Chia tay với người yêu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chia tay một người mà bạn từng yêu là điều không hề dễ dàng. WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách để làm điều này, nhưng trước hết bạn phải cam đoan đây thật sự là điều bạn muốn.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị tâm lý[sửa]

  1. Chắc rằng bạn thật sự muốn kết thúc vĩnh viễn mối quan hệ. Đừng bao giờ chia tay ai đó trừ khi bạn cảm thấy ổn với viễn cảnh cả hai sẽ không bao giờ quay lại.[1] Cho dù sau đó bạn đổi ý và đồng ý quay lại với họ thì bạn cũng đã khắc một vết sẹo không bao giờ mờ đi lên mối quan hệ đó.
  2. Bạn nên biết rằng người đó có thể quá đau buồn và không thể làm bạn với bạn, ít nhất là thời gian đầu. Chia tay là một chuyện rất buồn với bất cứ ai trong mối quan hệ. Vì thế đừng mong chờ việc cả hai nhanh chóng trở thành bạn ngay sau khi chia tay.
  3. Tránh việc chia tay vì những lý do sai lầm. Bạn phải suy nghĩ kỹ xem liệu tình cảm này có đáng bị chấm dứt không.[2]Không chỉ suy nghĩ về tương lai của bạn, hãy suy nghĩ cho tương lai của người ấy.
    • Đừng bao giờ ngại chuyện chia tay ai đó vì bạn sợ trở nên độc thân. Cách duy nhất để bạn có thể tìm được một người thích hợp là thoát ra khỏi chuyện này và trở thành chính mình.
    • Bạn cũng đừng bao giờ né tránh chuyện chia tay vì sợ làm tổn thương cảm giác của người ấy. Chia tay có thể rất đáng sợ, nhưng tiếp tục ở bên cạnh người mà bạn không còn yêu còn tệ hơn.[3]
    • Đừng đề nghị "tạm dừng." Trạng thái tạm dừng này thường chỉ là giai đoạn chuyển tiếp trước khi chia tay hoàn toàn; nếu bạn cảm thấy mình cần tạm cắt đứt với người ấy thì có nghĩa là bạn thật sự muốn chia tay nhưng lại sợ việc chỉ có một mình. Thay vì đề nghị tạm dừng, đợi cho đến khi bạn đã sẵn sàng hãy đặt một cái kết thật sự cho mối quan hệ đó.
  4. Thực hiện những thay đổi cần thiết. Nếu các bạn sống chung thì cần phải quyết định xem ai đi, ai ở (dĩ nhiên đây là chủ đề cần thảo luận). Nếu bạn muốn người ấy dọn đi thì phải cho họ thời gian rộng rãi để tìm nơi ở khác, trong thời gian đó bạn cũng nên dọn đi đâu đó ở tạm.
    • Hỏi bố mẹ hay bạn thân xem bạn có thể tá túc vài ngày không, hoặc bạn có thể thuê phòng khách sạn để ở.
    • Nếu cả hai không sống chung nhưng lại gặp nhau hằng ngày ở trường hay nơi làm việc, lúc này bạn cần cân nhắc xem có cần thiết phải điều chỉnh lại lịch học/công việc hay không. Nếu bạn cho rằng tiếp tục nhìn thấy nhau một cách đều đặn như vậy sẽ rất khó để vượt qua thì hãy cân nhắc về việc thay đổi công việc hay đăng ký lại lịch học để không phải thường xuyên tiếp xúc với người đó.

Nói lời chia tay[sửa]

