Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Diễn thuyết trước công chúng một cách tự tin
Từ VLOS
Diễn thuyết trước công chúng là nỗi sợ hãi của nhiều người, cho dù nó có là đọc diễn văn, nói lời chúc mừng tại đám cưới của một người bạn, hoặc bị gọi lên bảng trong lớp. May mắn thay, bạn có thế biến quá trình nói chuyện trước đám đông trở nên ít lo lắng hơn với một vài phương pháp. Có lẽ bạn sẽ không cảm thấy thích thú gì với quá trình này, nhưng nó sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm giác buồn nôn trước mặt mọi người.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị để diễn thuyết[sửa]
-
Biết
rõ
chủ
đề
của
bạn.
Một
phần
của
quá
trình
biến
bản
thân
trở
thành
người
diễn
thuyết
thoải
mái
và
năng
động
là
bảo
đảm
rằng
bạn
biết
và
hiểu
rõ
điều
mà
bạn
đang
trình
bày.
Thiếu
hiểu
biết
sẽ
khiến
bạn
lo
lắng
và
không
chắc
chắn
khi
bạn
trình
bày
vấn
đề
và
khán
giả
sẽ
nhận
biết
điều
này.[1]
- Chuẩn bị là chìa khóa then chốt. Bạn nên dành thời gian để lên kế hoạch cho bài diễn văn của mình để bảo đảm rằng nó hoàn toàn tự nhiên và hợp lý. Bạn cũng cần phải chú ý đến cách truyền tải thông điệp trong quá trình đọc bài phát biểu và nâng cao phẩm chất tốt đẹp cũng như giảm thiểu phẩm chất không được tốt.
- Ngay cả khi diễn thuyết trước công chúng là thông qua việc phải trả lời câu hỏi trong lớp, bạn vẫn cần phải hiểu rõ chủ đề. Điều này sẽ giúp hình thành cảm giác cũng như thể hiện một cách tự tin hơn, và từ đó, bạn sẽ tạo dựng được ấn tượng tốt với người nghe.
-
Huấn
luyện
cơ
thể.
Mặc
dù,
nói
chuyện
trước
đám
đông
không
giống
như
một
cuộc
chạy
đua,
có
nhiều
biện
pháp
mà
bạn
có
thể
thực
hiện
để
cơ
thể
luôn
phối
hợp
với
bạn.
Quá
trình
này
không
chỉ
gói
gọn
trong
việc
không
nên
di
chuyển
trọng
lượng
của
cơ
thể
từ
chân
này
sang
chân
kia
khi
đang
đọc
bài
phát
biểu
(giữ
yên
ngón
chân
và
bạn
sẽ
tránh
được
hành
động
này),
mà
nó
còn
liên
quan
đến
việc
hít
thở,
phát
âm
và
diễn
thuyết
một
cách
phù
hợp.[2]
- Nói bằng cơ hoành. Hành động này sẽ giúp bạn phát âm một cách to và rõ hơn để khán giả có thể nghe được điều bạn nói mà không khiến bạn trông như đang gân cổ lên để nói hoặc la hét. Để luyện tập, bạn có thể đứng thẳng và đặt tay lên bụng. Hít vào, và thở ra. Đếm đến 5 khi hít vào và đếm đến 10 khi thở ra. Bạn sẽ nhận thấy vùng bụng của bạn bắt đầu thư giãn. Bạn nên hít thở và diễn thuyết trong trại thái thư giãn.
- Điều chỉnh giọng điệu của bạn. Xác định âm vực giọng nói của bạn. Quá cao? Quá thấp? Quá nhỏ đến nỗi chỉ có chó mèo mới nghe thấy? Thư giãn, đứng trong tư thế thoải mái (nhưng thẳng lưng) và hít thở sẽ giúp bạn sở hữu giọng điệu thoải mái và vui vẻ hơn.
- Tránh hít thở qua cổ họng và ngực trên, vì cả hai hành động này sẽ gia tăng sự lo lắng và khiến cổ họng của bạn căng cứng. Kết quả là giọng nói của bạn sẽ nghe có vẻ như đang căng thẳng và không thoải mái.
-
Luyện
tập
cách
ngắt
quãng.
Con
người
thường
nói
nhanh
hơn
khi
đang
trong
một
cuộc
trò
chuyện
thông
thường,
nhưng
điều
này
sẽ
không
giúp
ích
được
cho
bạn
khi
bạn
phải
nói
chuyện
trước
đám
đông.
Khán
giả
của
bạn
cần
phải
nghe
kịp
vấn
đề
mà
bạn
trình
bày
và
họ
cần
có
thời
gian
để
xử
lý
bài
diễn
văn
của
bạn.
- Cố gắng nói chậm hơn và cẩn thận hơn giọng điệu đàm thoại thông thường. Bạn nên cố gắng tạm dừng giữa các ý tưởng khác nhau, hoặc giữa những chủ đề khá quan trọng để khán giả có thời gian để thấu hiểu và xem xét lại điều bạn nói.
- Rèn luyện cách diễn đạt và cách phát âm. Cách diễn đạt là khả năng phát âm âm tố. Bạn cần phải tăng cường tập trung vào âm tố sau: s, x, ch, tr, kh, h, g, r. Đối với phát âm, bạn cần phải biết rõ cách phát âm mọi từ ngữ và nên nhớ luyện tập phát âm những từ khó hơn.
- Loại bỏ từ 'ừm' và từ đệm khác chẳng hạn như "thì". Khi diễn thuyết trước công chúng, từ đệm sẽ khiến bạn trông như không hiểu rõ điều bạn nói. Nếu bạn cần phải suy nghĩ, bạn có thể ngừng lại một chút – hành động này sẽ giúp bạn trở nên thong thả hơn.
-
Biết
rõ
bài
phát
biểu
của
bạn.
Biết
rõ
bài
phát
biểu
của
chính
mình
cũng
quan
trọng
tương
tự
như
thấu
hiểu
chủ
đề
mà
bạn
đang
trình
bày.
Có
khá
nhiều
phương
pháp
khác
nhau
để
đọc
diễn
văn,
vì
vậy,
bạn
cần
phải
lựa
chọn
biện
pháp
phù
hợp
nhất
đối
với
bạn.
- Để phát biểu, bạn cần phải chuẩn bị sẵn một vài tấm thẻ ghi chú hoặc dàn ý. Hoặc bạn có thể ghi nhớ chúng nếu bạn có trí nhớ khá tốt (không nên sử dụng cách này nếu bạn không tự tin với nó).
- Bạn không nhất thiết phải viết ra mọi điều trên thẻ ghi chú (hãy chừa một chút không gian cho sự ứng biến), mặc dù ghi chú về yếu tố chẳng hạn như "tạm dừng sau thông tin này" hoặc "đừng quên hít thở" sẽ khá hữu ích trong việc giúp bạn ghi nhớ phải thực hiện.
-
Học
thuộc
lòng
bài
phát
biểu
của
mình.
Mặc
dù,
bạn
không
cần
thiết
phải
học
thuộc
bài
diễn
văn
hoặc
chủ
đề
thảo
luận,
đây
sẽ
là
cách
tuyệt
vời
để
giúp
bạn
tự
tin
và
cảm
thấy
dễ
dàng
hơn
trước
vấn
đề
mà
bạn
muốn
trình
bày.
Tuy
nhiên,
bạn
nên
nhớ
bảo
đảm
rằng
bạn
có
đủ
thời
gian
để
tiến
hành
biện
pháp
này.[3]
- Viết đi viết lại bài diễn văn. Cách này sẽ giúp bạn học thuộc nó. Bạn càng viết nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng dễ dàng ghi nhớ bấy nhiêu. Một khi bạn đã viết bài phát biểu một vài lần, hãy tự kiểm tra mức độ ghi nhớ của bản thân. Nếu bạn quên mất một vài phần nào đó, bạn nên tiếp tục viết đi viết lại những phần đó.
