Chiến thắng trong cuộc sống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cuộc sống không phải là trò chơi để bạn có thể thắng hay thua nhưng điều đó không có nghĩa là không có cách để khiến cuộc sống của bạn trở nên viên mãn hơn và làm bạn hài lòng hơn. Điều quan trọng nhất là bạn có thể thay đổi cuộc sống và thái độ sống để mang lại nhiều lợi ích trong lâu dài và không bị phụ thuộc vào những gì cuộc sống mang lại. Chiến thắng cuộc sống thật ra chỉ có nghĩa là học cách làm thế nào để trở nên hài lòng và mãn nguyện, và may mắn thay có các cách để bạn làm được điều đó!

Các bước[sửa]

Có Mối Quan Hệ Liên Nhân Tốt[sửa]

  1. Có chủ đích về những người bạn gặp trong cuộc sống. Những người bạn gặp trong cuộc sống hoặc có thể giúp bạn vượt qua quãng thời gian khó khăn hoặc có thể kéo tinh thần và thể chất bạn xuống thấp. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người có nhóm bạn tốt và bền vững thường hạnh phúc và sống lâu hơn.[1] Chính các kết nối xã hội chứ không phải là tiền bạc hoặc địa vị mới là điều quan trọng. Chỉ kết bạn với những người có thể khiến bạn trở nên tốt nhất.
    • Một số nơi có thể giúp bạn tìm kiếm bạn bè là những sự kiện cộng đồng mà bạn cảm thấy có ý nghĩa: các nhóm hoạt động vì xã hội, cộng đồng tôn giáo, các hoạt động tình nguyện, một lớp học kỹ năng mới. Internet cũng có thể là một địa chỉ hay để làm quen với những người cùng địa vị xã hội và sở thích, và các mạng xã hội sẽ giúp bạn liên lạc với mọi người trên thế giới một cách dễ dàng hơn.
    • Đừng quên những người bạn của bạn. Điều này đặc biệt đúng trong suốt giai đoạn đầu tiên của một mối quan hệ lãng mạn mới. Đảm bảo rằng bạn dành thời gian để duy trì những tình bạn thân thiết (như ra ngoài uống cà phê, hoặc thậm chí chỉ cần gửi họ một bức thư hay email để hỏi thăm tình hình họ như thế nào và để họ biết tình hình của bạn).
    • “Tuyệt giao” với những người bạn xấu. Những người không chịu lắng nghe hoặc chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ, hoặc lừa dối bạn một cách thậm tệ (nói xấu sau lưng, coi thường, hay không ủng hộ bạn) không đáng để bạn dành thời gian với họ. Tốt nhất là đừng để mối quan hệ tiến triển sâu hơn, đơn giản hãy để mối quan hệ này kết thúc. Nhưng nếu những người bạn tồi nhận ra vấn đề, bạn có thể ngồi lại với họ và giải thích tại sao bạn lại quay lưng với tình bạn này.
    • Đánh giá cao những người hiểu bạn. Đây có thể là bạn bè, người thân, đồng nghiệp và tất cả những người đã giúp đỡ bạn trong những lúc khó khăn cũng như cùng bạn tận hưởng những lúc hạnh phúc. Đảm bảo những người mà bạn yêu thương và tin tưởng biết được bạn cảm thấy như thế nào về họ.
  2. Lưu tâm đến quy tắc 30/30/30. Có quan niệm rằng dù bạn làm gì đi nữa thì có 1/3 số người bạn gặp trong cuộc đời sẽ yêu thương bạn không điều kiện; 1/3 số người ghét bạn một cách không biện hộ; và 1/3 còn lại chỉ đơn giản là không quan tâm đến bạn.[2]
    • Rất nhiều người ủng hộ quan điểm này cho rằng: không cần phải lo lắng về 2/3 những người không quan tâm đến bạn. Thay vào đó, tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ bạn có với 1/3 sô người thực sự thích con người bạn.
  3. Nhờ tới giúp đỡ. Sẽ thực sự khó để mọi người biết là bạn đang gặp khó khăn và có thể cần giúp đỡ nhưng bạn đừng nên một mình vật lộn với khó khăn. Thái độ khó hiểu này đặc biệt phổ biến ở văn hóa phương Tây.
    • Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc dù cho chỉ cần giúp một tay để di chuyển chiếc giường, hãy nhờ tới những người bạn tin cậy. Họ thực sự là những người bạn tốt, sẵn sàng giúp đỡ bạn. (Hoặc nếu không, bây giờ bạn sẽ biết họ không phải là những người bạn tốt).
