Cách chữa phồng rộp da chân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các vết phồng rộp xuất hiện trên chân của bạn? Nó rất đau – nhẹ thì khó chịu, còn nặng thì làm bạn không đi nổi. Nếu bạn không may bị phồng rộp da chân, hãy làm theo những bước chữa trị sau, chân bạn sẽ lành lặn nhanh chóng!

Các bước[sửa]

Xử lý sớm vết phồng rộp[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến phồng rộp. Vết phồng rộp thường hình thành do cọ xát, hơi nóng, bụi bẩn và hơi ẩm.[1] Những yếu tố này xuất hiện khi đi bộ đường dài, tập thể dục hoặc trượt băng, đặc biệt là khi mang tất hoặc giày không phù hợp. Thường thì chúng cũng xuất hiện khi bạn mang giày mới trong một thời gian dài, do giày mới còn cứng và chưa quen với lớp da chân mềm mại của bạn.
  2. Áp dụng những cách sau để hạn chế bị phồng rộp da chân và không làm nó trở nên nghiêm trọng hơn:
    • Nếu có thể, bạn hãy dành thời gian mang thử giày mới để giày giãn ra theo chân của bạn và để chân bạn được thử nghiệm với việc cọ xát theo cách mới.
    • Không tiếp tục mang những đôi giày không thoải mái khiến cho da bị nóng rát vì chúng có thể chuyển thành vết phồng rộp.
    • Hãy giữ luôn chân khô ráo và thoáng mát.
    • Nếu bạn phải tiếp tục đi lại, hãy dùng miếng dán, băng dính kẽm oxit hoặc băng cá nhân – bất cứ loại nào để giảm hơi nóng và cọ xát lên vùng da có nguy cơ phồng rộp.

Điều trị vết phồng rộp[sửa]

  1. Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng. Thử dùng thêm thuốc mỡ kháng khuẩn.
  2. Để vết phồng rộp tự lành. Làm vỡ hoặc không làm vỡ vết phồng rộp. Bạn phải quyết định để vết phồng rộp tự lành hay bạn muốn chọc vỡ nó. Có một nguyên tắc chung là nếu vết phồng rộp không ảnh hưởng đến việc đi lại của bạn thì bạn nên để nó tự lành.
    • Nếu bạn không thể đợi vết phồng rộp tự lành, bạn có thể xử lý bằng cách làm vỡ nó. Dùng cây kim đã khử trùng với cồn hoặc nước sôi, hoặc dùng kim tiêm y tế đã được khử trùng.
  3. Làm vỡ vết phồng rộp. Cẩn thận chọc cây kim vào một bên của vết phồng để chất dịch trong vết phồng chảy ra. [2]
    • Tuyệt đối không bóc lớp da bị rộp ra khỏi vết phồng vì nó sẽ làm cho vết phồng bị nhiễm trùng.
  4. Sát trùng vùng da phồng rộp. Bôi một ít thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da phồng rộp. Bạn sẽ thấy hơi nhói, đặc biệt là khi dùng thuốc xịt lạnh, nhưng nó sẽ giúp bạn đảm bảo vùng da phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.
  5. Bảo vệ vùng da bị phồng rộp. Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng lên vết thương. Bạn hãy dùng loại ít dính hoặc không dính sát vào vết thương để dễ dàng lấy ra mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành bên dưới.
  6. Để vết phồng rộp tự lành. Tháo miếng băng bảo vệ ra và để vết thương tự khô ngoài không khí.
  7. Không làm vết thương thêm nghiêm trọng. Nếu bạn tiếp tục gây ra vết phồng rộp thì bạn có thể bôi một ít thuốc sát trùng iodine, rồi băng lại bằng gạc y tế và cố định bằng băng keo y tế. Việc này sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, dễ bóc lớp băng bảo vệ, và cũng tránh cho vết phồng rộp bị cọ xát thêm.
    • Tuyệt đối không dùng băng dính thông thường. Nó không phải là loại chuyên dùng để dán lên da và có nguy cơ làm tổn thương vết phồng rộp cũng như vùng da xung quanh. Bạn thử tưởng tượng việc bóc lớp da phồng rộp bằng kềm, chắc chắn sẽ rất đau! Việc dán băng dính thông thường lên vết thương cũng sẽ giống như vậy.
  8. Giữ sạch vết thương. Kiểm tra vết phồng rộp hằng ngày và giữ sạch sẽ, có thể bôi thuốc sát trùng iodine khi cần.

