thụ trong vòng 2 tiếng (và trong vòng 1 tiếng nếu như nhiệt độ xung quanh là 30°C), hoặc đem bảo quản trong hộp nông và có nắp đậy. Thịt đông lạnh nên được tiêu thụ trong vòng 3 tháng là tốt nhất và tuyệt đối không đem thịt lợn đã rã đông một phần đi đông lạnh lại. Ngoài ra, cần lưu ý rằng rã đông có thể làm cho thịt bị khô.

Thịt lợn Nướng vỉ[sửa]

  1. Làm nóng vỉ nướng. Nướng vỉ là phương pháp chế biến sử dụng nhiệt khô và trực tiếp để làm chín thịt trên các thanh kim loại đặt sát nhau gọi là vỉ nướng. Phương pháp này là sự lựa chọn tuyệt vời để tạo độ giòn ngon cùng lớp vỏ khô cho miếng thịt ướt tự nhiên như thịt sườn hoặc thịt lưng. Loại vỉ nướng phổ biến nhất là vỉ nướng bằng than và vỉ nướng bằng ga. Nếu nướng bằng than (cách này mất thời gian để đạt được nhiệt độ nấu), hãy đốt than, sau đó trong lúc chờ cho than phủ tro và bén lửa, hãy sắp thịt lên khay để sẵn sàng đặt lên vỉ nướng.
    • Vỉ nướng bằng ga sẽ đạt nhiệt độ "lý tưởng" nhanh hơn nhiều so với vỉ nướng bằng than. Tuy nhiên, thịt cũng sẽ có hương vị khác.Một số người thích hương vị thịt nướng bằng than củi hơn, trong khi một số người lại thích sự tiện lợi khi dùng vỉ nướng bằng ga.
    • Cân nhắc việc sử dụng than củi tự nhiên thay vì than bánh thông thường. Than củi nói chung sẽ bén lửa nhanh và nóng hơn [2] nên rất tiện để nướng sơ thịt. Ngoài ra, than củi tự nhiên có thể lan hương khói thơm vào thịt khi nấu.
    • Miếng thịt dày cần được nướng lâu hơn và ở nhiệt độ thấp hơn. Trong trường hợp đó, dùng than bánh thông thường sẽ tốt hơn so với than củi bén lửa nhanh và nóng hơn.
  2. Cho thịt lợn lên vỉ nướng khi đã sẵn sàng. Để thịt không bị dính, hãy bôi một lớp dầu có điểm bốc khói cao (dầu ôliu hoặc dầu hạt nho) lên vỉ nướng. Nhúng bàn chải vào dầu rồi quét dầu lên vỉ nướng hoặc dùng kẹp (hoặc dụng cụ có cán cầm dài) để nhúng khăn ăn vào dầu rồi thoa đều lên vỉ nướng. Dùng kẹp để gắp và xếp thịt lên vỉ nướng sao cho các miếng thịt không dính với nhau.
    • Tránh để thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khi chưa rửa sạch, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ dụng cụ gắp thịt để gắp những thực phẩm khác. Rửa sạch hộp đựng thịt sống trước khi dùng để đựng thực phẩm khác. Không để chung thịt sống với thịt chín.
  3. Nướng thịt lợn ở bên nguội hơn của vỉ nướng. Trái với quan điểm thông thường, nướng sơ miếng thịt sẽ "giữ lại độ mọng nước (hay hương vị)" cho thịt. Trên thực tế, người ta tin rằng thịt được nướng sơ nhanh sẽ có độ mọng nước ít hơn so với những miếng thịt được nướng từ từ. [3] Khi nướng bằng than củi, ban đầu, bạn hãy xếp thịt xung quanh mép vỉ nướng. Vị trí này thường nguội hơn so với ở chính giữa lò nướng. Còn khi dùng vỉ nướng bằng ga, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình.