    • Đảm bảo rằng bạn có thể giúp đỡ người khác. Bạn càng trở thành một người hay giúp đỡ mọi người thì bạn bè sẽ càng giúp đỡ bạn.
  4. Không cắt đứt hoàn toàn những mối quan hệ. Điều đó không có nghĩa là bạn nên giữ mối quan hệ với những người tồi, những người làm giảm chất lượng sống của bạn. Mà nó nghĩa là đôi khi, gạt mọi người sang một bên khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn là giữ mối quan hệ bạn bè chừng mực với họ.[3]
    • Không kết giao với hận thù. Kết bạn với nhầm người chắc chắn là không vui vẻ và khó chịu dai dẳng. Nếu ai đó làm bạn khó chịu, hãy để họ biết theo một cách không gây mâu thuẫn. Hãy nói với họ điều gì đó như “Này, tôi cảm thấy thực sự đau lòng/buồn phiền khi bạn làm việc X.”
    • Nhớ rằng bạn có quyền bảo vệ mình khỏi bị tổn thương. Vi dụ: Nếu đồng nghiệp luôn phân biệt chủng tộc hoặc giới tính thì bạn có quyền nói họ hoặc hạn chế tiếp xúc với họ nhiều nhất có thể. Bạn thậm chí có thể đề cập về hành vi của họ với cấp trên nếu cần giúp đỡ.
  5. Chỉ cho phép những mối quan hệ lãng mạn tốt đẹp. Mối quan hệ lãng mạn hết sức quan trọng đối với cuộc sống mãn nguyện của nhiều người, nhưng bạn cần đảm bảo rằng đó là người có thể giúp đỡ và làm cho bạn thấy bạn là người tốt nhất có thể. Nếu không, bạn thực sự không nên kết bạn với họ.
    • Đừng cho rằng bạn có thể thay đổi một ai đó. Nếu bạn đang hẹn hò và tất cả những gì bạn có thể nghĩ là cần thay đổi họ theo ý mình thì bạn nên chia tay. Họ không phù hợp với bạn. Nếu ai đó đối xử không tốt với bạn (hoặc lăng mạ bạn) và nói họ sẽ thay đổi, thì họ sẽ không thể thay đổi và bạn cần nhận ra điều đó.
    • Chấp nhận những rủi ro trong chuyện tình cảm. Hãy hẹn hò với một cô gái dễ thương trong lớp học toán. Nếu cô ấy từ chối thì sao? Bạn đã dũng cảm ngỏ lời với cô ấy và bạn sẽ tìm được người nói lời đồng ý. Bạn càng mạo hiểm trong tình cảm thì bạn càng dễ dàng tìm thấy người phù hợp với mình.
    • Loại trừ những người không tốt ra khỏi cuộc sống của bạn. Người yêu của bạn nên là một ai đó mà bạn tin tưởng, người làm cho bạn cảm thấy bản thân mình rất tốt, giống như bạn là quan trọng (vì bạn vẫn như thế). Cũng cần có sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người, bạn nên tôn trọng họ và họ sẽ tôn trọng lại bạn.
    • Tận hưởng cuộc sống độc thân. Mọi người dành quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm một mối quan hệ, đắm chìm trong mối quan hệ đó và rồi từ bỏ chúng mà không suy nghĩ về những lợi ích của việc độc thân: mong muốn duy nhất của bạn là nghĩ về chính mình, bạn có thể thể tập trung vào bản thân mình thì bạn sẽ dành nhiều thời gian với bạn bè.
  6. Chia sẻ những gì bạn có thể. Cho và nhận lại từ cộng đồng – cho dù đó là thời gian, tiền bạc, hoặc niềm vui – sẽ giúp bạn có một cuộc sống mãn nguyện. Tại sao? Bởi vì bạn sẽ hòa vào cộng đồng. Bởi vì lòng nhân hậu sẽ làm giảm đi những căng thẳng. Và bởi vì từ việc nhận lại từ cộng đồng, bạn sẽ có được niềm vui, lạc quan và một cảm giác làm chủ trong cuộc sống.[4]
    • Thậm chí hãy cho đi những gì bạn có thể dù bạn có rất ít. Có thể là một điều gì đó đơn giản như việc quyên góp khoảng 22.000 hay 120.000 đồng cho Dự án Kickstarter (Dự án Khởi nghiệp) mà bạn nghĩ là quan trọng, hoặc bạn có thể tìm ra cách để quyên góp mà không cần tiền như cho đi thời gian đối với một mục đích mà bạn thấy quan trọng, v.v…
    • Giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Nếu mẹ hoặc chồng bạn làm mọi việc vặt trong nhà, hãy giúp họ mỗi tuần để họ được nhàn hơn. Tìm người trông con cho anh trai hoặc đưa ông nội đi khám.
  7. Đừng so sánh mình với người khác. Luôn có người giỏi hơn bạn, hay hấp dẫn hơn bạn, hoặc là thông minh hơn bạn, hoặc người có nhiều mối quan hệ hơn bạn. So sánh bản thân và cuộc sống với người khác là bạn đang hạ thấp chính mình.[5]
    • Tôn trọng tài năng của người khác mà không cần phải nghĩ việc họ thể hiện như thế nào hoặc họ giỏi hơn bạn nhiều như thế nào. Ví dụ, bạn của bạn vừa nhận được một học bổng danh giá. Bất cứ khi nào bạn nghĩ "Mình thật ngu ngốc, mình sẽ không bao giờ có thể được nhận học bổng đó" hay "Mình sẽ không bao giờ giành được học bổng" thì hãy chuyển suy nghĩ đó thành "Bạn ấy đã học thật chăm chỉ để giành được học bổng" hoặc "Rất nhiều những điều tốt đẹp đã đến với mình và bạn ấy rất cần học bổng đó".
    • Tự nhắc mình rằng người khác hoàn thành một việc gì đó sẽ không làm giảm giá trị hoặc làm bạn hổ thẹn. Trong thực tế, điều đó có thể khích động bạn hành động. Bạn có thể nghĩ "Sharon giành giải thưởng nghệ thuật đó, có nghĩa là nếu mình làm việc thực sự cố gắng thì đôi khi mình cũng có thể giành được giải thưởng.”
  8. Lắng nghe thực sự. Kỹ năng lắng nghe một cách cẩn trọng thường bị đánh giá thấp và bỏ qua. Mọi người khi chuyện trò thường nói lấn át nhau, ai cũng nghĩ về điều mà họ muốn nói, những điều tiếp theo họ muốn làm, vậy nghĩa là họ không thực sự kết nối với người họ đang nói chuyện.
    • Những gì bạn muốn làm là "lắng nghe tích cực". Về cơ bản điều này có nghĩa là bạn đang thực sự lắng nghe người khác mà tâm trí không nghĩ về những điều bạn đang định nói, món gì định nấu cho bữa tối cho dù điều đó đòi hỏi bạn rất nhiều.[6]
    • Nhìn người khác (đừng nhìn chằm chằm, nhưng hãy duy trì giao tiếp bằng mắt). Nếu bạn thấy tâm trí mình xao nhãng trong cuộc trò chuyện, hãy nhờ họ giải thích những điểm bạn chưa hiểu. Bạn có thể thậm chí nói ra điều đó một cách dễ thương: "Mình chỉ nghĩ về câu cuối của cậu, cậu có thể nói lại những gì vừa nói không.”
    • "Đừng" dùng điện thoại khi bạn đang nói chuyện với một người nào đó. Trừ khi bạn đang chờ đợi một cuộc gọi/tin nhắn quan trọng (có ai đó phải vào viện, một lời mời làm việc, đại loại như thế).

Có Quá Trình Phát Triển Hoàn Thiện Bản Thân[sửa]

  1. Hãy tự tin. Sự tự tin cho thấy bạn yên tâm về chính mình. May mắn thay, như nhiều phẩm chất khác, sự tự tin là một kỹ năng có thể học được. Thậm chí nếu bạn không cảm thấy tự tin, bạn càng tập cách để tự tin thì bạn sẽ càng thấy hạnh phúc hơn.[7][8]
    • Sử dụng lời khuyên "giả vờ thành công cho đến khi bạn thành công thực sự”. Có nghĩa rằng về cơ bản bạn lừa bộ não của mình nghĩ là bạn tự tin bởi hành động tự tin. Bắt đầu từ những việc nhỏ (đi những đôi giày cao gót mà trước đây bạn chưa từng dám đi, nói chuyện với một người tình cờ mà bạn nghĩ là hấp dẫn, v.v…) và nổi nóng để yêu cầu tăng lương, hoặc tự mình đến một thành phố mới.
    • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tự tin. Tạo một tư thế uy quyền ít nhất 5 phút mỗi ngày. Một số tư thế uy quyền là: đứng thẳng trong khi bạn đang đi bộ hay ngồi, ngồi theo cách lấn chiếm không gian. Tránh đứng khoanh tay, vì đây thường là một cử chỉ tự vệ. Thay vì khoanh tay bạn hãy đặt tay lên hông.
