Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chờ đợi những điều bạn muốn
Từ VLOS
Học cách chờ đợi để đạt được những gì bạn muốn trong cuộc sống có thể khó khăn. Không phải lúc nào bạn cũng biết liệu mong ước của bạn sắp xảy ra hay phải mất một thời gian dài để thành hiện thực. Cuộc sống không thể đoán trước được, và thật khó khi phải sống chung với sự không chắc chắn, khi ai đó nói bạn rằng sự việc sẽ xảy ra nếu bạn hành động vì chúng. Tất nhiên, mọi việc không thực sự diễn ra theo cách đó. Những gì bạn muốn không phải lúc nào cũng rõ ràng, tương lai thường nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và thời gian không phải lúc nào cũng mang lại điều mà ta kỳ vọng. Tuy nhiên, có mục tiêu rõ ràng, kiên nhẫn và ý chí có thể giúp bạn sử dụng thời gian có lợi nhất cho mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Biết được bạn muốn gì và cách để đạt được chúng[sửa]
-
Tìm
hiểu
bạn
muốn
gì.
Đó
có
thể
là
bất
cứ
thứ
gì.
Dù
bạn
muốn
có
công
việc,
tìm
tình
yêu
hoặc
bạn
bè,
lên
kế
hoạch
du
lịch
để
đời,
hay
đơn
giản
là
mua
máy
ảnh
mới,
cần
chắc
rằng
bạn
biết
được
chính
xác
bạn
muốn
gì
và
tại
sao.
- Mặc dù điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây thật sự là nhiệm vụ gian nan nhất. Có thể bạn không rõ ràng về mục tiêu của mình hay mâu thuẫn giữa hai sự lựa chọn. Thành thật với bản thân và tìm hiểu xem bạn thực sự thích gì hay điều gì có thể giúp bạn trở thành người như bạn mong muốn.
- Nếu do dự giữa một vài lựa chọn, hãy xem xét điểm mạnh và điểm yếu của từng lựa chọn và đưa ra quyết định dựa trên đánh giá đó. Ghi ra danh sách những thuận lợi và bất lợi để giúp bản thân trong suốt quá trình.
- Tập trung vào lý do cho mong muốn của bạn, cân nhắc một vài lựa chọn thay thế, so sánh chúng và xem xét liệu mong muốn ban đầu có phù hợp nhất với mục tiêu lớn của bạn. Ví dụ, nếu muốn có một chiếc máy ảnh đặc biệt để trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, cân nhắc các máy ảnh trong cùng loại và kiểm tra xem liệu máy ảnh mà bạn muốn ban đầu có phải là lựa chọn tốt nhất để giúp đạt được mục tiêu lớn hơn: trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
-
Suy
nghĩ
S.M.A.R.T.
Đây
là
chiến
lược
phổ
biến
trong
quản
lý
dự
án,
và
nó
còn
có
hiệu
quả
trong
phát
triển
cá
nhân.
Nó
sẽ
cho
phép
bạn
kiên
định,
suy
nghĩ
thực
tế
và
xóa
bỏ
hoàn
toàn
những
mơ
tưởng
viễn
vông.
S.M.A.R.T.
là
từ
viết
tắt
gồm
5
tiêu
chuẩn
cơ
bản
có
thể
giúp
bạn
đặt
mục
tiêu
rõ
ràng.
Những
gì
bạn
muốn
nên
là:
- Specific-Cụ thể. Không nên đặt mục tiêu chung chung. Hỏi bản thân thực sự muốn gì, tại sao, ai có thể giúp bạn đạt được điều đó, và bằng cách nào.
- Measurable-Đo lường được. Theo đuổi mục tiêu có thể được đánh giá giúp bạn trở nên cụ thể và kiên định. Ví dụ, nếu muốn một chiếc xe hơi, hãy tìm hiểu giá cả, ước tính xem bạn cần chi số tiền bao nhiêu, và nghĩ xem bạn sẽ để xe ở đâu.
- Achievable-Tính khả thi. Đặt mục tiêu thực tế. Nếu muốn trở thành triệu phú hoặc kết hôn với nàng công chúa, sự viển vông đó sẽ chống lại bạn. Nên theo đuổi mục tiêu nằm trong khả năng của bạn.
- Relevant-Thích hợp. Tự hỏi bản thân liệu những gì bạn muốn có tạo ra sự khác biệt so với những người bên cạnh. Nếu sự thành công của bạn cũng là điều họ quan tâm, họ sẽ giúp bạn đạt được nó.
- Time-bound-Giới hạn thời gian. Ước tính xem bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu và đặt một số mục tiêu nhỏ hơn trên đường đời. Ví dụ, nếu muốn trở thành một diễn viên, có thể bạn cần dành 2 năm chuẩn bị cho cuộc thử giọng, 3 năm để có vai diễn, và 5 năm để đạt được mục tiêu cuối cùng trước khi tiếp tục điều gì đó khác. [1]
-
Cố
gắng
để
đạt
được
điều
bạn
muốn.
Cân
nhắc
tất
cả
các
phương
pháp
khả
thi
để
đạt
được
mục
tiêu,
chọn
phương
pháp
hiệu
quả
nhất
với
bạn
và
làm
theo.
Nhớ
rằng
có
rất
nhiều
cách
để
đạt
mục
tiêu
cuối
cùng:
những
gì
hiệu
quả
với
người
khác
có
thể
không
hiệu
quả
với
bạn
và
ngược
lại.
- Ví dụ, nếu muốn trở thành nhà báo, tìm hiểu xem trường học nào có thể trang bị cho bạn công việc này và lập ra bảng phân tích phí tổn-lợi ích khách quan. Cân nhắc công việc bán thời gian và tình nguyện viên có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Gặp gỡ những người trong ngành và nhờ họ cho lời khuyên.
-
Không
nên
gian
lận.
Thiếu
kiên
nhẫn
có
thể
khiến
bạn
nghĩ
rằng
lý
do
bạn
không
đạt
được
điều
gì
đó
là
vì
bạn
không
đủ
khôn
khéo,
tinh
ranh.
Tuy
nhiên,
nhớ
rằng
sự
trung
thực
rồi
sẽ
đem
lại
kết
quả
tốt
đẹp.
Kẻ
gian
lận
có
được
những
gì
họ
muốn
nhanh
chóng
hơn,
nhưng
họ
cũng
có
nguy
cơ
mất
nó
trong
chốc
lát.
- Ví dụ, bạn có được buổi hẹn hò trong đời bằng cách khoác lác về tài năng và thành tựu của mình hay giả vờ làm ai đó khác. Mặc dù vậy, nếu bạn tiếp tục hẹn hò với đối phương, họ sẽ sớm biết được bản chất của bạn.
Học cách chờ đợi[sửa]
-
Học
cách
hợp
tác
với
thời
gian.
Khi
sự
chờ
đợi
vượt
quá
sức
chịu
đựng,
thời
gian
có
thể
giống
như
kẻ
thù.
Tuy
nhiên,
đây
là
nhân
tố
tốt
nhất
khiến
cho
sự
chờ
đợi
xứng
đáng:
hãy
quản
lý
thời
gian
một
cách
sáng
suốt
và
đầu
tư
nó
vào
các
hoạt
động
bổ
ích
giúp
bạn
đạt
được
mục
tiêu.
[2]
- Mặc dù chúng ta không thể điều khiển thời gian trôi qua, chúng ta có thể sắp xếp nó. Làm theo thời gian biểu, tạo kế hoạch ngắn hạn, và đặt thời hạn cuối cùng sẽ giúp bạn quản lý thời gian và sử dụng nó hiệu quả.
- Không dành tất cả thời gian để hướng tới việc đạt được mục tiêu. Quản lý thời gian thông minh cũng cần có lúc nghỉ giải lao. Nếu không để bản thân có thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ trở nên nản chí hoặc cạn kiệt năng lượng mà không rõ lý do.
-
Kiên
nhẫn.
Sự
kiên
nhẫn
là
một
nghệ
thuật
đòi
hỏi
kỹ
năng
và
thực
hành.
Nghĩa
là
nhận
ra
rằng
thời
gian
không
thể
đoán
được,
và
chúng
ta
không
có
được
điều
mình
muốn
khi
cần
[2].
Cũng
như
chấp
nhận
sự
thật
rằng
một
vài
thứ
có
thể
bị
thay
đổi
trong
khi
một
số
khác
thì
không
thể.
- Thiếu kiên nhẫn bắt nguồn từ cảm giác bất lực, không thể thay đổi tình hình. Nhận ra rằng có những việc khiến bạn có thể thoải mái hành động và phương hướng cuộc sống của bạn trước hết bị chi phối bởi quyết định của bản thân. Phương hướng đó rất quan trọng để có cách tiếp cận chủ động hơn và giúp bạn cảm thấy mình vẫn là người kiểm soát.
- Ví dụ, để tìm công việc nhà báo, bạn có thể gửi hàng nghìn hồ sơ xin việc mà không có nhiều may mắn. Tuy nhiên, hãy tập trung vào những điều khác mà bạn có thể làm để đạt được mục tiêu, như viết bài cho tập san của trường như một tình nguyện viên hay tham dự hội thảo. Cách này có thể biến sự chờ đợi thành thời gian chủ động dành cho các hoạt động hữu ích và khiến sự chờ đợi dễ chịu hơn.