Lời khuyên[sửa]

  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG MANG DÉP TÔNG HOẶC DÉP XỎ NGÓN KHI ĐI BỘ ĐƯỜNG DÀI.
  • Ngâm vết phồng rộp trong bồn nước lạnh. Nó sẽ giúp giảm bỏng rát và cơn đau do vết phồng gây ra. Ngoài ra, nó cũng giúp rửa sạch bụi bẩn hoặc mồ hôi bám trên vết phồng.
  • Đừng cố loại bỏ lớp da dính trên vết phồng rộp. Đó là một lớp bảo vệ tự nhiên cho lớp da bên dưới. Nếu bạn buộc phải bóc lớp da đó ra, hãy dùng kéo hoặc dao nhỏ đã được sát trùng. Tuyệt đối không kéo lớp da đó (nó sẽ chỉ làm bạn đau hơn!).
  • Tinh dầu trà xanh sẽ giúp làm lành vết phồng rộp nhanh chóng.
  • Nha đam cũng rất hiệu quả trong việc làm lành vết phồng rộp. Bôi một ít nha đam lên vùng da phồng rộp, nó sẽ biến mất trong vòng vài ngày đến một tuần.
  • Kem dưỡng da như Nivea có thể làm dịu vết phồng rộp. Cách để làm lành vết phồng rộp nhanh hơn là ngâm chân vào nước muối hoặc tinh dầu trà xanh.
  • Bôi các loại thuốc có chứa benzoyl peroxide lên vết phồng rộp. Chất này có trong các sản phẩm trị mụn và nó giúp làm giảm phồng nước trên da. Bạn có thể thoa nó qua đêm.
  • Không dùng bất kỳ dụng cụ gì chưa sát khuẩn. Nếu không, vết thương sẽ bị nhiễm trùng.
  • Không đi lại quá nhiều khi vết thương chưa lành – vết thương sẽ vẫn còn đau kể cả khi nó bắt đầu lành, nên nếu bạn muốn tiếp tục tập luyện, hãy đợi đến khi nó thật sự lành. Nếu vết thương không làm bạn đau nhưng chưa lành thì bạn cũng đừng vội chơi thể thao ngay. Bạn sẽ tự làm mình bị thương và lại có thêm một vết phồng rộp khác.
  • Không dùng phương pháp xuyên sợi chỉ qua vết phồng rộp. Nó không được khuyên dùng vì không phải là một phương pháp làm khô nước hiệu quả mà còn gây nhiễm trùng nhanh chóng.
  • Một cách khác nữa là bạn có thể mua miếng dán chống phồng rộp đặc biệt để dán lên vết phồng. Miếng dán này đã được tẩm thuốc và sẽ làm khô vết phồng rộp, nên bạn sẽ không cần phải xử lý thêm, nhưng nhiều khi miếng dán loại này cũng không thích hợp để đi lại nhiều và dễ rách hoặc rơi ra, sẽ có nguy cơ làm tổn thương da nếu bị cọ xát.
  • Không mang giày cao gót!
  • Dán băng cá nhân lên vết phồng rộp là việc nhất thiết phải làm.
  • Bôi một ít thuốc ngăn tiết mồ hôi để giảm lượng mồ hôi quanh vết phồng rộp.

Cảnh báo[sửa]

  • Không đốt que diêm để sát trùng các dụng cụ dùng để làm vỡ vết phồng rộp – lửa sẽ oxi hóa lớp vỏ kim loại bên ngoài và lớp muội đen bám trên đó có thể gây nhiễm trùng.
  • Giữ sạch vết thương – rửa vết thương bằng Dettol hoặc dung dịch sát trùng cá nhân tương tự.
  • Nếu vết phồng rộp có máu thì có thể là đã bị tổn thương nghiêm trọng và làm vỡ một vài mạch máu. Thao tác một cách cẩn thận khi muốn làm vỡ vết phồng rộp, trong trường hợp này, khăn giấy cũng có thể gây nhiễm trùng.[3]
  • Nếu vết phồng rộp bị chảy mủ, có mùi hoặc chuyển sang màu đỏ thì có nghĩa là đã bị nhiễm trùng. Bạn nên đi khám bác sĩ.[4]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây