Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa đau dạ dày
Từ VLOS
Khi bạn cảm thấy một cơn đau dạ dày đang kéo đến, sẽ rất khó để bạn thôi không nghĩ đến cơn đau và tiếp tục một ngày bình thường. Không cần biết nguyên nhân của cơn đau, bạn chỉ muốn thoát khỏi nó càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu vì những cơn đau ở vùng bụng, hãy thử một vài lời khuyên dưới đây để giảm đau.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xử lý Triệu chứng Buồn nôn[sửa]
-
Uống
nước
lọc.
Cảm
giác
buồn
nôn
thường
dẫn
đến
tình
trạng
nôn
sau
đó,
và
nôn
có
thể
làm
cho
cơ
thể
bị
mất
nước.
Nếu
cơ
thể
bị
mất
nước,
cơ
thể
sẽ
mất
nhiều
thời
gian
để
phục
hồi
và
bạn
sẽ
cảm
thấy
buồn
nôn
hơn
trước.
Hãy
uống
60—120ml
nước
sau
mỗi
15
phút
khi
không
ngủ
để
bù
nước
và
giữ
ẩm
cho
cơ
thể.
- Thử các loại đồ uống thể thao có bổ sung chất điện giải. Những loại đồ uống này có chứa nhiều natri và kali-các chất khoáng cần thiết cho cơ thể để chống lại bệnh tật.
- Uống trà bạc hà, trà hoa cúc hoặc trà gừng với mật ong. Đây là ba loại thảo dược đã được chứng mình là có tác dụng tích cực trong việc giảm cảm giác buồn nôn.
- Ăn đồ ăn nhạt. Cơ thể của bạn cần được cung cấp chất dinh dưỡng để tái tạo năng lượng sau khi phải chiến đấu với cơn đau, vì vậy, hãy ăn các thức ăn dễ tiêu hóa. Đó là những loại đồ ăn không cay nóng, không nhiều dầu mỡ, không nhiều đường. Bạn có thể ăn ngũ cốc, súp, bánh mỳ, bánh quy giòn hoặc cơm. Bạn cũng không nên ăn các loại đồ ăn là các sản phẩm từ sữa vì chúng có chứa các vi khuẩn tự nhiên mà dạ dày của bạn có thể không thích ứng được.[1]
- Thử si rô cola. Đây là một loại chất lỏng đặc có vị giống như món cola ưa thích của bạn. Loại si rô này đã được sử dụng từ nhiều năm nay để giảm buồn nôn. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc thêm đá. Hãy uống 1-2 thìa cà phê sau mỗi 2 tiếng để giảm cảm giác buồn nôn.
- Dùng muối nở. Mặc dù đây là thành phần chính trong hầu hết các loại thuốc giảm axit, bạn có thể dùng một chút muối nở bằng cách hòa tan 1 thìa cà phê muối nở vào một cốc nước ấm, sau đó uống từ từ. Cách vài tiếng lại uống một cốc nước pha muối nở cho đến khi bạn không cảm thấy buồn nôn nữa.
- Uống giấm táo. Khác với giấm thông thường, giấm táo có thể giảm cảm giác buồn nôn vì có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng không cần thiết trong dạ dày. Pha 2-3 thìa giấm táo vào trong một cốc nước ấm. Cách vài tiếng uống một cốc cho đến khi hết buồn nôn.[2]
- Uống trà bạc hà. Trà bạc hà đã được chứng minh có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn. Những gì bạn cần là thả một vài lá bạc hà khô, khoảng đầy 1 thìa cà phê, vào nửa lít nước sôi và ngâm trong vòng nửa tiếng. Lọc bớt lá bạc hà và uống. Khi uống, bạn có thể ăn một vài lá bạc hà vì như vậy sẽ giúp giảm buồn nôn tốt hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ thể của bạn đang phải chiến đấu với một loại vi khuẩn hoặc vi rút nào đó trong dạ dày và bạn cần phải cung cấp năng lượng cho cơ thể để làm việc đó. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn một chút bằng cách lên giường và nằm xuống. Tránh tập thể dục hoặc di chuyển quá nhiều.