    • Thực tế, ta sẽ nướng sơ thịt lợn vào phút cuối của quá trình nướng. Bằng cách chờ đến khi thịt đã thật sự chín để nướng sơ, ta sẽ giữ lại được thật nhiều nước cho miếng thịt.
    • Lật thịt mỗi phút một lần để thịt chín đều và tạo cho thịt một lớp vỏ giòn đều.
  4. Nướng cho đến khi thịt chín. Nắp vỉ nướng phải luôn đóng kín để quá trình nướng được nhanh hơn. Miếng thịt mỏng chỉ cần nướng 4-5 phút trên vỉ nướng nóng, còn miếng thịt lớn hơn cần được nướng lâu hơn và ở bên vỉ nướng nguội hơn. Thịt "chín" sẽ có cảm giác rắn chắc khi chạm, có màu nâu đều bên ngoài, màu hơi trắng (không hồng) đều bên trong và nước thịt chảy ra phải có màu nâu (không được có màu đỏ hoặc màu hồng).
    • Nếu không chắc chắn, bạn hãy sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ của thịt. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo nhiệt độ bên trong những sản phẩm thịt phải đạt khoảng 70°C. Tuy nhiên, nhiều người lại thích nhiệt độ thấp hơn 60°c để miếng thịt ngon hơn và mọng nước hơn (xem Phương pháp 1 để biết thêm thông tin).
  5. Nhanh chóng nướng sơ thịt. Tạo lớp vỏ giòn và ngon trước khi gắp thịt ra khỏi vỉ nướng. Nếu nướng bằng than củi, hãy di chuyển thịt đến vị trí nóng nhất của lò nướng (thường là ở chính giữa). Nếu dùng vỉ nướng bằng ga, bạn chỉ cần chỉnh nhiệt độ lên mức "cao". Mỗi bên miếng thịt nên được nướng sơ khoảng dưới 1 phút để thịt không bị cháy hoặc quá khô.
    • Quy trình hóa học tạo ra lớp vỏ giòn ngon này được gọi là Phản ứng Maillard. Nướng cháy một ít lớp bên ngoài của thịt sẽ khiến các axit amin phản ứng với đường để tạo ra hợp chất có mùi hương. Trên thực tế, quy trình này đơn giản chỉ là phần vỏ giòn của thịt được nướng sơ có mùi vị tuyệt vời hơn.
  6. Để thịt ở yên một chỗ. Gắp thịt đã được nướng chín ra khỏi vỉ nướng và đặt lên đĩa sạch. Dùng nắp nhôm đậy lại để giữ cho thịt không bị nguội và để yên như vậy khoảng 5-10 phút. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể chuẩn bị các món ăn kèm hoặc bày chén đĩa lên bàn ăn.
    • Việc giữ thịt như thế này có hai mục đích. Thứ nhất, hầu hết các loại thịt sẽ tiếp tục chín ngay cả khi đã được gắp ra khỏi vỉ nướng và thịt lợn cũng không ngoại lệ. Nếu như còn băn khoăn không biết thịt đã chín hay chưa, việc để thịt ở yên một chỗ sẽ "thúc đẩy" cho thịt chín hoàn toàn. Thứ hai, công đoạn này cho phép thịt tái hấp thụ độ mọng nước đã mất đi trong quá trình chế biến. Khi đem chế biến, các phân tử thịt sẽ "co lại" và ép nước ra khỏi thịt. [4] Để yên vài phút sẽ giúp thịt "giãn ra" phần nào và giữ lại nhiều nước hơn.
  7. Nêm gia vị và thưởng thức. Sau khi thịt đã được để một chỗ và tái hấp thụ nước, bạn có thể mang lên và thưởng thức. Rắc thêm một ít muối, tiêu hoặc bất kỳ gia vị nào mà bạn thích. Ăn thịt nguyên xương hoặc gỡ xương.
    • Thịt nướng thích hợp để dùng chung với thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang hoặc các món ăn kèm đồ nướng điển hình như xà lách trộn.

