Chữa lành phồng rộp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Phồng rộp có thể xuất hiện từ sự ma sát hay những hoạt động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như chạy bộ với một đôi giày không vừa vặn. Bạn cũng có thể bị phồng rộp do cháy nắng hay hình thức bỏng khác. Để chữa phồng rộp, hãy bảo vệ vùng bị thương và thử dùng một số liệu pháp thiên nhiên. Nếu vùng phồng rộp lớn hoặc gây đau đớn, có thể bạn sẽ cần chọc vỡ chỗ phồng. Thực hiện sơ cứu một cách cẩn thận có thể giúp bạn chữa lành phồng rộp trong hầu hết trường hợp.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Bảo vệ Vùng Phồng rộp[sửa]

  1. Đừng đụng đến vết phồng rộp. Nếu không bị vỡ, cố đừng đụng chạm đến chỗ phồng. Sẽ tốt hơn nếu có thể tránh vi khuẩn xâm nhập bằng cách để vết thương tự lành mà không cần làm vỡ nó.
  2. Ngâm vùng bị thương trong nước ấm. Đây là một cách điều trị đơn giản. Dùng chậu hoặc bồn sạch chứa đủ nước ấm để ngâm lút vùng bị phồng rộp (như tay hay bàn chân). Ngâm trong 15 phút. Nước ấm sẽ làm mềm lớp da trên chỗ phồng, giúp vết thương tự khô.[1]
  3. Giảm bớt va chạm bằng da lông chuột chũi (moleskin). Nếu bị phồng rộp ở vị trí chịu áp lực, dưới bàn chân chẳng hạn, bạn nên lót đệm cho vùng này bằng một miếng moleskin. Đó là loại vải cotton mềm, thường có mặt dán. Điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, đồng thời, bảo vệ vết phồng rộp.
    • Cắt một miếng moleskin có kích thước lớn hơn vết phồng của bạn một ít. Cắt bỏ phần giữa để nó có thể bao quanh chỗ phồng như một chiếc bánh donut. Dán vào.
    • Bạn có thể thử dùng những miếng dán khác, chẳng hạn như Blist-O-Ban hay Elastikon.
  4. Để vết thương được thoáng khí. Với hầu hết trường hợp phồng rộp, đặc biệt là những vết nhỏ, thoáng khí giúp vết thương mau lành. Hãy để vết thương được hít thở. Nếu bị phồng ở bàn chân, cần chú ý đừng để bụi bẩn bám vào.[2]
    • Có thể phải đến lúc ngủ bạn mới tháo được băng dán hay bất kỳ hình thức che chắn nào khác. Hãy để chỗ phồng thoáng khí cả đêm khi bạn đang ngủ.

Sử dụng Liệu pháp Thiên nhiên[sửa]

  1. Dùng gel lô hội. Lô hội có nhiều đặc tính giúp chữa lành vết thương, giảm đau và viêm tấy.[3] Hãy dùng gel lô hội để phồng rộp mau lành. Dùng băng y tế che chắn vết thương sau khi bôi.
    • Bạn có thể dùng gel lấy trực tiếp từ cây hoặc mua ở những cửa hàng thực phẩm thiên nhiên.
  2. Làm ướt vết phồng rộp với giấm táo. Giấm táo có có đặc tính chống khuẩn [4] và có thể giúp vết phồng rộp mau lành. Pha nửa cốc giấm với ba muỗng trà tinh dầu thầu dầu.[2] Bôi hỗn hợp này lên vết phồng rộp vài lần trong ngày và che chắn bằng băng y tế.
  3. Thử dùng dầu tràm trà. Dầu tràm trà có đặc tính chống khuẩn và đồng thời, có tác dụng se da. Thấm ướt dầu tràm trà vào bông cotton hoặc gạc. Nhẹ nhàng áp lên vết phồng rộp. Che chắn vết phồng bằng gạc hoặc miếng dán.[5]
  4. Sử dụng túi trà xanh. Trà xanh có đặc tính chống khuẩn và chứa a-xít tannic làm cứng da.[6] Khi làm cứng phần da ở chỗ phông rộp đang bắt đầu lành, vết chai có thể hình thành và nhờ đó, vị trí này không còn dễ bị phồng rộp.
    • Ngâm túi trà xanh vài phút trong nước. Vắt nhẹ để loại bỏ phần nước dư. Chườm túi lên vết phồng rộp trong vài phút.