- Nôn khi cần. Cảm giác khi buồn nôn rất kinh khủng, nhưng nó cũng là một cách để làm sạch dạ dày. Nôn là một trong những cách của cơ thể để tống vi khuẩn hoặc vi rút có thể gây bệnh ra khỏi dạ dày. Mặc dù cảm giác khi nôn thực sự rất khó chịu, hầu hết mọi người đều nói rằng họ cảm thấy dễ chịu hơn sau đó. Hãy đảm bảo bạn có một cái chậu hoặc xô nhỏ ngay gần giường khi đi ngủ để không bị nôn ra giường.
- Uống thuốc. Có rất nhiều loại thuốc không cần kê đơn ở hiệu thuốc có thể giảm cảm giác buồn nôn. Hãy tìm các loại thuốc chống buồn nôn có chứa bitmut có tác dụng phủ niêm mạc dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng axit để giảm cơn đau.
- Tránh các chất gây nghiện và rượu. Chất gây nghiện và rượu sẽ kích ứng dạ dày và làm giảm khả năng tự làm lành của cơ thể, khiến cho cảm giác buồn nôn càng tồi tệ hơn. Hãy tránh xa caffeine (cũng được coi là một chất gây nghiện) và rượu khi bạn thấy không khỏe.[3]
Điều trị Đau thắt Dạ dày[sửa]
- Dùng túi chườm nóng. Làm ấm vùng bụng có thể sẽ giúp cảm giác đau quặn bụng. Bạn có thể dùng một chai nước nóng, túi chườm hoặc cho gạo rang nóng vào một chiếc tất sạch và để lên bụng. Để có kết quả tốt nhất, hãy nằm xuống để túi chườm đè xuống bụng.
- Tắm nước nóng. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và thả lỏng cơ. Việc này sẽ giúp giảm đau bụng đáng kể. Để có kết quả tốt nhất, hãy thư giãn trong bồn nước ấm ít nhất 1 lần trong ngày trong vòng 15-20 phút.
- Mát xa bụng. Các cơn đau quặn bụng có thể là do các múi cơ của bạn bị co thắt. Để làm giảm tình trạng này, hãy mát xa bụng một cách nhẹ nhàng, tập trung vào các vùng bị đau và toàn bộ phần bụng dưới.[4]
- Thử nước lô hội. Không phải là lô hội trực tiếp từ cây mà là nước lô hội. Đây là loại đồ uống bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều các cửa hàng thực phẩm bổ dưỡng và đã được chứng minh có thể làm giảm các cơn đau quặn bụng. Ngoài ra, nước lô hội cũng có tác dụng đối với chứng táo bón và khó tiêu.[2]
- Uống nước gừng. Gừng có nhiều đặc tính như một loại thuốc và có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Gừng có khả năng điều hòa sự tiêu hóa và giảm đau bụng dưới. Gừng tươi luôn tốt hơn và có hiệu quả nhanh hơn gừng khô. Cho một vài lát gừng tươi vào nước nóng, sau đó uống mà không lọc bỏ gừng để thư giãn. Tuy nhiên, nếu bạn không chịu được các loại đồ ăn cay, hãy thử các dạng khác như các loại thực phẩm bổ sung chứa gừng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng.[5]
- Tránh rượu và sô đa. Cả rượu và sô đa đều rất khó tiêu hóa và làm tăng cảm giác đau khi bị quặn bụng. Thay vào đó, hãy uống trà thảo mộc như gừng hoặc bạc hà vì các loại trà này giúp thả lỏng các cơ trong dạ dày.
- Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bạn có thể bị đau quặn bụng do ngộ độc thức ăn vì vậy hãy tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn bằng cách ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Nếu đói, bạn có thể ăn các đồ ăn nhạt như bánh mỳ, táo nghiền hoặc bánh quy giòn.
- Uống thuốc. Nếu các cơn đau quặn bụng không chấm dứt, hãy uống một liều nhẹ các loại thuốc như ibuprofen, acetaminophen, aspirin, hoặc naproxen. Các loại thuốc giảm đau không cần đơn này đều có tác dụng giảm cảm giác đau quặn bụng. Nếu bạn bị đau quặn bụng do kinh nguyệt, hãy xem xét dùng thuốc đa năng dành cho việc điều trị đau bụng kinh.[4]
Điều trị Chứng Khó tiêu[sửa]
- Cẩn thận với đồ ăn của bạn. Tránh ăn đồ ăn quá cay hoặc quá nhiều mỡ vì chúng rất khó tiêu. Bên cạnh việc xem xét đồ ăn – nếu bạn ăn quá nhanh, nói chuyện khi ăn hoặc ăn những miếng quá to, hệ tiêu hóa của bạn có thể sẽ làm việc kém hiệu quả hơn. Do đó, hãy ăn chậm, kiểm tra đồ ăn trên đĩa và không nói khi đang nhai đồ ăn (vì bạn có thể nuốt cả không khí).
- Uống sau bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều chất lỏng trong bữa ăn, hãy đổi sang uống sau ăn. Tránh uống sô đa, cà phê, rượu vì những loại đồ uống này có thể làm mòn niêm nạc dạ dày và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Để xoa dịu các kích ứng dạ dày, hãy thử uống một cốc sữa. Sữa có tác dụng làm trung hòa các axit trong dạ dày.[6]
- Sử dụng thực phẩm bổ sung chứa axit hydrochloric. Mặc dù chứng khó tiêu luôn được cho là do các axit dạ dày hoạt động quá mạnh, trên thực tế, đôi khi, tình trạng này lại là do thiếu axit dạ dày. Trước tiên, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân của chứng khó tiêu. Nếu đúng là do thiếu axit dạ dày, hãy sử dụng thực phẩm bổ sung chứa axit hydrochloric. Nếu vẫn chưa thấy có tác dụng, hãy tiếp tục bổ sung cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy dạ dày ấm lên. Sự ấm lên của dạ dày chứng tỏ bạn đã có quá nhiều axit dạ dày và điều đó có nghĩa là bạn nên dùng liều ít hơn.
- Uống enzyme tiêu hóa. Các enzyme này có dưới dạng thực phẩm bổ sung có bán rộng rãi tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm bổ dưỡng. Đây là các loại enzyme có nguồn gốc động vật hoặc thực vật/nấm trong đó enzyme có nguồn gốc thực vật/nấm được chứng minh là có hiệu quả cao hơn trong rất nhiều trường hợp. Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng về liều dùng đối với từng loại enzyme.
- Thử dùng dầu bạc hà tan trong ruột. Đây là một loại thực phẩm chức năng khác có dạng viên con nhộng mà bạn có thể uống hàng ngày. Trong những năm qua, loại dầu bạc hà này đã cho thấy tác dụng giảm hoặc chữa trứng khó tiêu ở 75% người sử dụng. Hãy uống theo chỉ dẫn đi kèm để uống đúng liều lượng cho tình trạng của bạn.[7]
-
Uống
trà.
Có
ba
loại
thảo
mộc
thần
kỳ
có
tác
dụng
rất
tốt
đối
với
các
vấn
đề
liên
quan
đến
dạ
dày.
Đó
là:
bạc
hà,
gừng
và
hoa
cúc.
Bạn
có
thể
uống
trà
làm
từ
các
loại
thảo
mộc
này
dưới
dạng
trà
túi
lọc
hoặc
tự
pha
trà
với
nước
nóng
và
thảo
mộc
khô.