Sườn lợn Chiên[sửa]

  1. Tẩm bột cho sườn lợn. Sườn lợn chiên là món ăn ngon và đậm đà. Lớp vỏ bên nâu vàng bên ngoài do tẩm bột và được chiên lên nhìn rất ngon và bắt mắt. Trước khi bắt đầu chế biến món ăn hảo hạng này, bạn hãy tẩm bột cho sườn lợn (lưu ý nên dùng miếng thịt sườn mỏng để chế biến nhanh hơn). Mỗi miếng sườn phải được phủ hoàn toàn bằng một lớp bột mỏng, sau đó được nhúng vào trứng đã được đánh. Gắp sườn ra khỏi trứng cho ráo rồi thả vào bột (có thể mua ở cửa hàng hoặc bột tự chuẩn bị sẵn).
    • Có nhiều loại bột cho bạn lựa chọn. Nhiều siêu thị có bán vụn bánh mì đóng gói sẵn. Bạn có thể sử dụng riêng vụn bánh mì hoặc nêm thêm gia vị yêu thích, muối và/hoặc tiêu để tạo hương vị riêng cho bột. Hoặc bạn có thể tự làm bột phủ từ vụn bánh mì thông thường.
    • Bột mì không nhất thiết phải là nguyên liệu duy nhất để tạo hương vị. Bạn có thể cho thêm các gia vị khô như ớt Cayenne và bột ớt khô Paprika vào bột.
  2. Đun nóng dầu trên chảo. Khi chiên, tốt nhất bạn nên cho thịt trực tiếp vào chảo nóng sẵn, thay vì cho vào chảo nguội rồi mới đun nóng. Cho ½ cốc dầu có điểm bốc khói cao (như dầu ôliu hoặc dầu hạt nho) vào chảo chiên. Xoay chảo cho dầu lan đều ra. Bật bếp ở nhiệt độ "cao " trong 1-2 để dầu nóng. Cho thêm 1-2 thìa bơ vào dầu nóng để sườn lợn có lớp vỏ nâu và giòn.
    • Dầu đủ nóng là khi cho thịt vào dầu và có âm thanh xì xèo phát ra.
  3. Cho sườn đã tẩm bột vào chảo. Cẩn thận vì dầu có thể sôi lên cùng với âm thanh xì xèo, lốp đốp khi cho thịt vào. Âm thanh xì xèo nghe có vẻ như cực kỳ hấp dẫn nhưng kèm theo đó sẽ là những giọt dầu nóng bắn lên. Vì vậy, bạn nên sử dụng dụng cụ gắp để gắp sườn một cách an toàn.
  4. Chiên sườn ở nhiệt độ vừa phải cho đến khi sườn chuyển màu nâu vàng. Thời gian chiên sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kích cỡ và độ dày của miếng sườn. Miếng sườn mỏng chỉ cần chiên mỗi mặt vài phút, trong khi miếng sườn dày hơn sẽ cần chiên 5 phút hoặc lâu hơn. Chiên sao cho hai mặt miếng thịt có màu nâu vàng óng và đậm. Miếng sườn được chiên ngon sẽ có lớp vỏ giòn bên ngoài và mềm ở bên trong.
    • Quy tắc thông thường được áp dụng để đánh giá độ chín của thịt lợn đó là dùng dao và dĩa để kiểm tra xem thịt có dễ cắt và nước thịt chảy ra có màu nâu trong hay không.
  5. Gắp thịt ra khỏi chảo. Giống như các phương pháp chế biến khác, thịt chiên sẽ tiếp tục chín sau khi được gắp ra khỏi chảo. Gắp và cho sườn chiên chín lên đĩa đã được lót bằng khăn giấy (khăn giấy sẽ hút hết dầu thừa để giữ cho sườn chiênkhông dịu). Để thịt nguội vài phút rồi bày lên và thưởng thức.
    • Thịt lợn nóng giòn ăn kèm với salad ít nước sốt sẽ rất hoàn hảo.
  6. Cẩn thận xử lý phần dầu còn thừa lại. Không đổ dầu thừa xuống cống để tránh làm tắc nghẽn bồn rửa. Thay vào đó, hãy để dầu nguội rồi đổ dầu vào hũ hoặc hộp nhựa. Bảo quản dầu vào trong tủ lạnh để dầu đông lại. Sử dụng dầu cho những món ăn tiếp theo hoặc cho những việc cần sử dụng dầu khác.
    • Nếu có hứng thú với nhiên liệu thay thế, bạn thậm chí có thể tự làm dầu sinh học từ phần dầu thừa bằng vài nguyên liệu cùng dụng cụ trong nhà.

Om Sườn lợn[sửa]

  1. Làm nướng lò nướng ở 190°C. Om là phương pháp chế biến lâu và chậm để thịt chín mềm và mọng nước. Chính vì vậy, phương pháp này rất lý tưởng đối với những miếng thịt dai. Đối với công thức chế biến này, bạn sẽ sử dụng quá trình om để sườn lợn được ngon ngọt và mềm rục xương. Cũng như các phương pháp chế biến bằng lò nướng khác, trước tiên bạn phải làm nóng lò.
  2. Ướp sườn. Đổ 1 cốc bột vào đĩa rồi nêm thêm muối, tiêu. Cho sườn vào hỗn hợp, phủ đều bột lên sườn, cố gắng không để thừa bột. Hỗn hợp bột sẽ tạo hương vị thơm ngon cho thịt và thịt sẽ có lớp vỏ ngoài màu nâu ở bước chế biến tiếp theo.
  3. Chiên sơ sườn trong chảo. Đun nóng vài thìa dầu trong chảo rồi cho sườn vào chiên ở nhiệt độ cao trong vài phút. Không được chiên sườn quá kỹ mà chỉ nên chiên sao cho bên ngoài miếng sườn có màu nâu vàng. Phần thịt bên trong sườn sẽ chín từ từ trong lò nướng khi om vài tiếng đồng hồ. Khi sườn nâu vàng, hãy múc sườn ra và để sang một bên.
    • Miếng sườn sẽ trông không giống như đã chín hoàn toàn khi được múc nó ra khỏi chảo. Dù vậy, bạn không cần lo lắng vì chỉ cần sườn có màu nâu vàng bên ngoài là đã sẵn sàng cho vào lò nướng.
  4. Phi hành, tỏi trong chiếc chảo vừa dùng để chiên sơ sườn. Hành tỏi sẽ tạo thêm hương vị thơm ngon và đa dạng cho món ăn. Băm nhỏ một củ hành cỡ vừa, một vài tép tỏi rồi phi vàng trong chảo dầu.
  5. Cho nước om vào chảo. Om là quá trình chế biến gần giống như hầm. Khi om, thịt sẽ được nấu chín từ từ trong một hỗn hợp nước, giống như món hầm. Bạn có thể dùng nước dùng bò làm nước om. Đầu tiên, đổ 2 cốc nước dùng bò vào chảo. Cho thêm một ít nước tạo hương vị khác như giấm rượu đỏ vào hỗn hợp. Đun liu riu cho đến khi nước om cạn bớt và dậy mùi.
    • Để tăng thêm hương vị cho nước om, có thể thể dùng nhiều nguyên liệu khác nhau. Ví dụ, bia Stout, rượu vang đỏ, sốt cà chua đều tạo ra hương vị tuyệt vời. Hoặc các nguyên liệu bột như ớt bột và muối tỏi cũng rất phù hợp. Nên nếm thử vị nước dùng trong quá trình om. Nước dùng thơm ngon thì sườn om cũng có vị hương vị thơm ngon như vậy.
  6. Xếp sườn vào chảo. Đổ hỗn hợp nước dùng bò vào chảo sao cho nước ngập sườn. Đậy nắp và đặt chảo lên giá nướng chính giữa trong lò vi sóng.
  7. Om sườn trong 2-3 tiếng. Lật sườn mỗi tiếng một lần. Thời gian om sườn cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, sườn om sẽ chỉ bị khô khi om chín quá lâu. Sau một tiếng rưỡi, hãy dùng dĩa kiểm tra định kỳ độ chín của sườn.Thịt phải hơi mềm và dễ rời ra. Phần thịt bên trong sẽ hơi có một chút xơ.
  8. Lấy thịt ra khỏi lò và thưởng thức.Nhanh chóng cho sườn còn nước và ướt lên đĩa và thưởng thức. Nếu thích, bạn có thể chắt số nước dùng còn lại trong chảo lên đĩa sườn.
    • Món sườn om sẽ rất tuyệt vời nếu ăn kèm với khoai tây nghiền mịn vì khoai tây sẽ thấm nước chảy ra từ miếng sườn và tạo ra hương vị.

Lời khuyên[sửa]

  • Nên chế biến thịt lợn ở nhiệt độ thích hợp nhưng không được nấu quá kỹ để tránh thịt bị khô và dai.
  • Để thịt lợn không bị khô, hãy gói thịt lại thật chặt. Thịt quá khô sẽ rất dai nên sẽ khó xử lý và chuẩn bị đúng cách.
  • Để thịt yên một chỗ trong 10-15 phút trước khi cắt để nước thịt lan đều ra toàn bộ miếng thịt.[5]
  • Khi mua thịt, bạn nên chọn miếng thịt lợn tươi có màu hồng hoặc hơi xám và có một chút bóng. Không mua những miếng thịt nhiều mỡ.[6]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây