Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con
Từ VLOS
Vào cuối giai đoạn thứ ba của thai kỳ, cơ thể bạn bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm em bé ra đời qua quá trình chuyển dạ và lọt lòng. Mặc dù mỗi ca sinh đều khác biệt và khó đoán trước, nhưng việc chuẩn bị đầy đủ có thể khiến bạn tự tin hơn khi vượt cạn và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ hết sức có thể. Khi chuẩn bị cho việc sinh nở, bạn nên tham khảo bác sĩ về các bước và chuẩn bị càng chu đáo càng tốt cho sự kiện mới của gia đình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị cơ thể cho quá trình chuyển dạ[sửa]
-
Hiểu
về
ba
giai
đoạn
chuyển
dạ.
Thời
gian
từng
giai
đoạn
kéo
dài
bao
lâu
có
thể
khác
nhau
tùy
từng
sản
phụ,
nhưng
hầu
như
bạn
sẽ
phải
trải
qua
3
giai
đoạn
trong
quá
trình
chuyển
dạ:[1]
- Giai đoạn đầu tiên bao gồm pha tiềm tàng (early labor) và pha tích cực (active labor). Trong giai đoạn một, các cơ tử cung bắt đầu co thắt và thả lỏng, làm giãn và mở cổ tử cung để em bé có thể lọt qua đường dẫn sinh. Quá trình chuyển dạ bắt đầu bằng các cơn co tử cung không đều và kéo dài dưới một phút. Pha tiềm tàng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tiếp đó bạn sẽ trải qua các cơn co tử cung cách đều và kéo dài khoảng một phút. Bạn cần đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh khi các cơn co tích cực xuất hiện. Sau đó bạn sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai, khi cổ tử cung mở hoàn toàn và sẵn sàng cho em bé ra ngoài.
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sinh thực sự. Trong giai đoạn này, cổ tử cung giãn hoàn toàn và em bé theo đường dẫn sinh lọt ra ngoài. Vậy là con của bạn đã chào đời.
- Giai đoạn thứ ba diễn ra sau khi em bé đã lọt lòng mẹ. Bạn sẽ có các cơn co cho đến khi nhau thai sổ ra khỏi đường sinh.
-
Tập
bài
tập
Kegel
ngoài
các
bài
tập
thể
dục
hàng
ngày.
Bạn
nên
duy
trì
thói
quen
tập
thể
dục
hàng
ngày
với
các
bài
tập
nhẹ
trong
suốt
thai
kỳ,
tập
trung
vào
bài
tập
Kelgel
để
làm
chắc
các
cơ
và
dây
chằng
vùng
chậu.
Các
bài
tập
này
sẽ
giúp
cơ
thể
bạn
chuẩn
bị
cho
quá
trình
sinh
nở.[1]
- Bài tập Kegel được thực hiện bằng cách thắt các cơ vùng chậu giống như bạn nín lại khi đang đi tiểu. Không chuyển động bụng hoặc đùi, chỉ chuyển động các cơ vùng chậu.
- Giữ chặt các cơ trong 3 giây, sau đó thả lỏng trong 3 giây.
- Ban đầu thắt và thả lỏng cơ trong 3 giây. Dần dần mỗi tuần tăng thêm 1 giây cho đến khi bạn có thể co thắt cơ trong 10 giây.
- Tập bài tập Kelgel 10 -15 lần mỗi buổi tập. Mỗi ngày tập ba buổi hoặc hơn.
-
Cùng
chồng
tham
gia
các
lớp
học
tiền
sản.
Nếu
bạn
đời
của
bạn
sẽ
góp
phần
quan
trọng
trong
cuộc
sống
sau
này
của
đứa
bé,
cả
hai
cần
học
lớp
học
tiền
sản
trước
khi
sinh.
Nếu
đang
khám
thai
ở
bệnh
viện,
bạn
có
thể
được
bệnh
viện
giới
thiệu
lớp
học
tiền
sản.
Nhiều
trung
tâm
y
tế
cũng
có
các
lớp
học
như
vậy.[2]
- Trong các buổi học, bạn sẽ được học cách cho con bú, cách chăm sóc em bé, cách để có một thai kỳ khỏe mạnh và cách mát-xa cho trẻ sơ sinh.
-
Tham
khảo
bác
sĩ
về
việc
ăn
uống
trong
thời
gian
chuyển
dạ.