- Chia nhỏ bài phát biểu của bạn và học thuộc từng phần. Sẽ khó để bạn có thể ghi nhớ toàn bộ bài diễn văn cùng một lúc. Cách tốt nhất là bạn nên ghi nhớ nó theo từng phần nhỏ (bắt đầu với từng điểm nhấn, sau đó tiến đến ghi nhớ 3 điểm chính khác nhau, v.v).
- Sử dụng phương pháp loci. Chia nhỏ bài phát biểu của bạn thành nhiều đoạn hoặc tiêu điểm. Hình dung về một hình ảnh nào đó cho từng tiêu điểm (chẳng hạn như tưởng tượng về Harry Potter khi bạn đang trình bày về sự ảnh hưởng của tác giả J.K. Rowling đến văn học thiếu nhi). Xác định vị trí của từng tiêu điểm (ví dụ như trường Hogwarts cho Rowling, một đồng cỏ cho Stephenie Meyer, v.v). Bây giờ, bạn sẽ xúc tiến qua các vị trí (ví dụ, bạn sử dụng chổi bay để bay từ Hogwarts sang đồng cỏ). Nếu tiêu điểm của bạn có chứa khá nhiều yếu tố mà bạn muốn trình bày, bạn nên đặt chúng vào nhiều nơi cụ thể xung quanh địa điểm mà bạn đã để ra (chẳng hạn như sự nổi tiếng của Harry Potter tại Đại sảnh, hoặc mục đích của tác giả trong việc sửa chữa thể loại trong Quidditch).
-
Nhận
biết
khán
giả
của
bạn.
Bạn
cần
phải
biết
rõ
người
mà
bạn
sắp
trình
bày
bài
diễn
văn
của
mình,
bởi
vì
yếu
tố
phù
hợp
với
loại
khán
giả
này
có
thể
sẽ
khiến
loại
khán
giả
khác
tức
giận
hoặc
cảm
thấy
nhàm
chán.
Ví
dụ:
bạn
sẽ
không
muốn
trở
nên
quá
thân
mật
trong
một
buổi
thuyết
trình
kinh
doanh,
nhưng
bạn
sẽ
muốn
thực
hiện
điều
này
đối
với
một
nhóm
sinh
viên.
- Hài hước là yếu tố tuyệt vời để giúp cơ thể và khán giả của bạn thoải mái hơn. Thông thường, mọi tình huống diễn thuyết trước công chúng sẽ đi kèm một loại hài hước phù hợp (nhưng không phải lúc nào cũng vậy!). Bạn nên bắt đầu bằng sự hài hước nhẹ nhàng để cải thiện bầu không khí và tạo ấn tượng về sự tự tin của mình. Kể một câu chuyện vui nhộn (và có thật) sẽ là biện pháp khá tốt để bắt đầu.
- Xác định xem liệu bạn muốn truyền tải điều gì đến khán giả. Có phải là bạn đang cố gắng cung cấp cho họ nguồn thông tin mới mẻ? Nhắc lại thông tin cũ? Hay là bạn đang cố gắng thuyết phục họ thực hiện một điều gì đó? Quá trình này sẽ giúp bạn tập trung vào việc trình bày tiêu điểm chính mà bạn muốn truyền tải.
-
Luyện
tập.
Đây
là
yếu
tố
vô
cùng
quan
trọng
nếu
bạn
muốn
quá
trình
diễn
thuyết
trước
công
chúng
diễn
ra
suôn
sẻ.
Chỉ
cần
hiểu
rõ
nguồn
tài
liệu
và
ý
tưởng
mà
bạn
muốn
trình
bày
thôi
là
chưa
đủ.
Bạn
cần
phải
không
ngừng
thực
hiện
nó
để
nó
trở
nên
dễ
dàng
hơn.
Tương
tự
như
khi
bạn
sử
dụng
đôi
giày
mới.
Bàn
chân
của
bạn
sẽ
phồng
rộp
trong
một
vài
lần
đầu
tiên
đi
giày,
nhưng
dần
dần,
đôi
giày
của
bạn
sẽ
trở
nên
vừa
vặn
và
khiến
bạn
thoải
mái
hơn.[4]
- Cố gắng đi đến địa điểm mà bạn sẽ tiến hành đọc bài phát biểu và luyện tập ở đó. Hành động này sẽ cung cấp cho bạn nhiều sự tự tin hơn bởi vì bạn đã quen thuộc với môi trường xung quanh.
- Quay phim quá trình luyện tập của bạn và xác định điểm yếu cũng như điểm mạnh. Mặc dù, sẽ khá khó khăn để bạn quan sát bản thân trên video, đây là biện pháp tuyệt vời để nhận thức điểm yếu và điểm mạnh. Bạn sẽ nhận thấy hành vi thể hiện sự lo lắng của chính mình (di chuyển từ chân này sang chân kia, luồng tay vào tóc) và bạn có thể tìm cách để loại bỏ hoặc giảm thiểu chúng một cách tối đa.
Mài giũa thông điệp[sửa]
-
Lựa
chọn
loại
diễn
văn
phù
hợp.
Có
3
loại
diễn
văn
đó
là
cung
cấp
thông
tin,
thuyết
phục,
và
giải
trí.
Mặc
dù,
3
loại
này
có
thể
xen
kẽ
với
nhau,
chúng
sẽ
có
chức
năng
riêng
biệt.[5]
- Mục đích chính của bài diễn văn cung cấp thông tin là nêu lên sự thật, chi tiết và ví dụ. Ngay cả khi bạn không đang cố gắng thuyết phục khán giả của mình, nó vẫn xoay quanh dữ liệu thực tế và thông tin cơ bản.
- Bài diễn văn thuyết phục tập trung vào việc thuyết phục khán giả. Bạn sẽ sử dụng thông tin có thực, nhưng đồng thời, kết hợp cảm xúc, tính lôgic, và trải nghiệm riêng của bản thân, v.v.
- Mục tiêu của bài diễn văn giải trí là để giải quyết nhu cầu xã hội, nhưng nó cũng sử dụng một vài khía cạnh của bài diện văn cung cấp thông tin (chẳng hạn như lời chúc mừng đám cưới, hoặc bài diễn văn chấp nhận đề cử).
-
Tránh
mở
đầu
một
cách
dông
dài.
Chắc
hẳn
bạn
đã
từng
nghe
qua
bài
phát
biểu
mở
đầu
bằng
câu
nói
"khi
tôi
được
yêu
cầu
đọc
bài
diễn
văn
này,
tôi
đã
không
biết
phải
nói
gì…".
Không
nên
thực
hiện
điều
này.
Đây
là
một
trong
những
cách
nhàm
chán
nhất
để
mở
đầu
bài
phát
biểu.
Nó
sẽ
tiếp
tục
khiến
bạn
lan
man
về
cuộc
sống
cá
nhân
của
mình,
và
thường
chủ
đề
này
sẽ
không
thú
vị
như
bạn
nghĩ.
- Bắt đầu bài diễn thuyết bằng cách nêu lên ý tưởng bao quát chính, và 3 điểm chính (hoặc tương tự) để hỗ trợ và phát triển ý tưởng đó. Khán giả sẽ ghi nhớ phần đầu và phần cuối nhiều hơn là ghi nhớ bất kỳ một phần nào khác trong bài phát biểu của bạn.
- Bạn nên mở đầu bằng cách có thể thu hút được sự tập trung của khán giả ngay lập tức. Điều này có nghĩa là trình bày dữ liệu thực tế hoặc thống kê ngạc nhiên nào đó, hoặc đưa ra câu hỏi hoàn toàn phá tan định kiến của khán giả.
-
Tạo
dựng
cấu
trúc
rõ
ràng.
Để
tránh
hình
thành
bài
diễn
thuyết
lan
man,
bạn
cần
phải
xây
dựng
khuôn
khổ
rõ
ràng.