Thêm
chanh
hoặc
mật
ong
sẽ
làm
tăng
hương
vị
của
trà
mà
không
làm
tăng
lượng
đường
vào
cơ
thể.
- Uống trà quế. Pha một ấm trà cùng với bột quế. Dùng hai túi trà lọc hoặc một lượng trà tương đương và hai gói nhỏ bột quế (hoặc lượng tương đương) cho một cốc nước. Món đồ uống này sẽ rất hiệu quả và còn rất hấp dẫn.[8]
- Uống men tiêu hóa. Đây là những vi khuẩn có lợi vốn có sẵn trong dạ dày để giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn không có đủ các vi khuẩn này, dạ dày sẽ không thể tiêu hóa thức ăn đủ nhanh và khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc bị khó tiêu. Bạn có thể ăn sữa chua và các sản phẩm sữa lên men khác vì đó chính là nguồn lợi khuẩn dồi dào.
- Thử dùng nước triết xuất từ lá ac-ti-sô. Loại nước này có bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm dinh dưỡng và có tác dụng làm tăng lượng mật tiết ra trong hệ tiêu hóa. Hãy uống đúng liều lượng theo chỉ dẫn.
- Dùng cam thảo đã loại bỏ chất glycyrrhizin. Tên viết tắt là DCL, đây là cam thảo dạng viên hoặc dạng bột không có chứa glycyrrhizin – một loại chất làm tăng huyết áp. Hãy uống 2 viên hoặc 1 thìa bột cam thảo loại này 15 phút trước bữa ăn.
- Nghỉ ngơi sau khi ăn. Mặc dù không nên nằm xuống ngay sau bữa ăn, bạn vẫn nên nghỉ ngơi một chút trước khi có bất kỳ hoạt động thể chất nào khác. Hãy ngồi thẳng lưng hoặc ngồi dựa lưng vào đi-văng khoảng 1 tiếng sau bữa ăn. Và hãy ghi nhớ, sau khi ăn ít nhất 3 tiếng mới được đi ngủ.
- Uống thuốc. Có rất nhiều loại thuốc không cần đơn để trị chứng khó tiêu. Tuy nhiên, đôi khi, những loại thuốc này sẽ có một vài tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón, vì những loại thuốc này hoạt động trên cơ chế ngăn không cho dạ dày tiết axít. Nhưng khi không có đủ axít, dạ dày cũng sẽ không tiêu hóa tốt. Vì vậy, hãy sử dụng vừa đủ những loại thuốc này và tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất.[9]
Phòng Đau Dạ dày Tái phát[sửa]
-
Kiểm
soát
sự
căng
thẳng.
Các
vấn
đề
về
dạ
dày
bao
gồm
chứng
buồn
nôn
và
khó
tiêu
sẽ
xảy
ra
thường
xuyên
hơn
nếu
bạn
bị
căng
thẳng
quá
nhiều.
Khi
cần,
hãy
cho
mình
thời
gian
được
yên
tĩnh
để
thư
giãn
và
giảm
bớt
lo
lắng.
- Duỗi người từ từ và tập trung thở đều. Động tác thư giãn đơn giản này sẽ giúp bạn làm giảm khả năng gặp phải các cơn đau dạ dày trong tương lai.[10]
- Kiểm soát sự căng thẳng thông qua các bài tập thể dục hoặc thiền. Tập thể dục và thiền đều có tác dụng làm tăng tiết hooc-môn endorphins – hooc-môn có khả năng làm bạn thấy hạnh phúc hơn. Nếu bạn chưa thường xuyên luyện tập, hãy thư đi dạo, tập yoga, bơi hoặc các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác.
- Làm những việc bạn yêu thích. Cho mình thời gian để đọc sách, vẽ, chơi điện tử hoặc những hoạt động khác mà bạn yêu thích để giảm căng thẳng. Như một phần thưởng, nếu bạn làm những việc này khi đang gặp rắc rối với dạ dày, chúng sẽ có tác dụng làm bạn phân tán và quên đi chứng buồn nôn hoặc các cơn đau.
-
Thay
đổi
thói
quen
ăn
uống.
Rất
nhiều
các
vấn
đề
về
dạ
dày
là
kết
quả
của
thói
quen
hoặc
chế
độ
ăn
uống
không
lành
mạnh.
Nếu
bạn
thường
xuyên
gặp
phải
các
vấn
đề
liên
quan
đến
dạ
dày
trong
nhiều
tháng
hoặc
thậm
chí
nhiều
năm,
hãy
thử
các
phương
pháp
điều
chỉnh
chế
độ
ăn
dưới
đây.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc ăn 3 bữa chính mỗi ngày thường có khả năng khiến bạn bị khó tiêu hơn là khi bạn ăn 5-7 bữa nhỏ. Nếu không có vấn đề gì, bạn chỉ cần điều chỉnh lượng đồ ăn trong mỗi bữa cho ít đi và xen vào 3 bữa chính những bữa phụ với các loại đồ ăn nhẹ.
- Tránh các loại đồ ăn có thể khiến bạn bị đau bụng. Ví dụ, hãy bỏ qua những loại đồ ăn quá cay hoặc đồ ăn có nhiều chất béo. Caffeine, rượu và các đồ uống chứa carbon cũng không tốt cho dạ dày.
- Nếu bạn không chắc chắn về những loại đồ ăn không tốt cho dạ dày, hãy thử cắt giảm một loại đồ ăn nào đó mỗi lần. Ví dụ, trong một tuần, bạn không uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa và theo dõi xem có đỡ đau bụng không. Nếu không, hãy thử cắt một loại đồ ăn khác trong tuần tiếp theo. Làm khi vậy cho đến khi bạn tìm được thủ phạm.
- Có một cuốn nhật ký ăn uống và ghi lại tất cả những gì bạn đã ăn. Trong cuốn nhật ký này, hãy ghi lại cả những ngày bạn bị đau bụng. Sau một thời gian, bạn có thể sẽ phát hiện ra quy luật và biết được những đồ ăn cần tránh.
- Kiểm soát cân nặng. Nếu bạn bị thừa cân ở phần giữa của cơ thể, dạ dày sẽ có xu hướng bị đẩy về phía trước và axít dạ dày có thể sẽ bị tràn vào thực quản. Để giảm cân, hãy tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn bị nôn, sau đó, hãy cố đi ngủ. Đừng đi lại vì như vậy chỉ làm các cơn quặn bụng thêm tồi tệ. Bạn nên nằm ngửa xuống giường và xem như vậy có hiệu quả không.
- Thật tập trung vào một việc gì đó để quên đi cơn đau trong chốc lát, thậm chí là tập trung vào việc làm thế nào để giảm cơn đau. Sau đó, bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi nhiều. Bạn có thể sẽ bị đau (vì nôn) nhưng những cơn quặn bụng chắc chắn sẽ giảm.
- Tập trung vào hơi thở và cố không nghĩ đến cơn đau. Hít thật sâu bằng mũi sau đó thở ra từ từ bằng miệng.
- Nằm ngửa với ít nhất 3 cái gối kê dưới chân. Nhấc cao chân khi nằm sẽ giúp giảm đau dạ dày bằng cách làm giảm áp lực lên vùng bụng.
- Nếu bạn cảm giác muốn ợ hơi, đừng cố giữ. Hãy dùng một miếng chườm nóng để lên bụng và cúi người về phía trước để ợ hơi dễ dàng hơn.
- Nếu bạn nghĩ mình bị đau bụng vì táo bón, hãy ăn thêm nhiều chất xơ. Nếu bạn thường xuyên có một bữa sáng với ngũ cốc giàu chất xơ, ruột của bạn hoạt động rất tốt và bạn sẽ ít khi bị táo bón.