Hầu
hết
các
bác
sĩ
sẽ
khuyên
bạn
uống
chất
lỏng
trong
và
ăn
nhẹ
trong
thời
gian
chuyển
dạ,
chẳng
hạn
như
một
lát
bánh
mì
nướng,
sốt
táo,
thạch
rau
câu
hoặc
kem
que
đá
để
lấy
sức
khi
bắt
đầu
sinh.
Tuy
nhiên,
bạn
nên
tránh
các
bữa
ăn
no
và
khó
tiêu
(không
ăn
thịt
nướng
hoặc
bánh
kẹp)
mà
chỉ
ăn
các
thức
ăn
không
gây
khó
chịu
cho
dạ
dày,
vì
có
thể
bạn
đã
sẵn
bị
đau
bụng
khi
chuyển
dạ.[3]
- Trong quá trình sinh, bạn nên uống các chất lỏng như nước súp gà ít muối, nước quả ép lọc bỏ xác quả, trà và nước thể thao. Bạn cũng có thể mút đá viên để lấy sức khi thực hiện các bài tập thở trong khi sinh.
- Một số bác sĩ có thể khuyên chỉ uống chất lỏng trong, đặc biệt khi bạn có nhiều khả năng phải sinh mổ.
Lập kế hoạch sinh[sửa]
-
Lập
một
kế
hoạch
sinh
với
sự
trợ
giúp
của
chồng
bạn
hoặc
bác
sĩ.
Mặc
dù
không
thể
đoán
được
ca
sinh
sẽ
diễn
ra
thế
nào,
nhưng
việc
viết
ra
một
kế
hoạch
sinh
có
thể
giúp
bạn
phác
thảo
những
điều
bạn
mong
muốn
trong
suốt
quá
trình
chuyển
dạ.
Bạn
nên
đưa
bản
sao
kế
hoạch
sinh
cho
bạn
đời
của
bạn,
cho
bác
sĩ
và
các
nhân
viên
ở
bệnh
viện.
- Nhiều bệnh viện cung cấp mẫu kế hoạch sinh tiêu chuẩn; bạn có thể điền vào và nộp lại để họ biết được những mong muốn của bạn.
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
các
lựa
chọn
trong
việc
sinh
nở.
Bạn
có
thể
quyết
định
sinh
con
tại
nhà,
tại
bệnh
viện
hoặc
nhà
hộ
sinh
gần
nhà.
Có
thể
bạn
sẽ
cảm
thấy
lúng
túng
không
biết
nên
sinh
con
ở
đâu,
vì
vậy
bạn
hãy
trao
đổi
với
bác
sĩ
và
bạn
đời
của
bạn
trước
khi
quyết
định.
Trên
hết,
bạn
nên
làm
điều
mà
bạn
cảm
thấy
tốt
nhất
cho
sức
khỏe
của
bạn
và
con
bạn.[4]
- Sinh tại bệnh viện là một kế hoạch sinh tiêu chuẩn cho nhiều sản phụ. Bạn nên tìm bệnh viện gần nhà, chọn bác sĩ và nhân viên y tế khiến bạn cảm thấy thoải mái và tin tưởng. Nhiều bệnh viện có mời các bà mẹ sắp sinh đi tham quan nơi họ sẽ sinh để làm quen với môi trường trước khi sinh.
- Sinh tại nhà là một lựa chọn có thể cho bạn một bầu không khí thoải mái khi vượt can.[5] Tuy nhiên, có một số rủi ro liên quan đến việc sinh tại nhà. Bạn phải cẩn thận trong việc chọn nữ hộ sinh, lưu ý rằng các nữ hộ sinh đỡ đẻ tại nhà ở Mỹ không cần được chứng nhận và có thể không được đào tạo. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong khi sinh tại nhà cao gấp 3 lần ở bệnh viện.[6]
-
Xác
định
thời
điểm
đến
bệnh
viện.
Nếu
định
sinh
tại
bệnh
viện,
bạn
nên
trao
đổi
về
giai
đoạn
cần
đến
bệnh
viện.
Bạn
cần
đến
bệnh
viện
khi
bắt
đầu
xuất
hiện
các
cơn
co
tích
cực
vào
cuối
giai
đoạn
một
của
quá
trình
chuyển
dạ.
- Nữ hộ sinh cũng phải được biết khoảng thời gian bạn cần trợ giúp khi sinh ở nhà. Tùy vào thỏa thuận với nữ hộ sinh, cả hai bên đều phải xác định thời gian dự sinh để họ sẵn sàng chờ bạn gọi đến đỡ đẻ tại nhà. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể sinh ở bệnh viện khi xảy ra các biến chứng.
-
Bàn
về
các
lựa
chọn
giúp
giảm
đau.
Sinh
đẻ
là
một
quá
trình
căng
thẳng
và
đau
đớn.
Bác
sĩ
sẽ
đưa
ra
các
lựa
chọn
để
giảm
đau
và
bạn
sẽ
quyết
định
về
mức
độ
đau
mà
bạn
có
thể
chịu
được
khi
dùng
thuốc
hoặc
không
dùng
thuốc.
Bạn
có
thể
chọn
một
hoặc
nhiều
lựa
chọn
trong
số
sau:[7]
- Gây tê ngoài màng cứng (epidural): Thuốc gây tê sẽ được tiêm trực tiếp vào xương sống và tránh vào dòng máu. Điều này an toàn hơn cho em bé và đảm bảo bạn cũng được giảm đau nhanh chóng. Đây là phương pháp giảm đau được nhiều phụ nữ lựa chọn khi sinh. Mặc dù có thể mất 15 phút thuốc mới bắt đầu có tác dụng, nhưng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể thực hiện khi bạn yêu cầu, ngay cả khi cổ tử cung chưa giãn đến mức cần thiết. Thuốc tê sẽ làm tê toàn bộ phần thân dưới của bạn, bao gồm các dây thần kinh ở tử cung và giúp giảm các cơn đau do co thắt tử cung.
- Gây tê tại chỗ (pudendal block): Thủ thuật này dùng để giảm đau trong giai đoạn thứ hai, thông thường thực hiện khi em bé đang lọt qua âm đạo. Bác sĩ có thể dùng thuốc nếu cần sử dụng cặp thai hoặc hút thai. Thuốc gây tê tại chỗ sẽ giảm đau vùng đáy chậu hoặc âm đạo, tuy nhiên bạn vẫn cảm thấy các cơn co tử cung.
- Gây tê tủy sống (spinal block) hoặc gây tê lưng (saddle block): phương pháp giảm đau này hiếm khi dùng trong trường hợp sinh qua ngả âm đạo. Thuốc gây tê sẽ được tiêm một liều ngay trước khi em bé ra ngoài nếu bạn không muốn gây tê ngoài màng cứng trong suốt quá trình chuyển dạ nhưng muốn giảm đau trong lúc em bé lọt lòng. Đây là thuốc giảm đau tác dụng nhanh và bạn sẽ tê trong khi em bé đang ra ngoài. Khi gây tê tủy sống, bạn cần nằm ngửa 8 tiếng sau khi sinh.
- Thuốc Demerol: Thuốc giảm đau Demerol có thể được tiêm mông hoặc tiêm tĩnh mạch, bạn có thể được tiêm Demerol trước khi sinh 2 hoặc 3 tiếng, sau đó cách 2 đến 4 tiếng tiêm một liều. Thuốc sẽ không cản trở các cơn co tử cung, và một số phụ nữ được tiêm Demerol để các cơn co diễn ra đều đặn hơn.
- Thuốc Nubain: Nubain là một loại thuốc giảm đau khác được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch. Đây là loại opiod tổng hợp không gây tê toàn thân nhưng có thể giảm đau và căng thẳng.[8]
- Một số bác sĩ có thể sử dụng khí nitrous oxide (như ở phòng khám răng).
- Gây mê toàn thân (general) và gây tê vùng (regional anesthesia): Gây mê toàn thân thường hiếm khi được sử dụng trong lúc chuyển dạ mà chỉ dùng trong trường hợp sinh mổ cấp cứu. Bạn sẽ được hít hoặc tiêm thuốc để gây mê khi bác sĩ làm phẫu thuật cấp cứu. Phương pháp này cũng có thể cần đến trong trường hợp sinh ngược qua ngả âm đạo để đưa em bé ra. Bạn sẽ được gây mê trong suốt quá trình sinh, và thuốc gây mê sẽ khiến bạn có cảm giác buồn nôn khi thức dậy.
- Sinh tự nhiên (không dùng thuốc): Nếu lo ngại về việc dùng thuốc giảm đau trong quá trình chuyển dạ, bạn có thể quyết định sinh tự nhiên không dùng thuốc. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc không dùng thuốc trong quá trình sinh, hoặc sử dụng kết hợp thuốc và các kỹ thuật sinh tự nhiên.