    • Ngừng suy nghĩ tiêu cực. Đây là một điều quan trọng. Mỗi khi bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân (hoặc người khác), hãy ngăn mình lại và điều chỉnh tư tưởng thành tích cực hoặc trung lập. Ví dụ: nếu bạn nghĩ "Mình sẽ không bao giờ có một mối quan hệ viên mãn" hãy điều chỉnh lại thành "Mình không có một mối quan hệ tốt trong quá khứ nhưng quá khứ chỉ cho biết tương lai nếu mình để như thế, nên không có nghĩa là mình sẽ không bao giờ có một mối quan hệ tốt”. [7]
  2. Duy trì học tập. Bạn không bao giờ muốn ngừng học tập trong suốt cuộc đời. Nó sẽ giữ cho bộ não của bạn nhạy bén, giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer, và sẽ đảm bảo rằng bạn có những điều thú vị để trao đổi với những người khác.[9]
    • Hãy chắc chắn rằng bạn không ngừng học hỏi trong suốt cuộc đời. Điều này không có nghĩa là bạn "cần" học đại học. Đại học không phải dành cho tất cả mọi người. Nhưng bạn nên cố gắng học về những gì đang xảy ra trên thế giới: những tiến bộ trong khoa học, y học, chính trị, nghệ thuật, và nhiều hơn nữa.
    • Tự giáo dục là một cách tuyệt vời để học hỏi những điều mới. Điều đó có thể có nghĩa là bất cứ điều gì từ việc đan len đến một ngoại ngữ hay thiên văn học. Thư viện và internet (miễn là bạn chắc chắn rằng đó là một nguồn đáng tin) là nguồn tài nguyên tuyệt vời để tự học. Xã hội cũng có thể tổ chức các lớp học miễn phí hoặc bài giảng về các chủ đề khác nhau.
    • Hãy nhớ rằng việc học có nhiều kiểu. Tức là học thương mại tại một trường thương mại hoặc hay học nghề cũng quan trọng như học trong nhóm các trường Ivy League. (Thành thật mà nói, đôi khi nó còn quan trọng hơn). Biết cách làm thế nào để trả tiền thuế, vay tiền, và điều hướng giao thông công cộng là tất cả các kiến thức quan trọng.
  3. Học từ những khó khăn. Dù thành công thế nào đi nữa, khỏe mạnh thế nào đi nữa, làm hay không làm gì đi nữa thì bạn vẫn sẽ có quãng thời gian khó khăn. Đôi khi, những điều đó sẽ do lỗi của bạn, nhưng đôi khi không. Cách bạn phản ứng với chúng sẽ quyết định khả năng của bạn để thành công trong cuộc sống.
    • Đừng sợ phạm sai lầm, vì nó sẽ khiến bạn lo lắng nhiều hơn về cuộc sống. Sai lầm dường như giống những thất bại nặng nề, chứ không phải là cơ hội học tập. Khi bạn mắc một sai lầm hãy tự hỏi bạn đã học được gì từ sai lầm ấy, bạn sẽ làm gì khác lần sau, và làm thế nào mà mọi thứ lại sai?
    • Hãy để ý đến công việc tồi tệ nhất của bạn. Đây thường là những việc dạy cho bạn những thứ như làm thế nào để sắp xếp nhiều việc cùng một lúc, làm thế nào để ứng phó với những con người khó tính (kể cả sếp bạn) và làm thế nào để khẳng định nhu cầu và ranh giới của riêng bạn.
    • Việc chia tay cũng là cơ hội học tập tuyệt vời. Chúng dạy bạn những gì bạn làm. Đây là những kỹ năng mà bạn sẽ cần cho cuộc sống của bạn.
  4. Hãy thử một điều gì đó mới mẻ. Cũng như việc luôn luôn học hỏi, bạn nên cố gắng duy trì thử làm những điều mới. Cho dù đây là một điều gì đó dữ dội như nhảy dù hoặc leo núi, hay một điều gì đó giống như làm vườn hoặc thêu thùa, bạn sẽ được giữ cho bộ não nhay bén và chính mình không bị trì trệ.
    • Hãy ra khỏi vùng an nhàn của bạn. Trong suốt cuộc đời, bạn sẽ rơi vào những tình huống hoàn toàn không hề thoải mái và thường bạn không đặt mình vào hoàn cảnh đó nhưng bạn cũng nên tạo cơ hội đối với loại trải nghiệm này. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tự tin và khả năng để đối phó với những bất trắc của cuộc sống.[10]
    • Hãy nhớ rằng mọi người quan tâm về bản thân họ nhiều hơn là về bạn. Ngay cả khi bạn nghĩ mọi ánh mắt đang đổ về phía mình thì có nhiều khả năng họ vẫn đang nghĩ về bản thân hơn là phán xét bạn.
    • Thực hiện các bước nhỏ để có kết quả tốt hơn. Nếu bạn bị hội chứng sợ đám đông, ví dụ, bước đơn giản bạn có thể làm là nói chuyện với một người lạ, hoặc gọi điện thoại với người mà bạn thấy lo âu mỗi tuần. Cuối cùng, bạn có thể tự mình đi đến một cuộc hẹn hoặc tiếp xúc với mọi người một cách thường xuyên.
    • Hãy cố gắng làm một điều gì đó thúc đẩy bạn mỗi ngày, ngay cả khi nó là một điều đơn giản. Bạn sẽ bắt đầu đạt được kết quả tốt hơn và đương đầu tốt hơn trước những tình huống có khả năng làm bạn nản lòng. Cuối cùng, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với chúng.
  5. Đối mặt với vấn đề. Một phần của chiến thắng cuộc sống và có sự hài lòng, mãn nguyện là đối mặt với nhiều thách thức khó khăn hơn điều mà cuộc sống mang lại. Từ bỏ hoặc bỏ qua vấn đề này sẽ làm gây ra bất lợi cho bạn trong thời gian dài và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân và về cuộc sống.
    • Sử dụng từ chỉ hành động. Điều này có nghĩa là điều chỉnh vấn đề tiềm tàng từ "Tôi không biết làm thế nào để làm điều đó" hoặc "Tôi quá sợ hãi để làm điều này" thành "Tôi sẽ học cách làm thế nào để làm điều đó" và "Mặc dù có thể lo lắng, nhưng tôi biết tôi có thể làm điều này". Bạn sẽ thực sự thay đổi hệ thống não bộ của bạn từ tiêu cực thành tích cực.
    • Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể luôn vượt qua được những trở ngại. Gợi lại tất cả những lần gặp phải khó khăn lớn. Hãy nhớ làm thế nào mà tất cả mọi thứ cuối cùng cũng kết thúc ngay cả theo một cách bất ngờ nhất. Khi bạn phiền muộn về điều gì đó, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ vượt qua được điều đó.
    • Hãy xem xét xem liệu vấn đề của bạn có đáng để bạn hao tổn tâm trí không. Rất nhiều lần, những điều bạn lo lắng không phải là những thứ quan trọng trong cuộc đời. Ví dụ: giả sử bạn đang lo lắng về việc gọi điện thoại cho mọi người. Hãy tự hỏi mình tại sao bạn đang lo lắng. Khi bạn nhận ra rằng không có lý do để lo lắng, nhắc nhở mình rằng bạn cảm thấy lo lắng trước khi phải gọi điện thoại.
  6. Tìm một nghề nghiệp bạn thấy mãn nguyện. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tìm một công việc mà bạn yêu thích, thậm chí nếu đó là một công việc phải xuất hiện theo cách khác thường (ví dụ: bạn muốn trở thành một diễn viên, và cuối cùng bạn làm quản lý một nhà hát trong giai đoạn nhiều rủi ro). Đôi khi điều này là không thể, nhưng vẫn có thể tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc mà bạn sẽ không nhất thiết phải tận hưởng.[11]
    • Thay đổi quan điểm của bạn về công việc. Lập một danh sách tất cả những điều tốt đẹp về công việc của bạn (đồng nghiệp mà bạn yêu mến, tạo một sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người, có tiền để có thể mua được ngôi nhà bạn đã luôn luôn mơ ước được sở hữu).
    • Sắp xếp lại các nhiệm vụ nếu chúng trở nên đơn điệu. Có lịch trình khác nhau mỗi ngày, theo đó bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất vào buổi sáng và những nhiệm vụ ít quan trọng hơn vào buổi chiều.
    • Đi nghỉ khi họ cho phép. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không nên nghỉ phép, bởi vì có một kỳ nghỉ sẽ tiếp sinh lực cho bạn và cho phép bạn cảm thấy tốt hơn về công việc và ứng phó với những bực dọc nhỏ dễ dàng hơn.
    • Đi bộ hoặc đạp xe đến nơi làm việc, hoặc đi bộ trong giờ nghỉ trưa. Hoạt động thể chất có thể giảm bớt sự mệt mỏi của não và giúp bạn cảm thấy tốt hơn về công việc của mình.

Duy Trì Sức Khỏe Của Bạn[sửa]

  1. Nuôi dưỡng lòng biết ơn. Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giành chiến thắng trong cuộc sống và sống một cuộc sống mà bạn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn. Ngay cả khi mọi việc không diễn ra tốt đẹp thì hãy nhớ rằng chúng vẫn tốt đẹp sẽ như vậy trong tương lai.[12][13]
    • Lòng biết ơn khẳng định rằng có những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cho dù không phải tất cả mọi thứ là tốt. Cuộc sống không hoàn hảo, nhưng không ai có một cuộc sống mà mọi thứ đều tốt (do đó, đừng lặp lại lối nói có phần ma mãnh đó cho chính mình). Ví dụ: tưởng tượng rằng bố của bạn vừa qua đời. Bây giờ bạn có mọi quyền để được buồn, nhưng thay vì tập trung vào sự ra đi của bố mình, bạn hãy tập trung vào những gì bạn đã biết ơn (tức là những thứ như cơ hội để được ở bên ông khi ông qua đời, thực tế là bạn có nhiều thời gian với ông như bạn đã làm, v.v…).
    • Giữ một cuốn nhật ký tỏ lòng biết ơn. Ghi lại tất cả những điều nhỏ đã xảy ra vào mỗi ngày mà bạn biết ơn. Chúng có thể đơn giản như một người nào đó giúp đỡ ở cửa hàng tạp hóa hoặc một tin nhắn từ một người bạn. Điều này sẽ nhắc nhở bạn những gì bạn cần phải biết ơn.
    • Nó có nghĩa là bạn phải từ bỏ suy nghĩ "vạn sự tại thiên": khi mọi việc ổn thỏa thì đó là do bạn, còn nếu mọi thứ đổ bể thì đó là tại khách quan. Nuôi dưỡng lòng biết ơn có nghĩa là thừa nhận những cơ hội và giúp đỡ mà người khác đã trao cho bạn. (Ví dụ: tôi đã vào đại học nhờ công việc vất vả của mình, nhưng cũng bởi vì giáo viên của tôi đã viết một lá thư giới thiệu tuyệt vời, và bố mẹ đã cho tôi cơ hội.)
  2. Thực hành chánh niệm. Chánh niệm có thể hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm và lo âu, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ, giúp bạn tập trung, và giúp tạo ra sự ổn định cảm xúc tốt hơn. Thực hành chánh niệm về cơ bản có nghĩa là trải qua từng thời điểm mà không phán xét.[14]
    • Thiền là một cách tuyệt vời để bắt đầu với chánh niệm. Với 15 phút mỗi ngày ngồi yên lặng ở đâu đó (vì để đạt kết quả tốt hơn, bạn có thể ngồi thiền trên xe buýt, tại văn phòng của bác sĩ, trong khi rửa bát). Hít thở sâu và khi thở, nói "hít vào, thở ra". Bất kỳ suy nghĩ nào xuất hiện, hãy để chúng lơ lửng trên bề mặt của tâm trí bạn và không phản ứng với chúng. Nếu bạn bị phân tâm, hãy tập trung vào hơi thở của mình.
    • Thực hành điều đó trong khi bạn đang đi dạo. Thay vì sử dụng thời gian đó để ám ảnh về tất cả mọi thứ, hãy chú ý đến những cây cối và màu sắc của bầu trời, gió, nhiệt độ. Không được gán giá trị đánh giá cho mọi điều (tức là "bầu trời đẹp", "gió lạnh", "con chó khó chịu"), nhưng chỉ đơn giản là chú ý đến chúng.
    • Bạn cũng có thể thực hành chánh niệm trong khi ăn. Chú ý những gì bạn đang ăn: các kết cấu (mịn, giòn, dai), hương vị (mặn? ngọt? cay?), nhiệt độ (nóng, lạnh). Một lần nữa, tránh gán đánh giá giá trị (tốt, hay xấu, v.v…). Cố gắng tránh các trò tiêu khiển, chẳng hạn như xem ti vi hay đọc sách trong khi bạn ăn.
  3. Làm chủ chính mình và những hành động của mình. Bạn phải nhớ rằng cuộc sống là một loạt các lựa chọn. Bạn có thể chọn cách hành động và phản ứng và bạn cần phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn đó, hơn là hành động như thể tất cả mọi thứ sẽ đến với bạn.[15]
    • Hãy lựa chọn để phản ứng một cách tích cực. Có nghĩa rằng khi bạn của bạn nói xấu sau lưng bạn, đừng gây hấn thụ động đối với cô ấy. Thay vào đó, hãy đối mặt với cô ấy về những gì cô ấy nói (nói một điều gì đó đại loại "Mọi người nói với tớ là cậu đã nói x, y, z và về tớ và tớ muốn biết điều gì khiến mọi người nói như thế). Dùng những cảm giác tổn thương này và giận dữ một cách tích cực.
    • Bạn cũng có thể chọn cách buồn bã về những gì mình đang giải quyết trong cuộc sống, hoặc có thể chọn cách đối phó với chúng, hay tiếp nhận những điều mới. Có nghĩa là, ví dụ, nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, thay vì nói "tại sao lại là tôi?" bạn hãy tìm ra cách để áp dụng điều trên một cách có tính xây dựng. Ví dụ, bạn để điều đó khích động bản thân luôn sống một cuộc sống bạn muốn, nói những điều bạn đã rất sợ phải nói, v.v…
  4. Ăn các thực phẩm lành mạnh. Thiết lập thói quen ăn uống tốt có thể cải thiện tâm trạng của bạn, làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và về cuộc sống của mình. Tìm cảm giác cân bằng giữa ăn uống lành mạnh và theo ý muốn (như đường, các sản phẩm đã qua chế biến) và bạn sẽ thấy một sự cải thiện đối với sức khỏe và cuộc sống của bạn.
    • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Lượng tối thiểu bạn cần mỗi ngày là 5 phần ăn (ăn rau nhiều hơn ăn hoa quả). Một số thực phẩm hàng đầu là: dưa hấu, bơ, quả mâm xôi, bông cải xanh, hành tây, quả việt quất, cải xoăn, rau cải, khoai lang. Rau củ có lá màu đậm và sặc sỡ (như ớt đỏ, cải cầu vồng, v.v…) đặc biệt giàu dinh dưỡng và nên ăn nhiều![16]
    • Bổ sung đủ chất đạm, vì chất đạm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp kéo dài năng lượng, và giúp thỏa mãn cơn đói của bạn tốt hơn. Nên ăn thịt nạc hơn là thịt mỡ, và đảm bảo bạn sẽ ăn cá (đặc biệt là cá hồi), thịt gia cầm, trứng, đậu nành, đậu, và các loại hạt. Dường như bạn sẽ thua cuộc nếu không ăn cá hồi.
    • Bổ sung đúng loại carbohydrate, vì chúng sẽ cung cấp năng lượng mà bạn cần trong suốt cả ngày. Bạn cần ăn các thực phẩm chứa carbohydrate giàu dinh dưỡng như cây diệm mạch, yến mạch, gạo lứt, lúa mì để giành chiến thắng trong cuộc sống.
    • Tránh ăn nhiều đường, muối, hay thực phẩm đã qua chế biến. Đặc biệt là đường, vì nó gây ra sự tăng giảm lượng máu trong cơ thể- và dường như có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe và cân nặng.[17]
  5. Tạo lập thói quen về thể chất lành mạnh. Có rất nhiều điều bạn có thể làm trong cuộc sống để được khỏe mạnh, điều làm cho bạn thấy thỏa mãn và hài lòng hơn. Các vấn đề về sức khỏe có thể chiếm của bạn rất nhiều thời gian và lo lắng thường khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn bằng những thói quen không lành mạnh.
    • Uống đủ nước. Nước chiếm một phần rất lớn của cơ thể và mất nước có thể khiến bạn nhức đầu, khó hoạt động và buồn ngủ. Cố gắng uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.[18]
    • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây ra vấn đề sức khỏe, cả về tinh thần lẫn thể chất, tồi tệ hơn, nó có thể làm cho bạn làm việc kém hiệu quả và không khỏe mạnh. Đi ngủ trước nửa đêm, tắt tất cả các thiết bị điện 30 phút trước khi đi ngủ, và đặt báo thức. Cơ thể của bạn sẽ phải cảm ơn bạn.
    • Tập thể dục mỗi ngày. Tập thể dục làm giảm bớt lượng hóa chất trong não, điều làm cho bạn thấy vui vẻ hơn để tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn, cơ thể bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, và bạn sẽ thấy hài lòng hơn. Tập thể dục không có nghĩa là bạn phải đi đến phòng tập. Hãy khám phá những gì bạn thích làm. Đi bộ 30 đi bộ mỗi ngày, bật nhạc và khiêu vũ, hoặc tập yoga nhẹ nhàng.[19]
  6. Chăm sóc bản thân. Hạnh phúc và thành công của bạn trong cuộc sống phụ thuộc vào một điều duy nhất: đó là bạn. Bạn cần phải chăm sóc bản thân để cảm thấy yêu cuộc sống và chính mình.
    • Có nghĩa là bạn hãy nuông chiều bản thân. Tự mua cuối sách mà bạn muốn mua, tắm lâu với nhiều sữa tắm, ăn một miếng bánh sô cô la (hoặc hai!) hay đến làng bên chơi vào cuối tuần! Đôi khi hãy để bạn thiết đãi chính bản thân mình.
    • Hãy nhớ rằng đừng đặt mình lên trên hết. Trở nên vị tha có thể là điều tuyệt vời, nhưng đừng để hạnh phúc của bạn đến mức tan biến. Đôi khi sẽ không sao nếu đặt bản thân lên trên (bạn không cần phải luôn luôn nấu bữa tối, hoặc làm tất cả các dự án tại nơi làm việc).
    • Học cách nói "không". Bạn không làm điều gì đó mà mình không muốn (thường là thế). Một người bạn mời tham dự bữa tiệc với họ và bạn không muốn, hãy nói "không", hay thậm chí là "có lẽ để lần sau nhé". Em gái bạn muốn bạn trông trẻ hay mè nheo; bạn không phải làm điều đó. Thậm chí (và đặc biệt) nếu họ cố làm bạn thấy ngại.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy có niềm đam mê đối với tất cả mọi thứ bạn làm. Khi bạn bộc lộ niềm đam mê và thể hiện qua hành động; hành động của bạn truyền và thúc đẩy điều đó, vì thế hãy khiến bạn như một nhà lãnh đạo hơn là giống như “trẻ con bắt chước bằng cách quan sát”
  • Đừng sợ chính mình. Hãy tự tin và đừng e dè.
  • Ngày hôm qua đã trôi qua và bị quên lãng, hãy tập trung vào ngày mai bằng cách xây dựng một nền tảng vững mạnh ngày hôm nay. Cuộc sống giống như một trang của một cuốn sách, bạn không thể thay đổi những gì đã được viết, nhưng bạn luôn có thể làm cho mỗi trang trở nên TỐT HƠN.
  • Không phải ai cũng giống bạn. Bạn cần phải học cách chấp nhận điều đó và tán thành với một số người chỉ đơn giản là không được quan tâm mà thôi. Những người khác cũng sẽ làm giống như bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhiều người nghĩ rằng nếu họ cố gắng một điều gì đó và điều đó không mang lại hiệu quả ngay lập tức, thì có nghĩa là nó sẽ không bao giờ có hiệu quả. Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn thực sự muốn thay đổi cuộc sống của bạn, bạn cần phải đặt toàn bộ "TÂM TRÍ" của bạn vào đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/adult-health/in-depth/friendships/art-20044860
  2. http://www.jamesaltucher.com/2014/03/the-ultimate-cheat-sheet-for-dealing-with-haters/
  3. http://www.webmd.com/balance/guide/choosing-to-be-happy?page=2
  4. https://students.ucsd.edu/student-life/involvement/community/reasons.html
  5. http://www.psychologytoday.com/blog/the-creative-imperative/201108/killing-yourself-comparison
  6. http://www.institute.nhs.uk/quality_and_service_improvement_tools/quality_and_service_improvement_tools/listening_-_importance_of_this_skill.html
  7. 7,0 7,1 http://www.sciencedaily.com/releases/2010/08/100802165441.htm
  8. http://www.pickthebrain.com/blog/fake-it-till-you-make-it-10-ways-to-feel-confident-even-when-you-aren%E2%80%99t/
  9. http://www.psychologytoday.com/blog/media-spotlight/201210/can-lifelong-learning-help-we-age
  10. http://tinybuddha.com/blog/how-stepping-outside-your-comfort-zone-can-help-reduce-anxiety/
  11. http://www.oprah.com/money/How-to-Make-Your-Job-Better
  12. http://www.umassd.edu/counseling/forparents/reccomendedreadings/theimportanceofgratitude/
  13. http://greatergood.berkeley.edu/article/item/why_gratitude_is_good
  14. http://www.apa.org/monitor/2012/07-08/ce-corner.aspx
  15. http://breakingmuscle.com/oped/monthly-oped-how-to-stop-sucking-at-life-and-win-at-everything
  16. http://health.usnews.com/health-news/diet-fitness/diet/slideshows/use-these-8-foods-to-help-you-lose-weight
  17. http://www.helpguide.org/life/healthy_eating_diet.htm
  18. http://www.mayoclinic.com/health/water/NU00283
  19. http://www.cdc.gov/physicalactivity/everyone/health/#ImproveMentalHealth

Liên kết đến đây