  1. Chọn lúc thích hợp. Không hề có thời điểm gọi là hoàn hảo để chia tay người mình yêu, nhưng có những tình huống nhất định mà bạn chắc chắn cần phải tránh. Những thời điểm đó bao gồm:
    • Khi nửa kia của bạn đang gặp khủng hoảng cá nhân như người thân mất đi, mất việc làm hay biết mình bị bệnh. Nếu anh ấy hay cô ấy đang ở tâm của cuộc khủng hoảng, không nên nói chia tay lúc này để tránh gieo thêm nỗi đau cho họ.
    • Khi hai bạn đang cãi nhau kịch liệt. Đừng bao giờ kết thúc một mối quan hệ trong khoảnh khắc nóng giận; bạn có thể chấm dứt mọi thứ bằng những lời lẽ khó nghe, để rồi sau đó phải hối hận về quyết định của mình sau khi mọi việc lắng xuống.
    • Trước mặt những người khác. Nếu bạn quyết định chia tay với anh ta hay cô ấy ở nơi công cộng, ít nhất hãy tìm một chiếc bàn yên tĩnh hay một góc nào đó để nói chuyện. Nên nhớ rằng một trong hai hoặc cả hai sẽ trở nên rất xúc động và cần sự riêng tư.
    • Không nhắn tin, gửi mail hay gọi điện thoại. Nếu bạn thật sự yêu người ấy thì cần phải mặt đối mặt để nói rõ chuyện này.
      • Trường hợp duy nhất có thể chấp nhận là cả hai đang yêu xa và gặp mặt trực tiếp là điều không thực tế. Cho dù như thế bạn vẫn phải cố gắng trò chuyện video hay gọi điện thoại chứ đừng nên sử dụng những cách vô tình như gửi tin nhắn hay email.
  2. Chuẩn bị tư tưởng cho người ấy. Nói cách khác bạn không nên làm họ ngỡ ngàng bằng cách đột nhiên nói chia tay giữa cuộc trò chuyện hay trong lúc người đó đang bận làm việc khác.
    • Kéo người ấy ra ngoài và nói "Em có chuyện muốn nói với anh," hay "Anh nghĩ là chúng ta cần nói chuyện."
    • Bạn nên gửi một tin nhắn hoặc email đề nghị nói chuyện với người ấy trước khi gặp nhau. Điều này sẽ cho họ thời gian rộng rãi để chuẩn bị tâm lý cho một cuộc đối thoại quan trọng. Chúng ta không chia tay nửa kia qua tin nhắn, chúng ta chỉ cho anh ta/cô ấy biết một cuộc nói chuyện nghiêm túc sắp sửa diễn ra.
  3. Sử dụng mệnh đề “Tôi”. Những câu nói đó sẽ tránh được cảm giác của sự chỉ trích một cách hiệu quả và thể hiện quan điểm của bạn một cách súc tích. Chẳng hạn bạn có thể nói:
    • "Em cảm thấy những đứa trẻ không nằm trong dự định của em." Đây là cách nói nhẹ nhàng hơn thay vì: "Anh muốn có con còn em thì không."
    • "Anh nghĩ bây giờ anh cần dành nhiều thời gian hơn cho bản thân." Câu này nghe sẽ dễ chịu hơn so với: "Em muốn dành quá nhiều thời gian để ở bên nhau."
    • "Anh cần nghĩ về tương lai của mình." Người ấy sẽ cảm thấy ít tổn thương hơn thay vì bạn nói "Chúng ta không có tương lai đâu."
  4. Thành thật với họ, nhưng không nhất thiết phải tàn nhẫn. Ai cũng xứng đáng được biết sự thật, tuy nhiên có những điều chỉ khiến họ tổn thương chứ không hề mang tính chất góp ý.
    • Nếu như có điều gì đó không đúng với mối quan hệ chẳng hạn như những sở thích không hợp nhau, bạn nên nói cho người kia biết.[4] Thành thật và lý giải nguyên nhân sẽ giúp người ấy vượt qua nhanh hơn thay vì cứ tự hỏi tại sao bạn lại chấm dứt mối quan hệ, họ nên thay đổi điều gì. Vấn đề có thể là: "Em biết anh rất vui những khi chúng mình đi chơi, nhưng em lại cảm thấy không thật sự hứng thú. Em nghĩ rằng chúng ta không hợp nhau."
    • Tìm cách khéo léo để diễn đạt lời phê bình của bạn. Nếu bạn yêu người đó, bạn nên cố gắng bảo vệ lòng tự trọng của họ. Ví dụ, thay vì nói "Anh không còn thấy em hấp dẫn nữa," hãy nói rằng "Anh cảm thấy chúng ta không còn hiểu nhau."
    • Khẳng định với người ấy rằng bạn vẫn yêu thương và thật lòng quan tâm đến họ. Điều này sẽ giúp giảm bớt cảm giác bị từ chối. Bạn có thể nói: “Em thật sự là một người tốt. Em thông minh và có nhiều tham vọng. Chỉ là những tham vọng của chúng ta không giống nhau.”
  5. Đề nghị giữ tình bạn. Nếu bạn thật sự mong muốn cả hai vẫn làm bạn thì bạn nên bày tỏ suy nghĩ đó sau cùng sau khi nói lời chia tay. Tuy nhiên có khả năng anh ta hay cô ấy quá đau lòng và sẽ không muốn làm bạn với bạn, ít nhất là lúc này. Tôn trọng mong muốn ấy và cho họ không gian nếu cần.
    • Một khi đã chia tay, không nên tiếp tục gọi điện hoặc nhắn tin cho người yêu cũ một cách đều đặn. Điều này sẽ làm cho họ hy vọng và không thể sống tốt được. Cho dù cả hai quyết định làm bạn thì bạn cũng cần đợi một thời gian nữa, trong lúc đó không gặp hay nói chuyện với nhau.
    • Sau chia tay một thời gian, đến lúc những cảm giác khi xưa không còn nữa, bạn có thể cân nhắc về việc nối lại tình bạn với người yêu cũ. Có thể bằng một chuyến đi chơi theo nhóm (tốt nhất bạn không nên hẹn người đó một mình vì có thể gây hiểu nhầm.) Bạn có thể thử bắt đầu như: “Em và hội bạn đang định đi xem phim. Anh có muốn đi chung không?”

Vượt qua sau khi chia tay[sửa]

  1. Tránh nói chuyện với người yêu cũ, ít nhất là trong thời gian đầu. Mặc dù việc cắt đứt liên lạc với người mà bạn yêu dường như là không thể, nhưng tiếp tục liên lạc với nhau thường xuyên sẽ làm cho mọi chuyện còn đau đớn hơn. Nếu bạn cảm thấy không thể chịu được, hãy chặn số điện thoại của người ấy. Chặn cả tài khoản của anh ta hay cô ấy trên mạng xã hội. Điều này tạm thời sẽ giúp được bạn.[5]
  2. Không nên thấy tội lỗi về những cảm xúc tồi tệ. Tuy rằng bạn chính là người chủ động chia tay, nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy đau đớn hay mất mát. Những cảm xúc này rất bình thường và bạn phải chấp nhận và cố gắng vượt qua.
  3. Dành thời gian cho bản thân. Tình yêu đôi khi khá phức tạp. Sau khi chia tay người bạn từng yêu, bạn có thể cảm thấy mất mát. Điều này cho thấy bạn nên dành một ít thời gian để hiểu hơn về bản thân và điều chỉnh lối sống độc thân trước khi bắt tay vào một mối quan hệ mới.
  4. Dựa vào bạn bè và gia đình. Đừng ngại tìm sự hỗ trợ về tinh thần từ những người này trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể tìm những người bạn thân và gia đình của mình. Họ hoàn toàn có thể thông cảm cho những gì bạn đang trải qua, họ sẽ cho bạn lời khuyên và sẵn sàng giúp đỡ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]