Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa táo bón mạn tính
Từ VLOS
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, chỉ riêng tại Mỹ có 42 triệu người gặp phải triệu chứng này. Nguyên nhân gây ra táo bón là do phần còn lại của thức ăn di chuyển chậm qua hệ tiêu hóa, làm nước trong phần còn lại của thức ăn được ruột già hấp thụ và dẫn đến phân cứng, khô và nhỏ lại khó trôi ra ngoài hoặc gây đau. Mặc dù khái niệm táo bón mạn tính ở từng người là khác nhau, hầu hết các bác sĩ cho rằng táo bón mạn tính xảy ra khi trong 4-6 tháng chỉ đi vệ sinh ít hơn 3 lần.[1] Nhiều người tìm ra giải pháp lâu dài nhằm cải thiện chứng táo bón mạn tính thông qua điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi chế độ ăn uống[sửa]
-
Uống
nhiều
nước
hơn.
Tình
trạng
thiếu
nước
có
thể
làm
cho
táo
bón
trầm
trọng
thêm
do
tạo
nên
phân
cứng
và
khô.
Khi
phần
còn
lại
của
thức
ăn
đi
qua
ruột
già,
ruột
già
sẽ
hấp
thụ
nước
trong
đó.
Nếu
bạn
uống
đủ
nước,
ruột
già
sẽ
hấp
thụ
nước
trong
phần
còn
lại
của
thức
ăn
ít
hơn,
giúp
cho
phân
mềm
hơn.
- Cố gắng uống tám ly nước mỗi ngày, tương đương 2 lít.[2] Bắt đầu ngày mới bằng hai ly nước ngay sau khi thức dậy, ngay cả trước khi uống cà phê.
- Bạn nên uống nhiều nước hơn khi sinh sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc khi thời tiết nóng. Ngoài ra bạn cũng nên uống nước trong lúc tập thể dục để bù lại lượng nước đã mất trong khi đổ mồ hôi.
- Bạn cũng cần uống nước khi tăng cường hấp thụ chất xơ hằng ngày.
- Nếu mắc bệnh tim hoặc thận và đang điều trị y tế, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc uống nước trước khi tiến hành bất kỳ thay đổi lớn.
-
Tăng
cường
hấp
thụ
chất
xơ.
Chế
độ
ăn
uống
lành
mạnh
bao
gồm
chất
xơ
không
hòa
tan
và
hòa
tan.
Chất
xơ
hòa
tan
giúp
cơ
thể
hấp
thu
nhiều
dưỡng
chất
trong
thực
phẩm
hơn.
Chất
xơ
không
hòa
tan
không
chuyển
hóa
trong
cơ
thể,
nhưng
lại
bổ
sung
chất
xơ
và
nước
vào
trong
phân,
giúp
cho
quá
trình
bài
tiết
trở
nên
nhanh
và
thuận
lợi
hơn.[3]
Người
lớn
cần
ăn
từ
21-38
gram
chất
xơ
hằng
ngày,
tùy
thuộc
vào
độ
tuổi
và
giới
tính.
Phụ
nữ
nên
ăn
21-25
gram
chất
xơ
mỗi
ngày,
còn
phái
nam
là
30-38
gram.[4][5]
- Các nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ hòa tan bao gồm yến mạch, cám yến mạch, táo, quả hạch, đậu lăng và đậu hạt. Nhóm thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm cám lúa mì, các loại hạt, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt, và hầu hết các loại trái cây và rau quả.[6]
- Ăn rau đậu và trái cây họ cam chanh. Ngoài chất xơ ra, các loại thức ăn này giúp vi khuẩn ruột kết phát triển tốt bảo vệ đường ruột. Rau đậu nói riêng là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao trong mỗi khẩu phần.[7]
- Thêm mận vào chế độ ăn uống. Mận là loại trái cây chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan và sorbitol có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.[8]
- Thêm trái cây và rau quả vào bữa ăn. Bạn cần ăn cả vỏ trái cây và củ quả, vì lớp vỏ thường chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Bạn cũng nên ăn toàn bộ trái cây thay vì chỉ uống nước ép có hàm lượng chất xơ ít và nhiều đường.[9]
- Hạn chế thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp. Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt, kem, phô mai, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, và thức ăn chế biến sẵn như là xúc xích và thức ăn đông lạnh. Loại thực phẩm ít chất xơ giàu chất béo này trên thực tế khiến cho táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.[10]
- Tránh ăn vặt. Các loại thực phẩm nhiều béo và đường như bánh quy, bánh ngọt, v.v… cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, vì đường ruột phải cố gắng chuyển hóa toàn bộ calo trong chất béo.[11]
- Điều chỉnh lượng cà-phê-in hấp thụ. Các loại đồ uống có chứa cà-phê-in như cà phê, trà, và xô-đa có tác dụng lợi tiểu và dễ gây nên tình trạng mất nước. Tuy nhiên, các loại đồ uống này cũng thúc đẩy tiêu hóa đường ruột và tăng cường bài tiết. Nói chung, bạn nên hạn chế chỉ uống một cốc đồ uống có chứa cà-phê-in mỗi ngày, tốt nhất là uống vào buổi sáng để kích thích đường ruột.[12]
Thực hiện một số thay đổi khác trong lối sống[sửa]
-
Đi
vệ
sinh
thường
xuyên.
Tập
thói
quen
vào
mỗi
buổi
sáng
theo
giờ
cố
định.
Tích
hợp
hoạt
động
này
vào
thói
quen
buổi
sáng
vì
đây
là
thời
điểm
ruột
kết
hoạt
động
mạnh
nhất.
Ngoài
ra,
nhu
cầu
bài
tiết
thường
tăng
lên
sau
khi
ăn
uống,
vì
thế
bạn
nên
tận
dụng
các
dấu
hiệu
tự
nhiên
này
của
cơ
thể.[13]
- Ăn uống theo giờ giấc cố định để cơ thể điều chỉnh việc đi vệ sinh. Ăn bữa chính theo khung thời gian cố định mỗi ngày để hỗ trợ đường ruột làm việc hiệu quả.[14]
- Quá trình bài tiết hoạt động tăng cường vào buổi sáng, vì thế bạn nên ăn thức ăn có hàm lượng chất xơ cao sau khi thức dậy. Ngoài ra, bạn có thể dùng đồ uống nóng (chẳng hạn như cà phê) vì đồ nóng giúp điều hòa và kích thích bài tiết.[8]
- Đi vệ sinh khi có nhu cầu. Bạn cần lắng nghe cơ thể của mình và không nên phớt lờ tín hiệu thông báo đi vệ sinh chỉ vì muốn chờ cho đến khi về đến nhà hoặc xem cho xong bộ phim. Chuyển động kích thích bài tiết có tên gọi nhu động thường xuất hiện và biến mất, cho nên nếu bạn không giải quyết ngay lập tức thì nhu cầu sẽ không còn nữa. Phân càng nằm lâu trong ruột, bạn sẽ càng khó đi vệ sinh vì nước đã bị hấp thụ hết, khiến cho quá trình bài tiết trở nên đau đớn và khó chịu. [13]
-
Đi
vệ
sinh
đúng
cách.
Tư
thế
ngồi
khi
đi
vệ
sinh
giúp
bạn
kích
thích
đường
ruột,
tuy
rằng
không
có
quy
định
nào
cho
rằng
tư
thế
nào
mới
là
đúng
hoặc
sai.
Tuy
nhiên,
một
số
lời
khuyên
sau
đây
có
thể
giúp
bạn
giải
quyết
nhu
cầu
dễ
dàng
và
ít
đau
đớn
hơn:[15]
- Khi ngồi trên bồn cầu, đặt hai chân lên ghế đẩu. Điều này giúp cho đầu gối cao hơn hông, điều chỉnh vị trí trực tràng thành một góc tạo điều kiện cho phân bài tiết dễ dàng hơn.[14]
- Đưa người ra trước khi đi vệ sinh. Đặt hai tay lên đùi. Tư thế hướng người ra trước giúp trực tràng ở vị trí góc phù hợp.[15]
- Thư giãn và thở sâu. Thả lỏng cơ vòng hậu môn để mở trực tràng và bài tiết phân ra ngoài.[15]
-
Tập
thể
dục.
Nhiều
người
nhận
thấy
sự
cải
thiện
táo
bón
rõ
rệt
khi
họ
bắt
đầu
tập
luyện
hoặc
tăng
cường
thời
gian
tập
thể
dục.
Các
bác
sĩ
cho
rằng
việc
rèn
luyện
giúp
cho
thức
ăn
đi
qua
ruột
già
nhanh
hơn,
khiến
cho
nước
trong
phân
ít
bị
hấp
thụ
lại.
Các
bài
tập
thể
dục
nhịp
điệu
tăng
cường
nhịp
thở
và
nhịp
tim
giúp
kích
thích
cơ
ruột
co
thắt,
một
nhân
tố
đóng
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
bài
tiết
phân
thông
qua
đường
ruột.[14]
- Tập thể dục nhịp điệu tăng cường nhịp tim ít nhất 20-30 phút, 3-4 lần một tuần. Nếu có thể, bạn nên tập luyện hằng ngày, thậm chí chỉ cần đi bộ 15-20 phút. Rèn luyện hằng ngày giúp thúc đẩy quá trình bài tiết hằng ngày vì khi cơ thể hoạt động thì đường ruột cũng như vậy.[12]
- Tích hợp bài tập thể dục nhịp điệu cường độ cao hoặc môn thể thao đơn giản vào thói quen thường ngày nếu bạn đã khởi động trước. Thử một số hoạt động như là chạy, bơi lội, hoặc tham gia các lớp thể dục nhịp điệu.
- Bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bụng cũng có tác dụng kích thích nhóm cơ trong hệ tiêu hóa.[16]
-
Ngủ
đủ
giấc.
Việc
thiếu
ngủ
trong
thời
gian
dài
có
thể
gây
nên
táo
bón
và
tình
trạng
nghiêm
trọng
hơn.[17]
- Cố gắng ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để hồi phục thể lực hoàn toàn. Đường ruột cũng được "ngủ", vì thế sau khi thức dậy, bạn sẽ có thể đi vệ sinh vì đây là thời gian cao điểm!
-
Thư
giãn
tâm
trí.
Căng
thẳng
tinh
thần
có
thể
khiến
cho
cơ
thể
lẫn
đường
ruột
không
được
thư
giãn,
vì
thế
bạn
nên
áp
dụng
một
số
kỹ
thuật
thư
giãn
hằng
ngày.
Các
bác
sĩ
tin
rằng
một
số
mọi
người
không
thể
đi
vệ
sinh
do
cảm
thấy
gấp
gáp
và
căng
thẳng.
Nói
cách
khác,
tình
trạng
căng
thẳng
khiến
cho
táo
bón
trở
nên
trầm
trọng
hơn.[18]
- Tham gia hoạt động thư giãn như là yoga, thiền, bơi lội, v.v… Đọc sách hoặc xem phim để thoát khỏi thực tại.
Dùng thuốc nhuận tràng[sửa]
-
Sử
dụng
tác
nhân
hình
thành
chất
xơ.
Chất
xơ
có
khả
năng
hấp
thụ
nước
trong
đường
ruột
và
làm
cho
phân
mềm,
giúp
ruột
co
thắt
và
đẩy
phân
ra
ngoài.
Tuy
nhiên,
bạn
cần
lưu
ý
nên
tích
hợp
nhiều
chất
xơ
vào
bữa
ăn
trước
khi
dùng
chất
bổ
sung
và
đây
là
cách
tốt
nhất
để
hấp
thụ
chất
xơ.
Bạn
có
thể
sử
dụng
tác
nhân
hình
thành
chất
xơ
bằng
dạng
viên
hoặc
bột
và
trộn
với
240
ml
nước
hoặc
nước
ép
trái
cây.
Làm
theo
hướng
dẫn
trên
nhãn
ghi
và
chỉ
dùng
liều
lượng
theo
khuyến
cáo.
Một
số
tác
dụng
phụ
có
thể
xảy
ra
bao
gồm
đầy
hơi,
đau
bụng
co
thắt,
và
sưng
phù.