- Dành thời gian trong tuần tập thể dục và phương pháp thư giãn đúng đắn có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tăng mức độ kiên nhẫn.
-
Nhận
ra
rằng
đôi
lúc
dậm
chân
tại
chỗ
là
điều
bình
thường.
Không
tiến
bộ
cũng
có
lợi
ích.
Cũng
bình
thường
khi
dành
thời
gian
để
nghỉ
ngơi,
thay
vì
hành
động.
Việc
nạp
lại
năng
lượng
rất
cần
thiết
để
lấy
lại
phong
độ.
[2]
- Cũng như không thể đoán được làm thế nào để có được những gì chúng ta muốn, tình trạng thiếu hoạt động không phải lúc nào cũng xảy ra như đúng kế hoạch. Ví dụ, nếu bạn đột nhiên thấy bản thân rãnh rỗi, đừng xem giai đoạn này là lãng phí thời gian hay cảm thấy có lỗi. Bạn có thể sử dụng thời gian này hiệu quả bằng cách theo đuổi những gì bạn thực sự muốn làm và tận hưởng lợi ích khi có nhiều thời gian hơn cho bản thân.
-
Biết
ơn
về
những
gì
bạn
có.
Có
thể
bạn
nghĩ
rằng:
nếu
không
có
được
những
gì
bạn
muốn,
thì
cuộc
sống
đang
hoàn
toàn
bất
ổn.
Nghĩ
về
những
thành
công
sẽ
giúp
cân
nhắc
lại
mọi
thứ
và
nhận
ra
rằng
trước
đây
đường
đời
luôn
không
thể
đoán
trước.
Những
gì
bây
giờ
bạn
có
chắc
chắn
do
bạn
đạt
được
nhờ
sự
kiên
nhẫn
và
ý
chí
bền
vững.
[3]
- Có thể mang theo quyển nhật ký biết ơn, mà bạn đã chủ động liệt kê sự việc và lý do mình biết ơn.[4]
-
Để
bản
thân
bận
rộn.
Đảm
bảo
rằng
bạn
luôn
có
điều
gì
đó
để
mong
chờ.
Dù
đó
là
dọn
dẹp
nhà
cửa
hay
đi
chơi
buổi
tối
với
bạn
bè,
sự
phân
tâm
cũng
có
thể
khiến
sự
chờ
đợi
dễ
chịu
hơn.
Tập
trung
toàn
bộ
thời
gian
vào
mục
tiêu
sẽ
không
giúp
bạn
đạt
được
nó:
nó
sẽ
gây
tổn
hại
đến
năng
lượng
và
sức
khỏe
của
bạn.
- Điều rất quan trọng là nhớ rằng phân tâm không phải là ám ảnh-cưỡng chế. Dành nửa ngày vào mỗi ngày lau sàn nhà để quên là bạn không có công việc mong muốn cũng sẽ tác động đến năng lượng và sức khỏe của bạn.
-
Luôn
lạc
quan.
Có
cái
nhìn
tích
cực
về
cuộc
sống
sẽ
giúp
tăng
cường
tính
kiên
nhẫn.
Lạc
quan
thực
sự
là
nguồn
năng
lượng
hữu
dụng:
nhiệt
huyết
và
chủ
động
cũng
sẽ
giúp
bạn
đạt
được
mong
muốn
nhanh
hơn.
[3]
- Thậm chí hồi tưởng về thành công trong quá khứ và trân trọng những gì đang có cũng là cách hay để có cái nhìn tích cực về sự chờ đợi.
Đánh giá lại mong muốn của bạn[sửa]
-
Hiểu
được
tại
sao
sự
việc
không
xảy
ra
như
kế
hoạch
và
điều
chỉnh.
Không
đạt
được
mong
muốn
cũng
có
thể
là
tác
nhân
kích
động,
giúp
nhận
ra
mục
tiêu
có
thể
khả
thi,
nhưng
phương
pháp
không
phù
hợp.
Thành
thật
với
bản
thân
và
suy
nghĩ
khách
quan
xem
có
việc
gì
mà
bạn
có
khả
năng
thực
hiện
nhưng
lại
chưa
hoàn
thành.
- Suy nghĩ về toàn bộ quá trình và hồi tưởng lại các bước từ lúc bắt đầu có thể giúp bạn thấy được sai lầm đã phạm, và cách thay thế mà đáng lẽ bạn nên thực hiện. [2]
-
Khám
phá
các
cách
thay
thế
để
đạt
được
mục
tiêu.
Bạn
nên
sẵn
lòng
cân
nhắc
lại
chiến
lược
và
thay
đổi
hành
động.
Đôi
khi,
bạn
trở
nên
quá
cố
chấp
với
phương
pháp
nào
đó
để
đạt
được
mong
muốn
và
không
thể
nhận
ra
cách
đo
không
mang
lại
kết
quả
tốt
đẹp.
Trở
nên
linh
động
và
khách
quan
sẽ
giúp
bạn
đạt
được
mục
tiêu
nhanh
hơn.
Nhớ
rằng
điều
thực
sự
quan
trọng
là
mục
tiêu
cuối
cùng,
chứ
không
phải
quá
trình.
[2]
- Ví dụ, nếu dành 16 giờ một ngày để gửi hồ sơ xin việc đã không giúp bạn tìm được việc, có lẽ vẫn còn một số cách khả thi hơn để sử dụng thời gian, như kỹ năng tạo dựng mối quan hệ.
-
Nghĩ
về
lý
do
bạn
thực
sự
muốn
đạt
được
mong
muốn
của
mình.
Khi
đã
chờ
đợi
trong
một
thời
gian
dài,
luôn
cần
nghĩ
lại
xem
tại
sao
bạn
lại
mong
muốn
có
điều
đó
ngay
từ
đầu.
Đôi
khi
điều
bạn
muốn
quá
khó
đến
nỗi
năng
lượng
bạn
dành
để
thực
hiện
nó
khiến
bạn
mất
phương
hướng
về
các
mục
tiêu
lớn
hơn.
- Tự hỏi bản thân liệu những gì bạn muốn đã trở thành vấn đề nguyên tắc. Nếu đúng, bạn nên xem xét lại hoài bão và tập trung vào lý do cho chúng, hơn là mục đích.
-
Cân
nhắc
mục
tiêu
thay
thế.
Có
lẽ
việc
không
đạt
được
mong
muốn
là
dấu
hiệu
cho
thấy
điều
này
vượt
ngoài
khả
năng
của
bạn.
Mặc
dù
sẽ
khó
khi
đánh
giá
lại
hoài
bão,
nhưng
kỳ
vọng
điều
gì
đó
mà
bạn
sẽ
không
bao
giờ
có
được
chỉ
khiến
bạn
nản
chí
và
thất
vọng
về
bản
thân.
- Điều này không có nghĩa là bạn nên thay đổi cuộc sống của mình. Ví dụ, thậm chí bạn không thể tìm được công việc mơ ước, thì vẫn có nhiều công việc khác phù hợp với năng lực và xứng đáng với bạn.
-
Nhận
ra
rằng
hạnh
phúc
không
giống
như
cảm
giác
đạt
được
mong
muốn.
Bạn
có
thể
cho
rằng
hạnh
phúc
là
tài
sản
có
thể
đo
được,
như
sự
giàu
có
hay
danh
tiếng:
càng
có
nhiều
tiền
thì
bạn
sẽ
càng
giàu,
nhiều
người
sẽ
biết
đến
bạn
hơn,
và
bạn
càng
nổi
tiếng
hơn.
Tuy
nhiên,
hạnh
phúc
là
vấn
đề
thái
độ,
chứ
không
phải
số
lượng
hoặc
của
cải.
Thay
vào
đó,
bất
hạnh
và
bất
mãn
giống
như
chu
kỳ:
cho
dù
bạn
có
cảm
thấy
bất
hạnh
hay
bất
mãn
bao
nhiêu,
thì
điều
đó
sẽ
không
bao
giờ
là
đủ.
[5]
- Nghĩ lại điều gì đã khiến bạn hạnh phúc. Có phải hạnh phúc đã đến khi bạn đạt được những gì bạn muốn? Hay hạnh phúc là kết quả khi bạn tiếp cận điều mình đã có? Hạnh phúc có thể được cụ thể không, hay nó là tập hợp các phương pháp nào đó?
Lời khuyên[sửa]
- Nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ biết được điều gì sắp xảy ra. Có thể ngày mai bạn đi làm và được thăng chức như mong muốn. Cho dù bạn tin vào số phận hay không, thì sự thật là cuộc sống không thể đoán trước được. Chấp nhận bạn không thể điều khiển một vài sự việc nào đó sẽ giúp tránh căng thẳng vô ích và không bao giờ mất hy vọng.
Cảnh báo[sửa]
- Cân nhắc toàn bộ phương diện của điều mà bạn muốn. Nếu muốn danh tiếng, bạn nên chuẩn bị đối phó với việc từ bỏ sự riêng tư, đối mặt với lời phê bình từ người khác và hiểu rằng bạn có thể đánh mất nó trong chốc lát.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.yourcoach.be/en/coaching-tools/smart-goal-setting.php
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.huffingtonpost.com/dr-carmen-harra/success-and-motivation_b_4146899.html
- ↑ 3,0 3,1 https://experiencelife.com/article/worth-the-wait/
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/tips_for_keeping_a_gratitude_journal
- ↑ http://personalexcellence.co/blog/patience/