Chọc vỡ Vết Phồng rộp[sửa]

  1. Xác định sự cần thiết của việc chọc vỡ chỗ phồng rộp. Nếu đó là một vết phồng lớn, gây đau đớn hoặc kích ứng, có thể bạn sẽ muốn chọc vỡ nó. Dù không đụng đến là giải pháp tốt nhất, việc chọc vỡ làm giảm sức ép từ vết phồng rộp có thể giảm đau và kích ứng.
    • Đừng chọc vỡ nếu bị tiểu đường, HIV, ung thư hoặc những tình trạng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng khác.
  2. Rửa tay. Dùng nhiều xà phòng và nước ấm rửa tay để vết phồng không bị nhiễm khuẩn hay bụi bẩn khi chọc vỡ.
  3. Khử trùng kim hoặc kim gim bằng cồn. Bạn cần vật nhọn để chọc thủng vết phồng rộp. Hãy chắc rằng vật đó được làm sạch bằng cách dùng gạc thấm đẫm cồn sát trùng và lau chùi.
  4. Chọc vỡ vết phồng rộp ở vị trí gần mép. Chọn chỗ gần mép vết phồng. Nhẹ nhàng đâm kim hay kim gim vào vết thương. Khi chất lỏng bắt đầu chảy ra, rút kim.
    • Có thể bạn muốn chọc vỡ ở nhiều hơn một vị trí, đặc biệt là với vết phồng rộp lớn. Nhờ đó, giảm áp suất bên trong vết phồng.[7]
  5. Rửa và băng bó vùng bị thương. Dùng gạc sạch lau hết chất lỏng còn sót lại. Khi không còn chất lỏng rỉ ra, hãy nhẹ nhàng rửa vết phồng rộp bằng nước và xà phòng. Che chắn vết phồng bằng gạc và miếng dán.[8]
    • Có thể bạn sẽ cần bôi thuốc kháng sinh trong một hay hai ngày đầu. Ngưng sử dụng khi vết thương bắt đầu ngứa hoặc phát ban.
    • Nếu có một vạt da từ vết phồng, đừng cắt bỏ. Hãy đặt nó nằm phẳng trên vết phồng.
    • Rửa và băng lại mỗi ngày. Nếu vùng đó bị ướt, hãy thay băng của bạn.
    • Tháo băng để vết phồng được thoáng khí vào ban đêm. Băng lại vào buổi sáng nếu vết thương vẫn trong quá trình bình phục để không bị bụi bẩn lọt vào.
  6. Đừng chọc vỡ vết phồng rộp nếu có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Người mắc một số tình trạng y tế nhất định, chẳng hạn như tiểu đường, có rủi ro nhiễm trùng từ vết phồng rộp rất cao. Nếu bị tiểu đường, HIV, ung thư hay bệnh tim, đừng chọc vỡ vết phồng rộp. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị. [9]
  7. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Vết phồng rộp hoàn toàn có khả năng bị nhiễm trùng. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đặt hẹn với bác sĩ ngay lập tức. Một số dấu hiệu nhiễm trùng gồm:[8]
    • Tăng đau hoặc sưng tấy ở vùng bị thương.
    • Vết thương bị đỏ thêm.
    • Da ấm ở vết phồng rộp và xung quanh.
    • Vệt đỏ lan rộng từ vết phồng ra vùng xung quanh.
    • Mủ vàng hoặc xanh rỉ ra từ vết thương.
    • Sốt.

Phòng ngừa Phồng rộp[sửa]

  1. Chọn vớ cẩn thận. Nhiều người bị phồng rộp bởi vớ cọ vào bàn chân. Tình huống này đặc biệt phổ biến ở người chạy bộ. Tránh vớ cotton, loại vớ hút ẩm và dễ khiến bạn bị phồng rộp. Thay vào đó, hãy dùng vớ chất liệu nylon hoặc wricking, những loại không hút ẩm. Chúng thoáng khí hơn và sẽ bảo vệ đôi chân của bạn.[7]
  2. Mua giày vừa vặn. Nhiều trường hợp phồng rộp bắt nguồn từ việc sử dụng giày không hoàn toàn vừa vặn, đặc biệt là giày quá nhỏ. Cỡ giày của bạn có thể thay đổi nửa số trong một ngày. Do đó, hãy thử giày vào thời điểm chân sưng nhất trong ngày để đảm bảo rằng đôi giày đủ rộng và vừa vặn, thoải mái khi mang.[10]
  3. Dùng moleskin để ngăn ngừa phồng rộp. Moleskin có thể được dùng làm đệm lót, bảo vệ vết phồng và đồng thời cũng giúp ngăn ngừa khi bạn dễ bị phồng rộp. Cắt một miếng moleskin nhỏ và dán vào giày hoặc bàn chân ở vị trí dễ bị phồng.[11]
  4. Cho phấn rôm vào vớ. Giảm ma sát ở bàn chân bằng cách sử dụng phấn rôm. Nó hút ẩm, yếu tố có thể dẫn đến phồng rộp.[12]
    • Rắc một ít phấn rôm trong vớ trước khi mang.
  5. Tránh tiếp xúc với những cây gây phồng rộp. Một số loại cây, chẳng hạn như cây sơn và thường xuân, có thể khiến bạn bị nổi rộp phát ban. Nếu cần làm việc với những loại cây này, hãy thận trọng, dùng bao tay, quần dài, áo tà dài và giày.[10]

Cảnh báo[sửa]

  • Lưu ý dấu hiệu nhiễm trùng. Khi nhận thấy chỗ phồng rộp sưng tấy hay đau hơn, hoặc khi bị sốt, ói mửa hay tiêu chảy, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu phồng rộp tái diễn, bạn nên kiểm tra khả năng bị bệnh da bỏng nước hoặc rối loạn gen dẫn đến phồng rộp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này