-
Quyết
định
về
môi
trường
sinh
của
riêng
bạn.
Nếu
sinh
ở
bệnh
viện,
bạn
nên
trao
đổi
các
yêu
cầu
cụ
thể
của
bạn
về
môi
trường
sinh
trong
phòng
sinh
ở
bệnh
viện.
Bác
sĩ
sẽ
lưu
ý
các
yêu
cầu
của
bạn
trước
khi
bạn
sinh.[9]
- Nếu sinh ở nhà, bạn nên trao đổi về môi trường sinh với chồng bạn và nữ hộ sinh. Bạn có thể quyết định sinh trong bồn tắm hoặc bồn đặc biệt dành cho việc sinh nở tại nhà. Bạn cũng có thể quyết định sử dụng nhạc, ánh sáng và các yếu tố thư giãn khác trong lúc vượt cạn.
-
Hỏi
bác
sĩ
về
các
trường
hợp
có
thể
phải
sinh
mổ.
Một
điều
quan
trọng
là
bạn
cần
chuẩn
bị
cho
khả
năng
sinh
mổ
trong
kế
hoạch
sinh.
Bạn
có
thể
ghi:
“Trong
trường
hợp
cần
thiết
phải
sinh
mổ…”
Dựa
vào
tình
trạng
của
bạn,
bác
sĩ
có
thể
đề
nghị
sinh
mổ
vì
lý
do
y
khoa
hoặc
chỉ
định
sinh
mổ
cấp
cứu
trong
quá
trình
chuyển
dạ.
Bác
sĩ
có
thể
đề
nghị
bạn
sinh
mổ
nếu:[10]
- Bạn có các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, hoặc bệnh thận.
- Bạn có bệnh lây nhiễm như HIV hoặc bệnh herpes sinh dục đang hoạt động.
- Sức khỏe của em bé có thể bị nguy hiểm do bệnh lý hoặc tật bẩm sinh. Nếu em bé quá to và khó có thể lọt qua ngả âm đạo một cách an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn sinh mổ.
- Bạn thừa cân, vì tình trạng béo phì có thể gây ra các yếu tố rủi ro khác đòi hỏi phẫu thuật.
- Thai nhi ở ngôi mông, khi chân hoặc mông ra trước và không thể xoay lại.
- Bạn đã từng sinh mổ trong các lần sinh trước.
-
Quyết
định
về
việc
cho
con
bú
ngay
sau
khi
sinh.
Phương
pháp
da
tiếp
da
trong
giờ
đầu
tiên
khi
em
bé
chào
đời
có
ý
nghĩa
quan
trọng
cho
sức
khỏe
của
em
bé
và
gắn
kết
tình
mẹ
con.
Thời
gian
này
gọi
là
Giờ
Vàng,
và
bác
sĩ
thường
khuyên
bạn
nên
tiếp
xúc
da
với
con
ngay
sau
khi
em
bé
lọt
lòng
càng
sớm
càng
tốt.
Bạn
cũng
nên
quyết
định
về
việc
cho
con
bú
ngay
sau
khi
em
bé
ra
đời,
vì
bệnh
viện
sẽ
đáp
ứng
các
mong
muốn
của
bạn.[2]
- Nhớ rằng Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng các bà mẹ nên cho con bú trong sáu tháng đầu đời của trẻ và tiếp tục cho bú ít nhất 12 tháng nữa. Sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng và giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì và hen suyễn.[11]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 https://www.healthwise.net/cdphp/Content/StdDocument.aspx?DOCHWID=tn9759
- ↑ 2,0 2,1 http://womens.memorialhermann.org/labor-delivery/preparing-for-childbirth-at-memorial-hermann/
- ↑ http://www.whattoexpect.com/pregnancy/eating-well/week-40/eating-well.aspx
- ↑ http://www.whattoexpect.com/pregnancylabor-and-delivery/delivery-options.aspx
- ↑ http://www.viha.ca/children/pregnancy/birth/home_birth.htm
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S000293781000671X
- ↑ http://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-pain/
- ↑ http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/narcotics/
- ↑ http://www.clarkmemorial.org/wp-content/uploads/Having-your-baby-book.pdf
- ↑ http://www.whattoexpect.com/pregnancy/c-section/
- ↑ http://americanpregnancy.org/first-year-of-life/whats-in-breastmilk/