Cuộc sống hữu hình bắt đầu trên trái đất sớm hơn chúng ta nghĩ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lịch sử Trái Đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm. Những dấu vết của sự sống bắt đầu bằng sinh vật đơn bào xuất hiện trên trái đất Khoảngt 3,5 tỷ năm trước. Những sinh vật đơn bào này, không giống như các loài sinh vật nhân chuẩn, thiếu nhân và các cơ quan khác. Các sinh vật đa bào đã trở nên phổ biến khoảng 600 triệu năm trước, gần quá trình chuyển đổi sang kỷ nguyên Phanerozoic, "kỷ nguyên của cuộc sống hữu hình - Liên đại Hiển Sinh ".

Tuy nhiên phát hiện công bố ngày 14 tháng 3 của các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển chỉ ra rằng cuộc sống đa bào tiên tiến tiến triển sớm hơn nhiều so với ý nghĩ trước đây. Các nhà khoa học đã tìm thấy các hóa thạch tảo đỏ có thể là 1,6 tỷ năm tuổi.

Liên đại Hiển Sinh được chia thành ba đại — đại Cổ Sinh (542 - 251 triệu năm trước), đại Trung Sinh (251 – 65 triệu năm trước) và đại Tân Sinh (65 triệu năm trước - hiện nay vẫn đang tiếp diễn). Liên đại Hiển Sinh là một thời kỳ trong niên đại địa chất mà trong đó sự sống động vật phong phú đã tồn tại. Bọ ba thùy đã thịnh vượng trong suốt cả thời kỳ Hậu Đại Cổ sinh cho đến khi bị tuyệt chủng vào kỷ Permi.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hai loại hóa thạch giống tảo đỏ trong những lớp đá trầm tích được bảo quản tốt ở Chitrakoot ở trung tâm Ấn Độ. Một loại là giống như sợi, một loại khác bao gồm các colonies dính lỏng lẻo.

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước- đại Trung Sinh) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước).

Các khám phá về các sinh vật đa bào đa bào xuất hiện sớm rất khó giải thích, thách thức các nhà khoa học đang cố gắng xây dựng lại cây nguồn gốc sự sống (cây phân loài). Tảo đỏ lâu đời nhất được biết đến trước phát hiện này là 1,2 tỷ năm tuổi. Các hóa thạch cổ nhất của thực vật có hơn 400 triệu năm tuổi tìm thấy ở Ấn Độ gợi ý rằng cây phân loài cần phải được hiệu chỉnh lại.

Voi ma mút (danh pháp khoa học: Mammuthus) là một chi voi cổ đại thuộc đại Tân Sinh đã bị tuyệt chủng. Tồn tại ở thế Pliocen, vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước.

Stefan Bengtson - Giáo sư cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển cho rằng "cuộc sống hữu hình dường như đã bắt đầu sớm hơn suy nghĩ của chúng ta.

Nguồn[sửa]

  • Stefan Bengtson, Therese Sallstedt, Veneta Belivanova, Martin Whitehouse. Three-dimensional preservation of cellular and subcellular structures suggests 1.6 billion-year-old crown-group red algae. PLOS Biology, 2017; 15 (3): e2000735 DOI: 10.1371/journal.pbio.2000735
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này