Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa bệnh nướu bằng nguyên liệu tại nhà
Từ VLOS
Bạn có thể điều trị bệnh nướu bằng các nguyên liệu tại nhà. Nguyên liệu tại nhà có thể giúp chữa nhiều vấn đề về nướu khác nhau như viêm nướu, bệnh nha chu cùng nhiều bệnh cần được chăm sóc kỹ khác. Nếu không được điều trị, bệnh nướu có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể. Bạn có thể tự thử một số nguyên liệu để chữa bệnh nướu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bị chảy máu nướu liên tục hoặc lung lay răng, bạn nên đi khám nha sĩ ngay.
Mục lục
Các bước[sửa]
Điều trị bằng nguyên liệu tại nhà[sửa]
-
Giảm
căng
thẳng.
Theo
Viện
Hàn
lâm
Nha
khoa
Mỹ
(AGD),
căng
thẳng
có
thể
ảnh
hưởng
đến
sức
khỏe
răng
miệng.
Người
bị
căng
thẳng
thường
suy
yếu
hệ
miễn
dịch,
do
đó
không
những
khó
chống
chọi
với
vi
khuẩn
gây
bệnh
nha
chu
và
dễ
bị
nhiễm
trùng
nướu
mà
còn
có
nguy
cơ
gặp
một
số
vấn
đề
chung
như
tiểu
đường
hoặc
bệnh
tim
mạch.
- Các nhà nghiên cứu cho biết không phải căng thẳng nào cũng được tạo ra như nhau. Theo các nghiên cứu thực hiện tại ba trường đại học khác nhau ở Mỹ, người tham gia gặp khó khăn về tài chính có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao nhất.[1]
- Pha dung dịch muối biển. Hòa tan một ít muối biển vào cốc nước ấm. Súc dung dịch muối trong miệng 30 giây, sau đó nhổ ra. Lặp lại nhiều lần. Nước muối không những giúp giảm nướu bị sưng và chảy máu mà còn giảm sưng do nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng đã phát triển thành áp xe, bạn cần dùng thuốc kháng sinh. Bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước muối biển 2 lần mỗi ngày.
-
Đắp
túi
trà.
Ủ
túi
trà
trong
nước
sôi
2-3
phút,
sau
đó
lấy
túi
trà
ra
và
để
nguội
cho
đến
khi
thoải
mái
chạm
vào.
Đắp
túi
trà
nguội
trên
vùng
nướu
bị
ảnh
hưởng
và
giữ
trong
5
phút.
Axit
tannic
trong
túi
trà
có
thể
giảm
nhiễm
trùng
nướu
hiệu
quả.
- Đắp trực tiếp túi trà lên nướu thường mang lại hiệu quả hơn so với uống trà. Thêm vào đó, uống quá nhiều trà có thể gây khiếm khuyết cho răng như biến đổi màu răng hoặc răng nhuốm màu trà. Răng có thể đổi màu từ vàng sang nâu và các vết bẩn này rất khó loại bỏ, ngay cả khi đã tẩy sạch chuyên nghiệp.
-
Xoa
mật
ong.
Mật
ong
có
đặc
tính
kháng
khuẩn
và
sát
trùng
tự
nhiên
nhờ
bên
trong
chứa
chất
propolis
nên
bạn
có
thể
dùng
mật
ong
để
chữa
nhiễm
trùng
nướu.
Khi
bạn
đánh
răng,
xoa
một
ít
mật
ong
lên
vùng
nướu
bị
ảnh
hưởng.
- Mật ong chứa hàm lượng đường cao, do đó bạn không nên xoa quá nhiều và cố gắng xoa lên nướu thay vì răng.
- Uống nước ép mạn việt quất. Nước ép mạn việt quất có thể ngăn ngừa vi khuẩn bám dính vào răng. Bạn nên thử uống 120 ml nước ép mạn việt quất không đường mỗi ngày.
-
Pha
hỗn
hợp
chanh.
Pha
hỗn
hợp
từ
nước
cốt
chanh
và
một
ít
muối.
Trộn
đều
và
đắp
hỗn
hợp
lên
răng.
Để
yên
trong
vài
phút,
sau
đó
súc
miệng
bằng
nước
ấm
để
rửa
sạch.
- Chanh là phương pháp giúp điều trị bệnh nướu hiệu quả. Thứ nhất, nhờ tính kháng viêm, chanh rất hữu ích trong điều trị nhiễm trùng nướu. Bên cạnh đó, chanh còn chứa vitamin C giúp chống nhiễm trùng nướu và giảm khuẩn lạc gây pH kiềm cho toàn bộ răng miệng.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Không chỉ có chanh mà còn nhiều thực phẩm giàu vitamin C khác giúp giảm bệnh nướu như cam, nho, ổi, kiwi, xoài, đu đủ, ớt chuông và dâu tây. Vitamin C là chất chống oxy hoá giúp tăng cường và tái tạo hai khu vực dễ bị bệnh nướu ảnh hưởng là mô liên kết và xương.
-
Tăng
cường
tiêu
thụ
vitamin
D.
Vitamin
D
có
tính
kháng
viêm,
do
đó
bạn
nên
đảm
bảo
tiêu
thụ
đầy
đủ
trong
quá
trình
chữa
sưng
nướu
và
ngăn
bệnh
nướu
tái
phát.
Người
lớn
tuổi
nên
đặc
biệt
chú
ý
đến
vitamin
này.
Theo
Viện
Y
tế
Quốc
gia
(Mỹ),
hàm
lượng
vitamin
D
cao
hơn
trong
máu
dường
như
có
thể
giúp
giảm
nguy
cơ
bệnh
nướu
ở
người
từ
50
tuổi
trở
lên.[2]
- Bổ sung Vitamin D bằng cách phơi dưới nắng 15-20 phút 2 lần mỗi tuần và ăn các thực phẩm giàu D như cá hồi, trứng nguyên quả, hạt hướng dương và dầu gan cá tuyết.
- Đánh răng bằng muối nở. Muối nở có thể trung hòa axit trong miệng, nhờ đó giúp giảm nguy cơ sâu răng và bệnh nướu. Thêm vào đó, đây còn là nguyên liệu giúp ngăn ngừa bệnh nướu thay vì điều trị thực sự. Cho một ít muối nở vào nước ấm và trộn đều thành hỗn hợp. Dùng hỗn hợp và bàn chải mềm để đánh răng một cách nhẹ nhàng.
- Bỏ hút thuốc. Thuốc lá làm giảm khả năng chống nhiễm trùng và kìm hãm quá trình chữa lành. Người hút thuốc lá thường mắc bệnh nướu nghiêm trọng hơn, khó khỏi hơn và dễ bị rụng răng hơn người không hút thuốc.[3]
Dùng nguyên liệu mua ngoài tiệm thuốc tây[sửa]
- Dùng Probiotic cho răng miệng. Thuốc ngậm chứa Lactobacillus Reuteri Prodentis - "lợi khuẩn" sống trong ruột - được giới thiệu là giúp điều trị viêm nướu hiệu quả nhờ khả năng khôi phục cân bằng tự nhiên trong miệng sau khi sử dụng các chất khử trùng miệng, nước súc miệng và gel chứa thành phần kháng khuẩn.
- Dùng CoQ10. Co-enzyme Q10 (còn gọi là Ubiquinone) là chất giống vitamin giúp cơ thể chuyển hóa đường và chất béo thành năng lượng. Theo các nghiên cứu ban đầu tại Phòng khám Mayo (Mỹ), uống hay thoa CoQ10 lên da hoặc nướu có thể giúp điều trị viêm nha chu phá hủy.[4]
-
Súc
miệng
bằng
Listerine
hoặc
dạng
thuốc
gốc.
Là
nước
súc
miệng
kê
đơn
đặc
biệt,
Listerine
đã
được
chứng
minh
là
một
trong
những
công
thức
hiệu
quả
nhất
giúp
giảm
mảng
bám
và
viêm
nướu.
[5]
- Bạn nên dùng Listerine để súc miệng trong 30 giây, 2 lần mỗi ngày sau khi đã pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.
- Tinh dầu tạo Listerine có thể gây bỏng rát trong miệng nhưng bạn sẽ dần thích nghi được sau vài ngày sử dụng đều đặn.
- Xịt thuốc lên nướu. Bạn có thể kết hợp xịt thuốc chứa Chlorhexidine (CHX) (chất kháng khuẩn mạnh có đặc tính ức chế mảng bám) trong thói quen chăm sóc răng miệng. Theo một nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi dễ mắc bệnh nha chu, xịt CHX 0,2% mỗi ngày giúp giảm mảng bám tích tụ và viêm nướu.[6]
- Dùng Gengigel. Sản phẩm này chứa axit hyaluronic, một chất tự nhiên được tìm thấy trong các mô liên kết của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra yyaluronate có tính kháng viêm, chống sưng phù và kháng khuẩn, nhờ đó giúp điều trị viêm nướu và viêm nha chu hiệu quả.[7] Dùng Gengigel cho nướu sẽ kích thích sản sinh mô mới khỏe mạnh. Trong các thử nghiệm tại Đại học Rostock (Đức), các nhà khoa học nhận thấy chất này giúp thúc đẩy nhanh gấp đôi quá trình chữa lành mô, tăng cường lưu lượng máu và giảm viêm.[8]
-
Sử
dụng
kem
đánh
răng
dầu
tràm
trà.
Dầu
tràm
trà
có
thể
tiêu
diệt
vi
khuẩn.
Mảng
bám
răng
là
một
loại
vi
khuẩn.
Do
đó,
kem
đánh
răng
dầu
tràm
trà
có
thể
giúp
loại
bỏ
mảng
bám
và
giảm
đau
nướu.
- Bạn cũng có thể thêm một giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng thông thường mỗi khi đánh răng. Nếu sử dụng chiết xuất dầu tràm trà, đảm bảo không được nuốt để tránh các vấn đề kích thích dạ dày như tiêu chảy.[9]
Lời khuyên[sửa]
- Bệnh nướu xảy ra khi mảng bám phát triển trên răng. Mảng bám là chất dính màu trắng chứa vi khuẩn, hình thành khi vi khuẩn hòa lẫn với nước bọt, tinh bột và mảnh vụn từ các thành phần khác trong chế độ ăn. Chăm sóc sức khoẻ miệng là một trong những mối quan tâm chính trên toàn cầu vì vấn đề nhỏ về răng miệng cũng sẽ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng hơn và không thể chữa khỏi. Vì vậy, cách chữa bệnh nướu bằng nguyên liệu tại nhà đã trở thành vấn đề sức khỏe chính yếu trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho mọi người áp dụng các cách đơn giản và hiệu quả để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe miệng.
- Sử dụng nguyên liệu muối-chanh thường khiến răng nhạy cảm hơn trong một khoảng thời gian về sau do nồng độ axit cao trong chanh có thể gây mòn men trên răng, đặc biệt khi bạn chải mạnh lên răng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.knowyourteeth.com/infobites/abc/article/?abc=G&iid=324&aid=1249
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/929.html
- ↑ http://www.webmd.com/oral-health/tc/gum-disease-home-treatment
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/coenzyme-q10/NS_patient-coenzymeq10/DSECTION=evidence
- ↑ http://health.nytimes.com/health/guides/disease/periodontitis/prevention.html
- ↑ http://hera.ugr.es/doi/14978787.pdf
- ↑ http://www.ijdr.in/article.asp?issn=0970-9290;year=2010;volume=21;issue=4;spage=575;epage=578;aulast=Bansal
- ↑ http://www.dailymail.co.uk/health/article-67661/Get-smile-back.html
- ↑ http://healthfree.com/blog/blog/tea-tree-oil-treats-gum-disease-naturally/
- http://www.home-remedies-for-you.com/health-tips/gum-disease-remedies.html
- http://www.dailymail.co.uk/health/article-1241900/Five-best--gum-disease-treatments.html#ixzz2TrZKjACT