Đa
số
mọi
người
thấy
được
kết
quả
trong
vòng
12
tiếng
cho
đến
3
ngày[19]
Một
vài
thuốc
nhuận
trạng
hình
thành
chất
xơ
bao
gồm:
- Psyllium - Psyllium là chất xơ hòa tan dùng để bổ sung chất xơ và kích thích ruột co thắt để thải phân dễ dàng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng psyllium có thể chữa trị táo bón. Bạn có thể mua psyllium trong sản phẩm phổ biến Metamucil. Bạn cần uống ít nhất 240 ml chất lỏng khi dùng psyllium.[20][19]
- Polycarbophil - Polycarbophil, cụ thể là canxi, được một số nghiên cứu chứng minh có thể điều trị táo bón mạn tính.[21][22][23]
- Dùng thuốc nhuận tràng bôi trơn. Với thành phần chính là dầu khoáng, chất bôi trơn hoạt động bằng cách phủ lên bề mặt phân, giúp cho phân giữ nước và di chuyển dễ dàng hơn. Hầu hết mọi người nhận thấy tác dụng trong vòng vài tiếng sau khi sử dụng. Một số nhãn hiệu phổ biến có bán tại quầy thuốc bao gồm Fleet và Zymenol. Chất bôi trơn là một dạng thuốc nhuận tràng đơn giản và có giá cả phải chăng, nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Dầu khoáng trong chất bôi trơn có thể giảm hiệu quả của một số loại thuốc và gây trở ngại trong việc hấp thụ vitamin hòa tan chất béo và chất khoáng trong cơ thể.[1]
-
Dùng
thuốc
nhuận
tràng
làm
mềm.
Được
biết
đến
với
tên
gọi
chất
làm
mềm
phân,
loại
thuốc
nhuận
tràng
này,
chẳng
hạn
như
Colace
và
Docusate,
làm
tăng
lượng
nước
trong
phân
và
do
đó
giúp
phân
mềm
hơn.
Thuốc
này
có
tác
dụng
lâu
hơn
(từ
1
đến
3
ngày)
nhưng
thường
được
sử
dụng
ở
những
người
mới
hồi
phục
sau
phẫu
thuật,
phụ
nữ
mới
sinh,
và
những
người
mắc
bệnh
trĩ.[26]
- Chất làm mềm phân có ở dạng viên nang, viên nén, và dạng lỏng, cũng như được dùng trước khi ngủ. Làm theo hướng dẫn trên nhãn ghi và chỉ dùng liều lượng theo khuyến cáo. Khi dùng thuốc cần phải uống ly nước đầy.
- Đối với chất làm mềm phân dạng lỏng, bạn cần dùng ống nhỏ giọt để xác định liều lượng chuẩn. Tham khảo ý kiến của dược sĩ nếu bạn không biết cách thức sử dụng. Trộn chất lỏng với 120 ml nước ép hoặc sữa để giảm bớt vị đắng và giúp hấp thụ tốt.
-
Dùng
thuốc
nhuận
tràng
thẩm
thấu.
Chất
thẩm
thấu
giúp
phân
giữ
nước
và
tăng
cường
hoạt
động
bài
tiết.
Thuốc
nhuận
tràng
thấm
lọc
bao
gồm
Fleet
Phospho-Soda,
Milk
of
Magnesia,
và
Miralax,
có
tác
dụng
đưa
chất
lỏng
vào
đường
ruột
từ
mô
bao
quanh.
Một
số
tác
dụng
phụ
tiềm
ẩn
bao
gồm
mất
nước,
ợ
hơi,
đau
bụng
co
thắt,
và
mất
cân
bằng
khoáng
chất
trong
cơ
thể.
Người
già
và
những
người
mắc
bệnh
tim
hoặc
thận
cần
hết
sức
cẩn
trọng
khi
uống
thuốc
thẩm
thấu
do
tác
dụng
làm
mất
nước.[1]
- Thuốc thẩm thấu được chế biến ở dạng viên hoặc bột. Ví dụ, Miralax ở dạng bột cần hòa tan trong 120-240 ml nước hoặc nước ép. Thuốc có kèm theo dụng cụ đong để xác định liều lượng phù hợp (17g). Ngoài ra, bạn có thể mua thuốc dạng gói đóng theo liều lượng chính xác và làm theo chỉ dẫn trên chai và chỉ dùng liều lượng theo khuyến cáo.[27][28]
-
Dùng
thuốc
nhuận
tràng
kích
thích.
Loại
thuốc
này
có
tác
dụng
kích
thích
đường
ruột
co
thắt,
di
chuyển
và
đẩy
phân
ra
ngoài
nhanh
chóng.