- Sau khi đã áp dụng các cách giảm đau (như uống trà hoặc uống thuốc), hãy ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái để máu lưu thông tốt tới dạ dày và hãy nghe nhạc. Âm nhạc đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau. Và việc bạn cần làm tiếp theo chỉ là đợi cho đến khi cơn đau hoặc chứng khó tiêu biến mất.
- Ăn các loại thực ăn giàu dinh dưỡng và lành mạnh. Bạn có thể ăn thêm quả việt quất, dứa, uống trà bạc hà, trà gừng hay trà mật ong; Uống nhiều nước lọc ở nhiệt độ phòng và uống từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên, nếu buồn nôn, hãy tránh ăn hoa quả tươi, rau và các sản phẩm từ sữa (những thực phẩm này sẽ rất tuyệt vời sau khi bạn phục hồi sức khỏe).
- Dùng túi chườm nóng hoặc một miếng vải nóng để lên bụng cũng có tác dụng giảm đau và giúp ợ hơi.
- Kiểm tra tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc hoặc antibiotics mà bạn đang dùng. Hãy đảm bảo rằng các loại thuốc đó không gây đau dạ dày. Nếu có, hãy đến gặp bác sĩ!
Cảnh bảo[sửa]
- Không di chuyển nhiều vì điều này chỉ làm tình trạng đau dạ dày thêm tồi tệ. Hãy tìm một chỗ yên tĩnh, nằm xuống và nghỉ ngơi.
- Rất nhiều người bị đau dạ dày khi đi du lịch nước ngoài. Hãy chú ý, chỉ uống nước và đánh răng bằng nước uống đóng chai, tránh không dùng đá vì có thể đá được làm từ nước nhiễm bẩn. Không ăn đồ ăn sống như hoa quả gọt vỏ và salat mà có nhiều người chạm tay vào.
- Nhanh chóng gọi cấp cứu nếu bạn bị đau dạ dày do liên quan đến một chấn thương nào đó gần đây hoặc nếu bạn cảm thấy đau và tức ngực.
- Phải đảm bảo rằng bạn không ăn thịt và hải sản chưa nấu chín. Nếu không được nấu chín, các loại vi khuẩn có hại sẽ không bị tiêu diệt và có thể khiến bạn bị ngộ độc thức ăn.
- Nhờ ai đó đưa bạn đi cấp cứu nếu bạn đau đến mức thậm chí không thể ngồi yên hoặc đau đến cuộn người lại. Bạn cũng cần phải đi cấp cứu nếu dạ dày bị sưng hoặc trở nên mềm oặt, hoặc da bạn bị vàng, bạn bị nôn hoặc đi ngoài ra máu, hoặc buồn nôn và bị nôn nhiều ngày liền.[11]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.medicinenet.com/nausea_and_vomiting/page6.htm#what_are_home_remedies_for_nausea_or_vomiting
- ↑ 2,0 2,1 http://www.wisebread.com/12-natural-remedies-for-stomach-pain
- ↑ http://health.howstuffworks.com/wellness/natural-medicine/home-remedies/home-remedies-for-nausea1.htm
- ↑ 4,0 4,1 http://lowerabdominalpainrelief.com/
- ↑ http://www.yourhealthonly.com/2014/01/home-remedy-for-stomach-pain-after.html
- ↑ http://www.webmd.com/heartburn-gerd/indigestion?page=2
- ↑ http://www.care2.com/greenliving/4-ways-to-relieve-indigestionnaturally.html
- ↑ http://health.howstuffworks.com/wellness/natural-medicine/herbal-remedies/cinnamon-herbal-remedies.htm
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/andrew-weil-md/indigestion-natural-remedies-for-relief_b_812458.html
- ↑ http://nccam.nih.gov/health/stress/relaxation.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/abdominal-pain/MY00390/DSECTION=when-to-see-a-doctor