Bạn
không
nên
khiến
khán
giả
choáng
ngợp
với
thông
tin
có
thực
và
ý
tưởng
của
mình.[6]
- Sở hữu ý tưởng bao quát. Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn đang cố gắng truyền tải điều gì đến khán giả? Bạn muốn họ tiếp nhận yếu tố nào từ bài diễn thuyết của bạn? Tại sao họ lại cần phải đồng ý với mọi điều bạn nói? Ví dụ: nếu bạn đang diễn giải về xu hướng quốc gia trong văn học, bạn nên cân nhắc lý do khiến khán giả phải quan tâm đến vấn đề này. Bạn không nên chỉ đơn giản là không ngừng trình bày dữ liệu thực tế với khán giả.
- Bạn sẽ cần đến một vài điểm chính khác để hỗ trợ ý tưởng hoặc luận điểm bao quát của mình. Thông thường, con số lý tưởng là 3 điểm chính. Ví dụ: Nếu ý tưởng bao quát của bạn là văn học thiếu nhi quốc gia đang ngày càng trở nên đa dạng, bạn nên cung cấp 1 luận điểm về xu hướng mới, luận điểm thứ 2 sẽ cho thấy mức độ đón nhận sự đa dạng mới mẻ này của công chúng, và luận điểm thứ 3 sẽ là trình bày lý do vì sao vấn đề này lại quan trọng.
-
Sử
dụng
ngôn
ngữ
phù
hợp.
Ngôn
ngữ
là
yếu
tố
đặc
biệt
quan
trọng
trong
viết
lách
và
trong
quá
trình
đọc
diễn
văn.
Bạn
nên
tránh
xa
từ
ngữ
to
tát
và
khó
sử
dụng,
bởi
vì
cho
dù
khán
giả
của
bạn
có
thông
minh
đến
đâu,
họ
cũng
sẽ
nhanh
chóng
mất
đi
sự
hào
hứng
nếu
bạn
liên
tục
“nhồi
nhét”
cuốn
từ
điển
vào
đầu
họ.
- Dùng trạng từ và tính từ ấn tượng. Bạn sẽ muốn biến bài diễn văn và khán giả của mình trở nên sinh động hơn. Ví dụ: thay vì "Văn học thiếu nhi hình thành phạm vi cho quan điểm đa dạng ", hãy nói rằng "Văn học thiếu nhi hình thành phạm vi mới cho nhiều quan điểm thú vị và đa dạng".
- Sử dụng hình ảnh khiến khán giả phải bật dậy và chú ý đến chúng. Winston Churchill đã từng dùng cụm từ "bức rèm sắt" để mô tả bí mật của Liên Xô. Hình ảnh nổi bật sẽ đọng mãi trong ý thức của khán giả (tương tự như "bức rèm sắt" đã trở thành cụm từ gia đình khá thông dụng tại Mỹ).
- Lặp đi lặp lại cũng là phương pháp tuyệt vời để giúp khán giả ghi nhớ lý do vì sao bài diễn văn của bạn lại quan trọng (hãy nghĩ về bài phát biểu "Tôi đã có một giấc mơ..." của Martin Luther King Jr.). Nó sẽ giúp nhấn mạnh luận điểm của bạn để khán giả luôn nhớ về đề tài bao quát.
-
Duy
trì
sự
đơn
giản.
Khán
giả
phải
dễ
dàng
theo
dõi
bài
thuyết
trình
của
bạn
để
ghi
nhớ
nó
sau
khi
bạn
kết
thúc.
Điều
này
không
chỉ
có
nghĩa
là
bạn
phải
xây
dựng
hình
ảnh
nổi
bật
và
dữ
liệu
thực
tế
đáng
ngạc
nhiên,
mà
nó
còn
là
bạn
phải
duy
trì
sự
đơn
giản
và
tập
trung
vào
trọng
tâm.
Nếu
bạn
trình
bày
bài
phát
biểu
theo
kiểu
“vòng
vo
tam
quốc”,
bạn
sẽ
nhanh
chóng
đánh
mất
khán
giả.
- Tận dụng cụm từ và câu ngắn. Chúng có thể đem lại hiệu ứng tuyệt vời. Ví dụ như cụm từ "không bao giờ lặp lại". Nó ngắn và đi vào trọng tâm và là một cú thúc mạnh mẽ.
- Bạn cũng có thể dùng lời trích dẫn ngắn gọn và súc tích. Nhiều người nổi tiếng đã từng có những câu nói vui nhộn, hoặc mạnh mẽ trong khi sử dụng khá ít từ ngữ. Bạn nên cố gắng tự tạo nên câu nói có tác động mạnh mẽ của riêng mình hoặc sử dụng câu trích dẫn có sẵn. Ví dụ: Franklin D. Roosevelt đã từng nói "Hãy chân thành; hãy ngắn gọn; hãy ngồi yên".
Diễn thuyết trước công chúng[sửa]
-
Đối
phó
với
với
sự
lo
lắng.
Hầu
hết
mọi
người
đều
cảm
thấy
lo
âu
đôi
chút
trước
khi
họ
phải
diễn
thuyết
trước
mặt
mọi
người.
Hy
vọng
là
bạn
đã
chuẩn
bị
kỹ
cho
bài
diễn
văn
của
mình
và
biết
rõ
cách
để
thể
hiện
nó.
May
mắn
thay,
có
một
vài
phương
pháp
giúp
sự
bồn
chồn
của
bạn
trở
nên
dễ
quản
lý
hơn.[7]
- Trước khi phải đọc diễn văn, bạn nên nắm chặt và thả lỏng bàn tay một vài lần để đối phó với phản ứng của hệ thần kinh giao cảm (andrenaline rush). Hãy hít thở sâu và chậm trong 3 nhịp. Hành động này sẽ giúp làm sạch hệ thống trong cơ thể và giúp bạn hít thở bình thường trong quá trình đọc diễn văn.
- Tự tin đứng thẳng với dáng điệu thư giãn, chân dang rộng bằng vai. Tư thế này sẽ đánh lừa bộ não nghĩ rằng bạn hoàn toàn tự tin và giúp bạn dễ diễn thuyết hơn.
-
Mỉm
cười
với
khán
giả.
Mỉm
cười
khi
họ
bước
vào
phòng
(nếu
bạn
đã
có
mặt
sẵn)
hoặc
mỉm
cười
khi
bạn
bước
lên
bục
phát
biểu
trước
mặt
họ.
Điều
này
sẽ
khiến
bạn
trông
khá
tự
tin
và
giúp
xoa
dịu
bầu
không
khí.[8]
- Mỉm cười ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn nôn (đặc biệt nếu bạn thật sự đang thật sự cảm thấy như vậy). Biện pháp này sẽ đánh lừa bộ não nghĩ rằng bạn cảm thấy tự tin và thư giãn.
-
Biểu
diễn.
Nói
chuyện
trước
đám
đông,
bất
kể
thể
loại
nào,
đều
xoay
quanh
khả
năng
biểu
diễn
của
bạn.
Bài
diễn
văn
của
bạn
có
thể
trở
nên
thú
vị
hoặc
nhàm
chán
là
tùy
thuộc
vào
nó.
Bạn
cần
phải
có
cá
tính
trên
sân
khấu
và
sử
dụng
nó
trong
quá
trình
diễn
thuyết.[9]
- Kể chuyện. Một phần của màn biểu diễn của bạn là trình bài diễn văn hoặc nói chuyện như thể bạn đang kể chuyện. Con người rất thích những câu chuyện và điều này sẽ khiến họ có thể dễ dàng liên kết với bạn hơn, ngay cả khi bạn đang bàn luận về vấn đề dựa trên dữ liệu thực tế. Hãy xem đề tài hoặc chủ đề khái quát của bạn là cơ sở của câu chuyện. Tại sao khán giả cần phải quan tâm đến chủ đề của bạn? Để làm gì?[10]
- Cố gắng cân bằng giữa bài phát biểu đã được tập luyện trước và một vài sự tự phát. Mọi người sẽ không muốn chỉ ngồi yên và quan sát bạn lầm bầm thông tin được viết trên thẻ ghi chú. Bạn nên cho phép bản thân có cơ hội mở rộng chủ đề bên ngoài những tấm thẻ ghi chú và thêm vào một vài câu chuyện ngoài lề để đem lại sự thú vị.
- Sử dụng bàn tay của bạn để đưa ra luận điểm. Bạn không nên “múa máy” trên sân khấu, nhưng bạn cũng không nên đứng im như khúc gỗ khi trò chuyện. Bạn nên sử dụng cử chỉ có kiểm soát để nêu lên luận điểm của mình khi nói.
- Thay đổi giọng điệu. Khán giả của bạn sẽ ngủ gục chỉ sau 10 giây nếu bạn duy trì giọng nói đều đều. Bạn nên hào hứng với chủ đề và bộc lộ nó thông qua sự thay đổi trong giọng điệu của mình.
-
Duy
trì
sự
chú
ý
của
khán
giả.
Bạn
nên
nhớ
bảo
đảm
rằng
khán
giả
đang
nằm
trong
tầm
kiểm
soát
của
bạn,
có
nghĩa
là
bạn
nên
khiến
họ
chú
tâm
vào
điều
mà
bạn
đang
trình
bày
bất
kể
nó
có
là
vấn
đề
gì.
Quá
trình
này
thường
tập
trung
vào
việc
trở
thành
một
nhà
diễn
thuyết
thú
vị
hơn
là
trình
bày
một
chủ
đề
thú
vị.[11]
- Giao tiếp bằng mắt với khán giả. Chia căn phòng thành nhiều khu khác nhau trong tâm trí và luân phiên nhìn vào mắt khán giả trong từng khu.
- Đưa ra câu hỏi cho khán giả trong quá trình diễn thuyết. Bạn có thể nêu lên câu hỏi cho từng phần trong bài diễn văn của mình và cố gắng yêu cầu khán giả trả lời trước khi bạn cung cấp thông tin cho họ. Biện pháp này sẽ giúp họ cảm thấy như thể họ là một phần trong bài diễn văn của bạn.
-
Trò
chuyện
một
cách
chậm
rãi.
Một
trong
những
hành
động
mà
con
người
thường
quên
khi
phải
nói
chuyện
trước
đám
đông
là
nói
quá
nhanh.
Tốc
độ
nói
của
bạn
trong
cuộc
trò
chuyện
thông
thường
sẽ
nhanh
hơn
rất
nhiều
so
với
tốc
độ
mà
bạn
cần
phải
sử
dụng
khi
đọc
diễn
văn.
Nếu
bạn
cảm
thấy
rằng
bạn
đang
nói
quá
chậm,
có
lẽ
bạn
đã
đi
đúng
hướng.
- Uống nước nếu bạn nhận thấy bản thân đang nói quá nhanh. Quá trình này sẽ giúp khán giả có thời gian để theo kịp bạn cũng như giúp bạn nói chậm lại.
- Nếu bạn bè hoặc người thân của bạn có mặt trong khán giả, bạn nên thiết lập tín hiệu với họ để họ có thể thông báo cho bạn biết mỗi khi bạn đang nói quá nhanh. Thỉnh thoảng, hãy lướt mắt qua vị trí của họ để tìm hiểu xem liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không.
-
Kết
thúc
một
cách
tốt
đẹp.
Khán
giả
sẽ
nhớ
rõ
phần
đầu
và
phần
cuối
của
bài
diễn
văn
và
họ
hiếm
khi
ghi
nhớ
đoạn
giữa.
Vì
lý
do
này,
bạn
nên
chắc
chắn
rằng
bạn
tạo
nên
đoạn
kết
mà
họ
sẽ
nhớ
mãi.