Bạn
chỉ
nên
dùng
thuốc
nếu
chứng
táo
bón
nghiêm
trọng
và
bạn
cần
phải
chữa
trị
ngay.
Không
nên
dùng
thuốc
nhuận
tràng
kích
thích
hằng
ngày
để
trị
táo
bón
mạn
tính.
Bạn
sẽ
thấy
kết
quả
từ
6
đến
10
tiếng.
Một
số
nhãn
hiệu
phổ
biến
bao
gồm
Ex-Lax,
Dulcolax,
và
Correctol.
Các
thuốc
này
có
tác
dụng
phụ
gây
đau
bụng
co
thắt
và
tiêu
chảy.[29]
- Bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng kích thích ở dạng viên, bột, hoặc chất lỏng hay dạng thuốc đạn trực tràng. Luôn sử dụng thuốc theo hướng dẫn và liều lượng khuyến cáo. Bạn nên uống loại này trước khi đi ngủ. [30]
- Thuốc nhuận tràng kích thích có tác dụng mạnh nhất lên cơ thể.[31] Bạn không nên dùng thường xuyên hoặc hằng ngày vì chúng có thể làm suy yếu khả năng bài tiết của cơ thể. Ngoài ra, thuốc này có thể ngăn chặn khả năng hấp thụ vitamin D và canxi của cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng thuốc nhuận tràng này hơn một tuần.[1]
-
Dùng
thuốc
nhuận
tràng
tự
nhiên
hoặc
thảo
dược.
Hiện
nay
có
một
số
loại
thuốc
trị
táo
bón
có
thành
phần
tự
nhiên
và/hoặc
thảo
dược.
Tuy
nhiên,
bạn
cần
lưu
ý
rằng
có
nhiều
loại
thuốc
không
được
nghiên
cứu
khoa
học
chứng
minh
có
tác
dụng.
Bạn
cần
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
khoa
nhi
trước
khi
cho
con
cái
dùng
thuốc.
Một
số
thuốc
có
thành
phần
tự
nhiên
hoặc
thảo
dược
trị
táo
bón
bao
gồm:
- Lô hội - Nước lô hội hoặc mủ lô hội, chất lỏng màu vàng, có vị đắng chiết xuất từ vỏ lá lô hội, là một chất nhuận tràng hiệu quả và có tác dụng kích thích bài tiết. Tuy nhiên, chất này có thể gây đau bụng co thắt và bác sĩ không khuyến cáo sử dụng để làm thuốc nhuận tràng. [32]
- Baking soda - Là dung dịch bi-các-bô-nát khi hòa với nước, baking soda giúp trị táo bón và giảm đau bụng. Trộn 1 thìa baking soda vào ¼ cốc nước ấm và uống dung dịch.[33] Bạn cũng có thể pha nước tắm bằng baking soda, cho 2 thìa baking soda vào nước rồi ngâm mình khoảng 5-10 phút. Biện pháp này giúp phân mềm hơn.[34]
- Rỉ mật - Trộn 2 thìa rỉ mật vào một cốc nước ấm. Sau đó uống dung dịch. Rỉ mật có hàm lượng magiê cao, giúp kích thích nhu động ruột.[33]
- Nước chanh - Nước chanh có tác dụng thanh lọc đường ruột và tăng cường bài tiết. Cho 1 thìa nước chanh vào một ly nước ấm và thêm một chút muối. Uống dung dịch khi bụng còn đói.[33]
-
Lưu
ý
rằng
các
phương
pháp
điều
trị
không
theo
toa
chỉ
nên
được
áp
dụng
tạm
thời.
Nếu
dùng
thuốc
nhuận
tràng
hơn
1
tuần,
bạn
cần
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ.
Việc
lạm
dụng
thuốc
nhuận
tràng
chỉ
làm
trầm
trọng
căn
bệnh
hơn,
vì
cơ
thể
sẽ
phải
phụ
thuộc
vào
thuốc
nhuận
tràng
thì
mới
bài
tiết
chất
thải
được.[13]
- Không bao giờ sử dụng thuốc nhuận tràng "theo thói quen". Bạn nên tích hợp nhiều chất xơ vào trong bữa ăn của mình.[35]
Tìm hiểu táo bón[sửa]
-
Nhận
thức
rằng
táo
bón
mạn
tính
là
triệu
chứng
phổ
biến
và
do
nhiều
nguyên
nhân
gây
nên.
Tại
Hoa
Kỳ,
táo
bón
mạn
tính
ảnh
hưởng
15%
đến
20%
dân
số
nước
này.
Ngay
cả
những
người
ăn
uống
lành
mạnh,
rèn
luyện
thể
chất,
và
uống
nhiều
nước
vẫn
có
thể
bị
táo
bón
mạn
tính.[36]
- Vấn đề lối sống - Táo bón có liên quan đến nhiều yếu tố thuộc về lối sống và chế độ ăn uống, bao gồm tình trạng uống không đủ nước, thiếu hụt chất xơ, hấp thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa, và không rèn luyện cơ thể, cùng với nhiều nguyên nhân khác.[37][38]
- Căn bệnh hiện tại hoặc mới phát sinh - Một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến đường ruột và táo bón mạn tính, bao gồm ung thư ruột già, giảm hoạt động tuyến giáp, hội chứng kích ứng ruột, bệnh Parkinson, và tiểu đường.[38][1]
- Thuốc - Thuốc có tác dụng phụ gây táo bón bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giảm độ a-xít trong dạ dày chẳng hạn như canxi và nhôm, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc bổ sung chất sắt, và thuốc lợi tiểu cùng với một số loại thuốc khác.[38]
- Lão hóa - Khi con người già đi, họ hay ngồi một chỗ (và ít hoạt động thể chất), ăn ít chất xơ và uống ít nước, tất cả đều góp phần gây nên táo bón mạn tính. Ngoài ra, nhiều thuốc có bán sẵn tại quầy thuốc và được kê toa để trị bệnh phổ biến ở người già, chẳng hạn như đau khớp, đau lưng, và tăng huyết áp có thể gây nên tình trạng táo bón mạn tính.[1]
- Vấn đề tâm lý - Đối với một số người, táo bón mạn tính có liên quan đến một số vấn đề tâm lý, bao gồm trầm cảm, lạm dụng tình dục hoặc thể chất, hoặc trải qua sự mất mát của người thân hay bạn bè, cùng với một số trục trặc liên quan đến cảm xúc khác.[39]
- Chức năng dây thần kinh và cơ bắp trong đường ruột - Trong một số trường hợp, việc thiếu hụt chức năng dây thần kinh và cơ bắp có thể gây nên táo bón. Cụ thể, trong trường hợp rối loạn chức năng sàn chậu (bài tiết loạn đồng vận), cơ bắp khung chậu dưới xung quanh trực tràng không hoạt động bình thường và gây nên táo bón.[5]
-
Lưu
ý
triệu
chứng
của
bản
thân.
Một
số
bác
sĩ
cho
rằng
không
thể
xác
định
táo
bón
mạn
tính
chỉ
bằng
tần
suất
bài
tiết
chất
thải
của
cơ
thể,
mà
nên
căn
cứ
vào
nhiều
triệu
chứng
khác
hay
còn
gọi
là
"tổng
hợp
triệu
chứng."
Các
triệu
chứng
bao
gồm:[40]
- Phân cứng.
- Căng cơ quá mức khi đi vệ sinh.
- Không có cảm giác nhẹ nhõm sau khi đi vệ sinh hoặc cảm giác đại tiện không hết sạch.
- Cảm giác cơ thể không có khả năng bài tiết chất thải.
- Giảm tần suất đi tiêu (ít hơn 3 lần mỗi tuần kéo dài vài tháng)
-
Đi
khám
bác
sĩ.
Nếu
các
biện
pháp
thay
đổi
thói
quen
ăn
uống
và
lối
sống
kể
trên
không
giúp
chữa
trị
táo
bón,
bạn
nên
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
chính
của
mình.
Bạn
cần
tìm
kiếm
sự
chăm
sóc
y
tế
nếu
mắc
táo
bón
mạn
tính
hoặc
mới
phát
hiện
triệu
chứng,
vì
đây
có
thể
là
triệu
chứng
của
một
căn
bệnh
khác
nguy
hiểm
hơn.[38]
- Cung cấp thông tin liên quan đến táo bón cho bác sĩ, bao gồm tần suất đi vệ sinh mỗi tuần, thời gian xuất hiện triệu chứng khó đi tiêu, và danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị mà bạn đã trải qua, bao gồm thuốc nhuận tràng và thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống.
- Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng nhằm phát hiện tổn thương, trĩ, và bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, rồi sau đó là xét nghiệm để sàng lọc bệnh và tình trạng khác. Nếu sau khi tiến hành kiểm tra xét nghiệm và nghiên cứu tiền sử bệnh tật nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ có thể xem xét hình ảnh ruột già và trực tràng để phát hiện các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc nghẽn.
- Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm thêm hoặc giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên điều trị các rối loạn về dạ dày-ruột để đánh giá thêm.
Lời khuyên[sửa]
- Chitosan là chất xơ có thành phần chitin được tìm thấy trong vỏ của động vật biển, chẳng hạn như tôm cua sò hến. Một số công ty có bán chất bổ sung chitosan để điều trị táo bón, nhưng trên thực tế chitosan có thể gây nên táo bón, kèm theo sưng phù và đầy hơi.[41]
- Glucomannan là chất xơ nhuận tràng hòa tan trong nước được gắn mác điều trị táo bón. Tuy nhiên, chất này lại dẫn đến tình trạng táo bón, đầy hơi, và cảm giác khó chịu dạ dày-ruột .[41]
Cảnh báo[sửa]
- Lưu ý rằng táo bón là triệu chứng chứ không phải bệnh. Để khắc phục táo bón mạn tính triệt để, bạn cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục vấn đề hàng đầu cũng như điều trị táo bón.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/constipation/Pages/definition-facts.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/basics/treatment/con-20032773
- ↑ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho Người Mỹ, 2010 Khước từ Liên kết Ngoài. Ấn bản thứ 7. Washington, D.C.: Văn phòng In ấn Chính phủ Hoa Kỳ; 2010 .
- ↑ 5,0 5,1 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/constipation/Pages/eating-diet-nutrition.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983?pg=2
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0924224403001614
- ↑ 8,0 8,1 http://www.breastcancer.org/tips/nutrition/during_treat/side_effects/constipation
- ↑ http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/carbohydrates/fiber/
- ↑ http://www.cancer.org/treatment/survivorshipduringandaftertreatment/nutritionforpeoplewithcancer/low-fiber-foods
- ↑ http://www.webmd.com/women/features/lifestyle-habits?page=2
- ↑ 12,0 12,1 https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_constipation
- ↑ 13,0 13,1 13,2 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/constipation/Pages/treatment.aspx
- ↑ 14,0 14,1 14,2 http://www.uofmhealth.org/medical-services/digestive-and-liver-health/constipation/constipation-frequently-asked-questions
- ↑ 15,0 15,1 15,2 https://www.bladderandbowelfoundation.org/resources/toilet-positions/
- ↑ http://www.everydayhealth.com/digestive-health/exercise-and-constipation.aspx
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3093001/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1774150
- ↑ 19,0 19,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a601104.html
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/psyllium
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/description/drg-20070683
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8161616
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16810464
- ↑ http://www.summitmedicalgroup.com/library/medications/pma_lubricant_laxative_oral/
- ↑ https://umm.edu/health/medical/altmed/condition/constipation
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a601113.html
- ↑ http://www.miralax.com/miralax/faq/index.jspa
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a603032.html
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a601112.html
- ↑ http://www.nhs.uk/medicine-guides/pages/MedicineOverview.aspx?medicine=Dulcolax%20tablets
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/in-depth/laxatives/art-20045906
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/aloe#ixzz3cV6rgmLc
- ↑ 33,0 33,1 33,2 http://justhealthnow.org/common-relief-for-constipation-at-home/
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/constipation_in_children/page7_em.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2780140/
- ↑ https://www.fascrs.org/patients/disease-condition/constipation
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/basics/causes/con-20032773
- ↑ 38,0 38,1 38,2 38,3 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_constipation
- ↑ http://www.calmclinic.com/anxiety/symptoms/constipation
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3206557/
- ↑ 41,0 41,1 https://ods.od.nih.gov/factsheets/WeightLoss-HealthProfessional/