- Bạn cần phải bảo đảm rằng khán giả hiểu rõ lý do vì sao chủ đề này lại quan trọng và vì sao họ cần phải tiếp thu thông tin này. Nếu có thể, bạn nên kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi hành động. Ví dụ: nếu bạn đang thuyết trình về tầm quan trọng của lớp học hội họa trong trường, bạn nên kết thúc bằng cách cung cấp cho khán giả một hành động mà họ có thể thực hiện để cải thiện sự thật là lớp hội họa đang bị cắt giảm.
- Kết thúc bằng câu chuyện minh họa cho điểm chính của bạn. Một lần nữa, con người rất thích nghe kể chuyện. Bạn nên kể một câu chuyện về sự hữu ích mà thông tin này có thể đem đến cho một người nào đó, hoặc sự liên quan đặc biệt của nó đến khán giả (con người thường sẽ quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề tập trung vào họ).
Lời khuyên[sửa]
- Lắng nghe và quan sát nhà diễn thuyết tài ba và cố gắng phân tích yếu tố khiến họ thành công.
- Không nên xấu hổ trước lỗi lầm của bản thân. Demosthenes là nhà hùng biện lỗi lạc của thành phố Athens cổ đại ngay cả khi ông ta ông ta gặp phải chứng nói lắp. Người diễn thuyết giỏi có thể vượt qua mọi khó khăn.
- Cố gắng mời một vài người mà bạn biết tham gia vào nhóm khán giả. Sẽ tốt hơn nếu họ là người mà bạn đã từng luyện tập diễn thuyết trước mặt họ. Họ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và quen thuộc hơn.
- Khi đặt ra câu hỏi cho khán giả để duy trì sự chú tâm của họ, bạn nên cố gắng hỏi một điều gì đó dễ trả lời, và sau đó, khẳng định và phát triển thêm câu trả lời của họ bằng cách giải thích thông qua quan điểm và suy nghĩ của bạn.
- Hãy cố gắng luyện tập trước gương!
- Khi diễn thuyết, bạn nên nhớ giao tiếp bằng mắt với tất cả mọi người trong khán giả. Không nên run tay. Hành động này sẽ cho thấy rằng bạn đang lo lắng. Bạn cần phải trình bày một bài diễn văn xuất sắc, vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng.
Cảnh báo[sửa]
- Theo dõi thực phẩm mà bạn tiêu thụ trước khi chuẩn bị diễn thuyết trước công chúng. Sản phẩm chế biến từ sữa và chứa nhiều đường sẽ khiến bạn khó trò chuyện hơn bởi vì chúng sẽ tạo đờm trong cổ họng của bạn. Tương tự, bạn cũng nên tránh thức ăn nặng mùi (như tỏi và cá) để không khiến khán giả ngạt thở.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.englishcompanion.com/pdfDocs/introspeeches.pdf
- ↑ http://web.mit.edu/urop/resources/speaking.html
- ↑ https://www.udemy.com/blog/how-to-memorize-a-speech/
- ↑ http://www.entrepreneur.com/article/229925
- ↑ http://my.safaribooksonline.com/book/communications/presentations/0028633830/types-of-speeches/ch08lev1sec1#X2ludGVybmFsX0J2ZGVwRmxhc2hSZWFkZXI/eG1saWQ9MDAyODYzMzgzMC81Ng==
- ↑ http://www.forbes.com/sites/nickmorgan/2011/01/19/how-to-write-a-great-speech-5-secrets-for-success/
- ↑ http://www.usnews.com/education/blogs/professors-guide/2010/02/24/15-strategies-for-giving-oral-presentations
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/words-can-change-your-brain/201207/the-8-key-elements-highly-effective-speech
- ↑ http://www.inc.com/kevin-daum/5-tips-for-giving-really-amazing-presentations.html
- ↑ http://hbr.org/2013/06/how-to-give-a-killer-presentation/ar/1
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/quiet-the-power-introverts/201107/10-public-speaking-tips-introverts